Mỗi Ngày Một Chuyện
ĐÃ NỬA TRĂM NĂM - CAO MỴ NHÂN
ĐÃ NỬA TRĂM NĂM - CAO MỴ NHÂN
Trên dòng đời trôi bình lặng , người ta có thể
không còn hay không cần nhớ chi cả ...
Thì thế mới gọi là bình lặng , chứ có một chút
nhớ thôi , là đã khác thường rồi .
Song cuộc sống như vậy , thì cũng đơn điệu , nếu
không muốn nói là tẻ nhạt .
Thế nên , dọc đường nhân sinh , có nhiều hình ảnh
và nhiều nhân vật , hiện diện rất nổi bật , một cách tình cờ cũng do điều mới
nói , là không cố ý để người đời biết đến , nhưng người ta vẫn cứ tìm đến như một
kỳ quan . Ngọn núi ở bên kia sông Hàn Đà Nẵng , nếu đi từ An Hải ra cửa biển
Tiên Sa , thì phải ngang qua ngọn núi này : Sơn Chà , là do thủa nảo nao , thời
Tây đầu thế kỷ trước , có mấy ông Chà Và nuôi dê ở đó .
Sau mọi người trong thiên hạ , lại cứ mặc nhiên
kêu danh xưng núi Sơn Trà ...mới là lạ .
Vì nếu quý vị tìm hiểu , thì quả tình núi nêu
trên , chưa một ngày nào có cây trà mọc lên .
Thời đệ nhị Cộng Hoà ở miền Nam VN , quân đội đồng
minh Hoa Kỳ đã xẻ quanh núi Sơn Trà , nói theo đám đông , một vòng đèo hình
trôn ốc , lên tới đỉnh , lập đài khí tượng và đài truyền hình Mỹ trên đó .
Từ xa , bên kia sông là thành phố Đà Nẵng nếu bạn
đứng ở Sơn Trà nhìn xuống , thấy một thành phố tươi mát như thảm xuân trải bát
ngát ...
Cũng ở dưới chân rặng núi Sơn Trà , quanh năm có
làn mây mỏng cuốn quanh như một chiếc khăn voan trắng nõn nà, quàng trên cổ những
cô xuân nữ tuổi dậy thì , là mấy khu gia binh của mấy đơn vị trực thuộc QĐI/QKI
.
Chúng tôi thành lập một nhà hộ sinh thật lớn ,
thật tiện nghi , do Quân Đoàn 24 Hoa Kỳ yểm trợ cả phần xây cất lẫn dụng cụ y
khoa , giường , bàn ,ghế ., vv để phục vụ gia đình binh sĩ gần , xa dọc bờ biển
phía đông đó .
Nhà hộ sinh đó cũng được đặt tên là Nhà hộ sinh
Sơn Trà .
. Nữ hộ sinh quân đội ,thuộc Cục Xã Hội , được đề
cử làm quản lý nhà hộ sinh Sơn Trà ngay khi cắt băng khánh thành , cũng do PXH
/ QĐI/QKI phân phối , bấy giờ chị lớn hơn tôi gần hai chục tuổi , tên Lý Kim
Cúc , quê ở tận Hậu Giang .
Trưởng thành trong nghề nghiệp , mỗi ngày mỗi
kinh nghiệm hơn ...
Cơ sở y tế thuộc quận 3 , tức Sơn Trà hồi ấy
cũng hỗ trợ nhiều cho nhà hộ sinh quân đội nói chung , và cá nhân chị Lý
Kim Cúc nói riêng .
Chị ở cấp bậc thượng sĩ , nên ít lâu sau chị đáo
hạn tuổi , giải ngũ , đã được chuyển ngành qua cấp số nhân viên thuộc Bộ
y tế , tiếp tục giữ chức quản lý nhà hộ sinh nguyên thuộc Sư Đoàn 2 BB , nhưng
vẫn giúp đỡ gia đình binh sĩ như cũ .
Cả 2 dịp cứu trợ nạn nhân chiến cuộc 1972 và
1975 , nhà hộ sinh Sơn Trà chật nghẹt những người tị nạn từ Quảng Trị và Thừa
Thiên chạy vô tạm cư .
Cho tới giây phút cuối cùng , một ngày cuối
tháng 3/1975 , chị vẫn ôm trọn nhà hộ sinh Sơn Trà vào lòng , không rời bỏ dưới
hàng trăm quả pháo địch rót vào núi Sơn Trà , nơi có Đài Radar , và cửa ngõ vô
Vùng 1 Duyên Hải .
Tại sao chị không về thành phố Long Xuyên quê chị
, để dọn đời chuẩn bị đi xa tít tắp mai sau ...
Vừa mới ngày nào 1966 , chính tôi cùng 2 cô nhân
viên thật trẻ , mang cái khay đựng 2 chiếc kéo tuyệt đẹp , mời nhị
vị tướng Tư Lệnh QĐI/QKI và Tư Lệnh QĐ4 HK cất băng , mở cửa một cơ sở xã hội
khang trang , văn minh trên phần đất nghèo nàn của ... miền Trung ...thân
thương .
Đúng 50 năm qua , tôi ngó mãi tấm hình , nhị vị
tướng Việt Mỹ , quý quan cấp tá của 2 Quân Đoàn đương nêu , các hình ảnh , nhân
vật ...xưa cũ , và cả 3 đứa tôi cùng cái khay băng , kéo ... như mới hôm qua
thôi .
Có lẽ nửa số người hiện diện trong ảnh đã hoàn
toàn vắng mặt , kể cả quản lý nhà hộ sinh Sơn Trà đó , chị Nữ hộ sinh thuộc
phòng xã hội QĐI/QKI nơi chân núi Sơn Trà , bên kia sông Hàn ấy .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
ĐÃ NỬA TRĂM NĂM - CAO MỴ NHÂN
ĐÃ NỬA TRĂM NĂM - CAO MỴ NHÂN
Trên dòng đời trôi bình lặng , người ta có thể
không còn hay không cần nhớ chi cả ...
Thì thế mới gọi là bình lặng , chứ có một chút
nhớ thôi , là đã khác thường rồi .
Song cuộc sống như vậy , thì cũng đơn điệu , nếu
không muốn nói là tẻ nhạt .
Thế nên , dọc đường nhân sinh , có nhiều hình ảnh
và nhiều nhân vật , hiện diện rất nổi bật , một cách tình cờ cũng do điều mới
nói , là không cố ý để người đời biết đến , nhưng người ta vẫn cứ tìm đến như một
kỳ quan . Ngọn núi ở bên kia sông Hàn Đà Nẵng , nếu đi từ An Hải ra cửa biển
Tiên Sa , thì phải ngang qua ngọn núi này : Sơn Chà , là do thủa nảo nao , thời
Tây đầu thế kỷ trước , có mấy ông Chà Và nuôi dê ở đó .
Sau mọi người trong thiên hạ , lại cứ mặc nhiên
kêu danh xưng núi Sơn Trà ...mới là lạ .
Vì nếu quý vị tìm hiểu , thì quả tình núi nêu
trên , chưa một ngày nào có cây trà mọc lên .
Thời đệ nhị Cộng Hoà ở miền Nam VN , quân đội đồng
minh Hoa Kỳ đã xẻ quanh núi Sơn Trà , nói theo đám đông , một vòng đèo hình
trôn ốc , lên tới đỉnh , lập đài khí tượng và đài truyền hình Mỹ trên đó .
Từ xa , bên kia sông là thành phố Đà Nẵng nếu bạn
đứng ở Sơn Trà nhìn xuống , thấy một thành phố tươi mát như thảm xuân trải bát
ngát ...
Cũng ở dưới chân rặng núi Sơn Trà , quanh năm có
làn mây mỏng cuốn quanh như một chiếc khăn voan trắng nõn nà, quàng trên cổ những
cô xuân nữ tuổi dậy thì , là mấy khu gia binh của mấy đơn vị trực thuộc QĐI/QKI
.
Chúng tôi thành lập một nhà hộ sinh thật lớn ,
thật tiện nghi , do Quân Đoàn 24 Hoa Kỳ yểm trợ cả phần xây cất lẫn dụng cụ y
khoa , giường , bàn ,ghế ., vv để phục vụ gia đình binh sĩ gần , xa dọc bờ biển
phía đông đó .
Nhà hộ sinh đó cũng được đặt tên là Nhà hộ sinh
Sơn Trà .
. Nữ hộ sinh quân đội ,thuộc Cục Xã Hội , được đề
cử làm quản lý nhà hộ sinh Sơn Trà ngay khi cắt băng khánh thành , cũng do PXH
/ QĐI/QKI phân phối , bấy giờ chị lớn hơn tôi gần hai chục tuổi , tên Lý Kim
Cúc , quê ở tận Hậu Giang .
Trưởng thành trong nghề nghiệp , mỗi ngày mỗi
kinh nghiệm hơn ...
Cơ sở y tế thuộc quận 3 , tức Sơn Trà hồi ấy
cũng hỗ trợ nhiều cho nhà hộ sinh quân đội nói chung , và cá nhân chị Lý
Kim Cúc nói riêng .
Chị ở cấp bậc thượng sĩ , nên ít lâu sau chị đáo
hạn tuổi , giải ngũ , đã được chuyển ngành qua cấp số nhân viên thuộc Bộ
y tế , tiếp tục giữ chức quản lý nhà hộ sinh nguyên thuộc Sư Đoàn 2 BB , nhưng
vẫn giúp đỡ gia đình binh sĩ như cũ .
Cả 2 dịp cứu trợ nạn nhân chiến cuộc 1972 và
1975 , nhà hộ sinh Sơn Trà chật nghẹt những người tị nạn từ Quảng Trị và Thừa
Thiên chạy vô tạm cư .
Cho tới giây phút cuối cùng , một ngày cuối
tháng 3/1975 , chị vẫn ôm trọn nhà hộ sinh Sơn Trà vào lòng , không rời bỏ dưới
hàng trăm quả pháo địch rót vào núi Sơn Trà , nơi có Đài Radar , và cửa ngõ vô
Vùng 1 Duyên Hải .
Tại sao chị không về thành phố Long Xuyên quê chị
, để dọn đời chuẩn bị đi xa tít tắp mai sau ...
Vừa mới ngày nào 1966 , chính tôi cùng 2 cô nhân
viên thật trẻ , mang cái khay đựng 2 chiếc kéo tuyệt đẹp , mời nhị
vị tướng Tư Lệnh QĐI/QKI và Tư Lệnh QĐ4 HK cất băng , mở cửa một cơ sở xã hội
khang trang , văn minh trên phần đất nghèo nàn của ... miền Trung ...thân
thương .
Đúng 50 năm qua , tôi ngó mãi tấm hình , nhị vị
tướng Việt Mỹ , quý quan cấp tá của 2 Quân Đoàn đương nêu , các hình ảnh , nhân
vật ...xưa cũ , và cả 3 đứa tôi cùng cái khay băng , kéo ... như mới hôm qua
thôi .
Có lẽ nửa số người hiện diện trong ảnh đã hoàn
toàn vắng mặt , kể cả quản lý nhà hộ sinh Sơn Trà đó , chị Nữ hộ sinh thuộc
phòng xã hội QĐI/QKI nơi chân núi Sơn Trà , bên kia sông Hàn ấy .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)