Nhân Vật
Cựu đảng viên tự chặt ngón tay phản đối công an ép tội
ký vào văn bản gì đó, cụ đã phản ứng gay gắt và không ký tên. Chúng cứ ép buộc, cụ phẫn uất ra giữa chợ chặt đứt lìa một ngón tay.
Lời dẫn của Tễu: Bà con Trịnh Nguyễn, Từ Sơn, Bắc Ninh cho biết, ngày 4.9.2014 tới
đây, tòa án Từ Sơn đưa 12 dân oan Trịnh Nguyễn ra xét xử về tội gây rối
và chống đối.
Hôm qua, 30.9.2014 công an Từ Sơn đến ép buộc Cụ bà Ngô Thị Đức (gần 80 tuổi, vợ Liệt sĩ, 49 năm tuổi đảng và đã bị đảng khai trừ) ký vào văn bản gì đó, cụ đã phản ứng gay gắt và không ký tên. Chúng cứ ép buộc, cụ phẫn uất ra giữa chợ chặt đứt lìa một ngón tay.
Con cháu đưa cụ ra Hà Nội để nối lại ngón tay nhưng cụ kiên quyết từ chối và yêu cầu con cháu đưa về quê vào chiều tối.
Được biết, toàn bộ khu đồng màu mỡ, gần đường đi và hệ thống thủy lợi rành riêng cho 62 gia đình liệt sĩ đã bị chính quyền lấy xong cho dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải mặc cho sự phản đối của hàng ngàn hộ dân trong xã.
____________
Cựu đảng viên cao niên, bà Ngô Thị Đức tại khu phố Trịnh- Nguyễn, Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh hôm qua đã công khai chặt đứt ngón tay trỏ để phản đối việc công an ép buộc bà ký tên nhận tội tham gia gây rối trật tự công cộng.
Đây là vụ việc xảy ra gần một năm qua khi người dân tập trung giữ khu đất thuộc các gia đình thương binh liệt sỹ mà địa phương lấy để làm dự án xử lý nước thải. Người dân phản đối yêu cầu phải dời dự án ra nơi khác vì địa điểm thu hồi đất là quá sát nhà dân.
Bà Ngô thị Đức là một đảng viên trong chi bộ đảng địa phương dám công khai lên tiếng phản đối dự án. Bà bị chi bộ khai trừ ra khỏi đảng vì lý do đó.
Nay tiếp tục bị ép buộc nhận tội cùng người khác gây rối trật tự, bà Ngô thị Đức phải chặt ngón tay để bày tỏ thái độ quyết liệt lên án những việc làm sai trái của chính quyền địa phương. Vào sáng ngày 31 tháng 8, bà Ngô thị Đức cho Đài Á châu Tự do biết như sau:
‘Họ đã khai trừ hết đảng rồi, kinh tế chính trị mất hết rồi, bây giờ họ còn bắt lên hầu tòa để nhận tội. Tôi bảo tôi không có tội gì hết, tôi chỉ đề nghị xa dân cư thôi. Trong khi công an đánh dân, đánh người già, trẻ con thì không có tội, trong khi chúng tôi chỉ đề nghị xa dân cư thì lại qui chúng tôi thành tội. Chúng tôi không ăn cắp, không ăn trộm, chỉ giữ ruộng để cấy thôi; thế mà cứ ép buộc chúng tôi lên ký nhận tội’.
Người dân địa phương cho biết, chính quyền địa phương vừa trao giấy triệu tập cho 12 người đến ngày 4 tháng 9 này phải ra tòa để xét xử về tội gây rối trật tự công cộng. Trong số này ngoài bà Ngô thị Đức, còn có một người từng tích cực lên tiếng về dự án xử lý nước thải quá sát khu dân cư tại Từ Sơn là ông Đặng Văn Nhu. Ông cho biết thông tin về việc bị đưa ra tòa và chuyện bà Đức chặt ngón tay để phản đối:
‘Ngày 4 này họ đưa ra xét xử 12 người, qui vào gây rối trật tự. Hôm qua, họ ép bà Đức quá nên bà Đức chặt ngón tay.’
Con trai bà Ngô thị Đức cho biết mọi người đã đưa bà này đi bệnh viện để được nối lại ngón tay trỏ mà bà tự chặt để phản đối chính quyền địa phương, tuy nhiên các bác sĩ tại bệnh viện cho rằng không thể nối lại và nếu tiến hành thực hiện việc đó chỉ làm tốn tiền cho gia đình mà thôi.
Trong vụ việc phản đối dự án xử lý nước thải tại Từ Sơn, Bắc Ninh, còn có một người tích cực đấu tranh là bà Đỗ thị Thiêm. Bà này trở thành nạn nhân bị đối tượng bất hảo tạt acid đến nay vẫn còn phải chữa trị; trong khi đó các hung thủ vẫn chưa được xét xử.
Xin được nhắc lại, chính quyền địa phương tại Từ Sơn, Bắc Ninh đưa ra dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại cánh đồng Lỗ Vó- Dạ Cá, khu đất ruộng của hơn 60 hộ dân thuộc diện gia đình thương binh khu phố Trịnh- Nguyễn, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Thủ tướng chính phủ phê duyệt dự án vào ngày 16 tháng 7 năm 2009. Tuy nhiên dân chúng phản đối vì dự án quá gần khu nhà dân sinh sống, mà theo họ sẽ gây hại cho sức khỏe người dân vì môi trường không bảo đảm.
Từ ngày 12 tháng 6 năm ngoái, người dân địa phương ra lập lán ngay tại đồng để giữ đất. Chừng một tuần sau lực lượng chức năng gồm công an và dân quân tràn vào đánh đập người dân trong đó có cả trẻ em, người già, phụ nữ. Tuy vậy người dân vẫn kiên quyết phản đối. Đến tháng 10, cơ quan chức năng đến bắt đi một số người và sau đó tháo giở tất cả lều bạt của người dân để triển khai san lấp và xây dựng dự án bất chấp phản đối của dân chúng địa phương.
Nguồn: RFA
___________
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-08-31
Hôm qua, 30.9.2014 công an Từ Sơn đến ép buộc Cụ bà Ngô Thị Đức (gần 80 tuổi, vợ Liệt sĩ, 49 năm tuổi đảng và đã bị đảng khai trừ) ký vào văn bản gì đó, cụ đã phản ứng gay gắt và không ký tên. Chúng cứ ép buộc, cụ phẫn uất ra giữa chợ chặt đứt lìa một ngón tay.
Con cháu đưa cụ ra Hà Nội để nối lại ngón tay nhưng cụ kiên quyết từ chối và yêu cầu con cháu đưa về quê vào chiều tối.
Được biết, toàn bộ khu đồng màu mỡ, gần đường đi và hệ thống thủy lợi rành riêng cho 62 gia đình liệt sĩ đã bị chính quyền lấy xong cho dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải mặc cho sự phản đối của hàng ngàn hộ dân trong xã.
____________
Cựu đảng viên cao niên, bà Ngô Thị Đức tại khu phố Trịnh- Nguyễn, Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh hôm qua đã công khai chặt đứt ngón tay trỏ để phản đối việc công an ép buộc bà ký tên nhận tội tham gia gây rối trật tự công cộng.
Đây là vụ việc xảy ra gần một năm qua khi người dân tập trung giữ khu đất thuộc các gia đình thương binh liệt sỹ mà địa phương lấy để làm dự án xử lý nước thải. Người dân phản đối yêu cầu phải dời dự án ra nơi khác vì địa điểm thu hồi đất là quá sát nhà dân.
Bà Ngô thị Đức là một đảng viên trong chi bộ đảng địa phương dám công khai lên tiếng phản đối dự án. Bà bị chi bộ khai trừ ra khỏi đảng vì lý do đó.
Nay tiếp tục bị ép buộc nhận tội cùng người khác gây rối trật tự, bà Ngô thị Đức phải chặt ngón tay để bày tỏ thái độ quyết liệt lên án những việc làm sai trái của chính quyền địa phương. Vào sáng ngày 31 tháng 8, bà Ngô thị Đức cho Đài Á châu Tự do biết như sau:
‘Họ đã khai trừ hết đảng rồi, kinh tế chính trị mất hết rồi, bây giờ họ còn bắt lên hầu tòa để nhận tội. Tôi bảo tôi không có tội gì hết, tôi chỉ đề nghị xa dân cư thôi. Trong khi công an đánh dân, đánh người già, trẻ con thì không có tội, trong khi chúng tôi chỉ đề nghị xa dân cư thì lại qui chúng tôi thành tội. Chúng tôi không ăn cắp, không ăn trộm, chỉ giữ ruộng để cấy thôi; thế mà cứ ép buộc chúng tôi lên ký nhận tội’.
Người dân địa phương cho biết, chính quyền địa phương vừa trao giấy triệu tập cho 12 người đến ngày 4 tháng 9 này phải ra tòa để xét xử về tội gây rối trật tự công cộng. Trong số này ngoài bà Ngô thị Đức, còn có một người từng tích cực lên tiếng về dự án xử lý nước thải quá sát khu dân cư tại Từ Sơn là ông Đặng Văn Nhu. Ông cho biết thông tin về việc bị đưa ra tòa và chuyện bà Đức chặt ngón tay để phản đối:
‘Ngày 4 này họ đưa ra xét xử 12 người, qui vào gây rối trật tự. Hôm qua, họ ép bà Đức quá nên bà Đức chặt ngón tay.’
Con trai bà Ngô thị Đức cho biết mọi người đã đưa bà này đi bệnh viện để được nối lại ngón tay trỏ mà bà tự chặt để phản đối chính quyền địa phương, tuy nhiên các bác sĩ tại bệnh viện cho rằng không thể nối lại và nếu tiến hành thực hiện việc đó chỉ làm tốn tiền cho gia đình mà thôi.
Trong vụ việc phản đối dự án xử lý nước thải tại Từ Sơn, Bắc Ninh, còn có một người tích cực đấu tranh là bà Đỗ thị Thiêm. Bà này trở thành nạn nhân bị đối tượng bất hảo tạt acid đến nay vẫn còn phải chữa trị; trong khi đó các hung thủ vẫn chưa được xét xử.
Xin được nhắc lại, chính quyền địa phương tại Từ Sơn, Bắc Ninh đưa ra dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại cánh đồng Lỗ Vó- Dạ Cá, khu đất ruộng của hơn 60 hộ dân thuộc diện gia đình thương binh khu phố Trịnh- Nguyễn, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Thủ tướng chính phủ phê duyệt dự án vào ngày 16 tháng 7 năm 2009. Tuy nhiên dân chúng phản đối vì dự án quá gần khu nhà dân sinh sống, mà theo họ sẽ gây hại cho sức khỏe người dân vì môi trường không bảo đảm.
Từ ngày 12 tháng 6 năm ngoái, người dân địa phương ra lập lán ngay tại đồng để giữ đất. Chừng một tuần sau lực lượng chức năng gồm công an và dân quân tràn vào đánh đập người dân trong đó có cả trẻ em, người già, phụ nữ. Tuy vậy người dân vẫn kiên quyết phản đối. Đến tháng 10, cơ quan chức năng đến bắt đi một số người và sau đó tháo giở tất cả lều bạt của người dân để triển khai san lấp và xây dựng dự án bất chấp phản đối của dân chúng địa phương.
Nguồn: RFA
___________
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Cựu đảng viên tự chặt ngón tay phản đối công an ép tội
ký vào văn bản gì đó, cụ đã phản ứng gay gắt và không ký tên. Chúng cứ ép buộc, cụ phẫn uất ra giữa chợ chặt đứt lìa một ngón tay.
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-08-31
Hôm qua, 30.9.2014 công an Từ Sơn đến ép buộc Cụ bà Ngô Thị Đức (gần 80 tuổi, vợ Liệt sĩ, 49 năm tuổi đảng và đã bị đảng khai trừ) ký vào văn bản gì đó, cụ đã phản ứng gay gắt và không ký tên. Chúng cứ ép buộc, cụ phẫn uất ra giữa chợ chặt đứt lìa một ngón tay.
Con cháu đưa cụ ra Hà Nội để nối lại ngón tay nhưng cụ kiên quyết từ chối và yêu cầu con cháu đưa về quê vào chiều tối.
Được biết, toàn bộ khu đồng màu mỡ, gần đường đi và hệ thống thủy lợi rành riêng cho 62 gia đình liệt sĩ đã bị chính quyền lấy xong cho dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải mặc cho sự phản đối của hàng ngàn hộ dân trong xã.
____________
Cựu đảng viên cao niên, bà Ngô Thị Đức tại khu phố Trịnh- Nguyễn, Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh hôm qua đã công khai chặt đứt ngón tay trỏ để phản đối việc công an ép buộc bà ký tên nhận tội tham gia gây rối trật tự công cộng.
Đây là vụ việc xảy ra gần một năm qua khi người dân tập trung giữ khu đất thuộc các gia đình thương binh liệt sỹ mà địa phương lấy để làm dự án xử lý nước thải. Người dân phản đối yêu cầu phải dời dự án ra nơi khác vì địa điểm thu hồi đất là quá sát nhà dân.
Bà Ngô thị Đức là một đảng viên trong chi bộ đảng địa phương dám công khai lên tiếng phản đối dự án. Bà bị chi bộ khai trừ ra khỏi đảng vì lý do đó.
Nay tiếp tục bị ép buộc nhận tội cùng người khác gây rối trật tự, bà Ngô thị Đức phải chặt ngón tay để bày tỏ thái độ quyết liệt lên án những việc làm sai trái của chính quyền địa phương. Vào sáng ngày 31 tháng 8, bà Ngô thị Đức cho Đài Á châu Tự do biết như sau:
‘Họ đã khai trừ hết đảng rồi, kinh tế chính trị mất hết rồi, bây giờ họ còn bắt lên hầu tòa để nhận tội. Tôi bảo tôi không có tội gì hết, tôi chỉ đề nghị xa dân cư thôi. Trong khi công an đánh dân, đánh người già, trẻ con thì không có tội, trong khi chúng tôi chỉ đề nghị xa dân cư thì lại qui chúng tôi thành tội. Chúng tôi không ăn cắp, không ăn trộm, chỉ giữ ruộng để cấy thôi; thế mà cứ ép buộc chúng tôi lên ký nhận tội’.
Người dân địa phương cho biết, chính quyền địa phương vừa trao giấy triệu tập cho 12 người đến ngày 4 tháng 9 này phải ra tòa để xét xử về tội gây rối trật tự công cộng. Trong số này ngoài bà Ngô thị Đức, còn có một người từng tích cực lên tiếng về dự án xử lý nước thải quá sát khu dân cư tại Từ Sơn là ông Đặng Văn Nhu. Ông cho biết thông tin về việc bị đưa ra tòa và chuyện bà Đức chặt ngón tay để phản đối:
‘Ngày 4 này họ đưa ra xét xử 12 người, qui vào gây rối trật tự. Hôm qua, họ ép bà Đức quá nên bà Đức chặt ngón tay.’
Con trai bà Ngô thị Đức cho biết mọi người đã đưa bà này đi bệnh viện để được nối lại ngón tay trỏ mà bà tự chặt để phản đối chính quyền địa phương, tuy nhiên các bác sĩ tại bệnh viện cho rằng không thể nối lại và nếu tiến hành thực hiện việc đó chỉ làm tốn tiền cho gia đình mà thôi.
Trong vụ việc phản đối dự án xử lý nước thải tại Từ Sơn, Bắc Ninh, còn có một người tích cực đấu tranh là bà Đỗ thị Thiêm. Bà này trở thành nạn nhân bị đối tượng bất hảo tạt acid đến nay vẫn còn phải chữa trị; trong khi đó các hung thủ vẫn chưa được xét xử.
Xin được nhắc lại, chính quyền địa phương tại Từ Sơn, Bắc Ninh đưa ra dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại cánh đồng Lỗ Vó- Dạ Cá, khu đất ruộng của hơn 60 hộ dân thuộc diện gia đình thương binh khu phố Trịnh- Nguyễn, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Thủ tướng chính phủ phê duyệt dự án vào ngày 16 tháng 7 năm 2009. Tuy nhiên dân chúng phản đối vì dự án quá gần khu nhà dân sinh sống, mà theo họ sẽ gây hại cho sức khỏe người dân vì môi trường không bảo đảm.
Từ ngày 12 tháng 6 năm ngoái, người dân địa phương ra lập lán ngay tại đồng để giữ đất. Chừng một tuần sau lực lượng chức năng gồm công an và dân quân tràn vào đánh đập người dân trong đó có cả trẻ em, người già, phụ nữ. Tuy vậy người dân vẫn kiên quyết phản đối. Đến tháng 10, cơ quan chức năng đến bắt đi một số người và sau đó tháo giở tất cả lều bạt của người dân để triển khai san lấp và xây dựng dự án bất chấp phản đối của dân chúng địa phương.
Nguồn: RFA
___________