Quán Bên Đường
ĐIỆU HỔ LY SƠN
Đọc truyện cổ của nước Trung Hoa, nhất là truyện Chung Vô Diệm, chúng ta sẽ thấy người xưa đã áp dụng những chiến lược, chiến thuật rất hay. Trong số những chiến thuật đó có chiến thuật “Điệu Hổ Ly Sơn” rất độc đáo mà Bộ Chỉ Huy và chiến hữu Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù đã áp dụng một cách trọn vẹn tại Chiến Khu Đ, Tỉnh Tây Ninh, thuộc Quân Khu III.
oOo
Tôi được đến định cư tại nước Mỹ, không phải đi theo diện ODP, không phải đi theo diện HO, cũng không phải đi theo diện con lai. Tôi đi theo diện Ô-ĐI-GHE bằng đường biển, tức là tôi thuộc thành phần tị nạn chính trị, ra đi không có trật tự nhưng có lý do chính đáng, bởi vì tôi là cựu quân nhân thuộc Binh Chủng NHẢY DÙ.
Những người tị nạn chính trị, dù ra đi bằng đường bộ hay đường biển đều có rất nhiều lo sợ, nguy hiểm và tốn kém, có khi nguy hiểm đến cả sinh mạng của mình nữa. Sự lo sợ từ khi chuẩn bị, lúc khởi hành, lúc lênh đênh trên biển cả, và khi đã đến được trại tị nạn nữa.
Nhưng nhờ Ơn Trên, nhờ sự chuẩn bị chu đáo và có lẽ cũng nhờ sự may mắn nên tôi đã vượt qua một cách an toàn. Bây giờ còn phải lo chuẩn bị tinh thần để chờ ngày ra phái đoàn phỏng vấn.
Việc nầy, theo các người đi trước cho biết: Tuy khó mà dễ, tuy dễ mà khó.
Khó là khi ra phái đoàn phỏng vấn, nhân viên phụ trách sẽ cật vấn, sẽ vặn vẹo đủ thứ để khỏi nhận lầm đối tượng. Còn dễ là khi nhân viên phụ trách nhận xét là đúng đối tượng, đủ tiêu chuẩn như luật lệ đã qui định thì người ta chấp thuận ngay cho đến định cư tại nước của họ.
Còn dễ mà khó là người dân mình khi thấy các phái đoàn nhận người một cách dễ dãi nên có
ý xem thường, không lo chuẩn bị chu đáo, đến khi người ta hỏi vài câu cắc cớ thì lúng túng, trả lời không xuôi, nên người ta bác đơn xin tị nạn.
Có nhiều trường hợp lại chính mình làm cho mình bị bác đơn xin tị nạn. Ví dụ như có anh quân nhân thứ thiệt, khi ra phái đoàn lại tự nâng cấp bậc của mình lên cao, từ cấp Hạ sĩ quan lên cấp Trung Úy, Đại Úy. Khi người phụ trách phỏng vấn hỏi công việc của cấp Sĩ quan thì anh ta không biết gì mà trả lời, thế là anh ta bị nghi ngờ là quân nhân giả mạo nên bị khước từ tư cách tị nạn của anh ta. Sau nầy được biết là anh ta muốn nâng cấp bậc lên cao để mong được truy lãnh nhiều tiền, vì anh ta nghe thiên hạ đồn là Chính Phủ Mỹ sẽ truy trả tiền lương cho các cựu quân nhân và công chức kể từ ngày Cộng Sản cưỡng chiếm Miền Nam; rốt cuộc, tiền truy lãnh không có, mà việc định cư cũng bị trở ngại.
Cũng có người là quân nhân chính hiệu con nai vàng, nhưng chỉ là lính “vú em” thuộc gia đình Bác Tám. Khi ra phái đoàn trả lời suông sẻ hết, đến khi nhân viên phụ trách bảo anh ta kể lại một trận đánh mà anh ưng ý nhất thì anh ta lúng túng không biết gì mà kể, kết quả là bị khước từ, chờ các nước khác đến nhận theo diện nhân đạo.
Trong những ngày ở trong trại tị nạn, tôi được những người đi trước bày vẽ cho cách trả lời khi ra phái đoàn, có những ý kiến hay, có những ý kiến không thực tế hoặc hơi quá đáng. Tôi ghi nhận hết những ý kiến đó và chỉ im lặng vui vẻ chứ không tán thành hay chê khen gì hết.
Lịch trình ra phái đoàn được chia ra làm ba giai đoạn:
I. Văn Phòng JVA (Joint Voluntary Agency):
Tại đây, người ta cho kê khai lý lịch, kể ra các công việc có liên quan đến Quân Vụ hay Công Vụ ta đã đảm trách trong chế độ VNCH.
Người ta cũng hỏi thêm các hoạt động chính trị chống lại chế độ hiện hữu nếu có. Họ còn bảo ta kê khai Tôn Giáo của mình, kể cả Tên Thánh của mỗi người. Trường hợp các Tôn Giáo khác cũng không sao. Tại Văn phòng nầy rất dễ, người ta không hề cật vấn hay bắt bẻ gì cả.
II. Văn Phòng EAO (Ethnic Affair Officer):
Tại Văn Phòng nầy người ta sẽ cật vấn, truy cứu, moi móc đủ thứ những gì có liên quan đến Quân Vụ hay Công Vụ của ta. Mục đích là để xác định cho đúng tư cách tị nạn của ta để họ quyết định là nhận hay từ chối. Văn Phòng nầy là nơi ai nấy đều lo ngại nhất, nếu qua được Văn Phòng nầy thì mọi việc đều xuôi thuận hết.
III. Văn Phòng INS (Immigration Naturalization Service):
Đây là Văn Phòng của Sở Di Trú, Người trưởng Văn Phòng sẽ bảo gia đình người được phỏng vấn tuyên thệ, sau đó chỉ hỏi ta mấy câu chiếu lệ như: Vì lý do nào mà ta xin tị nạn? Có gì khó khăn hay nguy hiểm mà ta phải ra đi? Chắc chắn mỗi người trong chúng ta đều có hàng lô lý do để trả lời câu hỏi nầy.
Phần tôi, khi đến được đất nước Thái Lan tôi phải ở tại nhà tạm trú trên bán đảo Budi với người Hồi Giáo Mã Lai 33 ngày, sau đó được chính quyền của Thái Lan chuyển thẳng vào trại tị nạn Panat Nikhom thuộc tỉnh Chonburi ở gần Thủ Đô Bangkok. Sở dĩ chúng tôi ở tạm trong khu người Hồi Giáo Mã Lai vì vùng đất nầy là vùng cực Nam của nước Thái Lan, có một số người Mã Lai đến cư ngụ lâu đời tại đây.
Vào trại Tị nạn Panat Nikhom được 2 ngày thì được gọi ra văn phòng Cao Ủy Tị nạn/ LHQ để được phân loại và chờ ngày ra phái đoàn các nước đến phỏng vấn tiếp nhận.
Hai tuần sau thì gia đình tôi được gọi lên văn phòng JVA để kê khai lý lịch và phần Quân vụ của tôi..
Ba ngày sau thì tôi được gọi lên Văn phòng EAO. Tại đây tôi cũng có hơi lo một tí, mặc dầu tôi không có gì gian dối hoặc thêm bớt gì trong lý lịch hay trong Quân vụ.
Phụ trách tại Văn phòng nầy là một vị Sĩ quan Mỹ: Đại Úy Smith. Ông nầy bị người tị nạn gán cho một biệt danh là Ông Ba Gà Đá, không phải ông ta thích đá gà mà là đá người tị nạn ra khỏi danh sách của những người tị nạn được đi định cư tại nước Mỹ, nếu ông ấy nhận thấy có gì đáng nghi ngờ. Ông có tác phong của một quân nhân rất chững chạc, mặc dù ông chỉ mặc thường phục, tóc cắt ngắn như một tân binh trong quân trường, lời nói sắc sảo gọn gàng.
Thông dịch viên của ông Đại Úy nầy là cô giáo Nguyệt, cô tự giới thiệu là cô giáo dạy lớp hai tại một trường sơ cấp ở tỉnh Cần Thơ, và cho biết là cô có học chút ít tiếng Anh trước khi vượt biển tới đây. Cô cũng cho biết là trình độ của cô còn hạn chế lắm, có thể có những chữ cô chưa biết, nhất là trong lãnh vực Quân sự. Bắt đầu cuộc phỏng vấn, ông Đại Úy Smith hỏi tôi qua lời thông dịch của cô Nguyệt :
- Ông là quân nhân Nhảy Dù?
Tôi trả lời:
- Dạ phải.
- Cấp bậc gì?
- Dạ, cấp bậc Hạ sĩ nhất.
Ông lại hỏi tiếp:
- Ông thuộc Đơn vị nào trong Binh Chủng Nhảy Dù?
- Dạ ở Đại Đội 33, Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù.
- Cấp cao hơn nữa là gì?
- Dạ là Lữ Đoàn 3, Lữ đoàn trưởng là Đại Tá Nguyễn Khoa Nam.
Đại Úy Smith có vẻ vui, hỏi tiếp:
- Có phải Đại tá Nguyễn Khoa Nam, sau nầy lên chức Thiếu tướng Tư lệnh Quân đoàn IV không?
Tôi nghiêm chỉnh đứng lên đáp:
- Dạ đúng là Thiếu tướng Nam, ông đã tuẫn tiết khi có lệnh đầu hàng của Đại Tướng Minh!!!
Đại Úy Smith đưa tay mời tôi ngồi rồi hỏi:
- Anh có vẻ kính trọng Thiếu tướng Nam?
- Dạ tất cả người Việt Nam đều kính trọng Ông Thiếu tướng Nam, có thể cả Việt Cộng nữa.
- Được rồi, bây giờ tôi hỏi tiếp nghe. Anh hãy kể sơ các giai đoạn học Nhảy dù.
- Dạ, trước khi vào học Nhảy dù, người khóa sinh phải thi thể dục để kiểm tra sức khỏe coi có đủ sức theo học Nhảy dù không? Tiếp theo là học trên mặt đất từ các thế té bên trái, ngã bên phải, nhào đàng trước, lộn đàng sau. Tiếp theo là học cách mang dù: Mỗi người quân nhân đi nhảy phải mang hai chiếc dù, chiếc dù mang sau lưng màu xanh ô-liu dùng để nhảy từ phi cơ xuống đất, chiếc dù mang trước bụng nhỏ hơn, màu trắng dùng để cấp cứu nếu chiếc dù sau lưng nhảy ra mà không mở, hoặc mở không đều, như bị rối dây, lá dù bị rách hơn một yard, hay lá dù bị xoắn lại hoặc lá dù bị teo lại như lá cờ đuôi nheo, và cũng mở dù cấp cứu khi bị rơi mũ sắt..
Người khóa sinh cũng được học cách lái dù để tránh cho lá dù không xáp lại gần lá dù của các bạn khác, học cách điều khiển cho lá dù bay chậm và lái cho lá dù rơi đúng bãi đáp an toàn.
Kế đó là học cách xuống dù, học cách xuống dù trên mặt đất, xuống dù trên ngọn cây cao và xuống dù dưới nước, nếu dù bị rơi xuống ruộng nước hay rơi xuống sông rạch.
Sau phần học dưới đất, đến phần tập nhảy đài 12 thước mà anh em gọi nôm na là nhảy chuồng cu. Cái đài nầy được đóng vách kín hết bốn bên, chỉ có hai cửa hai bên hông như cửa trên phi cơ. Tại đài nầy mọi động tác đều phải làm đúng như trên phi cơ thật. Người khóa sinh làm theo lệnh của Huấn Luyện Viên, khi được lệnh móc dây “xoa”- tức là cái sợi dây cột miệng cái bao dù – vào dây cáp, xong đứng thủ thế tại cửa, khi Huấn Luyện Viên ra lệnh “GO” thì người khóa sinh nhảy thẳng ra ngoài không trung đồng thời miệng đếm số: 331 – 332 – 333, xong rồi ta nắm dây thượng thăng ngước mặt lên, nhìn lá dù và hô to “Khám dù”.
Ông Đại Úy Smith đưa tay ngăn lại:
- Ông cho biết, khi nhảy ra khỏi cửa phi cơ, mà còn đọc các câu số chi vậy? Có phải các anh sợ quá nên đọc câu thần chú không?
- Dạ ba câu số đó là thời gian BA GIÂY để cho lá dù mở, nếu sau BA GIÂY mà ta không nghe lá dù mở thì ta phải lập tức mở lá dù cấp cứu trước bụng.
Vừa trả lời, tôi vừa theo dõi nét mặt ông Đại Úy Smith, tôi thấy ông gật gù cái đầu, gương mặt có vẻ vui tươi, nên tôi rất an lòng.
Chợt ông Đại Úy Smith hỏi:
- Nếu lá dù cấp cứu trước bụng cũng không mở thì phải làm sao?
Tôi nhanh nhẩu đáp:
- Dạ chuyện đó không bao giờ xảy ra, bởi vì kỹ thuật chế tạo chiếc dù rất tinh vi, nên không thể có vấn đề cả hai chiếc dù cùng không mở một lúc được.
Ông Đại Úy Smith vừa cười vừa nói:
- Tôi đặt thí dụ, tôi nói lại là chỉ đặt thí dụ mà thôi, là nếu cả hai chiếc dù cùng không mở thì phải làm sao?
Tôi hùng hồn trả lời:
- Tôi cũng đoan chắc là chuyện đó không bao giờ có thể xảy ra được, mà giả dụ nếu nó có xảy ra thì chỉ còn cách gọi Liên Đội Chung Sự đem xẻng đến xúc về thôi.
Ông Đại Úy Smith cười, cô giáo Nguyệt cười, tôi cũng cười với họ. Ông Đại Úy Smith bảo tôi:
- Ông kể tiếp đi
Bây giờ tôi đã an tâm rồi, nên bình tĩnh trả lời câu hỏi của ông Đại Úy :
- Sau hai lần nhảy tập đài 12 thước, thì tiếp theo tập nhảy đài 11 thước mà người ta gọi là đi dây tử thần. Đài nầy người ta căng một sợi dây cáp từ hướng Bắc đi ngang cái đài đến hướng Nam như hình chữ A mà cái đài là đỉnh của chữ A đó. Trên sợi dây cáp có gắn cái ròng rọc (trục lăng) với hai khoen sắt. Người khóa sinh leo lên đài, hai tay nắm vào hai khoen sắt chờ lệnh. Khi Huấn Luyện Viên ra lệnh “GO” thì người khóa sinh rúng mình co chân lên thì cái ròng rọc sẽ đưa ta chạy về hướng cuối sợi dây cáp với tốc độ 65 km/giờ, khi Huấn Luyện Viên đứng dưới đất phất lá cờ đỏ thì người khóa sinh buông tay cho thân mình rơi xuống đất và lộn một vòng. Có điều quan trọng là nếu ta buông tay quá sớm khi còn ở trên cao thì có thể bị tử thương hoặc bị gãy tay, gãy chân. Còn nếu buông tay quá trễ thì sẽ bị đập vô cột trụ ở cuối đường dây cáp thì cũng bị dập mặt bể trán.
Xong phần huấn luyện dưới đất thì tới phần lên phi cơ nhảy dù thực sự.
Ông Đại Úy Smith lại hỏi:
- Khi nhảy ra khỏi phi cơ, ông có cảm giác thế nào?
- Dạ khi đứng thủ thế tại cửa phi cơ, nghe Huấn Luyện Viên hô lớn “GO” ta có cảm tưởng như có một luồng điện cao thế chạy vào trong cơ thể. Ta không còn suy nghĩ hay tính toán gì hơn mà chỉ biết nhảy thẳng ra ngoài theo lệnh Huấn Luyện Viên. Khi vừa ra khỏi phi cơ thì ta bị sức gió của cánh quạt phi cơ đập mạnh vào nên ta có cảm giác chới với và ù cả hai lỗ tai, trong khi đó cánh dù mở rộng khiến cho ta có cảm tưởng như có bàn tay khổng lồ và êm ái nâng ta lên khiến cho ta có cảm giác thật là thoải mái. Ta chợt có ý nghĩ là chiếc dù cứ treo tại chỗ hoặc rơi xuống thật chậm để cho ta tận hưởng giây phút tuyệt diệu đó.
Ông Đại Úy Smith hỏi:
- Ông đã nhảy được bao nhiêu saut rồi?
- Dạ đã được 37 saut, gồm 5 saut huấn luyện và 32 saut nhảy bồi dưỡng. Mỗi quân nhân nhảy dù mỗi năm phải nhảy bồi dưỡng 4 lần.
- Ông đã nhảy được khá nhiều rồi, vậy mỗi lần đi nhảy ông có còn sợ không ? Có khi nào ông từ chối khi được lệnh đi nhảy không?
Tôi thành thật trả lời :
- Dạ, vẫn còn sợ như thường, nhưng tôi biết kỹ thuật chế tạo chiếc dù loại T.10 rất bảo đảm nên tôi yên tâm đi nhảy và không bao giờ từ chối khi đến lượt mình đi nhảy.
Ông Đại Úy Smith lại đặt câu hỏi:
- Tại sao ông chọn đi lính Nhảy dù mà không chọn lính khác? Chắc ông cũng biết là lính Nhảy dù dễ gặp nhiều nguy hiểm lắm không?
Tôi trả lời:
- Dạ tôi biết, nhưng tôi nghĩ là sống chết có số mạng, tôi muốn được có nhiều dịp phục vụ đất nước tôi hơn, vả lại tôi cũng thích cuộc sống mạo hiểm có rất nhiều cảm giác đó.
Cô giáo Nguyệt thông dịch các câu trước khá trôi chảy, đến chữ mạo hiểm thì cô ngập ngừng hỏi tôi:
- Ông có biết chữ mạo hiểm dịch ra tiếng Anh thế nào không?
Tôi còn đang lúng túng thì Ông Đại Úy Smith liền nói bằng tiếng Việt thật rõ ràng và đúng giọng :
- Đó là adventure.
Cô giáo Nguyệt liền nói theo:
- Yes Sir, he like adventure.
Ông Đại Úy Smith xoay về phía tôi nói:
- Ông hãy kể một trận đánh mà ông đã trực tiếp tham dự.
Tôi liên tưởng tới các trận đánh mà tôi ưng ý nhất mà tôi thực sự có tham dự các trận đó, nhưng Ông Đại Úy nầy chỉ yêu cầu một trận thôi nên tôi liền chọn trận đánh mà đơn vị tôi được toàn thắng, chứ không ngu gì mà kể một trận nhỏ hay một trận bị thất bại. Tôi bắt đầu kể:
- Trong đời lính chiến của tôi đã tham dự không biết bao nhiêu trận đánh, thắng cũng có mà bại cũng có. Nhưng có một trận mà tôi ưng ý nhất, đó là trận đánh ngày 12.5.1969 tại tỉnh Tây Ninh, thuộc Quân Khu III. Trận đánh nầy các cấp Chỉ huy của Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù đã đánh địch quân với chiến thuật “ĐIỆU HỔ LY SƠN” một cách tuyệt vời.
Ông Đại Úy Smith đưa tay ngăn lại. ông hỏi:
- What is “Điệu Hổ Ly Sơn“.
Cô giáo Nguyệt cũng hỏi tôi:
- Điệu Hổ Ly Sơn là gì hả ông?
Tôi giải thích:
- “Điệu Hổ Ly Sơn” là chữ Hán, chữ đó có nghĩa là Dụ Cọp Rời Núi. Con cọp ở trong rừng trong núi được người ta gọi là Chúa Sơn Lâm, nhưng khi ra đồng bằng thì chỉ là con thú tầm thường thôi, mặc dầu nó vẫn còn hung dữ, nhưng đã kém nhuệ khí rồi, không còn đắc địa để chúng tung hoành nữa.
Trở lại chiến thuật “Điệu Hổ Ly Sơn” mà Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù đã áp dụng một cách thật hữu hiệu.
Cô Giáo Nguyệt định thông dịch lời nói của tôi, nhưng ông Đại Úy Smith đưa tay ngăn lại. Ông bảo cứ để tôi kể hết rồi sẽ dịch lại.
Và đây, tôi xin kể lại trận đánh để đời đó cho Đại Úy trưởng phòng EAO nghe và cũng xin ghi lại cho các chiến hữu và quý đồng hương xem chơi.
oOo
Đầu năm 1960 “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam” ra đời. Tổ chức nầy do Cộng Sản Miền Bắc đẻ ra. Mục đích của chúng là muốn lũng đoạn Miền Nam để chúng có cơ hội chiếm luôn vùng đất nầy.
Mặc dù tổ chức nầy ra đời từ đầu năm 1960, nhưng bọn chúng loay hoay mãi cũng không chiếm được một vùng đất nào khả dĩ có thể tạm dùng làm thủ đô hay bản doanh cho tổ chức của chúng.
Sau khi bể mặt bể mày với cuộc chiến Tổng Công Kích Tết Mậu Thân mà chẳng ăn được cái giải gì, bọn chúng bèn co cụm lại những tên còn sống sót hợp với các đơn vị chính qui Miền Bắc với ý đồ mở một mặt trận mới, tìm một địa điểm chiến lược để cho Chính Phủ Lâm Thời của chúng ra mắt với Quốc Tế. Địa điểm mà chúng chọn là Thánh Thất của Đạo Cao Đài tại Long Hoa, Tỉnh Tây Ninh. Chọn địa điểm nầy chúng có nhiều cái lợi : Đây là một chỗ đông dân cư, là nơi qui tụ rất nhiều tín hữu của Đạo Cao Đài , là nơi có người ngoại quốc thường lui tới, rất tiện cho chúng tuyên truyền. Như ai nấy đều biết: Long Hoa là Thánh Thất của Đạo Cao Đài, nếu chúng chiếm được rồi thì phía Quốc Gia khó lòng mà chiếm lại được, vì đây là cơ sở của Tôn Giáo, nếu dùng vũ lực chiếm lại thì sẽ đụng chạm mạnh vào tín ngưỡng của người dân, còn nếu không chiếm lại thì còn thể thống gì nữa, vả lại chung quanh Thánh Thất có rất nhiều dân chúng, chính quyền Quốc Gia không thể hy sinh đồng bào để chiếm lại vùng đất nầy được. Mặt khác, tỉnh Tây Ninh giáp ranh với nước Cam bốt, bọn Việt Cộng lợi dụng ông Vua cà chớn của nước nầy để trú quân của chúng. Nếu quân Việt Cộng đến thì ông ta để yên, nếu quân Quốc Gia truy kích Việt Cộng, hay phi cơ lỡ bay qua khỏi ranh giới thì ông ta la lối, phản đối tùm lum.
Chính Phủ Quốc Gia không ngại gì ông Vua đó, nhưng vì tôn trọng luật lệ Quốc Tế, vì muốn giữ sự hòa bình hữu nghị với lân bang nên đành chịu sự thiệt thòi, đánh đuổi bọn xâm lăng trong sự gò bó với nhiều hạn chế như vậy.
Để chận đứng các mưu đồ gian manh của bọn Cộng Sản, Bộ Tổng Tham Mưu đã giao trách nhiệm cho Sư Đoàn Nhảy Dù đánh đuổi và phá vỡ kế hoạch của bọn chúng. Mặc dầu tại tỉnh Tây Ninh đã có Sư Đoàn 25 Bộ Binh và các đơn vị Địa Phương quân phụ trách, nhưng Sư Đoàn 25 Bộ Binh chịu trách nhiệm an ninh trên một địa bàn rộng lớn gồm ba tỉnh Tây Ninh, Hậu Nghĩa và Long An, nên đâu còn đủ quân số để đương đầu với các đơn vị chính qui của VC rảnh rang chứ không bận bịu với công tác an ninh lãnh thổ như các đơn vị Quân Đội Quốc Gia.
Các Tiểu Đoàn Nhảy Dù thuộc các Lữ Đoàn I, II III, với các Tiểu Đoàn Pháo Binh và các Đại đội Trinh Sát Nhảy Dù thay phiên nhau dẫm nát các khu rừng thuộc chiến khu D, nhưng kết quả cũng không mấy khả quan. Vì như chúng ta đã biết: Các đơn vị Cộng quân đã lợi dụng địa thế chiến trường tỉnh Tây Ninh sát biên giới Việt Miên. Ban đêm chúng kéo quân sang đánh phá Quân Đội ta, đến gần sáng chúng rút về bên kia biên giới. Các cánh quân ta truy kích đến biên giới là phải dừng lại. Tình trạng nầy càng kéo dài càng mệt mỏi cho quân sĩ, càng tốn kém cho ngân sách Quốc phòng mà chẳng được kết quả như mong muốn.
Ngày 8.5.1969 Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù được điều động lên Tây Ninh thay thế cho đơn vị bạn về Hậu cứ nghỉ dưỡng quân và bổ sung quân số.
Cả Tiểu Đoàn được trực thăng vận đến đóng quân tại bìa rừng cạnh thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông.TBĐ.XT.122.412 thuộc tỉnh Tây Ninh. Cứ ban ngày thì đi lục soát, đến chiều thì trở về chỗ đóng quân nghỉ ngơi.
Ngày thứ nhì cũng làm như vậy, lại còn tệ hại hơn nữa, cấp Chỉ huy còn cho lính nấu nướng
thoải mái, khói lửa tùm lum, các ông còn nổi hứng xách súng đi bắn chim và gọi pháo binh bắn vào mấy cây xoài thật lớn cho trái rụng xuống để lính lượm ăn nữa.
Có một điều đáng lưu ý là ngày đầu tiên, khi cả Tiểu Đoàn kéo đi lục soát, đến chiều trở về khu đóng quân thì thấy có dấu lạ như sau: Khi ăn sáng, có một số anh em binh sĩ ăn xong còn thừa cơm sấy trong bao nhựa, anh em treo lên cành cây hoặc để trên miệng hố cá nhân, khi trở về thì các bao cơm thừa đó đã biến mất, có thể nói là các bao cơm đó đã bị thú rừng hay chim chóc ăn hết, nhưng nếu thú rừng hay chim chóc ăn thì cái vỏ bao nhựa kia tại sao cũng mất tích luôn vậy? Điều nầy đã được anh em báo cáo lên thượng cấp, nhưng các ông chỉ cười nói: “Biết rồi, đừng lo” chứ không có thái độ gì hết.
Ngày thứ nhì, khi cả Tiểu đoàn kéo đi tiếp tục lục soát, Đại đội 34 của Trung Úy Trương văn Vân cho ém lại một Tiểu đội phục kích tại khu đóng quân. Đến gần trưa thì BCH Tiểu đoàn được Tiểu đội nầy báo tin là đã bắn hạ được hai tên trinh sát của VC đang đi quan sát khu vực đóng quân của ta, lục soát trong mình hai tên nầy thì thấy: ngoài vũ khí cá nhân còn có mấy bao cơm sấy thừa của anh em binh sĩ bỏ lại. Thì ra là cháu của Bác ăn mót đồ ăn thừa của lính ngụy. Sang ngày thứ ba, sau một ngày đi lục soát đến chiều thì lại quay về chỗ đóng quân cũ. Bữa nay thì có nhiều binh sĩ chịu hết nổi về sự khinh địch quá lố của cấp chỉ huy, anh em bàn tán xôn xao cả lên . Nhưng sao kỳ lạ thật, các cấp Chỉ huy từ Bố Già Lê văn Phát, đến ông Tiểu đoàn Phó, Năm ông Đại đội trưởng, mười mấy ông Trung đội trưởng, Tiểu đội trưởng…vẫn tỉnh bơ hoặc chỉ khuyên là cứ yên tâm, đừng lo lắng gì cả.
Các ông bảo là phải nghe chứ an tâm làm sao được khi tin tức của các Đơn vị bạn cho biết là nếu đóng quân mỗi chỗ một đêm thì tạm yên, chứ nếu đóng quân một chỗ hai đêm liền thì sẽ có chuyện ngay, đàng nầy lại đóng quân một chỗ đến đêm thứ ba rồi thì an tâm làm sao được. Vả lại bọn trinh sát VC đã vào trong tuyến phòng thủ của ta để quan sát, thì địa hình, địa thế bọn chúng đã nắm vững rồi, thế nào đêm nay sẽ bi pháo kích chứ chẳng sai.
Đến lúc nhá nhem tối thì có lệnh ban ra:
- Tất cả chuyển phòng ra khỏi chỗ cũ 50 thước.
- Các vọng gác phải thay đổi đến chỗ mới.
- San bằng các bờ ruộng bên ngoài phòng tuyến.
- Tất cả phải đào hố cá nhân mới.
- Mìn định hướng phải đem ra xử dụng hết.
- Mìn chiếu sáng phải được gài tối da.
- Riêng các toán tiền đồn được lệnh : Nếu thấy địch quân xuất hiện thì bắn vài loạt rồi bỏ chạy chứ không cần chiến đấu.
Lệnh đã ban ra, các quân nhân phấn khởi thi hành vì họ thấy việc làm nầy sẽ đem đến sự an toàn cho họ. Cũng có vài quân nhân vì ban ngày đi lục soát mệt mỏi, nên khi được lệnh dời phòng tuyến phải đào hầm hố mới nên làu bàu trách móc.
“Đồ gì mà cứ đồ hoài, sáng đồ hầm, trưa đồ hầm. chiều tối cũng đồ hầm. Không được nghỉ ngơi gì hết”. Thì ra anh bạn nầy là người miền Trung.
Một ông Trung đội trưởng đi kiểm soát, nghe anh binh sĩ kia phàn nàn nên cất tiếng khuyên:
“Cố gắng đi em, việc mình làm không phải vô ích đâu, không bao lâu em sẽ thấy kết quả của việc ta đang làm.
Đêm hôm đó trời lại đổ mưa, nhiều người vì bận đào hầm hố nên chưa kịp dựng lều, bị ướt nhem hết nên than trách cấp chỉ huy không thương lính mà trời cũng lại hành hạ lính nữa.
Đến 11 giờ đêm thì mọi công tác hoàn tất, ai nầy thở ra nhẹ nhõm vì việc phòng thủ đã xong xuôi. Nhưng cấp chỉ huy thì tâm tư nặng trĩu lo âu vì mọi việc tuy đã xong phần đầu, nhưng phần hai mới là quan trọng, các ông cứ nhấp nhỏm nghe ngóng như người thợ săn chờ con mồi sa vào lưới.
Đến 12 giờ khuya thì tiếng súng nổ reo về hướng đóng quân của Tiểu đoàn 6 Nhảy dù. Chỉ một chập sau là chấm dứt. Kế đến là mìn chiếu sáng ở tuyến đóng quân của Đại đội 31 bật sáng, rồi toán tiền đồn tuyến Đại đội 33 súng nổ reo trời, đến tuyến phong thủ của Đại đội 32 báo động, tuyến của Đại đội 34 tiếng mìn định hướng nổ vang trong đêm tối. Cứ thế, hết cạnh nầy đến phía khác đều có chuyện xảy ra.
Trong khi đó, toàn thể khu đóng quân của Tiểu đoàn 3 Nhảy dù vẫn im lặng chờ đợi. Bên ngoài phòng tuyến thỉnh thoảng mìn chiếu sáng bật cháy, thỉnh thoảng có mấy loạt súng nổ, rồi tất cả lại rơi vào im lặng một cách nặng nề...
Đến năm giờ sáng thì trái đạn pháo kích đầu tiên rơi vào khu đóng quân của các chiến sĩ Mũ Đỏ, tiếp theo là hàng loạt, hàng loạt đạn bích kích pháo đủ loại rót ào ạt vào vị trí quân ta.
Chỉ mấy phút sau thì các loạt đạn đại bác 105 ly phản pháo của Pháo binh Nhảy dù tới tấp đáp lễ vào các điểm do các Tiền sát viên của Nhảy dù hướng dẫn.
Đạn pháo kích của Cộng quân ầm ầm rơi vào trong tuyến trống không, đạn phản pháo của các pháo đội ta ào ào bay tới ngoài tuyến phòng thủ, một bên xướng, một bên họa, tạo nên một buổi hòa tấu thật hùng hồn.
Các chiến sĩ Nhảy dù đã xuống hầm chiến đấu từ lâu, họ nhìn nhau cười thoải mái, ghìm sẵn tay súng chờ đợi, một vài binh sĩ vui vẻ pha trò:
- Chà họ hòa tấu nhạc trẻ giựt gân quá ta.
-
Hơn 30 phút pháo kích cả ngàn quả đạn, chợt tiếng súng pháo kích im bặt, thì nền trời phía đông cũng đã hưng hửng sáng. Bọn bộ đội Cộng sản bắt đầu mở các đợt xung phong, chúng áp dụng chiến thuật: “Tiền Pháo, Hậu xung”.
Từng từng, lớp lớp tràn vào tuyến phòng thủ của các Thiên Thần Mũ Đỏ, ở ngoài xa thì chúng chạy vào, khi đến gần thì chúng bò, trườn, lết.
Có điều bất lợi cho chúng là bên ngoài phòng tuyến là các thửa ruộng khô, chỉ còn trơ gốc rạ, các bờ ruộng đã bị san bằng từ mờ tối hôm trước, mặt khác, nền trời đã sáng rõ rồi, mọi động tác của bọn cán ngố đều bị theo dõi thật sát. Khi bọn chúng đã vào tầm đạn, lệnh khai hỏa được ban ra. Hàng loạt bọn Cộng quân bị ngã xuống như sung rụng, những tên đang chạy tới thì bị đốn ngã, những tên đang bò lết trên mặt đất thì nằm yên luôn, những tên chưa trúng đạn, nếu tiếp tục tiến tới thì bị bắn hạ, nếu chạy tháo lui thì bị ăn mảnh đạn pháo binh hay bị trực thăng võ trang UTT xơi tái hết, cả một cánh đồng ngổn ngang xác Cộng.
Đó là trận chiến tại phòng tuyến của hai Đại Đội 32 và 33, còn phòng tuyến của hai Đại đội 31 và 34 có vất vả hơn, vì vòng đai của hai Đại đội nầy nằm hẳn trong rừng, dù sao thì cũng có điều lợi là họ ở trong tư thế sẵn sàng chờ đợi, có công sự chiến đấu, lấy khỏe đánh mệt, lấy tỉnh đánh động, nên có nhiều ưu thế hơn.
Vì bị cây lá rừng che lấp tầm quan sát nên cả hai phía đều dè dặt hơn. Các chiến sĩ Mũ đỏ thận trọng theo dõi từng tiếng động, từng chiếc lá rơi hay sự phe phẩy từng lá cây ngọn cỏ. Khi tiếng súng pháo kích chấm dứt thì lũ bộ đội ồ ạt xong phong, chúng nghĩ là sau đợt pháo kích dữ dội vừa rồi thì chắc hẳn bên trong đã bị tổn thất nặng lắm. Rủi cho bọn chúng là phòng tuyến đã được mở rộng ra 50 thước cho nên bao nhiêu đạn pháo kích đều rơi vào khoảng đất trống, lúc chúng vừa đứng lên thì đã nằm ngay trong tầm đạn của quân ta, các chiến sĩ ta tha hồ thực tập các bài tác xạ trên những tấm bia thịt. Bọn Cộng quân dùng chiến thuật biển người, còn chiến sĩ ta dùng chiến thuật biển đạn. Có lúc chiến sĩ ta phải đánh cận chiến bằng lưỡi lê, hoặc bằng báng súng hay lựu đạn với bọn chúng.
Trận đánh đã kết thúc thật mau lẹ lúc 7 giờ sáng, quân ta bị tử thương 5 người, bị thương 27 người.
Ta đã hạ sát 252 Cộng quân, xác còn tại chỗ, bắt giữ 7 tên bị thương, bắt sống 1 tên.
Theo cung từ sơ khởi ta được biết:
“ Đơn vị Cộng quân tấn kích quân ta là Trung đoàn 271 CSBV. Thường đêm chúng kéo sang tỉnh Tây Ninh đánh phá quân ta, đến gần sáng thì rút về bên kia biên giới. Lần nầy chúng thấy đơn vị mới đến cứ đóng quân một chỗ lại còn khiêu khích kêu Pháo binh bắn vào mấy cây xoài thật lớn để trái rụng xuống cho lính lượm ăn, lại còn cho lính ra sông Vàm Cỏ Đông tắm rửa bơi lội như chỗ không người, cho lính nấu nướng khói lửa tùm lum lại còn phục kích bắn chết hai tên trinh sát của chúng.
Sau khi theo dõi, điều nghiên những sinh hoạt của đơn vị Dù mới đến nầy, các thủ trưởng của Trung đoàn nhận xét là khả năng chiến thắng rất cao, nên đã quyết định tiến đánh đơn vị Dù nầy lập chiến công mừng sinh nhật Bác Hồ ngày 19 tháng 5 sắp tới.
Nhưng trong đêm 11 rạng 12 tháng 5 đó, Trung đoàn di chuyển mà không có người tại địa phương dẫn đường, vì hai người đó đã bị phục kích chết rồi nên Trung đoàn chọn người khác thay thế, người nầy không thông thạo đường sá nên dẫn đi lạc vào điểm đóng quân của đơn vị khác (TĐ6ND) và bị nổ súng.
Vì không có quyết tâm và vì không rõ vị trí đóng quân của đơn vị nầy nên Trung đoàn chỉ chống trả qua loa rồi rút đi với tổn thất thêm người dẫn đường và một số quân sĩ nữa.
Do không có người dẫn đường nên cứ đi loanh quanh trong rừng, hết chạm súng với toán tiền đồn nầy lại vướng mìn chiếu sáng hoặc mìn định hướng chỗ khác. Mãi đến gần sáng mới tìm được chỗ bố trí quân và đặt súng pháo kích. Cứ ngỡ đạn pháo kích sẽ gây tổn thất nặng cho quân trú phòng bên trong, nào ngờ chỉ pháo kích vào khoảng đất trống mà còn đánh thức và báo động cho quân sĩ bên trong chuẩn bị đối phó.
Tin chiến thắng đã được báo cáo về Bộ Tư Lệnh/ Sư đoàn Nhảy dù. Trung tá Nguyễn Phẩm Bường, Quyền Tham mưu Trưởng, đã hướng dẫn phái đoàn Bộ Tham mưu đáp phi cơ đến quan sát chiến trường và Ủy lạo quân sĩ. Phi cơ đưa phái đoàn Tham mưu đến Tây Ninh, đồng thời cũng di chuyển thương binh về bệnh viện điều trị. Vừa xuống phi cơ, Trung tá Bường liền đến chỗ các thương binh đang nằm chờ tại phi trường, ông ân cần nói:
- Các anh giỏi lắm, trận nầy các anh đã chiến thắng thật oanh liệt. Chiến tích nầy, thượng cấp sẽ ghi công các anh vào Quân chiến sử.
Các thương binh nhao nhao đáp:
- Trình Trung tá, không phải chiến công riêng của anh em tụi em đâu, tụi em chỉ là thừa hành, mọi mưu lươc đều do các đích thân sắp đặt và quyết định hết đó Trung tá.
Trung Tá Bường lại khen :
- Được lắm, các anh em Tiểu đoàn 3 Nhảy dù giỏi thiệt, đã chiến thắng lớn mà không kiêu căng, khâm phục, khâm phục.
Sau khi tiễn các thương binh lên phi cơ C.47 để về Bệnh viện Đỗ Vinh điều trị, Trung Tá Bường cùng phái đoàn đáp trực thăng ra thị sát tại chiến trường.
Sau khi đảo mấy vòng quan sát trên chiến địa, phi cơ chở phái đoàn đáp xuống giữa khu vực đóng quân, tại đây có một số Sĩ quan và quân sĩ đón tiếp.
Trung tá Bường lại cất tiếng khen:
- Bộ chỉ huy TĐ3ND thật đáng khen, đánh giặc rất có bài bản, thật đáng khen ngợi.
Một Sĩ quan cấp Úy trả lời:
- Trình Trung tá, thật ra không phải là công của chúng tôi đâu, nếu không có các quân sĩ can trường chiến đấu thì chúng tôi cũng chẳng làm gì được. Bằng chứng là anh em quân sĩ cũng đã góp công tích cực trong phòng thủ cũng như chiến đấu thật dũng cảm.
Trung Tá Bường kêu lên:
- Sao kỳ vậy, tôi khen quân sĩ thì họ nói là mưu lược của cấp Chỉ huy, tôi khen cấp Chỉ huy thì lại nói là công của quân sĩ, vậy tôi phải khen ai cho đúng đây?
Một vị Sĩ quan trong phái đoàn Tham mưu kề tai Trung tá Bường nói nhỏ:
- Trung Tá phải khen chung tất cả quân nhân của đơn vị nầy mới đúng.
Trung tá Bường gật đầu vui vẻ nói:
- Tất cả quân nhân Tiểu đoàn 3 Nhảy dù rất đáng khen ngợi, các anh đã áp dụng chiến thuật “ĐIỆU HỔ LY SƠN” một cách rất tài tình đem lại chiến thắng lớn cho Quân đội, đem lại thành quả tốt đẹp cho Binh chủng. Tôi sẽ trình lên Trung tướng Tư lệnh đề nghị tưởng thưởng xứng đáng cho đơn vị nầy.
Một số binh sĩ đứng gần đó kêu lên:
- Phải chăng, cứ đóng quân một chỗ để chọc tức bọn giặc Cộng, gọi Pháo binh bắn xoài, cho lính đi tắm sông công khai, xách súng đi bắn chim, nấu nướng khói lửa tùm lum là áp dụng chiến thuật “Điệu Hổ Ly Sơn” à? Mà cũng đúng, nếu không chọc tức, không khiêu khích, thì đâu có cách nào lừa được bọn giặc Cộng chui đầu vào rọ!
oOo
Ông Đại úy Smith đứng lên bắt tay tôi nói:
- Ông kể chuyện hay lắm, tôi tin ông rồi, cô Nguyệt khỏi cần dịch lại, tôi đã nghe, đã hiểu đủ rồi. Nhân danh Chính Phủ nước Mỹ: tôi nhận ông và gia đình đến định cư tại nước của tôi. Chúc ông được nhiều may mắn.
MĐ. Nguyễn Văn Nơi
( Tân Sơn Hòa chuyển )
Bàn ra tán vào (0)
ĐIỆU HỔ LY SƠN
Đọc truyện cổ của nước Trung Hoa, nhất là truyện Chung Vô Diệm, chúng ta sẽ thấy người xưa đã áp dụng những chiến lược, chiến thuật rất hay. Trong số những chiến thuật đó có chiến thuật “Điệu Hổ Ly Sơn” rất độc đáo mà Bộ Chỉ Huy và chiến hữu Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù đã áp dụng một cách trọn vẹn tại Chiến Khu Đ, Tỉnh Tây Ninh, thuộc Quân Khu III.
oOo
Tôi được đến định cư tại nước Mỹ, không phải đi theo diện ODP, không phải đi theo diện HO, cũng không phải đi theo diện con lai. Tôi đi theo diện Ô-ĐI-GHE bằng đường biển, tức là tôi thuộc thành phần tị nạn chính trị, ra đi không có trật tự nhưng có lý do chính đáng, bởi vì tôi là cựu quân nhân thuộc Binh Chủng NHẢY DÙ.
Những người tị nạn chính trị, dù ra đi bằng đường bộ hay đường biển đều có rất nhiều lo sợ, nguy hiểm và tốn kém, có khi nguy hiểm đến cả sinh mạng của mình nữa. Sự lo sợ từ khi chuẩn bị, lúc khởi hành, lúc lênh đênh trên biển cả, và khi đã đến được trại tị nạn nữa.
Nhưng nhờ Ơn Trên, nhờ sự chuẩn bị chu đáo và có lẽ cũng nhờ sự may mắn nên tôi đã vượt qua một cách an toàn. Bây giờ còn phải lo chuẩn bị tinh thần để chờ ngày ra phái đoàn phỏng vấn.
Việc nầy, theo các người đi trước cho biết: Tuy khó mà dễ, tuy dễ mà khó.
Khó là khi ra phái đoàn phỏng vấn, nhân viên phụ trách sẽ cật vấn, sẽ vặn vẹo đủ thứ để khỏi nhận lầm đối tượng. Còn dễ là khi nhân viên phụ trách nhận xét là đúng đối tượng, đủ tiêu chuẩn như luật lệ đã qui định thì người ta chấp thuận ngay cho đến định cư tại nước của họ.
Còn dễ mà khó là người dân mình khi thấy các phái đoàn nhận người một cách dễ dãi nên có
ý xem thường, không lo chuẩn bị chu đáo, đến khi người ta hỏi vài câu cắc cớ thì lúng túng, trả lời không xuôi, nên người ta bác đơn xin tị nạn.
Có nhiều trường hợp lại chính mình làm cho mình bị bác đơn xin tị nạn. Ví dụ như có anh quân nhân thứ thiệt, khi ra phái đoàn lại tự nâng cấp bậc của mình lên cao, từ cấp Hạ sĩ quan lên cấp Trung Úy, Đại Úy. Khi người phụ trách phỏng vấn hỏi công việc của cấp Sĩ quan thì anh ta không biết gì mà trả lời, thế là anh ta bị nghi ngờ là quân nhân giả mạo nên bị khước từ tư cách tị nạn của anh ta. Sau nầy được biết là anh ta muốn nâng cấp bậc lên cao để mong được truy lãnh nhiều tiền, vì anh ta nghe thiên hạ đồn là Chính Phủ Mỹ sẽ truy trả tiền lương cho các cựu quân nhân và công chức kể từ ngày Cộng Sản cưỡng chiếm Miền Nam; rốt cuộc, tiền truy lãnh không có, mà việc định cư cũng bị trở ngại.
Cũng có người là quân nhân chính hiệu con nai vàng, nhưng chỉ là lính “vú em” thuộc gia đình Bác Tám. Khi ra phái đoàn trả lời suông sẻ hết, đến khi nhân viên phụ trách bảo anh ta kể lại một trận đánh mà anh ưng ý nhất thì anh ta lúng túng không biết gì mà kể, kết quả là bị khước từ, chờ các nước khác đến nhận theo diện nhân đạo.
Trong những ngày ở trong trại tị nạn, tôi được những người đi trước bày vẽ cho cách trả lời khi ra phái đoàn, có những ý kiến hay, có những ý kiến không thực tế hoặc hơi quá đáng. Tôi ghi nhận hết những ý kiến đó và chỉ im lặng vui vẻ chứ không tán thành hay chê khen gì hết.
Lịch trình ra phái đoàn được chia ra làm ba giai đoạn:
I. Văn Phòng JVA (Joint Voluntary Agency):
Tại đây, người ta cho kê khai lý lịch, kể ra các công việc có liên quan đến Quân Vụ hay Công Vụ ta đã đảm trách trong chế độ VNCH.
Người ta cũng hỏi thêm các hoạt động chính trị chống lại chế độ hiện hữu nếu có. Họ còn bảo ta kê khai Tôn Giáo của mình, kể cả Tên Thánh của mỗi người. Trường hợp các Tôn Giáo khác cũng không sao. Tại Văn phòng nầy rất dễ, người ta không hề cật vấn hay bắt bẻ gì cả.
II. Văn Phòng EAO (Ethnic Affair Officer):
Tại Văn Phòng nầy người ta sẽ cật vấn, truy cứu, moi móc đủ thứ những gì có liên quan đến Quân Vụ hay Công Vụ của ta. Mục đích là để xác định cho đúng tư cách tị nạn của ta để họ quyết định là nhận hay từ chối. Văn Phòng nầy là nơi ai nấy đều lo ngại nhất, nếu qua được Văn Phòng nầy thì mọi việc đều xuôi thuận hết.
III. Văn Phòng INS (Immigration Naturalization Service):
Đây là Văn Phòng của Sở Di Trú, Người trưởng Văn Phòng sẽ bảo gia đình người được phỏng vấn tuyên thệ, sau đó chỉ hỏi ta mấy câu chiếu lệ như: Vì lý do nào mà ta xin tị nạn? Có gì khó khăn hay nguy hiểm mà ta phải ra đi? Chắc chắn mỗi người trong chúng ta đều có hàng lô lý do để trả lời câu hỏi nầy.
Phần tôi, khi đến được đất nước Thái Lan tôi phải ở tại nhà tạm trú trên bán đảo Budi với người Hồi Giáo Mã Lai 33 ngày, sau đó được chính quyền của Thái Lan chuyển thẳng vào trại tị nạn Panat Nikhom thuộc tỉnh Chonburi ở gần Thủ Đô Bangkok. Sở dĩ chúng tôi ở tạm trong khu người Hồi Giáo Mã Lai vì vùng đất nầy là vùng cực Nam của nước Thái Lan, có một số người Mã Lai đến cư ngụ lâu đời tại đây.
Vào trại Tị nạn Panat Nikhom được 2 ngày thì được gọi ra văn phòng Cao Ủy Tị nạn/ LHQ để được phân loại và chờ ngày ra phái đoàn các nước đến phỏng vấn tiếp nhận.
Hai tuần sau thì gia đình tôi được gọi lên văn phòng JVA để kê khai lý lịch và phần Quân vụ của tôi..
Ba ngày sau thì tôi được gọi lên Văn phòng EAO. Tại đây tôi cũng có hơi lo một tí, mặc dầu tôi không có gì gian dối hoặc thêm bớt gì trong lý lịch hay trong Quân vụ.
Phụ trách tại Văn phòng nầy là một vị Sĩ quan Mỹ: Đại Úy Smith. Ông nầy bị người tị nạn gán cho một biệt danh là Ông Ba Gà Đá, không phải ông ta thích đá gà mà là đá người tị nạn ra khỏi danh sách của những người tị nạn được đi định cư tại nước Mỹ, nếu ông ấy nhận thấy có gì đáng nghi ngờ. Ông có tác phong của một quân nhân rất chững chạc, mặc dù ông chỉ mặc thường phục, tóc cắt ngắn như một tân binh trong quân trường, lời nói sắc sảo gọn gàng.
Thông dịch viên của ông Đại Úy nầy là cô giáo Nguyệt, cô tự giới thiệu là cô giáo dạy lớp hai tại một trường sơ cấp ở tỉnh Cần Thơ, và cho biết là cô có học chút ít tiếng Anh trước khi vượt biển tới đây. Cô cũng cho biết là trình độ của cô còn hạn chế lắm, có thể có những chữ cô chưa biết, nhất là trong lãnh vực Quân sự. Bắt đầu cuộc phỏng vấn, ông Đại Úy Smith hỏi tôi qua lời thông dịch của cô Nguyệt :
- Ông là quân nhân Nhảy Dù?
Tôi trả lời:
- Dạ phải.
- Cấp bậc gì?
- Dạ, cấp bậc Hạ sĩ nhất.
Ông lại hỏi tiếp:
- Ông thuộc Đơn vị nào trong Binh Chủng Nhảy Dù?
- Dạ ở Đại Đội 33, Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù.
- Cấp cao hơn nữa là gì?
- Dạ là Lữ Đoàn 3, Lữ đoàn trưởng là Đại Tá Nguyễn Khoa Nam.
Đại Úy Smith có vẻ vui, hỏi tiếp:
- Có phải Đại tá Nguyễn Khoa Nam, sau nầy lên chức Thiếu tướng Tư lệnh Quân đoàn IV không?
Tôi nghiêm chỉnh đứng lên đáp:
- Dạ đúng là Thiếu tướng Nam, ông đã tuẫn tiết khi có lệnh đầu hàng của Đại Tướng Minh!!!
Đại Úy Smith đưa tay mời tôi ngồi rồi hỏi:
- Anh có vẻ kính trọng Thiếu tướng Nam?
- Dạ tất cả người Việt Nam đều kính trọng Ông Thiếu tướng Nam, có thể cả Việt Cộng nữa.
- Được rồi, bây giờ tôi hỏi tiếp nghe. Anh hãy kể sơ các giai đoạn học Nhảy dù.
- Dạ, trước khi vào học Nhảy dù, người khóa sinh phải thi thể dục để kiểm tra sức khỏe coi có đủ sức theo học Nhảy dù không? Tiếp theo là học trên mặt đất từ các thế té bên trái, ngã bên phải, nhào đàng trước, lộn đàng sau. Tiếp theo là học cách mang dù: Mỗi người quân nhân đi nhảy phải mang hai chiếc dù, chiếc dù mang sau lưng màu xanh ô-liu dùng để nhảy từ phi cơ xuống đất, chiếc dù mang trước bụng nhỏ hơn, màu trắng dùng để cấp cứu nếu chiếc dù sau lưng nhảy ra mà không mở, hoặc mở không đều, như bị rối dây, lá dù bị rách hơn một yard, hay lá dù bị xoắn lại hoặc lá dù bị teo lại như lá cờ đuôi nheo, và cũng mở dù cấp cứu khi bị rơi mũ sắt..
Người khóa sinh cũng được học cách lái dù để tránh cho lá dù không xáp lại gần lá dù của các bạn khác, học cách điều khiển cho lá dù bay chậm và lái cho lá dù rơi đúng bãi đáp an toàn.
Kế đó là học cách xuống dù, học cách xuống dù trên mặt đất, xuống dù trên ngọn cây cao và xuống dù dưới nước, nếu dù bị rơi xuống ruộng nước hay rơi xuống sông rạch.
Sau phần học dưới đất, đến phần tập nhảy đài 12 thước mà anh em gọi nôm na là nhảy chuồng cu. Cái đài nầy được đóng vách kín hết bốn bên, chỉ có hai cửa hai bên hông như cửa trên phi cơ. Tại đài nầy mọi động tác đều phải làm đúng như trên phi cơ thật. Người khóa sinh làm theo lệnh của Huấn Luyện Viên, khi được lệnh móc dây “xoa”- tức là cái sợi dây cột miệng cái bao dù – vào dây cáp, xong đứng thủ thế tại cửa, khi Huấn Luyện Viên ra lệnh “GO” thì người khóa sinh nhảy thẳng ra ngoài không trung đồng thời miệng đếm số: 331 – 332 – 333, xong rồi ta nắm dây thượng thăng ngước mặt lên, nhìn lá dù và hô to “Khám dù”.
Ông Đại Úy Smith đưa tay ngăn lại:
- Ông cho biết, khi nhảy ra khỏi cửa phi cơ, mà còn đọc các câu số chi vậy? Có phải các anh sợ quá nên đọc câu thần chú không?
- Dạ ba câu số đó là thời gian BA GIÂY để cho lá dù mở, nếu sau BA GIÂY mà ta không nghe lá dù mở thì ta phải lập tức mở lá dù cấp cứu trước bụng.
Vừa trả lời, tôi vừa theo dõi nét mặt ông Đại Úy Smith, tôi thấy ông gật gù cái đầu, gương mặt có vẻ vui tươi, nên tôi rất an lòng.
Chợt ông Đại Úy Smith hỏi:
- Nếu lá dù cấp cứu trước bụng cũng không mở thì phải làm sao?
Tôi nhanh nhẩu đáp:
- Dạ chuyện đó không bao giờ xảy ra, bởi vì kỹ thuật chế tạo chiếc dù rất tinh vi, nên không thể có vấn đề cả hai chiếc dù cùng không mở một lúc được.
Ông Đại Úy Smith vừa cười vừa nói:
- Tôi đặt thí dụ, tôi nói lại là chỉ đặt thí dụ mà thôi, là nếu cả hai chiếc dù cùng không mở thì phải làm sao?
Tôi hùng hồn trả lời:
- Tôi cũng đoan chắc là chuyện đó không bao giờ có thể xảy ra được, mà giả dụ nếu nó có xảy ra thì chỉ còn cách gọi Liên Đội Chung Sự đem xẻng đến xúc về thôi.
Ông Đại Úy Smith cười, cô giáo Nguyệt cười, tôi cũng cười với họ. Ông Đại Úy Smith bảo tôi:
- Ông kể tiếp đi
Bây giờ tôi đã an tâm rồi, nên bình tĩnh trả lời câu hỏi của ông Đại Úy :
- Sau hai lần nhảy tập đài 12 thước, thì tiếp theo tập nhảy đài 11 thước mà người ta gọi là đi dây tử thần. Đài nầy người ta căng một sợi dây cáp từ hướng Bắc đi ngang cái đài đến hướng Nam như hình chữ A mà cái đài là đỉnh của chữ A đó. Trên sợi dây cáp có gắn cái ròng rọc (trục lăng) với hai khoen sắt. Người khóa sinh leo lên đài, hai tay nắm vào hai khoen sắt chờ lệnh. Khi Huấn Luyện Viên ra lệnh “GO” thì người khóa sinh rúng mình co chân lên thì cái ròng rọc sẽ đưa ta chạy về hướng cuối sợi dây cáp với tốc độ 65 km/giờ, khi Huấn Luyện Viên đứng dưới đất phất lá cờ đỏ thì người khóa sinh buông tay cho thân mình rơi xuống đất và lộn một vòng. Có điều quan trọng là nếu ta buông tay quá sớm khi còn ở trên cao thì có thể bị tử thương hoặc bị gãy tay, gãy chân. Còn nếu buông tay quá trễ thì sẽ bị đập vô cột trụ ở cuối đường dây cáp thì cũng bị dập mặt bể trán.
Xong phần huấn luyện dưới đất thì tới phần lên phi cơ nhảy dù thực sự.
Ông Đại Úy Smith lại hỏi:
- Khi nhảy ra khỏi phi cơ, ông có cảm giác thế nào?
- Dạ khi đứng thủ thế tại cửa phi cơ, nghe Huấn Luyện Viên hô lớn “GO” ta có cảm tưởng như có một luồng điện cao thế chạy vào trong cơ thể. Ta không còn suy nghĩ hay tính toán gì hơn mà chỉ biết nhảy thẳng ra ngoài theo lệnh Huấn Luyện Viên. Khi vừa ra khỏi phi cơ thì ta bị sức gió của cánh quạt phi cơ đập mạnh vào nên ta có cảm giác chới với và ù cả hai lỗ tai, trong khi đó cánh dù mở rộng khiến cho ta có cảm tưởng như có bàn tay khổng lồ và êm ái nâng ta lên khiến cho ta có cảm giác thật là thoải mái. Ta chợt có ý nghĩ là chiếc dù cứ treo tại chỗ hoặc rơi xuống thật chậm để cho ta tận hưởng giây phút tuyệt diệu đó.
Ông Đại Úy Smith hỏi:
- Ông đã nhảy được bao nhiêu saut rồi?
- Dạ đã được 37 saut, gồm 5 saut huấn luyện và 32 saut nhảy bồi dưỡng. Mỗi quân nhân nhảy dù mỗi năm phải nhảy bồi dưỡng 4 lần.
- Ông đã nhảy được khá nhiều rồi, vậy mỗi lần đi nhảy ông có còn sợ không ? Có khi nào ông từ chối khi được lệnh đi nhảy không?
Tôi thành thật trả lời :
- Dạ, vẫn còn sợ như thường, nhưng tôi biết kỹ thuật chế tạo chiếc dù loại T.10 rất bảo đảm nên tôi yên tâm đi nhảy và không bao giờ từ chối khi đến lượt mình đi nhảy.
Ông Đại Úy Smith lại đặt câu hỏi:
- Tại sao ông chọn đi lính Nhảy dù mà không chọn lính khác? Chắc ông cũng biết là lính Nhảy dù dễ gặp nhiều nguy hiểm lắm không?
Tôi trả lời:
- Dạ tôi biết, nhưng tôi nghĩ là sống chết có số mạng, tôi muốn được có nhiều dịp phục vụ đất nước tôi hơn, vả lại tôi cũng thích cuộc sống mạo hiểm có rất nhiều cảm giác đó.
Cô giáo Nguyệt thông dịch các câu trước khá trôi chảy, đến chữ mạo hiểm thì cô ngập ngừng hỏi tôi:
- Ông có biết chữ mạo hiểm dịch ra tiếng Anh thế nào không?
Tôi còn đang lúng túng thì Ông Đại Úy Smith liền nói bằng tiếng Việt thật rõ ràng và đúng giọng :
- Đó là adventure.
Cô giáo Nguyệt liền nói theo:
- Yes Sir, he like adventure.
Ông Đại Úy Smith xoay về phía tôi nói:
- Ông hãy kể một trận đánh mà ông đã trực tiếp tham dự.
Tôi liên tưởng tới các trận đánh mà tôi ưng ý nhất mà tôi thực sự có tham dự các trận đó, nhưng Ông Đại Úy nầy chỉ yêu cầu một trận thôi nên tôi liền chọn trận đánh mà đơn vị tôi được toàn thắng, chứ không ngu gì mà kể một trận nhỏ hay một trận bị thất bại. Tôi bắt đầu kể:
- Trong đời lính chiến của tôi đã tham dự không biết bao nhiêu trận đánh, thắng cũng có mà bại cũng có. Nhưng có một trận mà tôi ưng ý nhất, đó là trận đánh ngày 12.5.1969 tại tỉnh Tây Ninh, thuộc Quân Khu III. Trận đánh nầy các cấp Chỉ huy của Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù đã đánh địch quân với chiến thuật “ĐIỆU HỔ LY SƠN” một cách tuyệt vời.
Ông Đại Úy Smith đưa tay ngăn lại. ông hỏi:
- What is “Điệu Hổ Ly Sơn“.
Cô giáo Nguyệt cũng hỏi tôi:
- Điệu Hổ Ly Sơn là gì hả ông?
Tôi giải thích:
- “Điệu Hổ Ly Sơn” là chữ Hán, chữ đó có nghĩa là Dụ Cọp Rời Núi. Con cọp ở trong rừng trong núi được người ta gọi là Chúa Sơn Lâm, nhưng khi ra đồng bằng thì chỉ là con thú tầm thường thôi, mặc dầu nó vẫn còn hung dữ, nhưng đã kém nhuệ khí rồi, không còn đắc địa để chúng tung hoành nữa.
Trở lại chiến thuật “Điệu Hổ Ly Sơn” mà Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù đã áp dụng một cách thật hữu hiệu.
Cô Giáo Nguyệt định thông dịch lời nói của tôi, nhưng ông Đại Úy Smith đưa tay ngăn lại. Ông bảo cứ để tôi kể hết rồi sẽ dịch lại.
Và đây, tôi xin kể lại trận đánh để đời đó cho Đại Úy trưởng phòng EAO nghe và cũng xin ghi lại cho các chiến hữu và quý đồng hương xem chơi.
oOo
Đầu năm 1960 “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam” ra đời. Tổ chức nầy do Cộng Sản Miền Bắc đẻ ra. Mục đích của chúng là muốn lũng đoạn Miền Nam để chúng có cơ hội chiếm luôn vùng đất nầy.
Mặc dù tổ chức nầy ra đời từ đầu năm 1960, nhưng bọn chúng loay hoay mãi cũng không chiếm được một vùng đất nào khả dĩ có thể tạm dùng làm thủ đô hay bản doanh cho tổ chức của chúng.
Sau khi bể mặt bể mày với cuộc chiến Tổng Công Kích Tết Mậu Thân mà chẳng ăn được cái giải gì, bọn chúng bèn co cụm lại những tên còn sống sót hợp với các đơn vị chính qui Miền Bắc với ý đồ mở một mặt trận mới, tìm một địa điểm chiến lược để cho Chính Phủ Lâm Thời của chúng ra mắt với Quốc Tế. Địa điểm mà chúng chọn là Thánh Thất của Đạo Cao Đài tại Long Hoa, Tỉnh Tây Ninh. Chọn địa điểm nầy chúng có nhiều cái lợi : Đây là một chỗ đông dân cư, là nơi qui tụ rất nhiều tín hữu của Đạo Cao Đài , là nơi có người ngoại quốc thường lui tới, rất tiện cho chúng tuyên truyền. Như ai nấy đều biết: Long Hoa là Thánh Thất của Đạo Cao Đài, nếu chúng chiếm được rồi thì phía Quốc Gia khó lòng mà chiếm lại được, vì đây là cơ sở của Tôn Giáo, nếu dùng vũ lực chiếm lại thì sẽ đụng chạm mạnh vào tín ngưỡng của người dân, còn nếu không chiếm lại thì còn thể thống gì nữa, vả lại chung quanh Thánh Thất có rất nhiều dân chúng, chính quyền Quốc Gia không thể hy sinh đồng bào để chiếm lại vùng đất nầy được. Mặt khác, tỉnh Tây Ninh giáp ranh với nước Cam bốt, bọn Việt Cộng lợi dụng ông Vua cà chớn của nước nầy để trú quân của chúng. Nếu quân Việt Cộng đến thì ông ta để yên, nếu quân Quốc Gia truy kích Việt Cộng, hay phi cơ lỡ bay qua khỏi ranh giới thì ông ta la lối, phản đối tùm lum.
Chính Phủ Quốc Gia không ngại gì ông Vua đó, nhưng vì tôn trọng luật lệ Quốc Tế, vì muốn giữ sự hòa bình hữu nghị với lân bang nên đành chịu sự thiệt thòi, đánh đuổi bọn xâm lăng trong sự gò bó với nhiều hạn chế như vậy.
Để chận đứng các mưu đồ gian manh của bọn Cộng Sản, Bộ Tổng Tham Mưu đã giao trách nhiệm cho Sư Đoàn Nhảy Dù đánh đuổi và phá vỡ kế hoạch của bọn chúng. Mặc dầu tại tỉnh Tây Ninh đã có Sư Đoàn 25 Bộ Binh và các đơn vị Địa Phương quân phụ trách, nhưng Sư Đoàn 25 Bộ Binh chịu trách nhiệm an ninh trên một địa bàn rộng lớn gồm ba tỉnh Tây Ninh, Hậu Nghĩa và Long An, nên đâu còn đủ quân số để đương đầu với các đơn vị chính qui của VC rảnh rang chứ không bận bịu với công tác an ninh lãnh thổ như các đơn vị Quân Đội Quốc Gia.
Các Tiểu Đoàn Nhảy Dù thuộc các Lữ Đoàn I, II III, với các Tiểu Đoàn Pháo Binh và các Đại đội Trinh Sát Nhảy Dù thay phiên nhau dẫm nát các khu rừng thuộc chiến khu D, nhưng kết quả cũng không mấy khả quan. Vì như chúng ta đã biết: Các đơn vị Cộng quân đã lợi dụng địa thế chiến trường tỉnh Tây Ninh sát biên giới Việt Miên. Ban đêm chúng kéo quân sang đánh phá Quân Đội ta, đến gần sáng chúng rút về bên kia biên giới. Các cánh quân ta truy kích đến biên giới là phải dừng lại. Tình trạng nầy càng kéo dài càng mệt mỏi cho quân sĩ, càng tốn kém cho ngân sách Quốc phòng mà chẳng được kết quả như mong muốn.
Ngày 8.5.1969 Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù được điều động lên Tây Ninh thay thế cho đơn vị bạn về Hậu cứ nghỉ dưỡng quân và bổ sung quân số.
Cả Tiểu Đoàn được trực thăng vận đến đóng quân tại bìa rừng cạnh thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông.TBĐ.XT.122.412 thuộc tỉnh Tây Ninh. Cứ ban ngày thì đi lục soát, đến chiều thì trở về chỗ đóng quân nghỉ ngơi.
Ngày thứ nhì cũng làm như vậy, lại còn tệ hại hơn nữa, cấp Chỉ huy còn cho lính nấu nướng
thoải mái, khói lửa tùm lum, các ông còn nổi hứng xách súng đi bắn chim và gọi pháo binh bắn vào mấy cây xoài thật lớn cho trái rụng xuống để lính lượm ăn nữa.
Có một điều đáng lưu ý là ngày đầu tiên, khi cả Tiểu Đoàn kéo đi lục soát, đến chiều trở về khu đóng quân thì thấy có dấu lạ như sau: Khi ăn sáng, có một số anh em binh sĩ ăn xong còn thừa cơm sấy trong bao nhựa, anh em treo lên cành cây hoặc để trên miệng hố cá nhân, khi trở về thì các bao cơm thừa đó đã biến mất, có thể nói là các bao cơm đó đã bị thú rừng hay chim chóc ăn hết, nhưng nếu thú rừng hay chim chóc ăn thì cái vỏ bao nhựa kia tại sao cũng mất tích luôn vậy? Điều nầy đã được anh em báo cáo lên thượng cấp, nhưng các ông chỉ cười nói: “Biết rồi, đừng lo” chứ không có thái độ gì hết.
Ngày thứ nhì, khi cả Tiểu đoàn kéo đi tiếp tục lục soát, Đại đội 34 của Trung Úy Trương văn Vân cho ém lại một Tiểu đội phục kích tại khu đóng quân. Đến gần trưa thì BCH Tiểu đoàn được Tiểu đội nầy báo tin là đã bắn hạ được hai tên trinh sát của VC đang đi quan sát khu vực đóng quân của ta, lục soát trong mình hai tên nầy thì thấy: ngoài vũ khí cá nhân còn có mấy bao cơm sấy thừa của anh em binh sĩ bỏ lại. Thì ra là cháu của Bác ăn mót đồ ăn thừa của lính ngụy. Sang ngày thứ ba, sau một ngày đi lục soát đến chiều thì lại quay về chỗ đóng quân cũ. Bữa nay thì có nhiều binh sĩ chịu hết nổi về sự khinh địch quá lố của cấp chỉ huy, anh em bàn tán xôn xao cả lên . Nhưng sao kỳ lạ thật, các cấp Chỉ huy từ Bố Già Lê văn Phát, đến ông Tiểu đoàn Phó, Năm ông Đại đội trưởng, mười mấy ông Trung đội trưởng, Tiểu đội trưởng…vẫn tỉnh bơ hoặc chỉ khuyên là cứ yên tâm, đừng lo lắng gì cả.
Các ông bảo là phải nghe chứ an tâm làm sao được khi tin tức của các Đơn vị bạn cho biết là nếu đóng quân mỗi chỗ một đêm thì tạm yên, chứ nếu đóng quân một chỗ hai đêm liền thì sẽ có chuyện ngay, đàng nầy lại đóng quân một chỗ đến đêm thứ ba rồi thì an tâm làm sao được. Vả lại bọn trinh sát VC đã vào trong tuyến phòng thủ của ta để quan sát, thì địa hình, địa thế bọn chúng đã nắm vững rồi, thế nào đêm nay sẽ bi pháo kích chứ chẳng sai.
Đến lúc nhá nhem tối thì có lệnh ban ra:
- Tất cả chuyển phòng ra khỏi chỗ cũ 50 thước.
- Các vọng gác phải thay đổi đến chỗ mới.
- San bằng các bờ ruộng bên ngoài phòng tuyến.
- Tất cả phải đào hố cá nhân mới.
- Mìn định hướng phải đem ra xử dụng hết.
- Mìn chiếu sáng phải được gài tối da.
- Riêng các toán tiền đồn được lệnh : Nếu thấy địch quân xuất hiện thì bắn vài loạt rồi bỏ chạy chứ không cần chiến đấu.
Lệnh đã ban ra, các quân nhân phấn khởi thi hành vì họ thấy việc làm nầy sẽ đem đến sự an toàn cho họ. Cũng có vài quân nhân vì ban ngày đi lục soát mệt mỏi, nên khi được lệnh dời phòng tuyến phải đào hầm hố mới nên làu bàu trách móc.
“Đồ gì mà cứ đồ hoài, sáng đồ hầm, trưa đồ hầm. chiều tối cũng đồ hầm. Không được nghỉ ngơi gì hết”. Thì ra anh bạn nầy là người miền Trung.
Một ông Trung đội trưởng đi kiểm soát, nghe anh binh sĩ kia phàn nàn nên cất tiếng khuyên:
“Cố gắng đi em, việc mình làm không phải vô ích đâu, không bao lâu em sẽ thấy kết quả của việc ta đang làm.
Đêm hôm đó trời lại đổ mưa, nhiều người vì bận đào hầm hố nên chưa kịp dựng lều, bị ướt nhem hết nên than trách cấp chỉ huy không thương lính mà trời cũng lại hành hạ lính nữa.
Đến 11 giờ đêm thì mọi công tác hoàn tất, ai nầy thở ra nhẹ nhõm vì việc phòng thủ đã xong xuôi. Nhưng cấp chỉ huy thì tâm tư nặng trĩu lo âu vì mọi việc tuy đã xong phần đầu, nhưng phần hai mới là quan trọng, các ông cứ nhấp nhỏm nghe ngóng như người thợ săn chờ con mồi sa vào lưới.
Đến 12 giờ khuya thì tiếng súng nổ reo về hướng đóng quân của Tiểu đoàn 6 Nhảy dù. Chỉ một chập sau là chấm dứt. Kế đến là mìn chiếu sáng ở tuyến đóng quân của Đại đội 31 bật sáng, rồi toán tiền đồn tuyến Đại đội 33 súng nổ reo trời, đến tuyến phong thủ của Đại đội 32 báo động, tuyến của Đại đội 34 tiếng mìn định hướng nổ vang trong đêm tối. Cứ thế, hết cạnh nầy đến phía khác đều có chuyện xảy ra.
Trong khi đó, toàn thể khu đóng quân của Tiểu đoàn 3 Nhảy dù vẫn im lặng chờ đợi. Bên ngoài phòng tuyến thỉnh thoảng mìn chiếu sáng bật cháy, thỉnh thoảng có mấy loạt súng nổ, rồi tất cả lại rơi vào im lặng một cách nặng nề...
Đến năm giờ sáng thì trái đạn pháo kích đầu tiên rơi vào khu đóng quân của các chiến sĩ Mũ Đỏ, tiếp theo là hàng loạt, hàng loạt đạn bích kích pháo đủ loại rót ào ạt vào vị trí quân ta.
Chỉ mấy phút sau thì các loạt đạn đại bác 105 ly phản pháo của Pháo binh Nhảy dù tới tấp đáp lễ vào các điểm do các Tiền sát viên của Nhảy dù hướng dẫn.
Đạn pháo kích của Cộng quân ầm ầm rơi vào trong tuyến trống không, đạn phản pháo của các pháo đội ta ào ào bay tới ngoài tuyến phòng thủ, một bên xướng, một bên họa, tạo nên một buổi hòa tấu thật hùng hồn.
Các chiến sĩ Nhảy dù đã xuống hầm chiến đấu từ lâu, họ nhìn nhau cười thoải mái, ghìm sẵn tay súng chờ đợi, một vài binh sĩ vui vẻ pha trò:
- Chà họ hòa tấu nhạc trẻ giựt gân quá ta.
-
Hơn 30 phút pháo kích cả ngàn quả đạn, chợt tiếng súng pháo kích im bặt, thì nền trời phía đông cũng đã hưng hửng sáng. Bọn bộ đội Cộng sản bắt đầu mở các đợt xung phong, chúng áp dụng chiến thuật: “Tiền Pháo, Hậu xung”.
Từng từng, lớp lớp tràn vào tuyến phòng thủ của các Thiên Thần Mũ Đỏ, ở ngoài xa thì chúng chạy vào, khi đến gần thì chúng bò, trườn, lết.
Có điều bất lợi cho chúng là bên ngoài phòng tuyến là các thửa ruộng khô, chỉ còn trơ gốc rạ, các bờ ruộng đã bị san bằng từ mờ tối hôm trước, mặt khác, nền trời đã sáng rõ rồi, mọi động tác của bọn cán ngố đều bị theo dõi thật sát. Khi bọn chúng đã vào tầm đạn, lệnh khai hỏa được ban ra. Hàng loạt bọn Cộng quân bị ngã xuống như sung rụng, những tên đang chạy tới thì bị đốn ngã, những tên đang bò lết trên mặt đất thì nằm yên luôn, những tên chưa trúng đạn, nếu tiếp tục tiến tới thì bị bắn hạ, nếu chạy tháo lui thì bị ăn mảnh đạn pháo binh hay bị trực thăng võ trang UTT xơi tái hết, cả một cánh đồng ngổn ngang xác Cộng.
Đó là trận chiến tại phòng tuyến của hai Đại Đội 32 và 33, còn phòng tuyến của hai Đại đội 31 và 34 có vất vả hơn, vì vòng đai của hai Đại đội nầy nằm hẳn trong rừng, dù sao thì cũng có điều lợi là họ ở trong tư thế sẵn sàng chờ đợi, có công sự chiến đấu, lấy khỏe đánh mệt, lấy tỉnh đánh động, nên có nhiều ưu thế hơn.
Vì bị cây lá rừng che lấp tầm quan sát nên cả hai phía đều dè dặt hơn. Các chiến sĩ Mũ đỏ thận trọng theo dõi từng tiếng động, từng chiếc lá rơi hay sự phe phẩy từng lá cây ngọn cỏ. Khi tiếng súng pháo kích chấm dứt thì lũ bộ đội ồ ạt xong phong, chúng nghĩ là sau đợt pháo kích dữ dội vừa rồi thì chắc hẳn bên trong đã bị tổn thất nặng lắm. Rủi cho bọn chúng là phòng tuyến đã được mở rộng ra 50 thước cho nên bao nhiêu đạn pháo kích đều rơi vào khoảng đất trống, lúc chúng vừa đứng lên thì đã nằm ngay trong tầm đạn của quân ta, các chiến sĩ ta tha hồ thực tập các bài tác xạ trên những tấm bia thịt. Bọn Cộng quân dùng chiến thuật biển người, còn chiến sĩ ta dùng chiến thuật biển đạn. Có lúc chiến sĩ ta phải đánh cận chiến bằng lưỡi lê, hoặc bằng báng súng hay lựu đạn với bọn chúng.
Trận đánh đã kết thúc thật mau lẹ lúc 7 giờ sáng, quân ta bị tử thương 5 người, bị thương 27 người.
Ta đã hạ sát 252 Cộng quân, xác còn tại chỗ, bắt giữ 7 tên bị thương, bắt sống 1 tên.
Theo cung từ sơ khởi ta được biết:
“ Đơn vị Cộng quân tấn kích quân ta là Trung đoàn 271 CSBV. Thường đêm chúng kéo sang tỉnh Tây Ninh đánh phá quân ta, đến gần sáng thì rút về bên kia biên giới. Lần nầy chúng thấy đơn vị mới đến cứ đóng quân một chỗ lại còn khiêu khích kêu Pháo binh bắn vào mấy cây xoài thật lớn để trái rụng xuống cho lính lượm ăn, lại còn cho lính ra sông Vàm Cỏ Đông tắm rửa bơi lội như chỗ không người, cho lính nấu nướng khói lửa tùm lum lại còn phục kích bắn chết hai tên trinh sát của chúng.
Sau khi theo dõi, điều nghiên những sinh hoạt của đơn vị Dù mới đến nầy, các thủ trưởng của Trung đoàn nhận xét là khả năng chiến thắng rất cao, nên đã quyết định tiến đánh đơn vị Dù nầy lập chiến công mừng sinh nhật Bác Hồ ngày 19 tháng 5 sắp tới.
Nhưng trong đêm 11 rạng 12 tháng 5 đó, Trung đoàn di chuyển mà không có người tại địa phương dẫn đường, vì hai người đó đã bị phục kích chết rồi nên Trung đoàn chọn người khác thay thế, người nầy không thông thạo đường sá nên dẫn đi lạc vào điểm đóng quân của đơn vị khác (TĐ6ND) và bị nổ súng.
Vì không có quyết tâm và vì không rõ vị trí đóng quân của đơn vị nầy nên Trung đoàn chỉ chống trả qua loa rồi rút đi với tổn thất thêm người dẫn đường và một số quân sĩ nữa.
Do không có người dẫn đường nên cứ đi loanh quanh trong rừng, hết chạm súng với toán tiền đồn nầy lại vướng mìn chiếu sáng hoặc mìn định hướng chỗ khác. Mãi đến gần sáng mới tìm được chỗ bố trí quân và đặt súng pháo kích. Cứ ngỡ đạn pháo kích sẽ gây tổn thất nặng cho quân trú phòng bên trong, nào ngờ chỉ pháo kích vào khoảng đất trống mà còn đánh thức và báo động cho quân sĩ bên trong chuẩn bị đối phó.
Tin chiến thắng đã được báo cáo về Bộ Tư Lệnh/ Sư đoàn Nhảy dù. Trung tá Nguyễn Phẩm Bường, Quyền Tham mưu Trưởng, đã hướng dẫn phái đoàn Bộ Tham mưu đáp phi cơ đến quan sát chiến trường và Ủy lạo quân sĩ. Phi cơ đưa phái đoàn Tham mưu đến Tây Ninh, đồng thời cũng di chuyển thương binh về bệnh viện điều trị. Vừa xuống phi cơ, Trung tá Bường liền đến chỗ các thương binh đang nằm chờ tại phi trường, ông ân cần nói:
- Các anh giỏi lắm, trận nầy các anh đã chiến thắng thật oanh liệt. Chiến tích nầy, thượng cấp sẽ ghi công các anh vào Quân chiến sử.
Các thương binh nhao nhao đáp:
- Trình Trung tá, không phải chiến công riêng của anh em tụi em đâu, tụi em chỉ là thừa hành, mọi mưu lươc đều do các đích thân sắp đặt và quyết định hết đó Trung tá.
Trung Tá Bường lại khen :
- Được lắm, các anh em Tiểu đoàn 3 Nhảy dù giỏi thiệt, đã chiến thắng lớn mà không kiêu căng, khâm phục, khâm phục.
Sau khi tiễn các thương binh lên phi cơ C.47 để về Bệnh viện Đỗ Vinh điều trị, Trung Tá Bường cùng phái đoàn đáp trực thăng ra thị sát tại chiến trường.
Sau khi đảo mấy vòng quan sát trên chiến địa, phi cơ chở phái đoàn đáp xuống giữa khu vực đóng quân, tại đây có một số Sĩ quan và quân sĩ đón tiếp.
Trung tá Bường lại cất tiếng khen:
- Bộ chỉ huy TĐ3ND thật đáng khen, đánh giặc rất có bài bản, thật đáng khen ngợi.
Một Sĩ quan cấp Úy trả lời:
- Trình Trung tá, thật ra không phải là công của chúng tôi đâu, nếu không có các quân sĩ can trường chiến đấu thì chúng tôi cũng chẳng làm gì được. Bằng chứng là anh em quân sĩ cũng đã góp công tích cực trong phòng thủ cũng như chiến đấu thật dũng cảm.
Trung Tá Bường kêu lên:
- Sao kỳ vậy, tôi khen quân sĩ thì họ nói là mưu lược của cấp Chỉ huy, tôi khen cấp Chỉ huy thì lại nói là công của quân sĩ, vậy tôi phải khen ai cho đúng đây?
Một vị Sĩ quan trong phái đoàn Tham mưu kề tai Trung tá Bường nói nhỏ:
- Trung Tá phải khen chung tất cả quân nhân của đơn vị nầy mới đúng.
Trung tá Bường gật đầu vui vẻ nói:
- Tất cả quân nhân Tiểu đoàn 3 Nhảy dù rất đáng khen ngợi, các anh đã áp dụng chiến thuật “ĐIỆU HỔ LY SƠN” một cách rất tài tình đem lại chiến thắng lớn cho Quân đội, đem lại thành quả tốt đẹp cho Binh chủng. Tôi sẽ trình lên Trung tướng Tư lệnh đề nghị tưởng thưởng xứng đáng cho đơn vị nầy.
Một số binh sĩ đứng gần đó kêu lên:
- Phải chăng, cứ đóng quân một chỗ để chọc tức bọn giặc Cộng, gọi Pháo binh bắn xoài, cho lính đi tắm sông công khai, xách súng đi bắn chim, nấu nướng khói lửa tùm lum là áp dụng chiến thuật “Điệu Hổ Ly Sơn” à? Mà cũng đúng, nếu không chọc tức, không khiêu khích, thì đâu có cách nào lừa được bọn giặc Cộng chui đầu vào rọ!
oOo
Ông Đại úy Smith đứng lên bắt tay tôi nói:
- Ông kể chuyện hay lắm, tôi tin ông rồi, cô Nguyệt khỏi cần dịch lại, tôi đã nghe, đã hiểu đủ rồi. Nhân danh Chính Phủ nước Mỹ: tôi nhận ông và gia đình đến định cư tại nước của tôi. Chúc ông được nhiều may mắn.
MĐ. Nguyễn Văn Nơi
( Tân Sơn Hòa chuyển )