Đoạn Đường Chiến Binh
Cựu Trung Tá Bùi Đức Lạc kể về cái chết anh dũng của Đại Úy Pháo Binh Dù Nguyễn Văn Đương
“Lúc Nguyễn Văn Đương chết, tôi đang bay trên trời ngay trên đầu Nguyễn Văn Đương, nên tôi biết rất rõ, tại sao Nguyễn Văn Đương chết và chết như thế nào! Nguyễn Văn Đương là Pháo Đội Trưởng Pháo đội B3 Nhẩy Dù.
Cựu Trung Tá Bùi Đức Lạc kể về cái chết anh dũng của Đại Úy Pháo Binh Dù Nguyễn Văn Đương
Trung Tá Bùi Đức Lạc kể: “Lúc Nguyễn Văn Đương chết, tôi đang bay trên trời ngay trên đầu Nguyễn Văn Đương, nên tôi biết rất rõ, tại sao Nguyễn Văn Đương chết và chết như thế nào! Nguyễn Văn Đương là Pháo Đội Trưởng Pháo đội B3 Nhẩy Dù.
Trong căn cứ của anh, hiện có một pháo thủ là anh Đào Văn Thương, có thể đang có mặt tại đây, sau này là Mục Sư Đào Văn Thương. Những người trong căn cứ 31 hiện giờ không còn ai ở đây, nhưng các pháo thủ có mặt trong trận Hạ Lào, thì có Thiếu Tá Đào Kim Trọng (Pháo Đội Trưởng Pháo Đội A.3 Dù), Thiếu Tá Lý Kim Điền (Pháo Đội Trưởng Pháo Đội C1 Dù), Nguyễn Kim Việt (Pháo Đội Phó Nhảy Dù) và Pháo Đội Trưởng Pháo Đội C3 là Đại Úy Bành Kim Trí. Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh có một Pháo Đội 155 ly của Đại Úy Trương Như Hy, đóng tại căn cứ 30.
Ngày mà chúng tôi nhận được tin Trung Tướng Đỗ Cao Trí chết tức là ngày 21-2, ngày mà căn cứ chúng tôi bị pháo khoảng 2.000 trái đạn. Đạn dược trong trận Hạ Lào, tụi Việt cộng rất là dư thừa, nhưng mình rất là khan hiếm nó ngược lại như vâïy, và các súng tối tân của nó cũng trên mình hết, tức là các súng 130 ly và hỏa tiễn. Ở miền Nam chúng ta chỉ bị pháo hỏa tiễn 122 ly, cùng lắm là 2 nòng mà thôi.
Nhưng sang Hạ Lào, chúng dùng 6 nòng, bắn một lúc 6 trái và nó bắn không bao giờ dưới 6 tràng, tức là không bao giờ dưới 60 trái; đạn dược của nó dư dả như vậy, nên căn cứ 31 của chúng tôi bị pháo khoảng 2.000 trái đủ các loại đạn. Nhưng thật sự, chúng ta ở trong Pháo Binh biết, nếu mà 2.000 trái mà trúng căn cứ, thì chắc chúng tôi thành bụi hết rồi. Nó pháo 2.000 trái chỉ trúng căn cứ tối đa là 10 trái; cũng may như thế mà giờ đây tôi có dịp trình bày với quý vị. Không có ngày nào nó pháo dưới 1.000 trái, nhưng đa số ra ngoài căn cứ hết. Hôm 21, khi nó tấn công căn cứ 31, thì chúng tôi bị pháo như thế và căn cứ 30 cũng bị pháo tương tự. Ngày 24, là ngày căn cứ 31 bị thất thủ, tôi và Đại Tá Lưỡng, không biết ai xin, nhưng khi máy bay trực thăng đáp xuống thì hai chúng tôi phải lên máy bay đi. Chúng tôi đang bay quan sát cho Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù, lúc đó Tiểu Đoàn 8 và một Thiết Đoàn đang đụng độ với sư đoàn 320 Việt cộng. Ở bên các cánh quân khác như Lữ Đoàn 3, chỉ bị một sư đoàn tấn công, còn riêng Lữ Đoàn 1, ba Tiểu Đoàn Dù bị ba sư đoàn tấn công ngày đêm, không có lúc nào mà không có đơn xin tác xạ trên hệ thống tác xạ hết, thành ra trong trận Hạ Lào, anh em chúng tôi không bao giờ có một giấc ngủ trọn vẹn 10 phút, kể cả ngày lẫn đêm. Chúng tôi đang bay quan sát trên không phận của Tiểu Đoàn 8, thì căn cứ 31 bị tấn công rất mạnh, tấn công giữa ban ngày.
Tất cả những trận đánh tại căn cứ 31 đều diễn ra ban ngày hết. Ban đêm chỉ là đặc công đánh nhỏ mà thôi. Khi nó tấn công thì từ chỗ tôi đang bay, nhìn qua căn cứ 31, chỗ Đương đang đụng trận, thì thấy những chiến xa của Việt cộng lờ mờ không thấy rõ, tôi ước lượng khoảng 10 chiến xa. Lúc đó Nguyễn Văn Đương gọi cho tôi nói ‘Nó đông lắm anh ơi!’. Tôi hỏi: ‘Tình trạng bây giờ như thế nào?’. Đương cho biết: ‘Lủng tuyến rồi anh ơi!’. Tôi nhìn đồng hồ khoảng 2 giờ 50 chiều. Vào khoảng 3 giờ thiếu 10, Nguyễn Văn Đương gọi nói: ‘Em chỉ còn hai cây súng bắn được thôi’, và sau đó Đương nói, ‘Em chỉ còn một cây súng bắn được thôi. Tức là 5 cây hư, chỉ còn độc nhất một cây’.
Khoảng 4 giờ, Đương cho tôi biết là, ‘Chiến xa địch đang nằm trên đầu em’. Lúc đó Đương đang ở dưới hầm và qua máy liên hợp, tôi nghe Đương nói với một nhân viên của anh: ‘Băng cho tao, máu ra nhiều quá rồi’. Lúc bấy giờ tôi mới biết tay phải của Nguyễn Văn Đương đã bị rớt rồi và chân Đương cũng bị trúng đạn, nhưng Đương vẫn bình tĩnh nói với tôi: ‘Em lên đạn bằng cái kiểu ngày xưa đo’ù, tức là súng Col của Đương, Đương phải dùng tay phải tỳ vô cái dây nịt bụng mà lên đạn, không thể lên đạn bằng hai tay được nữa. Khoảng 4 giờ hay 4 giờ 05 thì Đương nói: ‘11 ơi, em không liên lạc với 11 nữa, vĩnh biệt 11!’ và rồi tôi không nghe gì nữa.
Tôi nghĩ lúc đó Đương đã vĩnh biệt tất cả đồng đội. Trước khi chết, Đương cho tôi biết, anh chỉ còn có hai viên đạn cuối cùng trên nòng súng mà thôi! Và đó là cái chết của Nguyễn văn Đương trên mặt trận Hạ Lào. Sau đó khoảng 5 phút, Đại Tá Nguyễn Văn Thọ, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 gọi cho tôi nói: ‘11 làm ơn bắn ngay trên đầu tao đi’. Trên máy bay tôi cho lệnh tất cả các pháo đội sử dụng đạn nổ CVT, dù sao tôi cũng sợ bắn đạn thường rơi vào hầm hố của quân mình, nên tôi dùng đạn CVT. Khai hỏa vào khoảng 4 giờ 15, thì tất cả 4 pháo đội đồng khai hỏa bắn vào căn cứ 31 và bắn giết cả bạn lẫn thù, lần đầu tiên trong đời pháo thủ của tôi! Khi tôi vừa ra lệnh bắn, thì Đại Tá Lưỡng và tôi cùng cả phi hành đoàn đều bật khóc. Đó là cái chết của Đại Úy Nguyễn Văn Đương và Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù tại mặt trận Hạ Lào”.
Nguyễn Mộng Khôi chuyển
Cựu Trung Tá Bùi Đức Lạc kể về cái chết anh dũng của Đại Úy Pháo Binh Dù Nguyễn Văn Đương
Trung Tá Bùi Đức Lạc kể: “Lúc Nguyễn Văn Đương chết, tôi đang bay trên trời ngay trên đầu Nguyễn Văn Đương, nên tôi biết rất rõ, tại sao Nguyễn Văn Đương chết và chết như thế nào! Nguyễn Văn Đương là Pháo Đội Trưởng Pháo đội B3 Nhẩy Dù.
Trong căn cứ của anh, hiện có một pháo thủ là anh Đào Văn Thương, có thể đang có mặt tại đây, sau này là Mục Sư Đào Văn Thương. Những người trong căn cứ 31 hiện giờ không còn ai ở đây, nhưng các pháo thủ có mặt trong trận Hạ Lào, thì có Thiếu Tá Đào Kim Trọng (Pháo Đội Trưởng Pháo Đội A.3 Dù), Thiếu Tá Lý Kim Điền (Pháo Đội Trưởng Pháo Đội C1 Dù), Nguyễn Kim Việt (Pháo Đội Phó Nhảy Dù) và Pháo Đội Trưởng Pháo Đội C3 là Đại Úy Bành Kim Trí. Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh có một Pháo Đội 155 ly của Đại Úy Trương Như Hy, đóng tại căn cứ 30.
Ngày mà chúng tôi nhận được tin Trung Tướng Đỗ Cao Trí chết tức là ngày 21-2, ngày mà căn cứ chúng tôi bị pháo khoảng 2.000 trái đạn. Đạn dược trong trận Hạ Lào, tụi Việt cộng rất là dư thừa, nhưng mình rất là khan hiếm nó ngược lại như vâïy, và các súng tối tân của nó cũng trên mình hết, tức là các súng 130 ly và hỏa tiễn. Ở miền Nam chúng ta chỉ bị pháo hỏa tiễn 122 ly, cùng lắm là 2 nòng mà thôi.
Nhưng sang Hạ Lào, chúng dùng 6 nòng, bắn một lúc 6 trái và nó bắn không bao giờ dưới 6 tràng, tức là không bao giờ dưới 60 trái; đạn dược của nó dư dả như vậy, nên căn cứ 31 của chúng tôi bị pháo khoảng 2.000 trái đủ các loại đạn. Nhưng thật sự, chúng ta ở trong Pháo Binh biết, nếu mà 2.000 trái mà trúng căn cứ, thì chắc chúng tôi thành bụi hết rồi. Nó pháo 2.000 trái chỉ trúng căn cứ tối đa là 10 trái; cũng may như thế mà giờ đây tôi có dịp trình bày với quý vị. Không có ngày nào nó pháo dưới 1.000 trái, nhưng đa số ra ngoài căn cứ hết. Hôm 21, khi nó tấn công căn cứ 31, thì chúng tôi bị pháo như thế và căn cứ 30 cũng bị pháo tương tự. Ngày 24, là ngày căn cứ 31 bị thất thủ, tôi và Đại Tá Lưỡng, không biết ai xin, nhưng khi máy bay trực thăng đáp xuống thì hai chúng tôi phải lên máy bay đi. Chúng tôi đang bay quan sát cho Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù, lúc đó Tiểu Đoàn 8 và một Thiết Đoàn đang đụng độ với sư đoàn 320 Việt cộng. Ở bên các cánh quân khác như Lữ Đoàn 3, chỉ bị một sư đoàn tấn công, còn riêng Lữ Đoàn 1, ba Tiểu Đoàn Dù bị ba sư đoàn tấn công ngày đêm, không có lúc nào mà không có đơn xin tác xạ trên hệ thống tác xạ hết, thành ra trong trận Hạ Lào, anh em chúng tôi không bao giờ có một giấc ngủ trọn vẹn 10 phút, kể cả ngày lẫn đêm. Chúng tôi đang bay quan sát trên không phận của Tiểu Đoàn 8, thì căn cứ 31 bị tấn công rất mạnh, tấn công giữa ban ngày.
Tất cả những trận đánh tại căn cứ 31 đều diễn ra ban ngày hết. Ban đêm chỉ là đặc công đánh nhỏ mà thôi. Khi nó tấn công thì từ chỗ tôi đang bay, nhìn qua căn cứ 31, chỗ Đương đang đụng trận, thì thấy những chiến xa của Việt cộng lờ mờ không thấy rõ, tôi ước lượng khoảng 10 chiến xa. Lúc đó Nguyễn Văn Đương gọi cho tôi nói ‘Nó đông lắm anh ơi!’. Tôi hỏi: ‘Tình trạng bây giờ như thế nào?’. Đương cho biết: ‘Lủng tuyến rồi anh ơi!’. Tôi nhìn đồng hồ khoảng 2 giờ 50 chiều. Vào khoảng 3 giờ thiếu 10, Nguyễn Văn Đương gọi nói: ‘Em chỉ còn hai cây súng bắn được thôi’, và sau đó Đương nói, ‘Em chỉ còn một cây súng bắn được thôi. Tức là 5 cây hư, chỉ còn độc nhất một cây’.
Khoảng 4 giờ, Đương cho tôi biết là, ‘Chiến xa địch đang nằm trên đầu em’. Lúc đó Đương đang ở dưới hầm và qua máy liên hợp, tôi nghe Đương nói với một nhân viên của anh: ‘Băng cho tao, máu ra nhiều quá rồi’. Lúc bấy giờ tôi mới biết tay phải của Nguyễn Văn Đương đã bị rớt rồi và chân Đương cũng bị trúng đạn, nhưng Đương vẫn bình tĩnh nói với tôi: ‘Em lên đạn bằng cái kiểu ngày xưa đo’ù, tức là súng Col của Đương, Đương phải dùng tay phải tỳ vô cái dây nịt bụng mà lên đạn, không thể lên đạn bằng hai tay được nữa. Khoảng 4 giờ hay 4 giờ 05 thì Đương nói: ‘11 ơi, em không liên lạc với 11 nữa, vĩnh biệt 11!’ và rồi tôi không nghe gì nữa.
Tôi nghĩ lúc đó Đương đã vĩnh biệt tất cả đồng đội. Trước khi chết, Đương cho tôi biết, anh chỉ còn có hai viên đạn cuối cùng trên nòng súng mà thôi! Và đó là cái chết của Nguyễn văn Đương trên mặt trận Hạ Lào. Sau đó khoảng 5 phút, Đại Tá Nguyễn Văn Thọ, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 gọi cho tôi nói: ‘11 làm ơn bắn ngay trên đầu tao đi’. Trên máy bay tôi cho lệnh tất cả các pháo đội sử dụng đạn nổ CVT, dù sao tôi cũng sợ bắn đạn thường rơi vào hầm hố của quân mình, nên tôi dùng đạn CVT. Khai hỏa vào khoảng 4 giờ 15, thì tất cả 4 pháo đội đồng khai hỏa bắn vào căn cứ 31 và bắn giết cả bạn lẫn thù, lần đầu tiên trong đời pháo thủ của tôi! Khi tôi vừa ra lệnh bắn, thì Đại Tá Lưỡng và tôi cùng cả phi hành đoàn đều bật khóc. Đó là cái chết của Đại Úy Nguyễn Văn Đương và Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù tại mặt trận Hạ Lào”.
Nguyễn Mộng Khôi chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Cựu Trung Tá Bùi Đức Lạc kể về cái chết anh dũng của Đại Úy Pháo Binh Dù Nguyễn Văn Đương
“Lúc Nguyễn Văn Đương chết, tôi đang bay trên trời ngay trên đầu Nguyễn Văn Đương, nên tôi biết rất rõ, tại sao Nguyễn Văn Đương chết và chết như thế nào! Nguyễn Văn Đương là Pháo Đội Trưởng Pháo đội B3 Nhẩy Dù.
Cựu Trung Tá Bùi Đức Lạc kể về cái chết anh dũng của Đại Úy Pháo Binh Dù Nguyễn Văn Đương
Trung Tá Bùi Đức Lạc kể: “Lúc Nguyễn Văn Đương chết, tôi đang bay trên trời ngay trên đầu Nguyễn Văn Đương, nên tôi biết rất rõ, tại sao Nguyễn Văn Đương chết và chết như thế nào! Nguyễn Văn Đương là Pháo Đội Trưởng Pháo đội B3 Nhẩy Dù.
Trong căn cứ của anh, hiện có một pháo thủ là anh Đào Văn Thương, có thể đang có mặt tại đây, sau này là Mục Sư Đào Văn Thương. Những người trong căn cứ 31 hiện giờ không còn ai ở đây, nhưng các pháo thủ có mặt trong trận Hạ Lào, thì có Thiếu Tá Đào Kim Trọng (Pháo Đội Trưởng Pháo Đội A.3 Dù), Thiếu Tá Lý Kim Điền (Pháo Đội Trưởng Pháo Đội C1 Dù), Nguyễn Kim Việt (Pháo Đội Phó Nhảy Dù) và Pháo Đội Trưởng Pháo Đội C3 là Đại Úy Bành Kim Trí. Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh có một Pháo Đội 155 ly của Đại Úy Trương Như Hy, đóng tại căn cứ 30.
Ngày mà chúng tôi nhận được tin Trung Tướng Đỗ Cao Trí chết tức là ngày 21-2, ngày mà căn cứ chúng tôi bị pháo khoảng 2.000 trái đạn. Đạn dược trong trận Hạ Lào, tụi Việt cộng rất là dư thừa, nhưng mình rất là khan hiếm nó ngược lại như vâïy, và các súng tối tân của nó cũng trên mình hết, tức là các súng 130 ly và hỏa tiễn. Ở miền Nam chúng ta chỉ bị pháo hỏa tiễn 122 ly, cùng lắm là 2 nòng mà thôi.
Nhưng sang Hạ Lào, chúng dùng 6 nòng, bắn một lúc 6 trái và nó bắn không bao giờ dưới 6 tràng, tức là không bao giờ dưới 60 trái; đạn dược của nó dư dả như vậy, nên căn cứ 31 của chúng tôi bị pháo khoảng 2.000 trái đủ các loại đạn. Nhưng thật sự, chúng ta ở trong Pháo Binh biết, nếu mà 2.000 trái mà trúng căn cứ, thì chắc chúng tôi thành bụi hết rồi. Nó pháo 2.000 trái chỉ trúng căn cứ tối đa là 10 trái; cũng may như thế mà giờ đây tôi có dịp trình bày với quý vị. Không có ngày nào nó pháo dưới 1.000 trái, nhưng đa số ra ngoài căn cứ hết. Hôm 21, khi nó tấn công căn cứ 31, thì chúng tôi bị pháo như thế và căn cứ 30 cũng bị pháo tương tự. Ngày 24, là ngày căn cứ 31 bị thất thủ, tôi và Đại Tá Lưỡng, không biết ai xin, nhưng khi máy bay trực thăng đáp xuống thì hai chúng tôi phải lên máy bay đi. Chúng tôi đang bay quan sát cho Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù, lúc đó Tiểu Đoàn 8 và một Thiết Đoàn đang đụng độ với sư đoàn 320 Việt cộng. Ở bên các cánh quân khác như Lữ Đoàn 3, chỉ bị một sư đoàn tấn công, còn riêng Lữ Đoàn 1, ba Tiểu Đoàn Dù bị ba sư đoàn tấn công ngày đêm, không có lúc nào mà không có đơn xin tác xạ trên hệ thống tác xạ hết, thành ra trong trận Hạ Lào, anh em chúng tôi không bao giờ có một giấc ngủ trọn vẹn 10 phút, kể cả ngày lẫn đêm. Chúng tôi đang bay quan sát trên không phận của Tiểu Đoàn 8, thì căn cứ 31 bị tấn công rất mạnh, tấn công giữa ban ngày.
Tất cả những trận đánh tại căn cứ 31 đều diễn ra ban ngày hết. Ban đêm chỉ là đặc công đánh nhỏ mà thôi. Khi nó tấn công thì từ chỗ tôi đang bay, nhìn qua căn cứ 31, chỗ Đương đang đụng trận, thì thấy những chiến xa của Việt cộng lờ mờ không thấy rõ, tôi ước lượng khoảng 10 chiến xa. Lúc đó Nguyễn Văn Đương gọi cho tôi nói ‘Nó đông lắm anh ơi!’. Tôi hỏi: ‘Tình trạng bây giờ như thế nào?’. Đương cho biết: ‘Lủng tuyến rồi anh ơi!’. Tôi nhìn đồng hồ khoảng 2 giờ 50 chiều. Vào khoảng 3 giờ thiếu 10, Nguyễn Văn Đương gọi nói: ‘Em chỉ còn hai cây súng bắn được thôi’, và sau đó Đương nói, ‘Em chỉ còn một cây súng bắn được thôi. Tức là 5 cây hư, chỉ còn độc nhất một cây’.
Khoảng 4 giờ, Đương cho tôi biết là, ‘Chiến xa địch đang nằm trên đầu em’. Lúc đó Đương đang ở dưới hầm và qua máy liên hợp, tôi nghe Đương nói với một nhân viên của anh: ‘Băng cho tao, máu ra nhiều quá rồi’. Lúc bấy giờ tôi mới biết tay phải của Nguyễn Văn Đương đã bị rớt rồi và chân Đương cũng bị trúng đạn, nhưng Đương vẫn bình tĩnh nói với tôi: ‘Em lên đạn bằng cái kiểu ngày xưa đo’ù, tức là súng Col của Đương, Đương phải dùng tay phải tỳ vô cái dây nịt bụng mà lên đạn, không thể lên đạn bằng hai tay được nữa. Khoảng 4 giờ hay 4 giờ 05 thì Đương nói: ‘11 ơi, em không liên lạc với 11 nữa, vĩnh biệt 11!’ và rồi tôi không nghe gì nữa.
Tôi nghĩ lúc đó Đương đã vĩnh biệt tất cả đồng đội. Trước khi chết, Đương cho tôi biết, anh chỉ còn có hai viên đạn cuối cùng trên nòng súng mà thôi! Và đó là cái chết của Nguyễn văn Đương trên mặt trận Hạ Lào. Sau đó khoảng 5 phút, Đại Tá Nguyễn Văn Thọ, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 gọi cho tôi nói: ‘11 làm ơn bắn ngay trên đầu tao đi’. Trên máy bay tôi cho lệnh tất cả các pháo đội sử dụng đạn nổ CVT, dù sao tôi cũng sợ bắn đạn thường rơi vào hầm hố của quân mình, nên tôi dùng đạn CVT. Khai hỏa vào khoảng 4 giờ 15, thì tất cả 4 pháo đội đồng khai hỏa bắn vào căn cứ 31 và bắn giết cả bạn lẫn thù, lần đầu tiên trong đời pháo thủ của tôi! Khi tôi vừa ra lệnh bắn, thì Đại Tá Lưỡng và tôi cùng cả phi hành đoàn đều bật khóc. Đó là cái chết của Đại Úy Nguyễn Văn Đương và Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù tại mặt trận Hạ Lào”.
Nguyễn Mộng Khôi chuyển