Mỗi Ngày Một Chuyện
Cuộc sống tù ngục của các « công nhân ma » Bắc Triều Tiên ở Đan Đông
(Le Figaro 22/11/2012) Họ là những chiếc máy in tiền mới của chế độ Bình Nhưỡng, và khiến cho các ông chủ Trung Quốc hết sức hài lòng. Từ vài tháng nay, những đoàn công nhân
Cuộc sống tù ngục của các « công nhân ma » Bắc Triều Tiên ở Đan Đông
Công nhân BTT làm việc tại một xưởng sản xuất giày ở Đan Đông. Ảnh chụp ngày 24/10/2012. |
(Le Figaro 22/11/2012) Họ là những chiếc máy in tiền mới của chế độ Bình Nhưỡng, và khiến cho các ông chủ Trung Quốc hết sức hài lòng. Từ vài tháng nay, những đoàn công nhân từ Bắc Triều Tiên được đưa đến làm việc trong những điều kiện khắc nghiệt, tại các nhà máy ở tỉnh biên giới Trung - Triều này, theo thỏa thuận ngầm giữa Bình Nhưỡng và Bắc Kinh.
« Sáng nay tôi lại thấy hàng trăm người Bắc Triều Tiên đang làm thủ tục đăng ký ở đồn công an ». Ông chủ một công ty nhỏ ở Đan Đông, thành phố biên giới có 2,4 triệu dân nằm dọc theo dòng sông Áp Lục, thổ lộ như trên.
Nguồn lao động mới đổ xô đến đây từ mùa xuân, thuộc loại hồ sơ bí mật. Đây là kết quả một thỏa thuận hồi đầu năm giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, nhằm nhập khẩu 40.000 lao động đến làm việc tại vùng biên giới dọc theo sông Áp Lục và sông Đồ Môn.
Một nguồn lợi từ trời rơi xuống, vừa làm rủng rỉnh két tiền của chế độ Bình Nhưỡng, vừa giải quyết được tình trạng thiếu lao động phổ thông ở các tỉnh Trung Quốc giáp ranh. Những công nhân này phải để lại gia đình trong nước làm con tin để tránh việc họ bỏ trốn, họ làm việc 11 giờ một ngày trong các xưởng dệt may với đồng lương còm cõi. Các ông chủ Trung Quốc trả khoảng 2.000 đến 2.500 nhân dân tệ (250 – 300 euro), gần bằng mức lương ở Trung Quốc, nhưng phần lớn lọt vào túi của chế độ Bình Nhưỡng và các trung gian. Người làm công chỉ nhận được khoảng 400 nhân dân tệ (50 euro) vào cuối tháng – theo các nguồn tin tại chỗ của Le Figaro.
« Đó là nạn nô lệ được hợp pháp hóa. Các công nhân này bị tách rời với dân địa phương, bị nhốt trong các tòa nhà riêng biệt để tránh bị thế giới bên ngoài « đầu độc ». Peter, chủ nhân người Canada của một cơ sở ở Đan Đông cho biết. Đây là điều kiện do chế độ độc tài Bắc Triều Tiên đưa ra, vì sợ các thần dân của mình học đòi theo gu tự do bên ngoài vương quốc khép kín. Sau một ngày làm việc dài dằng dặc, các công nhân được hộ tống về các nhà trọ xây riêng cho họ - theo tờ tiết lộ của tờ Global Times, có kèm các hình ảnh chụp gần dòng sông Đồ Môn.
Tại Đan Đông, sự hiện diện đông đảo gần đây của các « công nhân ma » khiến người ta bàn tán râm ran. Một số nhà hàng ưa thích của các doanh nhân và cán bộ Bắc Triều Tiên vẫn có thói quen tuyển dụng các nữ nhân viên do Bình Nhưỡng gởi đến, có tiếng là xinh đẹp. Nhưng các công nhân mới ồ ạt đổ đến lại mang tầm cỡ công nghiệp.
Một người dân sống ở khu trung tâm kể lại : « Mỗi buổi sáng trên con đường nhà tôi, một nhóm 15 người Bắc Triều Tiên cùng đi chung với nhau để đến nơi làm việc. Họ không có quyền đi riêng, hay nói chuyện với những người qua đường ».
Sự cô lập này ban đầu làm các ông chủ Trung Quốc ngạc nhiên, trước khi nhanh chóng hiểu ra mình có thể thủ lợi: những người Bắc Triều Tiên là lao động bị giam cầm. Một thế mạnh hàng đầu, vào lúc mà công nhân Trung Quốc ngày càng ít trung thành với công ty, sẵn sàng bỏ đi đầu quân cho nơi khác trả lương cao hơn.
Thụy My
http://thuymyrfi.blogspot.fr/2012/11/cuoc-song-tu-nguc-cua-cac-cong-nhan-ma.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Cuộc sống tù ngục của các « công nhân ma » Bắc Triều Tiên ở Đan Đông
(Le Figaro 22/11/2012) Họ là những chiếc máy in tiền mới của chế độ Bình Nhưỡng, và khiến cho các ông chủ Trung Quốc hết sức hài lòng. Từ vài tháng nay, những đoàn công nhân
Cuộc sống tù ngục của các « công nhân ma » Bắc Triều Tiên ở Đan Đông
Công nhân BTT làm việc tại một xưởng sản xuất giày ở Đan Đông. Ảnh chụp ngày 24/10/2012. |
(Le Figaro 22/11/2012) Họ là những chiếc máy in tiền mới của chế độ Bình Nhưỡng, và khiến cho các ông chủ Trung Quốc hết sức hài lòng. Từ vài tháng nay, những đoàn công nhân từ Bắc Triều Tiên được đưa đến làm việc trong những điều kiện khắc nghiệt, tại các nhà máy ở tỉnh biên giới Trung - Triều này, theo thỏa thuận ngầm giữa Bình Nhưỡng và Bắc Kinh.
« Sáng nay tôi lại thấy hàng trăm người Bắc Triều Tiên đang làm thủ tục đăng ký ở đồn công an ». Ông chủ một công ty nhỏ ở Đan Đông, thành phố biên giới có 2,4 triệu dân nằm dọc theo dòng sông Áp Lục, thổ lộ như trên.
Nguồn lao động mới đổ xô đến đây từ mùa xuân, thuộc loại hồ sơ bí mật. Đây là kết quả một thỏa thuận hồi đầu năm giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, nhằm nhập khẩu 40.000 lao động đến làm việc tại vùng biên giới dọc theo sông Áp Lục và sông Đồ Môn.
Một nguồn lợi từ trời rơi xuống, vừa làm rủng rỉnh két tiền của chế độ Bình Nhưỡng, vừa giải quyết được tình trạng thiếu lao động phổ thông ở các tỉnh Trung Quốc giáp ranh. Những công nhân này phải để lại gia đình trong nước làm con tin để tránh việc họ bỏ trốn, họ làm việc 11 giờ một ngày trong các xưởng dệt may với đồng lương còm cõi. Các ông chủ Trung Quốc trả khoảng 2.000 đến 2.500 nhân dân tệ (250 – 300 euro), gần bằng mức lương ở Trung Quốc, nhưng phần lớn lọt vào túi của chế độ Bình Nhưỡng và các trung gian. Người làm công chỉ nhận được khoảng 400 nhân dân tệ (50 euro) vào cuối tháng – theo các nguồn tin tại chỗ của Le Figaro.
« Đó là nạn nô lệ được hợp pháp hóa. Các công nhân này bị tách rời với dân địa phương, bị nhốt trong các tòa nhà riêng biệt để tránh bị thế giới bên ngoài « đầu độc ». Peter, chủ nhân người Canada của một cơ sở ở Đan Đông cho biết. Đây là điều kiện do chế độ độc tài Bắc Triều Tiên đưa ra, vì sợ các thần dân của mình học đòi theo gu tự do bên ngoài vương quốc khép kín. Sau một ngày làm việc dài dằng dặc, các công nhân được hộ tống về các nhà trọ xây riêng cho họ - theo tờ tiết lộ của tờ Global Times, có kèm các hình ảnh chụp gần dòng sông Đồ Môn.
Tại Đan Đông, sự hiện diện đông đảo gần đây của các « công nhân ma » khiến người ta bàn tán râm ran. Một số nhà hàng ưa thích của các doanh nhân và cán bộ Bắc Triều Tiên vẫn có thói quen tuyển dụng các nữ nhân viên do Bình Nhưỡng gởi đến, có tiếng là xinh đẹp. Nhưng các công nhân mới ồ ạt đổ đến lại mang tầm cỡ công nghiệp.
Một người dân sống ở khu trung tâm kể lại : « Mỗi buổi sáng trên con đường nhà tôi, một nhóm 15 người Bắc Triều Tiên cùng đi chung với nhau để đến nơi làm việc. Họ không có quyền đi riêng, hay nói chuyện với những người qua đường ».
Sự cô lập này ban đầu làm các ông chủ Trung Quốc ngạc nhiên, trước khi nhanh chóng hiểu ra mình có thể thủ lợi: những người Bắc Triều Tiên là lao động bị giam cầm. Một thế mạnh hàng đầu, vào lúc mà công nhân Trung Quốc ngày càng ít trung thành với công ty, sẵn sàng bỏ đi đầu quân cho nơi khác trả lương cao hơn.
Thụy My
http://thuymyrfi.blogspot.fr/2012/11/cuoc-song-tu-nguc-cua-cac-cong-nhan-ma.html