Mỗi Ngày Một Chuyện
ĐOẢN CA - CAO MỴ NHÂN
ĐOẢN CA
-
CAO MỴ NHÂN
Mới
ra giêng có nửa tháng, mà sao đất trời cũ như đã cuối
năm.
Mình ngồi sưởi nắng ở vườn sau, cái khuôn viên " xơ xác điêu tàn vì ai
" của mình nó bỗng lạt phai như lâu lắm rồi không có ai chăm sóc cây cảnh.
Mình
thèm một chuyến đi chơi xa, hay là xa nhà, xem thử lòng dạ thế nào ...
Ô
hay, có ai động tới lòng dạ mình đâu mà muốn xem thử chứ, vẫn mông mênh thanh
bình, tĩnh lặng...
Chỉ
có một cách viết thư hay làm thơ tình là thú vị nhất, với một tác giả chuyên
dệt mộng đan mơ như mình .
Bèn
bắt chước những bài thơ ngắn, đúng ra là những bài thơ nhỏ như người ta hay nói
về thơ 3 câu của Nhật Bản, nào Hài cú hay Haiku, còn gọi Đoản ca tanku, số chữ
và số câu ít thôi, nhưng phải đầy đủ ý nghĩa.
Viết
ngay đề tài Lạt Phai cho dễ " lý luận " .
Ta
sẽ lạt phai nhau
Như
hoa rơi sân trước
Hay
lá rụng vườn sau
Anh
sẽ lạt phai em
Khi
mùa xuân xa vắng
Em càng nhớ nhung thêm
Thơ
sẽ lạt phai anh
Em
đâu còn hiện diện
Cuộc
tình đã mong manh
Tới
đoạn này thì chắc chắn anh lắc đầu rồi, đầu năm mà viết những lời thơ "
gở", làm thơ cũng như những câu chúc tụng đầu năm, mới ...khá được.
Thí
dụ : Chúc mừng năm mới, vạn sự tốt lành, thăng tiến mọi mặt ... chẳng hạn .
Thì
có gì đâu, thơ cũng có thể đổi trắng thay đen như lòng dạ con người vậy.
Vì
thơ là những câu nói gọn, được trau truốt văn hoa để tránh huỵch toẹt, nôm na
thôi.
Các
nhà phê bình văn học, hay không cần " nhà " cho to chuyện, quý vị
" người " nhặt cỏ cho vườn thơ sẽ bảo :
Chỉ
cần tác động làm sao cho " đi vào lòng người " trong đó bao gồm cả ý
lẫn lời .
Vậy
tư tưởng " lạt phai " hinh thức đơn giản, đừng nặng phần trình diễn
khuôn dáng bài thơ mang vẻ Haiku VN.
Trời
sẽ lạt phai mây
Nắng
không vương nơi hẹn
Trống
rỗng một vòng tay
Tưởng
thế là đủ rồi, kết thúc bài haiku tập toạng của tôi được rồi, bài thơ lấy bối cảnh nơi hẹn không
có nhau nên nghĩ lạt phai, bài hoàn tất OK, dù phạm sai chính tả dùng "
lạt phai " làm động từ gián tiếp, chứ chữ "sẽ" trợ động từ là
chính, cũng đạt tầm xoàng, vui vẻ .
Song,
như trên tôi đã trình bày, mới ra Tết, tôi cũng hơi cữ tiếng " lạt phai
", cần chút mầu sắc đậm đà cho hên chứ.
Tất
cả lạt phai thôi
Riêng
trái tim vĩnh cửu
Tươi
thắm mầu son bôi ...
Bài
đã 5 đoạn bình thường như các bài thơ đã thể hiện lâu nay, với mình chỉ 4,5
" khổ thơ" tức đoạn, đã tạm thấy dài .
Bởi
vì ngoại trừ danh tác "Đoạn Trường Tân Thanh " của thi hào Nguyễn Du
ra, gọi là dài nhất, mấy ngàn câu.
Kế
tới " Đoạn Trường Vô Thanh " của Thi sĩ một thời là thiền sư, thủa
trước 1975 .
Thì
thời nay, hiện tại ở hải ngoại này, có một dật sĩ tên Võ Thạnh Văn, đã viết
xong ấn bản " Kinh Vô Thường " với 10,000 câu (mười ngàn câu ) lục
bát bay bướm hết biết .
Tôi
trộm nghĩ chắc chắn tôi chẳng bao giờ viết nổi 100 câu, chớ đừng nói tới 10
ngàn câu đến nỗi phải phân giai đoạn ra là: quyển thượng và quyển hạ.
Hay
là 10 tập nhỏ gọi 10 tập Cát Bụi, mỗi tập 1000 câu (một ngàn câu), chu choa mệt
khẳm .
Biết
mình không có sở trường vậy, tôi đành chấp nhận thực tế, tức là chỉ giới hạn
mình viết trong phạm vi vừa đủ sức mình thôi.
Vả
chăng, " Đoạn Trường Tân Thanh " cụ Nguyễn Du bày tỏ lập trường xã
hội nhà Minh bên Tàu, để ám chỉ, gởi gấm tâm tư tình cảm cụ " hoài
Lê" trong đó.
Thi
sĩ Phạm Thiên Thư với "Đoạn Trường Vô Thanh " không phản bác tình
trạng xã hội thời ông lớn lên, trưởng thành nơi đạo tràng Pháp Hoa Saigon.
Ý
nhà thơ họ Phạm muốn chứng tỏ lớp hậu sinh sau cụ Nguyễn, vẫn có thể viết lục
bát hàng ngàn câu.
Nội
dung tập thơ nêu trên, cũng vẫn xài các nhân vật của cụ Nguyễn Du, nhưng biến
diễn thành xã hội VN kiểu Bắc kỳ quốc : các vai nữ mặc váy lĩnh, áo tứ thân,
khăn mỏ quạ ...
Đặc
biệt hàng thần Từ Hải không còn là một anh hùng thảo khấu nữa, mà trở thành
thiền sư nông dân.
Cuối
cùng, đang nơi cuộc sống này, " Kinh Vô Thường " của Võ Thạnh Văn lại
vô hình, vô dạng, vô ngôn các nhân vật, chỉ có giọng nói mơ hồ của người dẫn
truyện, tác giả độc thoại ngôn ngữ kinh, hoá cho nên khách viễn du cứ việc tán
thưởng theo ý mình, khoảng khoát ...
Trở
lại tâm hồn lang bạt trong bát ngát không gian, tôi ngẫm nghĩ: e chỉ còn chút
tình người lởn vởn, lan man giữa cát bụi mịt mờ...
Nhưng
sao cái tình người ấy lại cứ còn vương vấn đó đây ?
Lý
do cái tình người vô hình, vô dạng, vô thanh nhưng không khi nào vô cảm cả.
Không
thể dùng vật dụng, vật chất nào đập vỡ nó được, nó, tình người cứ vĩnh cửu
trong tâm tư...khiến chỉ còn cách cho nó phát ra ngôn ngữ, là các bộ môn văn
học nghệ thuật, trong đó có thơ ngàn xưa, hôm nay và mãi mãi ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
ĐOẢN CA - CAO MỴ NHÂN
ĐOẢN CA
-
CAO MỴ NHÂN
Mới
ra giêng có nửa tháng, mà sao đất trời cũ như đã cuối
năm.
Mình ngồi sưởi nắng ở vườn sau, cái khuôn viên " xơ xác điêu tàn vì ai
" của mình nó bỗng lạt phai như lâu lắm rồi không có ai chăm sóc cây cảnh.
Mình
thèm một chuyến đi chơi xa, hay là xa nhà, xem thử lòng dạ thế nào ...
Ô
hay, có ai động tới lòng dạ mình đâu mà muốn xem thử chứ, vẫn mông mênh thanh
bình, tĩnh lặng...
Chỉ
có một cách viết thư hay làm thơ tình là thú vị nhất, với một tác giả chuyên
dệt mộng đan mơ như mình .
Bèn
bắt chước những bài thơ ngắn, đúng ra là những bài thơ nhỏ như người ta hay nói
về thơ 3 câu của Nhật Bản, nào Hài cú hay Haiku, còn gọi Đoản ca tanku, số chữ
và số câu ít thôi, nhưng phải đầy đủ ý nghĩa.
Viết
ngay đề tài Lạt Phai cho dễ " lý luận " .
Ta
sẽ lạt phai nhau
Như
hoa rơi sân trước
Hay
lá rụng vườn sau
Anh
sẽ lạt phai em
Khi
mùa xuân xa vắng
Em càng nhớ nhung thêm
Thơ
sẽ lạt phai anh
Em
đâu còn hiện diện
Cuộc
tình đã mong manh
Tới
đoạn này thì chắc chắn anh lắc đầu rồi, đầu năm mà viết những lời thơ "
gở", làm thơ cũng như những câu chúc tụng đầu năm, mới ...khá được.
Thí
dụ : Chúc mừng năm mới, vạn sự tốt lành, thăng tiến mọi mặt ... chẳng hạn .
Thì
có gì đâu, thơ cũng có thể đổi trắng thay đen như lòng dạ con người vậy.
Vì
thơ là những câu nói gọn, được trau truốt văn hoa để tránh huỵch toẹt, nôm na
thôi.
Các
nhà phê bình văn học, hay không cần " nhà " cho to chuyện, quý vị
" người " nhặt cỏ cho vườn thơ sẽ bảo :
Chỉ
cần tác động làm sao cho " đi vào lòng người " trong đó bao gồm cả ý
lẫn lời .
Vậy
tư tưởng " lạt phai " hinh thức đơn giản, đừng nặng phần trình diễn
khuôn dáng bài thơ mang vẻ Haiku VN.
Trời
sẽ lạt phai mây
Nắng
không vương nơi hẹn
Trống
rỗng một vòng tay
Tưởng
thế là đủ rồi, kết thúc bài haiku tập toạng của tôi được rồi, bài thơ lấy bối cảnh nơi hẹn không
có nhau nên nghĩ lạt phai, bài hoàn tất OK, dù phạm sai chính tả dùng "
lạt phai " làm động từ gián tiếp, chứ chữ "sẽ" trợ động từ là
chính, cũng đạt tầm xoàng, vui vẻ .
Song,
như trên tôi đã trình bày, mới ra Tết, tôi cũng hơi cữ tiếng " lạt phai
", cần chút mầu sắc đậm đà cho hên chứ.
Tất
cả lạt phai thôi
Riêng
trái tim vĩnh cửu
Tươi
thắm mầu son bôi ...
Bài
đã 5 đoạn bình thường như các bài thơ đã thể hiện lâu nay, với mình chỉ 4,5
" khổ thơ" tức đoạn, đã tạm thấy dài .
Bởi
vì ngoại trừ danh tác "Đoạn Trường Tân Thanh " của thi hào Nguyễn Du
ra, gọi là dài nhất, mấy ngàn câu.
Kế
tới " Đoạn Trường Vô Thanh " của Thi sĩ một thời là thiền sư, thủa
trước 1975 .
Thì
thời nay, hiện tại ở hải ngoại này, có một dật sĩ tên Võ Thạnh Văn, đã viết
xong ấn bản " Kinh Vô Thường " với 10,000 câu (mười ngàn câu ) lục
bát bay bướm hết biết .
Tôi
trộm nghĩ chắc chắn tôi chẳng bao giờ viết nổi 100 câu, chớ đừng nói tới 10
ngàn câu đến nỗi phải phân giai đoạn ra là: quyển thượng và quyển hạ.
Hay
là 10 tập nhỏ gọi 10 tập Cát Bụi, mỗi tập 1000 câu (một ngàn câu), chu choa mệt
khẳm .
Biết
mình không có sở trường vậy, tôi đành chấp nhận thực tế, tức là chỉ giới hạn
mình viết trong phạm vi vừa đủ sức mình thôi.
Vả
chăng, " Đoạn Trường Tân Thanh " cụ Nguyễn Du bày tỏ lập trường xã
hội nhà Minh bên Tàu, để ám chỉ, gởi gấm tâm tư tình cảm cụ " hoài
Lê" trong đó.
Thi
sĩ Phạm Thiên Thư với "Đoạn Trường Vô Thanh " không phản bác tình
trạng xã hội thời ông lớn lên, trưởng thành nơi đạo tràng Pháp Hoa Saigon.
Ý
nhà thơ họ Phạm muốn chứng tỏ lớp hậu sinh sau cụ Nguyễn, vẫn có thể viết lục
bát hàng ngàn câu.
Nội
dung tập thơ nêu trên, cũng vẫn xài các nhân vật của cụ Nguyễn Du, nhưng biến
diễn thành xã hội VN kiểu Bắc kỳ quốc : các vai nữ mặc váy lĩnh, áo tứ thân,
khăn mỏ quạ ...
Đặc
biệt hàng thần Từ Hải không còn là một anh hùng thảo khấu nữa, mà trở thành
thiền sư nông dân.
Cuối
cùng, đang nơi cuộc sống này, " Kinh Vô Thường " của Võ Thạnh Văn lại
vô hình, vô dạng, vô ngôn các nhân vật, chỉ có giọng nói mơ hồ của người dẫn
truyện, tác giả độc thoại ngôn ngữ kinh, hoá cho nên khách viễn du cứ việc tán
thưởng theo ý mình, khoảng khoát ...
Trở
lại tâm hồn lang bạt trong bát ngát không gian, tôi ngẫm nghĩ: e chỉ còn chút
tình người lởn vởn, lan man giữa cát bụi mịt mờ...
Nhưng
sao cái tình người ấy lại cứ còn vương vấn đó đây ?
Lý
do cái tình người vô hình, vô dạng, vô thanh nhưng không khi nào vô cảm cả.
Không
thể dùng vật dụng, vật chất nào đập vỡ nó được, nó, tình người cứ vĩnh cửu
trong tâm tư...khiến chỉ còn cách cho nó phát ra ngôn ngữ, là các bộ môn văn
học nghệ thuật, trong đó có thơ ngàn xưa, hôm nay và mãi mãi ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)