Tham Khảo
DÂN SINH, DÂN TRÍ, DÂN KHÍ
Nhân là Người, Dân cũng là Người.
Nhân là Con Người ở trạng thái TĨNH, con người không bị tác động bởi tham, sân, si, con người ngự trị trên TRUNG ĐẠO, con người của chân, thiện, mỹ.
Dân là con người ĐỘNG, con người bị chi phối bởi thực tại thường xuyên biến thiên, bị chi phối bởi chính trị, kinh tế, lịch sử…, con người khi thiện, khi ác, khi tin yêu, khi nghi ngờ.
Tuy nhiên TĨNH và ĐỘNG là hai mặt không thể tách rời của một bàn tay. Vì vậy trong dân có nhân và trong nhân có dân. Sống là hành trình dân tìm về nhân, hành trình “nhân hóa” dân. Mức độ nhân hóa của mỗi người tuy có khác nhau, nhưng nhân hóa là một hiện thực của đời sống: tĩnh là gốc của động, nhân là gốc của dân. Sống ổn định là sống hạnh phúc. Tìm về nhân tức là tìm về hạnh phúc, là ước mơ thường hằng của đời dân. Bằng cách nào dân có thể sống gần nhân, có nhiều cơ hội thể hiện nhân? Chí sĩ PHAN CHÂU TRINH đã trả lời câu hỏi vừa nêu bằng cách chỉ ra ba chuẩn mực xây dựng đời người:Hậu Dân Sinh, Khai Dân Trí và Chấn Dân Khí.
Hậu Dân Sinh: Đời sống phải no cơm, ấm áo. Có thực mới vực được đạo. Đạo làm dân, đạo làm người.
Khai Dân Trí: Muốn thực hiện một đời sống đầy đủ cơm áo và các loại tiện nghi vật chất khác, con người cần có hiểu biết trong rất nhiều lãnh vực khác nhau: nghề nhiệp chuyên môn, kinh tế, tài chành, thương mãi, giao thông, vận tải, pháp lý… gọi chung là dân trí.
Chấn Dân Khí: Dân trí là công cụ giúp xã hội có được khối tài sản vật chất cung ứng cho cuộc dân sinh. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để hoạt động dân sinh diễn ra trong công bằng và ổn định? Làm thế nào để quyền lực chính trị các loại không có khả năng nhân danh vài kiểu ngụy biện của chế độ tư bản nhà nước hay tư bản tư nhân để độc chiếm toàn bộ quyền lợi kinh tế tài chánh của quốc gia ? Hẳn nhiên, dân trí giúp con người có thừa hiểu biết thế nào là trái công bằng, thế nào là nghĩa vụ bảo vệ hạnh phúc chung. Tuy nhiên biết điều thiện không có nghĩa là đương nhiên hành động phục vụ điều thiện. Muốn tri và hành hợp nhất trong trường hợp này con người cần được tôi luyện trên một học trình đặc biệt. PHAN CHÂU TRINH goi học trình kia là CHẤN DÂN KHÍ.
Dân khí là sức mạnh tinh thần của người dân. Sức mạnh này giúp con người phục vụ sinh hoat xã hội trong hai tình huống khác nhau: Một là can đảm từ bỏ điều ác ám tàng bên trong tâm trí của mỗi người để hành động theo thiện tâm. Hai là can đảm chống lại điều ác phát xuất từ các thế lực đen, đặc biệt là thế lực độc tài, độc đảng, thế lực độc quyền tham ô, thế lực làm tay sai cho ngoại xâm.
Dân sinh và dân trí chỉ biến người dân trở thành chuyên viên các loại, nhiều lắm là chuyên viên khoa bảng. Dân khí đi kèm với dân sinh và dân trí mới thực sự đẩy con người tiến lên hàng ngũ trí thức hướng thượng, trí thức chân chính.
Dân sinh và dân trí chỉ tạo ra sân chơi cho xã hội. Dân khí mới làm cho cuộc chơi kia diễn ra trong công bằng và hạnh phúc. Dân sinh và dân trí chỉ tạo ra triết lý mặt phẳng, dân khí đã biến triết lý mặt phẳng kia thành triết lý lập thể, triết lý bay bổng. Trong điều kiện bay bổng vừa kể, tư tưởng Phan Châu Trinh vừa có điều kiện nhìn đời sống một cách tròn đầy và sinh động vừa có khả năng mang lại những giải đáp thích nghi và kịp thời dành cho vô số khó khăn của xã hội. Đó là giá trị cốt lỏi hàm chứa bên trong ba trụ cột tư tuỏng Dân sinh, Dân trí, Dân khí của nhà cách mạng Phan Châu Trinh./.
ĐỖ THÁI NHIÊN
http://www.phanchautrinhdanang.org/dansinhdantri.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
DÂN SINH, DÂN TRÍ, DÂN KHÍ
Nhân là Người, Dân cũng là Người.
Nhân là Con Người ở trạng thái TĨNH, con người không bị tác động bởi tham, sân, si, con người ngự trị trên TRUNG ĐẠO, con người của chân, thiện, mỹ.
Dân là con người ĐỘNG, con người bị chi phối bởi thực tại thường xuyên biến thiên, bị chi phối bởi chính trị, kinh tế, lịch sử…, con người khi thiện, khi ác, khi tin yêu, khi nghi ngờ.
Tuy nhiên TĨNH và ĐỘNG là hai mặt không thể tách rời của một bàn tay. Vì vậy trong dân có nhân và trong nhân có dân. Sống là hành trình dân tìm về nhân, hành trình “nhân hóa” dân. Mức độ nhân hóa của mỗi người tuy có khác nhau, nhưng nhân hóa là một hiện thực của đời sống: tĩnh là gốc của động, nhân là gốc của dân. Sống ổn định là sống hạnh phúc. Tìm về nhân tức là tìm về hạnh phúc, là ước mơ thường hằng của đời dân. Bằng cách nào dân có thể sống gần nhân, có nhiều cơ hội thể hiện nhân? Chí sĩ PHAN CHÂU TRINH đã trả lời câu hỏi vừa nêu bằng cách chỉ ra ba chuẩn mực xây dựng đời người:Hậu Dân Sinh, Khai Dân Trí và Chấn Dân Khí.
Hậu Dân Sinh: Đời sống phải no cơm, ấm áo. Có thực mới vực được đạo. Đạo làm dân, đạo làm người.
Khai Dân Trí: Muốn thực hiện một đời sống đầy đủ cơm áo và các loại tiện nghi vật chất khác, con người cần có hiểu biết trong rất nhiều lãnh vực khác nhau: nghề nhiệp chuyên môn, kinh tế, tài chành, thương mãi, giao thông, vận tải, pháp lý… gọi chung là dân trí.
Chấn Dân Khí: Dân trí là công cụ giúp xã hội có được khối tài sản vật chất cung ứng cho cuộc dân sinh. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để hoạt động dân sinh diễn ra trong công bằng và ổn định? Làm thế nào để quyền lực chính trị các loại không có khả năng nhân danh vài kiểu ngụy biện của chế độ tư bản nhà nước hay tư bản tư nhân để độc chiếm toàn bộ quyền lợi kinh tế tài chánh của quốc gia ? Hẳn nhiên, dân trí giúp con người có thừa hiểu biết thế nào là trái công bằng, thế nào là nghĩa vụ bảo vệ hạnh phúc chung. Tuy nhiên biết điều thiện không có nghĩa là đương nhiên hành động phục vụ điều thiện. Muốn tri và hành hợp nhất trong trường hợp này con người cần được tôi luyện trên một học trình đặc biệt. PHAN CHÂU TRINH goi học trình kia là CHẤN DÂN KHÍ.
Dân khí là sức mạnh tinh thần của người dân. Sức mạnh này giúp con người phục vụ sinh hoat xã hội trong hai tình huống khác nhau: Một là can đảm từ bỏ điều ác ám tàng bên trong tâm trí của mỗi người để hành động theo thiện tâm. Hai là can đảm chống lại điều ác phát xuất từ các thế lực đen, đặc biệt là thế lực độc tài, độc đảng, thế lực độc quyền tham ô, thế lực làm tay sai cho ngoại xâm.
Dân sinh và dân trí chỉ biến người dân trở thành chuyên viên các loại, nhiều lắm là chuyên viên khoa bảng. Dân khí đi kèm với dân sinh và dân trí mới thực sự đẩy con người tiến lên hàng ngũ trí thức hướng thượng, trí thức chân chính.
Dân sinh và dân trí chỉ tạo ra sân chơi cho xã hội. Dân khí mới làm cho cuộc chơi kia diễn ra trong công bằng và hạnh phúc. Dân sinh và dân trí chỉ tạo ra triết lý mặt phẳng, dân khí đã biến triết lý mặt phẳng kia thành triết lý lập thể, triết lý bay bổng. Trong điều kiện bay bổng vừa kể, tư tưởng Phan Châu Trinh vừa có điều kiện nhìn đời sống một cách tròn đầy và sinh động vừa có khả năng mang lại những giải đáp thích nghi và kịp thời dành cho vô số khó khăn của xã hội. Đó là giá trị cốt lỏi hàm chứa bên trong ba trụ cột tư tuỏng Dân sinh, Dân trí, Dân khí của nhà cách mạng Phan Châu Trinh./.
ĐỖ THÁI NHIÊN
http://www.phanchautrinhdanang.org/dansinhdantri.html