Nhân Vật
Cuộc sống kinh hoàng của người nếm thức ăn cho Hitler cuối cùng
“Tôi chưa bao giờ nhìn thấy Hitler nhưng tôi đã mạo hiểm cuộc sống của tôi cho ông ta mỗi ngày”, người phụ nữ nếm thức ăn cho Hitler cuối cùng chia sẻ.Bà Margot Worlk là người duy nhất còn sống sót trong nhóm nếm thức ăn cho Hitler – một nhóm gồm 15 phụ nữ đã mạo hiểm cuộc sống vì ông ta hàng ngày. Sau một thời gian im lặng, bà đã kể lại câu chuyện của mình trên truyền hình Đức và tiết lộ những thử thách mà một thế hệ phụ nữ trẻ thời bấy giờ phải chịu đựng.
Bà Margot Worlk là người duy nhất còn sống sót trong nhóm
Hitler và nhân tình của mình Eva Braun.
Bà Woelk chỉ là 1 trong 15 người nếm thức ăn cho Hitler còn sống sót. Những người đồng nghiệp còn lại của bà được cho là đã bị Hồng quân bắt chết vào tháng 1/1945.
nếm thức ăn cho Hitler
Hãy tưởng tưởng rằng mỗi miếng ăn bạn đưa vào miệng mỗi ngày đều có thể là những miếng ăn cuối cùng. Đó là kinh nghiệm mà Margot Woelk đã trải qua khi đang ở độ tuổi 25 và là 1 trong số 15 người nếm thức ăn cho Hitler.
Công việc của bà ấy là gì? Đó là thử tất cả những món ăn trước khi được dâng lên cho nhà lãnh đạo Đức Quốc xã để đảm bảo chúng không bị nhiễm độc.
Những người nếm thức ăn – tất cả đều là phụ nữ trẻ - được đưa tới trụ sở được bảo vệ nghiêm ngặt của Hitler tại Prussia trong Chiến tranh thế giới II.
Bà Woelk, 96 tuổi, từ lâu đã miễn cưỡng khi thảo luận về quá khứ của mình và chỉ phá vỡ sự im lặng vào năm ngoái, khi bà tiết lộ rằng Hitler là một người ăn chay và bữa ăn của ông rất nhạt nhẽo, chỉ có gạo, mì ống, đậu Hà Lan và súp lơ.
Giờ đây, bà tiết lộ thêm nhiều chi tiết hơn về công việc đe dọa tính mạng của mình trên truyền hình Đức, kể cả việc bà đã bị một sĩ quan SS (cận vệ của Hitler) cưỡng hiếp.
Bà cũng thừa nhận rằng bà và những người nếm thức ăn khác đã từng bật khóc khi thấy mình vẫn còn sống. “Một số cô gái bắt đầu rơi nước mắt khi họ bắt đầu ăn bởi họ rất sợ”, bà Woelk nói. “Chúng tôi phải ăn tất cả. Sau đó, chúng tôi phải chờ trong 1 tiếng và mỗi lần như vậy, chúng tôi đều phát ốm vì sợ hãi. Chúng tôi đã từng bật khóc vì vui mừng khi vẫn sống sót”.
Bà Woelk không phải là người của Đức Quốc xã đã trở thành một người nếm thức ăn không mong muốn. Buộc phải rời khỏi căn hộ đã bị đánh bom ở Berlin năm 1941 cùng với chồng (sau đó ông đã gia nhập quân đội), bà chạy về nhà mẹ chồng tại thị trấn Parcz (sau này là Partsch) ở Ba Lan, cách đó 400 dặm.
Đây cũng chính là vị trí mà Hitler đặt trụ sở chính và trải qua phần lớn cuộc chiến (khoảng 800 ngày) tại đây.
Margot Woelk khi còn trẻ
Bà bị thị trưởng thành phố ép gia nhập đội ngũ nếm thức ăn cho Hitler. Họ được xe bus đưa tới một ngôi trường đang xây dở tại địa phương và nếm thức ăn dưới sự giám sát của lực lượng bảo vệ. Mỗi một người phụ nữ nếm thức ăn ở một đĩa, sau đó, những món ăn này được đưa tới trụ sở chính cho Hitler.
An ninh rất chặt chẽ và sự hoang tưởng của nhà lãnh đạo Đức Quốc xã là rất lớn. Vì thế mà bà Woelk không bao giờ, thậm chí chỉ là nhìn thấy bóng người đàn ông mà bà đang phải mạo hiểm mạng sống. “Tôi chỉ thấy con chó Alaskan của ông ta, Blondi”, bà nói.
Nỗi sợ hãi của Hitler gần như trở thành sự thật vào ngày 20/7/1944, vụ đánh bom ám sát nhằm do quân đội Đức thực hiện. “Tôi nghe thấy tiếng ai đó hét lên, Hitler chết rồi”. Nhưng, dĩ nhiên là ông ta không chết”, bà Woelk nói.
Sau vụ việc đó, 5.000 người Đức đã bị sát hại và có nghĩa là bàn Woelk được chuyển vào hẳn tới Wolf’s Lair.
Trong một đêm, mặc dù an ninh nghiêm ngặt, bà vẫn bị một sĩ quan SS cưỡng hiếp. Nhưng rồi một người lính khác đã giúp bà trốn thoát vào cuối năm 1944 khi Hồng quân tiến vào. Ông ấy tìm thấy bà trên tàu của Josef Goebbel khi đang tới Berlin và bà đã trốn thoát ở nước Phổ.
Sau đó, bà còn trải qua nhiều chuyện kinh hoàng, bị hãm hiếp nhiều lần khiến sau này không thể sinh con và phải tìm niềm an ủi trong vòng tay của một người lính Anh, tên Norman. Người này đã đề nghị bà cùng ở lại Anh.
Tuy nhiên, bà Woelk vẫn muốn chờ đợi tin tức của chồng mình, xem liệu ông còn sống hay không. Và vào năm 1945, ông đã đến trước cửa nhà bà, thân xác hoang tàn không thể nhận ra sau một thời gian bị giam trong trại dành cho tù binh chiến tranh. Hai người tiếp tục sát cánh bên nhau cho đến năm 1990, chồng bà qua đời.
Phải mất thêm 20 năm bà Woelk mới có thể vượt qua được cảm giác xấu hổ và công khai về những gì mình từng trải qua.
Kiều Giang chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Cuộc sống kinh hoàng của người nếm thức ăn cho Hitler cuối cùng
“Tôi chưa bao giờ nhìn thấy Hitler nhưng tôi đã mạo hiểm cuộc sống của tôi cho ông ta mỗi ngày”, người phụ nữ nếm thức ăn cho Hitler cuối cùng chia sẻ.Bà Margot Worlk là người duy nhất còn sống sót trong nhóm nếm thức ăn cho Hitler – một nhóm gồm 15 phụ nữ đã mạo hiểm cuộc sống vì ông ta hàng ngày. Sau một thời gian im lặng, bà đã kể lại câu chuyện của mình trên truyền hình Đức và tiết lộ những thử thách mà một thế hệ phụ nữ trẻ thời bấy giờ phải chịu đựng.
Bà Margot Worlk là người duy nhất còn sống sót trong nhóm
Hitler và nhân tình của mình Eva Braun.
Bà Woelk chỉ là 1 trong 15 người nếm thức ăn cho Hitler còn sống sót. Những người đồng nghiệp còn lại của bà được cho là đã bị Hồng quân bắt chết vào tháng 1/1945.
nếm thức ăn cho Hitler
Hãy tưởng tưởng rằng mỗi miếng ăn bạn đưa vào miệng mỗi ngày đều có thể là những miếng ăn cuối cùng. Đó là kinh nghiệm mà Margot Woelk đã trải qua khi đang ở độ tuổi 25 và là 1 trong số 15 người nếm thức ăn cho Hitler.
Công việc của bà ấy là gì? Đó là thử tất cả những món ăn trước khi được dâng lên cho nhà lãnh đạo Đức Quốc xã để đảm bảo chúng không bị nhiễm độc.
Những người nếm thức ăn – tất cả đều là phụ nữ trẻ - được đưa tới trụ sở được bảo vệ nghiêm ngặt của Hitler tại Prussia trong Chiến tranh thế giới II.
Bà Woelk, 96 tuổi, từ lâu đã miễn cưỡng khi thảo luận về quá khứ của mình và chỉ phá vỡ sự im lặng vào năm ngoái, khi bà tiết lộ rằng Hitler là một người ăn chay và bữa ăn của ông rất nhạt nhẽo, chỉ có gạo, mì ống, đậu Hà Lan và súp lơ.
Giờ đây, bà tiết lộ thêm nhiều chi tiết hơn về công việc đe dọa tính mạng của mình trên truyền hình Đức, kể cả việc bà đã bị một sĩ quan SS (cận vệ của Hitler) cưỡng hiếp.
Bà cũng thừa nhận rằng bà và những người nếm thức ăn khác đã từng bật khóc khi thấy mình vẫn còn sống. “Một số cô gái bắt đầu rơi nước mắt khi họ bắt đầu ăn bởi họ rất sợ”, bà Woelk nói. “Chúng tôi phải ăn tất cả. Sau đó, chúng tôi phải chờ trong 1 tiếng và mỗi lần như vậy, chúng tôi đều phát ốm vì sợ hãi. Chúng tôi đã từng bật khóc vì vui mừng khi vẫn sống sót”.
Bà Woelk không phải là người của Đức Quốc xã đã trở thành một người nếm thức ăn không mong muốn. Buộc phải rời khỏi căn hộ đã bị đánh bom ở Berlin năm 1941 cùng với chồng (sau đó ông đã gia nhập quân đội), bà chạy về nhà mẹ chồng tại thị trấn Parcz (sau này là Partsch) ở Ba Lan, cách đó 400 dặm.
Đây cũng chính là vị trí mà Hitler đặt trụ sở chính và trải qua phần lớn cuộc chiến (khoảng 800 ngày) tại đây.
Margot Woelk khi còn trẻ
Bà bị thị trưởng thành phố ép gia nhập đội ngũ nếm thức ăn cho Hitler. Họ được xe bus đưa tới một ngôi trường đang xây dở tại địa phương và nếm thức ăn dưới sự giám sát của lực lượng bảo vệ. Mỗi một người phụ nữ nếm thức ăn ở một đĩa, sau đó, những món ăn này được đưa tới trụ sở chính cho Hitler.
An ninh rất chặt chẽ và sự hoang tưởng của nhà lãnh đạo Đức Quốc xã là rất lớn. Vì thế mà bà Woelk không bao giờ, thậm chí chỉ là nhìn thấy bóng người đàn ông mà bà đang phải mạo hiểm mạng sống. “Tôi chỉ thấy con chó Alaskan của ông ta, Blondi”, bà nói.
Nỗi sợ hãi của Hitler gần như trở thành sự thật vào ngày 20/7/1944, vụ đánh bom ám sát nhằm do quân đội Đức thực hiện. “Tôi nghe thấy tiếng ai đó hét lên, Hitler chết rồi”. Nhưng, dĩ nhiên là ông ta không chết”, bà Woelk nói.
Sau vụ việc đó, 5.000 người Đức đã bị sát hại và có nghĩa là bàn Woelk được chuyển vào hẳn tới Wolf’s Lair.
Trong một đêm, mặc dù an ninh nghiêm ngặt, bà vẫn bị một sĩ quan SS cưỡng hiếp. Nhưng rồi một người lính khác đã giúp bà trốn thoát vào cuối năm 1944 khi Hồng quân tiến vào. Ông ấy tìm thấy bà trên tàu của Josef Goebbel khi đang tới Berlin và bà đã trốn thoát ở nước Phổ.
Sau đó, bà còn trải qua nhiều chuyện kinh hoàng, bị hãm hiếp nhiều lần khiến sau này không thể sinh con và phải tìm niềm an ủi trong vòng tay của một người lính Anh, tên Norman. Người này đã đề nghị bà cùng ở lại Anh.
Tuy nhiên, bà Woelk vẫn muốn chờ đợi tin tức của chồng mình, xem liệu ông còn sống hay không. Và vào năm 1945, ông đã đến trước cửa nhà bà, thân xác hoang tàn không thể nhận ra sau một thời gian bị giam trong trại dành cho tù binh chiến tranh. Hai người tiếp tục sát cánh bên nhau cho đến năm 1990, chồng bà qua đời.
Phải mất thêm 20 năm bà Woelk mới có thể vượt qua được cảm giác xấu hổ và công khai về những gì mình từng trải qua.
Kiều Giang chuyển