Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
ĐÂY SỰ THẬT! - Việt Nhân
(HNPĐ) Sự kiện GẠC MA! Cái mà
phía cắt mạng gọi là “Hải chiến Trường Sa”, hàng năm cứ đến tháng ba
lại ồn lên, nó ồn là bởi cái bất nhân của nhà nước muốn xóa đi sự kiện
này, vì nếu có ai đó nhắc lại sẽ khiến cho thiên triều không vui. Ngày
tháng tính thì vừa đúng 30 năm, chuyện như vậy đã cũ, các chi tiết cũng
không thêm một gì mới, nhưng không thể không nhắc lại, vịt cộng lập đi
lập lại điều dối trá để biến thành sự thật, thì chúng ta không thể không
nhắc lại sự thật để điều đó được mọi người được biết đến. Nên bài viết
mang tựa: Đây sự thật!
Sự kiện ‘Gạc Ma’, mỗ tôi viết đâu
đó có cả chục bài từ năm bảy năm về trước, có đăng cả trên báo giấy, còn
trên tờ điện báo HNPĐ cũng không dưới năm bài… Dù là viết lại cũng
không thể thay đổi cách dùng chữ để gọi, vì thấy rằng nó là sự thật, rất
cần phải lập đi lập lại để xác định những chi tiết rất thật của sự
kiện: Chiến dịch Chủ Quyền 88 của đảng An Nam cộng cho lính công binh
hành quân ra Trường Sa là chuyến đi ra pháp trường, chúng đã biết trước
chuyện sẽ xảy ra, và đảo Gạc Ma là ‘xạ trường’ nơi 64 lính bộ đội của
chúng phải làm bia.
Vụ thảm sát Gạc Ma, ngày 14/03/1988 là
tội ác của cả hai thầy trò Hán phỉ, tội ác này đến nay chúng vẫn chưa
thừa nhận, nhất là lũ Ba Đình vẫn ra sức cấm đoán mọi tưởng niệm cho
những người đã chết. Mặc dù thỉnh thoảng trên vài tờ báo của nhà nước,
có bài viết gọi đây là trận ‘hải chiến Trường Sa’, nhưng đây rõ không là
‘hải chiến’ gì cả mà là một vụ thảm sát, người bị giết trong tay không
một vũ khí thì chiến cái nổi gì, và người bị giết có muốn trốn nhưng
giữa trời biển không sao trốn được, thật sự họ đã bị lính Tầu cộng bắn
như những cái bia sống.
Sự kiện Gạc Ma, có thể trong con
mắt nhiều người vẫn cho là sự kiện khó hiểu, nhưng chắc chắn một điều
mọi người cũng phải thấy rằng đã có những người Việt bị giết rất dã man
tại xạ trường Gạc Ma, mà thủ phạm cùng đồng lỏa cho tới nay vẫn tự tại.
Tất cả bị bắn như cảnh vẫn thấy tại pháp trường (đứng yên để bị bắn),
cũng vậy hai chiếc tàu 604-605 bị bắn chìm, không có lấy được một viên
đạn bắn trả, sự thật này được lập lại không là để nhục mạ những cái chết
của nạn nhân (quân đội nhăn răng anh hùng), mà là để truyền lại một sự
thật cho mai sau.
Lúc 19.00h ngày 11/03/1988, chiến dịch “Chủ Quyền 88”, được bộ tư lịnh hải quân vịt cộng phát động, với 3 chiếc tàu vận tải 505, 604 và 605 của lữ đoàn 125, cùng một số lính công binh thuộc trung đoàn 83 công binh, và lữ đoàn 146. Điểm đến của họ là 3 đảo Gạc Ma (9045’B 114018’Đ), Cô Lin (9045’B 114014’Đ), và Len Đao (9046B 114022’Đ), thuộc quần đảo Trường Sa, và được phân công mỗi chiếc một đảo để “Xây dựng và bảo vệ đảo”.
Anh
Nguyễn Văn Thống (người sống sót) cho biết: “Con tàu 604 chở khoảng 74
lính công binh đến Gạc Ma, trước khi xuất phát, tất cả các chiến sĩ đều
được quán triệt là không được nổ súng bằng bất cứ giá nào… Và khi vừa
đến đảo thì ba chiếc tàu chiến của TQ đã chờ sẵn vây lấy tàu 604, hai
bên cách nhau vài trăm mét”.
Anh Dương Văn Dũng (người
sống sót) nói “Chúng tôi biết rằng đã bị thua và mắc mưu TQ, cho nên chỉ
làm bia đỡ đạn … Họ là phía hành động tất cả, khi họ tràn qua đánh thì
chúng tôi biết rằng chỉ có chết thôi, anh em bị bắn xối xả… Ở đó chỉ có
trời và nước trốn vào đâu được… Tôi nhìn rõ hết mà, tôi vẫn còn nhớ kỹ,
dễ sợ lắm…”
Anh Lê Minh Thoa một người sống sót khác: “Khi TQ nã pháo 100mm vào con tàu 604 là lúc chết nhiều nhất, vì trúng đan, vì chết ngạt trong khoang tàu… Hỗn loạn, tan tác và kinh hãi, xác họ trôi lơ lửng, máu tràn lan trên biển, máu của lính từ trên mạn tàu chảy xuống”.
Anh Trần Thiên Phụng (cũng là người sống sót) nói: “Nhiều
người không có vũ khí trong tay, nhảy xuống tàu bơi vào bám trụ trên
đảo, để rồi tất cả đều phải hy sinh nhanh chóng sau đó”.
Anh
Thoa cuối cùng cho biết về hành động truy diệt: “Tôi chứng kiến khi tàu
chìm, ai nhảy xuống nước là TQ cho những chiếc xuồng chạy trên biển và
giết tất cả những ai nổi lên”. Chín người sống sót đều bị thương nặng,
lẫn lộn chung với xác của đồng đội, chính họ cũng hổng ngờ mình còn
sống, phia TQ reo hò chiến thắng ôm nhau cười nói vui vẻ.
Chín
người sống sót tất cả đều bị thương nặng, nằm trên biển nguyên ngày,
đến chiều hôm đó (14/03/1988) chín người bị tàu Trung cộng bắt và đưa về
đảo Lôi Châu tỉnh Quảng Đông sau ba ngày đêm, các vết thương đã bốc mùi
vì hổng được băng bó. Chín người bị giam ở đây gần 4 năm mới được phóng
thích về xứ!
Con số 64 người chết là riêng của chiếc 604,
vậy còn chiếc 605 bị bắn chìm ngay tại đảo Len Đao, và chiếc 505 cũng
bị bắn cháy phải ủi bải Cô Lin, chắc chắn con số người chết phải nhiều
hơn là 64… Phía TQ cấm cả tàu hội Hồng Thập Tự cứu người bị nạn, còn
phía vịt cộng thì đợi phép Tàu cộng để đến hiện trường, cuối cùng qua
ngã ngoại giao, ngày 02/04/1988, tức hơn nửa tháng sau tàu Đại Lãnh mới
được cho đến nơi để ‘cứu hộ’.
Và đây sự thật không phải do
những thế lực thù địch đưa ra, mà lại do chính những người cộng sản
(cấp tướng lãnh), lý do gì mà họ đã tự phanh phui trước bàn dân thiên hạ
chuyện ác này thì xin để tùy mỗi người suy nghĩ. Tướng Lê Mã Lương,
người gián tiếp tiết lộ kẻ ‘tiếp tay cho TQ trong vụ Gạc Ma, chính là một đồng chí lãnh đạo cấp cao’ đã nói thêm:
‘Và sau này có một câu chuyện, nó đã được ghi vào tài liệu mà ta đã rõ
rồi là trong một cuộc họp của Bộ Chính Trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đập
bàn và nói là ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?’.
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh thì chỉ đích danh: ‘Tôi cho rằng lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm Bộ trưởng Quốc phòng mà làm cái việc như thế là một việc phản quốc. Ra lệnh không được bắn lại, để cho Trung Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống, thì tôi cho đó là một hành động phản động, phản quốc’!!!
Lời
của Tướng Vĩnh được ông Nguyễn Khắc Mai giám đốc Trung tâm Nghiên cứu
Văn hoá Minh Triết xác quyết thêm vai trò của ông Lê Đức Anh, người được
xem là đã ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng. Và những xác nạn nhân
còn nằm dưới biển thì Nông Đức Mạnh nguyên tổng bí thư lại trả lời rằng:
“Thôi cứ để yên như thế”.
Lê Đức Anh, bộ trưởng quốc
phòng là thành viên chính phủ lúc đó, bị chỉ đích danh thủ phạm vụ Gạc
Ma!!! Trong xứ An Nam cộng, đảng lãnh đạo, nhà nước thi hành, nay chuyện
đổ lỗi cho cá nhân này nọ, thì đó chỉ là đưa ra để có người mà đặt vấn
đề, chứ đằng sau sự kiện này nếu không có ý từ đảng, thì cá nhân dù mọc
nanh cũng không dám tự quyền!
Chuyện đã được báo chí đưa
tin là hội Hồng thập Tự quốc tế, khi đến nhà giam Quảng Đông đặt câu hỏi
“Ai nổ súng trước?”, anh Dương Văn Dũng trả lời: “Hành động và nổ súng
chỉ là phía TQ thôi, bên VN có súng đâu mà nổ!”. Để che lấy chuyện xua
lính đi với hai bàn tay không, mà nhân vật Lê Hữu Thảo gọi được cho là
cựu binh Gạc Ma nói: Trận Gạc Ma năm đó, tôi là người cầm súng chỉ
huy bảo vệ cờ của Tổ quốc, bản thân tôi chưa được nghe và chưa nhận một
mệnh lệnh nào là không được nổ súng (Nguyễn Tấn Dũng.org 15/03/2015).
Nhân
vật sống sót thứ mười được dựng lên để giải độc dư luận! Sự thật thì
con tàu 604 bị bắn chìm, những người trên đảo thì bị thảm sát, chỉ có
chín người sống sót đưa về giam ở Lôi Châu, Quảng Đông, gồm: Lê Văn
Đông, Nguyễn Văn Thống, Trần Thiện Phụng, Phạm Văn Nhân, Nguyễn Tiến
Hùng, Trương Văn Hiền, Lê Minh Thoa, Mai Văn Hải và Dương văn Dũng.
Lê
Hữu Thảo lành lặn xuất hiện để chữa cháy cho đảng, khiến dư luận lo sợ
cho sinh mạng chín nhân chứng sống sót khó tránh khỏi bị diệt khẩu,
chuyện này gợi nhớ tới chuyện ngày 03/09/2011 (23 năm sau), Trung tâm dữ
liệu Hoàng Sa đã tổ chức buổi gặp mặt “Vòng tròn bất tử - Tri ân chiến
sĩ”, có 8 người sống sót về khu du lịch Suối Lương tham dự.
Cuộc gặp lại này: Không
một ai đại diện đơn vị cũ hay chính quyền địa phương, không khí căng
thẳng, e dè và im lặng với những bất thường từ phía người tham dự… đặc
biệt có 5 người trong nhóm sống sót, bổng chạy trốn đi trong đêm bỏ lại
cả tư trang (RFA 21/09/2011), phải chăng sợ sẽ bị lừa giết một lần
nữa mà chạy thoát thân trong đêm? RFA nói thêm là để bảo đảm an ninh,
ban tổ chức cấm phỏng vấn, hay tiếp xúc trực tiếp các nhân chứng, đồng
thời người điều khiển chương trình, đã né tránh những câu hỏi về chi
tiết sự kiện, cũng như số phận các nạn nhân.
Tuy tôn trọng những người đã chết, nhưng vẫn như các lần trước (xin lỗi) không thể nói khác hơn: Đây là vụ thảm sát, và cái gọi là hải chiến Gạc Ma là trò bỉ ổi, hèn hạ, của lũ bán nước Ba Đình!
Việt Nhân (HNPĐ)
ĐÂY SỰ THẬT! - Việt Nhân
(HNPĐ) Sự kiện GẠC MA! Cái mà
phía cắt mạng gọi là “Hải chiến Trường Sa”, hàng năm cứ đến tháng ba
lại ồn lên, nó ồn là bởi cái bất nhân của nhà nước muốn xóa đi sự kiện
này, vì nếu có ai đó nhắc lại sẽ khiến cho thiên triều không vui. Ngày
tháng tính thì vừa đúng 30 năm, chuyện như vậy đã cũ, các chi tiết cũng
không thêm một gì mới, nhưng không thể không nhắc lại, vịt cộng lập đi
lập lại điều dối trá để biến thành sự thật, thì chúng ta không thể không
nhắc lại sự thật để điều đó được mọi người được biết đến. Nên bài viết
mang tựa: Đây sự thật!
Sự kiện ‘Gạc Ma’, mỗ tôi viết đâu
đó có cả chục bài từ năm bảy năm về trước, có đăng cả trên báo giấy, còn
trên tờ điện báo HNPĐ cũng không dưới năm bài… Dù là viết lại cũng
không thể thay đổi cách dùng chữ để gọi, vì thấy rằng nó là sự thật, rất
cần phải lập đi lập lại để xác định những chi tiết rất thật của sự
kiện: Chiến dịch Chủ Quyền 88 của đảng An Nam cộng cho lính công binh
hành quân ra Trường Sa là chuyến đi ra pháp trường, chúng đã biết trước
chuyện sẽ xảy ra, và đảo Gạc Ma là ‘xạ trường’ nơi 64 lính bộ đội của
chúng phải làm bia.
Vụ thảm sát Gạc Ma, ngày 14/03/1988 là
tội ác của cả hai thầy trò Hán phỉ, tội ác này đến nay chúng vẫn chưa
thừa nhận, nhất là lũ Ba Đình vẫn ra sức cấm đoán mọi tưởng niệm cho
những người đã chết. Mặc dù thỉnh thoảng trên vài tờ báo của nhà nước,
có bài viết gọi đây là trận ‘hải chiến Trường Sa’, nhưng đây rõ không là
‘hải chiến’ gì cả mà là một vụ thảm sát, người bị giết trong tay không
một vũ khí thì chiến cái nổi gì, và người bị giết có muốn trốn nhưng
giữa trời biển không sao trốn được, thật sự họ đã bị lính Tầu cộng bắn
như những cái bia sống.
Sự kiện Gạc Ma, có thể trong con
mắt nhiều người vẫn cho là sự kiện khó hiểu, nhưng chắc chắn một điều
mọi người cũng phải thấy rằng đã có những người Việt bị giết rất dã man
tại xạ trường Gạc Ma, mà thủ phạm cùng đồng lỏa cho tới nay vẫn tự tại.
Tất cả bị bắn như cảnh vẫn thấy tại pháp trường (đứng yên để bị bắn),
cũng vậy hai chiếc tàu 604-605 bị bắn chìm, không có lấy được một viên
đạn bắn trả, sự thật này được lập lại không là để nhục mạ những cái chết
của nạn nhân (quân đội nhăn răng anh hùng), mà là để truyền lại một sự
thật cho mai sau.
Lúc 19.00h ngày 11/03/1988, chiến dịch “Chủ Quyền 88”, được bộ tư lịnh hải quân vịt cộng phát động, với 3 chiếc tàu vận tải 505, 604 và 605 của lữ đoàn 125, cùng một số lính công binh thuộc trung đoàn 83 công binh, và lữ đoàn 146. Điểm đến của họ là 3 đảo Gạc Ma (9045’B 114018’Đ), Cô Lin (9045’B 114014’Đ), và Len Đao (9046B 114022’Đ), thuộc quần đảo Trường Sa, và được phân công mỗi chiếc một đảo để “Xây dựng và bảo vệ đảo”.
Anh
Nguyễn Văn Thống (người sống sót) cho biết: “Con tàu 604 chở khoảng 74
lính công binh đến Gạc Ma, trước khi xuất phát, tất cả các chiến sĩ đều
được quán triệt là không được nổ súng bằng bất cứ giá nào… Và khi vừa
đến đảo thì ba chiếc tàu chiến của TQ đã chờ sẵn vây lấy tàu 604, hai
bên cách nhau vài trăm mét”.
Anh Dương Văn Dũng (người
sống sót) nói “Chúng tôi biết rằng đã bị thua và mắc mưu TQ, cho nên chỉ
làm bia đỡ đạn … Họ là phía hành động tất cả, khi họ tràn qua đánh thì
chúng tôi biết rằng chỉ có chết thôi, anh em bị bắn xối xả… Ở đó chỉ có
trời và nước trốn vào đâu được… Tôi nhìn rõ hết mà, tôi vẫn còn nhớ kỹ,
dễ sợ lắm…”
Anh Lê Minh Thoa một người sống sót khác: “Khi TQ nã pháo 100mm vào con tàu 604 là lúc chết nhiều nhất, vì trúng đan, vì chết ngạt trong khoang tàu… Hỗn loạn, tan tác và kinh hãi, xác họ trôi lơ lửng, máu tràn lan trên biển, máu của lính từ trên mạn tàu chảy xuống”.
Anh Trần Thiên Phụng (cũng là người sống sót) nói: “Nhiều
người không có vũ khí trong tay, nhảy xuống tàu bơi vào bám trụ trên
đảo, để rồi tất cả đều phải hy sinh nhanh chóng sau đó”.
Anh
Thoa cuối cùng cho biết về hành động truy diệt: “Tôi chứng kiến khi tàu
chìm, ai nhảy xuống nước là TQ cho những chiếc xuồng chạy trên biển và
giết tất cả những ai nổi lên”. Chín người sống sót đều bị thương nặng,
lẫn lộn chung với xác của đồng đội, chính họ cũng hổng ngờ mình còn
sống, phia TQ reo hò chiến thắng ôm nhau cười nói vui vẻ.
Chín
người sống sót tất cả đều bị thương nặng, nằm trên biển nguyên ngày,
đến chiều hôm đó (14/03/1988) chín người bị tàu Trung cộng bắt và đưa về
đảo Lôi Châu tỉnh Quảng Đông sau ba ngày đêm, các vết thương đã bốc mùi
vì hổng được băng bó. Chín người bị giam ở đây gần 4 năm mới được phóng
thích về xứ!
Con số 64 người chết là riêng của chiếc 604,
vậy còn chiếc 605 bị bắn chìm ngay tại đảo Len Đao, và chiếc 505 cũng
bị bắn cháy phải ủi bải Cô Lin, chắc chắn con số người chết phải nhiều
hơn là 64… Phía TQ cấm cả tàu hội Hồng Thập Tự cứu người bị nạn, còn
phía vịt cộng thì đợi phép Tàu cộng để đến hiện trường, cuối cùng qua
ngã ngoại giao, ngày 02/04/1988, tức hơn nửa tháng sau tàu Đại Lãnh mới
được cho đến nơi để ‘cứu hộ’.
Và đây sự thật không phải do
những thế lực thù địch đưa ra, mà lại do chính những người cộng sản
(cấp tướng lãnh), lý do gì mà họ đã tự phanh phui trước bàn dân thiên hạ
chuyện ác này thì xin để tùy mỗi người suy nghĩ. Tướng Lê Mã Lương,
người gián tiếp tiết lộ kẻ ‘tiếp tay cho TQ trong vụ Gạc Ma, chính là một đồng chí lãnh đạo cấp cao’ đã nói thêm:
‘Và sau này có một câu chuyện, nó đã được ghi vào tài liệu mà ta đã rõ
rồi là trong một cuộc họp của Bộ Chính Trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đập
bàn và nói là ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?’.
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh thì chỉ đích danh: ‘Tôi cho rằng lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm Bộ trưởng Quốc phòng mà làm cái việc như thế là một việc phản quốc. Ra lệnh không được bắn lại, để cho Trung Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống, thì tôi cho đó là một hành động phản động, phản quốc’!!!
Lời
của Tướng Vĩnh được ông Nguyễn Khắc Mai giám đốc Trung tâm Nghiên cứu
Văn hoá Minh Triết xác quyết thêm vai trò của ông Lê Đức Anh, người được
xem là đã ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng. Và những xác nạn nhân
còn nằm dưới biển thì Nông Đức Mạnh nguyên tổng bí thư lại trả lời rằng:
“Thôi cứ để yên như thế”.
Lê Đức Anh, bộ trưởng quốc
phòng là thành viên chính phủ lúc đó, bị chỉ đích danh thủ phạm vụ Gạc
Ma!!! Trong xứ An Nam cộng, đảng lãnh đạo, nhà nước thi hành, nay chuyện
đổ lỗi cho cá nhân này nọ, thì đó chỉ là đưa ra để có người mà đặt vấn
đề, chứ đằng sau sự kiện này nếu không có ý từ đảng, thì cá nhân dù mọc
nanh cũng không dám tự quyền!
Chuyện đã được báo chí đưa
tin là hội Hồng thập Tự quốc tế, khi đến nhà giam Quảng Đông đặt câu hỏi
“Ai nổ súng trước?”, anh Dương Văn Dũng trả lời: “Hành động và nổ súng
chỉ là phía TQ thôi, bên VN có súng đâu mà nổ!”. Để che lấy chuyện xua
lính đi với hai bàn tay không, mà nhân vật Lê Hữu Thảo gọi được cho là
cựu binh Gạc Ma nói: Trận Gạc Ma năm đó, tôi là người cầm súng chỉ
huy bảo vệ cờ của Tổ quốc, bản thân tôi chưa được nghe và chưa nhận một
mệnh lệnh nào là không được nổ súng (Nguyễn Tấn Dũng.org 15/03/2015).
Nhân
vật sống sót thứ mười được dựng lên để giải độc dư luận! Sự thật thì
con tàu 604 bị bắn chìm, những người trên đảo thì bị thảm sát, chỉ có
chín người sống sót đưa về giam ở Lôi Châu, Quảng Đông, gồm: Lê Văn
Đông, Nguyễn Văn Thống, Trần Thiện Phụng, Phạm Văn Nhân, Nguyễn Tiến
Hùng, Trương Văn Hiền, Lê Minh Thoa, Mai Văn Hải và Dương văn Dũng.
Lê
Hữu Thảo lành lặn xuất hiện để chữa cháy cho đảng, khiến dư luận lo sợ
cho sinh mạng chín nhân chứng sống sót khó tránh khỏi bị diệt khẩu,
chuyện này gợi nhớ tới chuyện ngày 03/09/2011 (23 năm sau), Trung tâm dữ
liệu Hoàng Sa đã tổ chức buổi gặp mặt “Vòng tròn bất tử - Tri ân chiến
sĩ”, có 8 người sống sót về khu du lịch Suối Lương tham dự.
Cuộc gặp lại này: Không
một ai đại diện đơn vị cũ hay chính quyền địa phương, không khí căng
thẳng, e dè và im lặng với những bất thường từ phía người tham dự… đặc
biệt có 5 người trong nhóm sống sót, bổng chạy trốn đi trong đêm bỏ lại
cả tư trang (RFA 21/09/2011), phải chăng sợ sẽ bị lừa giết một lần
nữa mà chạy thoát thân trong đêm? RFA nói thêm là để bảo đảm an ninh,
ban tổ chức cấm phỏng vấn, hay tiếp xúc trực tiếp các nhân chứng, đồng
thời người điều khiển chương trình, đã né tránh những câu hỏi về chi
tiết sự kiện, cũng như số phận các nạn nhân.
Tuy tôn trọng những người đã chết, nhưng vẫn như các lần trước (xin lỗi) không thể nói khác hơn: Đây là vụ thảm sát, và cái gọi là hải chiến Gạc Ma là trò bỉ ổi, hèn hạ, của lũ bán nước Ba Đình!