Mỗi Ngày Một Chuyện
ĐIỀU ĐÁNG NHỚ NHẤT - CAO MỴ NHÂN
ĐIỀU ĐÁNG NHỚ NHẤT - CAO MỴ
NHÂN
Ngay từ khi bước chân vào nơi ở đầu tiên ...bên Mỹ , ông mới biết rằng
những gì suy diễn trong các trại tù cải tạo , và cả ngoài xã hội miền Nam , sau
cuộc đổi đời bi thảm ngày 30-4-1975 , là không phải như quý vị phe ta đã nghĩ
.
Thủa đó ở một Trung Tâm kia , chẳng phải ông sợ gì mà không dám viết tên trại
tù ra , và có lẽ nào ông thực sự quên dĩ vãng , từng mỗi lần vui xuân, đón Tết
ở xứ người .
Năm nay ông quanh tuổi tám chục rồi , dù muốn hay không ông
cũng tự bớt nhớ một số việc không cần thiết , nó nặng thêm đầu óc mỗi lần chợt
nhớ lại
" những ngày xưa thân ái " , bạn bè mỗi lúc một xa
, mỗi lúc một thưa .
Nói rằng bớt nhớ cho văn vẻ , chứ nói đúng ra , là phải nói
" quên " mới đúng .
Thế thì có nhiều sự việc đáng lẽ phải nhớ , ông lại quện , và ngược lại ,
lẽ ra phải quên , thì ông cứ chăm hẳm nhớ mãi
Đó là câu chuyện ngày ông ra tù cải tạo . Hôm đó bỗng dưng trời rất đẹp
...
Ông thấy hình như là có một đàn bướm đủ mầu , con thì trắng chấm đỏ , con thì
xanh chấm vàng. .., có cả một con bướm đen tuyền không chấm , phẩy gì hết
, nó bay lẫn vào bầy bướm hoa bông rực rõ , nên nhìn nó càng thấy nó ,
cánh bướm đen , nổi bật hẳn lên .
Ông đang đứng đợi xe đò về Saigon sau 9 năm tù ở các trại ngoài Bắc , và
một năm tù ở Z. 30 D Hàm Tân . Tổng Cộng 10 năm .
Chiếc xe dừng lại , ông hân hoan bước lên xe , có được chỗ ngồi khép nép sau
lưng tài xế . Chẳng cần phải giới thiệu , ai cũng biết các ông bà
" tù. " , đứng ở bên đường như vậy , là chỉ có thoát đời lao lý trở
về nhà thôi .
Nên , thời gian đầu thì : trước là vui xuân , sau làm việc nghĩa .
Sau nhiều đợt tù về rồi , thì : mọi sự phơn phớt hoa đào thôi , chứ làm
sao vác ngà voi , ủng hộ mãi . Chưa kể thiên hạ nói quý tù về hình như có
được hưởng chút tiền xe .
Thế là các bác , các chú tài xế cứ tuỳ nghi đối xử với người về , tuỳ
theo vui buồn thời đại .
Ông gặp đúng chiếc xe trời đánh . Chẳng thà không cho người ta đi thì thôi, đã
lỡ cho người ta lên xe rồi , thì cũng lấy đức để đời .
Ông loay hoay lật mấy cái áo quần rách nát ra, tìm tiền trả phần vé của mình
.
Chết nỗi ông quên béng là lúc tên " cờ bờ " cầm tờ giấy
đọc tên ông ra trại , ông mừng muốn hét lên , rồi vui quá ra cổng , nào
có cầm đồng bạc lẻ nào đâu. Tức là không có tiền trả cho lơ xe gì cả . Lơ
xe quát tháo nói tài xế dừng lại , để tống cổ ông xuống đường ...
Bỗng một thiếu niên chạc độ 14 tuổi , giơ bàn tay ngoắc ngoắc lơ xe lại , nói :
Nè , nè , tui cho chú đó mượn trả tiền xe đây nè .
Lơ xe giật tiền trên tay thiếu niên , cười : mày ngon hả
.
Ông không nói gì , cứ băn khoăn mãi.
Người tài xế động lòng trắc ẩn , nói như là ...giỏi chuyện lắm : lo chi
mấy ông này . ..các ông ấy hay lắm đó , rồi coi .
Này ông , tui thấy các ông vượt biên nhiều lắm , nghe các ông còn được Mỹ cấp
tiền hưu cho nữa đó .
Rồi cũng về tới nhà , gia đình mừng tủi là ...điều mong mỏi , bởi vì hậu
cải tạo , tuỳ theo mỗi nhà , mỗi hoàn cảnh , nhưng chạnh nhớ những ngày ở trong
tù , đã mỗi người một cách suy nghĩ , đa số hy vọng vào cái tương lai hậu chiến
, có thể ra đi bằng cách nào đó : vượt biên , vợ con bảo lãnh nếu có
.
Mấy năm sau thì có chương trình HO như quý vị thấy đó .
Vẫn nối dài dòng suy diễn , chứ không phải suy nghĩ , ông tìm lại một số bạn bè
thất lạc , cũng có người đi vượt biên tới nơi , cũng có người đã từ cõi chết
trở về, lại chưa kịp tỉnh người đã xuống thuyền lênh đênh .
Nhưng số tránh không khỏi cái chết . Nghĩa là không chết vì bị hành hạ , đói
khát trong tù , bệnh hoạn , tai nạn trong tù , mà lại chết khi đã thấy
được một chút không khí tự do , nên ông quyết ra đi tìm chân lý sống ở một
phương trời viễn mộng nào .
Ba chìm bảy nổi , mấy lượt đi, về ...hụt chuyến đi đã đành , mà còn một lần kể
như ông thua đậm , đó là ông bị bắt lại , một lần nữa tưởng thành công lưới
được mẻ cá lớn , nào ngờ vợ chồng con cái đã ngồi hẳn trên
tầu rồi , mà vẫn bị mời xuống bờ, để điều tra , ngõ hầu công an
CSVN tóm gọn chủ tầu và đường giây " phản
quốc " .
Tất nhiên ông dại gì cho họ khai thác chứ .
Do thế ông đi tù thêm một lần nữa . Họ nhốt ông vào nhà tù mới ,
toàn những tai ương của xã hội , như các thứ tệ đoan , mà chẳng làm sao
trừ tuyệt nọc được như trộm cướp , ma tuý , đĩ điếm vv...
Rồi ông được ra tù lần thứ hai , bình thường như thiên
hạ , qua một họ tên ông tự khai láo , để tránh bị truy nguyên sĩ quan cải
tạo về .
Kết cuộc là ông và gia đình tới Mỹ theo diện HO tị nạn .
Thời gian gia đình ông hiện diện ở Hoa Kỳ , là trợ cấp HO đã xuống mức
...lương từ một năm , tới lượt ông chỉ còn 8 tháng .
Thôi thì cũng được , có sao đâu , còn hơn là không có gì .
Thành , các suy diễn đúng mà không đúng, là quý phe ta có lãnh tiền ,
nhưng không phải tiền hưu , mà là tiền trợ cấp tị nạn , để có thì
giờ học tiếng Mỹ , học lái xe , học nghề gì đó , cho đúng nghĩa sống ở một nước
tự do , dân chủ , mình sống độc lập , mình tự làm chủ mình ...
Như vậy có phải là tốt hơn , đẹp hơn không , ba cái lương tiền tưởng
tượng thủa còn trong tù cải tạo , hay khi ra ngoài xã hội ...tầm
phào , nào có dựa trên nguyên tắc nào .
Điều đáng nhớ nhất , đừng bao giờ quên , đó là quả nước Mỹ có vòng
tay ôm khít chu vi trái đất , nếu bước được vô vòng tròn đó ,
sẽ thấy lòng nhân đạo của họ tràn đầy ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
ĐIỀU ĐÁNG NHỚ NHẤT - CAO MỴ NHÂN
ĐIỀU ĐÁNG NHỚ NHẤT - CAO MỴ
NHÂN
Ngay từ khi bước chân vào nơi ở đầu tiên ...bên Mỹ , ông mới biết rằng
những gì suy diễn trong các trại tù cải tạo , và cả ngoài xã hội miền Nam , sau
cuộc đổi đời bi thảm ngày 30-4-1975 , là không phải như quý vị phe ta đã nghĩ
.
Thủa đó ở một Trung Tâm kia , chẳng phải ông sợ gì mà không dám viết tên trại
tù ra , và có lẽ nào ông thực sự quên dĩ vãng , từng mỗi lần vui xuân, đón Tết
ở xứ người .
Năm nay ông quanh tuổi tám chục rồi , dù muốn hay không ông
cũng tự bớt nhớ một số việc không cần thiết , nó nặng thêm đầu óc mỗi lần chợt
nhớ lại
" những ngày xưa thân ái " , bạn bè mỗi lúc một xa
, mỗi lúc một thưa .
Nói rằng bớt nhớ cho văn vẻ , chứ nói đúng ra , là phải nói
" quên " mới đúng .
Thế thì có nhiều sự việc đáng lẽ phải nhớ , ông lại quện , và ngược lại ,
lẽ ra phải quên , thì ông cứ chăm hẳm nhớ mãi
Đó là câu chuyện ngày ông ra tù cải tạo . Hôm đó bỗng dưng trời rất đẹp
...
Ông thấy hình như là có một đàn bướm đủ mầu , con thì trắng chấm đỏ , con thì
xanh chấm vàng. .., có cả một con bướm đen tuyền không chấm , phẩy gì hết
, nó bay lẫn vào bầy bướm hoa bông rực rõ , nên nhìn nó càng thấy nó ,
cánh bướm đen , nổi bật hẳn lên .
Ông đang đứng đợi xe đò về Saigon sau 9 năm tù ở các trại ngoài Bắc , và
một năm tù ở Z. 30 D Hàm Tân . Tổng Cộng 10 năm .
Chiếc xe dừng lại , ông hân hoan bước lên xe , có được chỗ ngồi khép nép sau
lưng tài xế . Chẳng cần phải giới thiệu , ai cũng biết các ông bà
" tù. " , đứng ở bên đường như vậy , là chỉ có thoát đời lao lý trở
về nhà thôi .
Nên , thời gian đầu thì : trước là vui xuân , sau làm việc nghĩa .
Sau nhiều đợt tù về rồi , thì : mọi sự phơn phớt hoa đào thôi , chứ làm
sao vác ngà voi , ủng hộ mãi . Chưa kể thiên hạ nói quý tù về hình như có
được hưởng chút tiền xe .
Thế là các bác , các chú tài xế cứ tuỳ nghi đối xử với người về , tuỳ
theo vui buồn thời đại .
Ông gặp đúng chiếc xe trời đánh . Chẳng thà không cho người ta đi thì thôi, đã
lỡ cho người ta lên xe rồi , thì cũng lấy đức để đời .
Ông loay hoay lật mấy cái áo quần rách nát ra, tìm tiền trả phần vé của mình
.
Chết nỗi ông quên béng là lúc tên " cờ bờ " cầm tờ giấy
đọc tên ông ra trại , ông mừng muốn hét lên , rồi vui quá ra cổng , nào
có cầm đồng bạc lẻ nào đâu. Tức là không có tiền trả cho lơ xe gì cả . Lơ
xe quát tháo nói tài xế dừng lại , để tống cổ ông xuống đường ...
Bỗng một thiếu niên chạc độ 14 tuổi , giơ bàn tay ngoắc ngoắc lơ xe lại , nói :
Nè , nè , tui cho chú đó mượn trả tiền xe đây nè .
Lơ xe giật tiền trên tay thiếu niên , cười : mày ngon hả
.
Ông không nói gì , cứ băn khoăn mãi.
Người tài xế động lòng trắc ẩn , nói như là ...giỏi chuyện lắm : lo chi
mấy ông này . ..các ông ấy hay lắm đó , rồi coi .
Này ông , tui thấy các ông vượt biên nhiều lắm , nghe các ông còn được Mỹ cấp
tiền hưu cho nữa đó .
Rồi cũng về tới nhà , gia đình mừng tủi là ...điều mong mỏi , bởi vì hậu
cải tạo , tuỳ theo mỗi nhà , mỗi hoàn cảnh , nhưng chạnh nhớ những ngày ở trong
tù , đã mỗi người một cách suy nghĩ , đa số hy vọng vào cái tương lai hậu chiến
, có thể ra đi bằng cách nào đó : vượt biên , vợ con bảo lãnh nếu có
.
Mấy năm sau thì có chương trình HO như quý vị thấy đó .
Vẫn nối dài dòng suy diễn , chứ không phải suy nghĩ , ông tìm lại một số bạn bè
thất lạc , cũng có người đi vượt biên tới nơi , cũng có người đã từ cõi chết
trở về, lại chưa kịp tỉnh người đã xuống thuyền lênh đênh .
Nhưng số tránh không khỏi cái chết . Nghĩa là không chết vì bị hành hạ , đói
khát trong tù , bệnh hoạn , tai nạn trong tù , mà lại chết khi đã thấy
được một chút không khí tự do , nên ông quyết ra đi tìm chân lý sống ở một
phương trời viễn mộng nào .
Ba chìm bảy nổi , mấy lượt đi, về ...hụt chuyến đi đã đành , mà còn một lần kể
như ông thua đậm , đó là ông bị bắt lại , một lần nữa tưởng thành công lưới
được mẻ cá lớn , nào ngờ vợ chồng con cái đã ngồi hẳn trên
tầu rồi , mà vẫn bị mời xuống bờ, để điều tra , ngõ hầu công an
CSVN tóm gọn chủ tầu và đường giây " phản
quốc " .
Tất nhiên ông dại gì cho họ khai thác chứ .
Do thế ông đi tù thêm một lần nữa . Họ nhốt ông vào nhà tù mới ,
toàn những tai ương của xã hội , như các thứ tệ đoan , mà chẳng làm sao
trừ tuyệt nọc được như trộm cướp , ma tuý , đĩ điếm vv...
Rồi ông được ra tù lần thứ hai , bình thường như thiên
hạ , qua một họ tên ông tự khai láo , để tránh bị truy nguyên sĩ quan cải
tạo về .
Kết cuộc là ông và gia đình tới Mỹ theo diện HO tị nạn .
Thời gian gia đình ông hiện diện ở Hoa Kỳ , là trợ cấp HO đã xuống mức
...lương từ một năm , tới lượt ông chỉ còn 8 tháng .
Thôi thì cũng được , có sao đâu , còn hơn là không có gì .
Thành , các suy diễn đúng mà không đúng, là quý phe ta có lãnh tiền ,
nhưng không phải tiền hưu , mà là tiền trợ cấp tị nạn , để có thì
giờ học tiếng Mỹ , học lái xe , học nghề gì đó , cho đúng nghĩa sống ở một nước
tự do , dân chủ , mình sống độc lập , mình tự làm chủ mình ...
Như vậy có phải là tốt hơn , đẹp hơn không , ba cái lương tiền tưởng
tượng thủa còn trong tù cải tạo , hay khi ra ngoài xã hội ...tầm
phào , nào có dựa trên nguyên tắc nào .
Điều đáng nhớ nhất , đừng bao giờ quên , đó là quả nước Mỹ có vòng
tay ôm khít chu vi trái đất , nếu bước được vô vòng tròn đó ,
sẽ thấy lòng nhân đạo của họ tràn đầy ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)