Mỗi Ngày Một Chuyện
ĐIỂM TAN VỠ TỪ NHỮNG KHÁC BIỆT
Sự kiện một người phụ nữ thuộc giới thượng lưu của Việt Nam đột ngột ngã bệnh, dẫn đến sự hoang mang lan tràn trong dân chúng, cho thấy xuất hiện điểm tan vỡ của nhiều vấn đề tiềm ẩn, không chỉ là từ dịch bệnh, mà còn cả những điều âm ỉ trong lòng cuộc sống lâu nay.
Ngay trong đêm, khi người dân Hà Nội xao xuyến hỏi nhau về tin tức, đang lan đi đến mức chóng mặt, thì cũng lúc đó, các siêu thị, hàng buôn cũng bắt đầu đón làn sóng khách hàng mua đồ tích trữ, thậm chí tệ hơn, có cả những cả những gia đình chất đồ lên xe riêng, tháo chạy ra khỏi thành phố với dự đoán sẽ có những vùng cách ly mới hình thành.
Và cũng trong thời khắc ấy, các nhà lãnh đạo ở Hà Nội đã nhóm họp khẩn cấp vào lúc 10g tối, chuyện thật hiếm hoi từ hàng chục năm nay. Sáng hôm sau, lại họp. Việc hối hả ấy bộc lộ thấy rõ, phía chính quyền dường như đã có nhiều thông tin hay kịch bản nguy nan hơn những gì dân chúng biết. Ấy vậy mà, mới tuần trước, phó thủ tướng Vũ Đức Đam còn mạnh dạn tuyên bố không có ai nhiễm nữa, Việt Nam sẽ là nước đầu tiên trên thế giới đã ngăn chận được nạn dịch.
Dĩ nhiên, bất kỳ ai tỉnh táo, cũng sẽ nhìn thấy tuyên bố lạc quan như ông phó thủ tướng Đam, hay nói quấy quá như ông thủ tướng Phúc về việc nguồn yểm trợ 50 tỷ USD cho các nước khó khăn chống dịch nhưng không có tên Việt Nam, là Việt Nam đã thành công chặn dịch trước thế giới, là những chủ trương và thái độ chính trị nhiều hơn là nhằm thành quả bảo vệ người dân. Ngay cả một quốc gia đóng kín cửa với thế giới như Bắc Hàn, hay tuyên bố thẳng thừng là bắn bỏ bất cứ người Trung Quốc nào xâm nhập bất hợp pháp vào Nga lúc này – không ai có đủ can đảm tuyên bố như vậy.
Dĩ nhiên, đủ hiểu biết, và đủ lo ngại cho xã hội, họ mới không thể mạnh miệng.
Đã có lời bàn, bối cảnh xã hội Việt Nam trước đại hội 13, thời điểm mà giới lãnh đạo cấp cao, ai cũng muốn chứng minh mình là người tốt nhất cho vị trí, luôn dẫn đến sự bất nhất tuyên bố và gây hỗn loạn trong suy nghĩ của người dân.
Cũng cần nhắc lại. Tháng 1-2020, khi thủ tướng Phúc khẩn cấp tuyên bố có thể sẽ áp dụng phương thức toàn dân đeo khẩu trang. Chỉ một tuần sau đó – hàng loạt các ngôn luận, mà cao nhất là từ Bộ Y tế, đã phản bác chuyện đeo khẩu trang. Thậm chí vào ngày 3-2, báo Thanh Niên còn có một bài như tạt nước “Đừng lầm tưởng đeo khẩu trang là phòng được virus corona”.
Ngày 24/2, thủ thướng Phúc tuyên bố rằng chưa thể chốt việc cho học sinh- sinh viên đi học lại vào tháng Ba, vì lo lắng thời điểm đỉnh dịch bùng phát. Nhưng chỉ hai ngày sau đó, xuất hiện lời tuyên bố của phó thủ tướng Đam rằng có thể Việt Nam sẽ tuyên bố là nước không có dịch, nếu trong 7 ngày không còn ai nhiễm nữa.
Rõ ràng, mọi thứ đối chọi nhau chan chát, giữa lúc hàng chục triệu người Việt ngay ngáy dõi theo truyền thông “chính thống” để lựa chọn cách bảo vệ mình. Những khác biệt trong phát ngôn đó, cũng cho thấy, chính quyền đang nắm nhiều thông tin đáng lo hơn những gì người dân quyết, nhưng cũng từ đó suy đoán các tranh cãi mang tính chủ trương ổn định và chính trị đã luôn gay gắt với ý kiến khoa học và thực tế trong nội bộ của giới lãnh đạo cấp cao. Dĩ nhiên, điều nhìn thấy là các suy đoán lạc quan cố hữu cùng sự cấp bách của kinh tế, thường giành vị trí ưu tiên của các quyết sách.
Nhưng chuyện người phụ nữ từ Ý về, được ưu tiên không qua kiểm dịch, để rồi trở thành điểm tan vỡ của không gian mơ hồ của tin tức về dịch bệnh ở Việt Nam, cũng cho thấy các giai tầng của xã hội Việt Nam đã hình thành ổn định, theo một đường lối phản bội lại chủ thuyết của một quốc gia vốn có tuyên ngôn đấu tranh giai cấp.
Đây không phải là lần đầu tiên, và duy nhất, đã diễn ra những điều ưu tiên bất cần luật pháp và giá trị tôn nghiêm của một quốc gia – nếu như được gọi là một quốc gia.
Tháng 9/2019, câu chuyện 9 người nào đó – rất đặc biệt – đi chuyên cơ cùng bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội dã trốn ở lại Hàn Quốc, nhưng có lẽ mãi mãi người dân không bao giờ biết tên. Thô bỉ hơn, Tổng thư ký Quốc hội là ông Nguyễn Hạnh Phúc còn khẳng định là không thể tiết lộ thân phận của những người đó. Cả hệ thống Viện Kiểm sát, đại biểu quốc hội, báo chí “chính thống”… đều tê liệt. Sự nắm tay nhau im lặng trong cả nước, cho thấy xã hội Việt Nam đang có một giai cấp đỏ hàng ưu tiên tuyệt đối, được bảo vệ, được đứng trên luật pháp và đứng trên cả danh dự của một dân tộc.
Người phụ nữ về từ Ý, không phải là thủ phạm tội ác. Có thể chính cô ta cũng không biết mình đã nhiễm bệnh. Nhưng quyền lực ngầm ấy đã thành lệ, ban phát im lặng cho giai cấp đỏ ưu tiên ấy, cũng tiếp sức giúp cô ấy mang mầm bệnh vào cộng đồng. Đừng nguyền rủa người phụ nữ đang đau yếu, mà hãy tự hỏi vì sao cô ấy có thể ung dung đi qua mọi thứ từ máy bay đáp xuống Việt Nam chỉ bằng nụ cười và sự dễ dãi của cả hệ thống chính trị. Hãy tìm trên các trang mạng, nụ cười trên gương mặt của hơn 10.000 dân ở Vĩnh Phúc sau khi hết bị cách ly 20 ngày, bạn sẽ thấy đó là những nụ cười khác.
Ai đã tạo ra những sự khác biệt. Và ai phải chịu đựng những sự khác biệt trong xã hội Việt Nam?
Điểm tan vỡ, có thể chỉ là khởi đầu. Những mạch máu trong xã hội Việt Nam vẫn chảy, vẫn căng phồng cùng những áp lực chịu đựng của các bất cập, chờ đến ngày bùng phát, tan vỡ, mà câu chuyện diễn ra trong một ngày 6/3/2020 ở Việt Nam, đang giới thiệu cho việc phải nhìn lại mọi thứ, để thay đổi, trước khi quá muộn.
Tuấn Khanh
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
ĐIỂM TAN VỠ TỪ NHỮNG KHÁC BIỆT
Sự kiện một người phụ nữ thuộc giới thượng lưu của Việt Nam đột ngột ngã bệnh, dẫn đến sự hoang mang lan tràn trong dân chúng, cho thấy xuất hiện điểm tan vỡ của nhiều vấn đề tiềm ẩn, không chỉ là từ dịch bệnh, mà còn cả những điều âm ỉ trong lòng cuộc sống lâu nay.
Ngay trong đêm, khi người dân Hà Nội xao xuyến hỏi nhau về tin tức, đang lan đi đến mức chóng mặt, thì cũng lúc đó, các siêu thị, hàng buôn cũng bắt đầu đón làn sóng khách hàng mua đồ tích trữ, thậm chí tệ hơn, có cả những cả những gia đình chất đồ lên xe riêng, tháo chạy ra khỏi thành phố với dự đoán sẽ có những vùng cách ly mới hình thành.
Và cũng trong thời khắc ấy, các nhà lãnh đạo ở Hà Nội đã nhóm họp khẩn cấp vào lúc 10g tối, chuyện thật hiếm hoi từ hàng chục năm nay. Sáng hôm sau, lại họp. Việc hối hả ấy bộc lộ thấy rõ, phía chính quyền dường như đã có nhiều thông tin hay kịch bản nguy nan hơn những gì dân chúng biết. Ấy vậy mà, mới tuần trước, phó thủ tướng Vũ Đức Đam còn mạnh dạn tuyên bố không có ai nhiễm nữa, Việt Nam sẽ là nước đầu tiên trên thế giới đã ngăn chận được nạn dịch.
Dĩ nhiên, bất kỳ ai tỉnh táo, cũng sẽ nhìn thấy tuyên bố lạc quan như ông phó thủ tướng Đam, hay nói quấy quá như ông thủ tướng Phúc về việc nguồn yểm trợ 50 tỷ USD cho các nước khó khăn chống dịch nhưng không có tên Việt Nam, là Việt Nam đã thành công chặn dịch trước thế giới, là những chủ trương và thái độ chính trị nhiều hơn là nhằm thành quả bảo vệ người dân. Ngay cả một quốc gia đóng kín cửa với thế giới như Bắc Hàn, hay tuyên bố thẳng thừng là bắn bỏ bất cứ người Trung Quốc nào xâm nhập bất hợp pháp vào Nga lúc này – không ai có đủ can đảm tuyên bố như vậy.
Dĩ nhiên, đủ hiểu biết, và đủ lo ngại cho xã hội, họ mới không thể mạnh miệng.
Đã có lời bàn, bối cảnh xã hội Việt Nam trước đại hội 13, thời điểm mà giới lãnh đạo cấp cao, ai cũng muốn chứng minh mình là người tốt nhất cho vị trí, luôn dẫn đến sự bất nhất tuyên bố và gây hỗn loạn trong suy nghĩ của người dân.
Cũng cần nhắc lại. Tháng 1-2020, khi thủ tướng Phúc khẩn cấp tuyên bố có thể sẽ áp dụng phương thức toàn dân đeo khẩu trang. Chỉ một tuần sau đó – hàng loạt các ngôn luận, mà cao nhất là từ Bộ Y tế, đã phản bác chuyện đeo khẩu trang. Thậm chí vào ngày 3-2, báo Thanh Niên còn có một bài như tạt nước “Đừng lầm tưởng đeo khẩu trang là phòng được virus corona”.
Ngày 24/2, thủ thướng Phúc tuyên bố rằng chưa thể chốt việc cho học sinh- sinh viên đi học lại vào tháng Ba, vì lo lắng thời điểm đỉnh dịch bùng phát. Nhưng chỉ hai ngày sau đó, xuất hiện lời tuyên bố của phó thủ tướng Đam rằng có thể Việt Nam sẽ tuyên bố là nước không có dịch, nếu trong 7 ngày không còn ai nhiễm nữa.
Rõ ràng, mọi thứ đối chọi nhau chan chát, giữa lúc hàng chục triệu người Việt ngay ngáy dõi theo truyền thông “chính thống” để lựa chọn cách bảo vệ mình. Những khác biệt trong phát ngôn đó, cũng cho thấy, chính quyền đang nắm nhiều thông tin đáng lo hơn những gì người dân quyết, nhưng cũng từ đó suy đoán các tranh cãi mang tính chủ trương ổn định và chính trị đã luôn gay gắt với ý kiến khoa học và thực tế trong nội bộ của giới lãnh đạo cấp cao. Dĩ nhiên, điều nhìn thấy là các suy đoán lạc quan cố hữu cùng sự cấp bách của kinh tế, thường giành vị trí ưu tiên của các quyết sách.
Nhưng chuyện người phụ nữ từ Ý về, được ưu tiên không qua kiểm dịch, để rồi trở thành điểm tan vỡ của không gian mơ hồ của tin tức về dịch bệnh ở Việt Nam, cũng cho thấy các giai tầng của xã hội Việt Nam đã hình thành ổn định, theo một đường lối phản bội lại chủ thuyết của một quốc gia vốn có tuyên ngôn đấu tranh giai cấp.
Đây không phải là lần đầu tiên, và duy nhất, đã diễn ra những điều ưu tiên bất cần luật pháp và giá trị tôn nghiêm của một quốc gia – nếu như được gọi là một quốc gia.
Tháng 9/2019, câu chuyện 9 người nào đó – rất đặc biệt – đi chuyên cơ cùng bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội dã trốn ở lại Hàn Quốc, nhưng có lẽ mãi mãi người dân không bao giờ biết tên. Thô bỉ hơn, Tổng thư ký Quốc hội là ông Nguyễn Hạnh Phúc còn khẳng định là không thể tiết lộ thân phận của những người đó. Cả hệ thống Viện Kiểm sát, đại biểu quốc hội, báo chí “chính thống”… đều tê liệt. Sự nắm tay nhau im lặng trong cả nước, cho thấy xã hội Việt Nam đang có một giai cấp đỏ hàng ưu tiên tuyệt đối, được bảo vệ, được đứng trên luật pháp và đứng trên cả danh dự của một dân tộc.
Người phụ nữ về từ Ý, không phải là thủ phạm tội ác. Có thể chính cô ta cũng không biết mình đã nhiễm bệnh. Nhưng quyền lực ngầm ấy đã thành lệ, ban phát im lặng cho giai cấp đỏ ưu tiên ấy, cũng tiếp sức giúp cô ấy mang mầm bệnh vào cộng đồng. Đừng nguyền rủa người phụ nữ đang đau yếu, mà hãy tự hỏi vì sao cô ấy có thể ung dung đi qua mọi thứ từ máy bay đáp xuống Việt Nam chỉ bằng nụ cười và sự dễ dãi của cả hệ thống chính trị. Hãy tìm trên các trang mạng, nụ cười trên gương mặt của hơn 10.000 dân ở Vĩnh Phúc sau khi hết bị cách ly 20 ngày, bạn sẽ thấy đó là những nụ cười khác.
Ai đã tạo ra những sự khác biệt. Và ai phải chịu đựng những sự khác biệt trong xã hội Việt Nam?
Điểm tan vỡ, có thể chỉ là khởi đầu. Những mạch máu trong xã hội Việt Nam vẫn chảy, vẫn căng phồng cùng những áp lực chịu đựng của các bất cập, chờ đến ngày bùng phát, tan vỡ, mà câu chuyện diễn ra trong một ngày 6/3/2020 ở Việt Nam, đang giới thiệu cho việc phải nhìn lại mọi thứ, để thay đổi, trước khi quá muộn.
Tuấn Khanh