Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
DỌC ĐƯỜNG CHIẾN BINH - Việt Nhân
(HNPĐ) Bằng giọng yêu thương, người ta gọi miền Nam là vùng đất hai mùa mưa nắng, và mùa mưa đến thì những cơn mưa chiều là cái gì thân quen, những cơn mưa rào chợt đến chợt đi
(HNPĐ) Bằng giọng yêu thương, người ta gọi miền Nam là vùng đất hai mùa mưa nắng, và mùa mưa đến thì những cơn mưa chiều là cái gì thân quen, những cơn mưa rào chợt đến chợt đi, cái thứ mưa này nó ngược với những ngày mưa dầm miền ngoài kéo dài năm bảy hôm là thường. Tuy thế trong Nam không phải không có những cơn mưa giông mờ mịt phố chợ, và con sông trước mặt trong làn mưa mang một màu trắng xóa, nhưng có dài thì nó thường chỉ một đôi hôm là dứt, trả lại cho cái nắng ấm, cũng cái thứ nắng độc đáo của quê hương miền Nam mà một ai phải tha hương đều nhớ thiết tha cái nắng ấm đó.
Thị xã Châu Đốc, mặt nhìn ra sông lưng dựa vào núi, bên trái nó là con kinh Vĩnh Tế nó mang cái hiền hoa vùng đồng bằng, nó là đất đồng bằng sông Cửu Long, ai cũng biết thế và tôi người lính từ xa về hành quân đây cũng nghĩ về nó như thế. Châu Đốc như bao phố nhỏ miền Nam chỉ loanh quanh một hai con đường phố chợ là hết, không cuốn hút lắm bước chân kẻ phương xa, chục lần như một, đi quanh chợ chán lại tìm về ngồi một mình với ly cà phê trong quán cô giáo Diệp ngay bờ sông. Núi ở đây tên gọi Thất Sơn, vùng bảy núi, bạn tôi những người lính bộ binh nói, ngày xưa thời còn huyền bí, người ta đố ai đó đi được đủ bảy núi, cái giải thắng cuộc là gì không thấy nói, nhưng hôm nay có thách dù là chỉ một chai bia quân tiếp vụ thôi, thì người ra đố phải chung khá bộn.
Các anh lính Biệt Khu 44, đôi giày trận các anh không những đạp đất vùng chung biên giới Cam Bốt, kéo dài từ Hà Tiên, Kiên Giang mà các anh còn sang đến Mỏ Vẹt (Parrot’s Beak) biên giới Kiến Tường-Long An. Tôi cũng là một chiến binh theo đơn vị, cũng dọc suốt con đường như thế cùng các anh, từ Kim Dự Hà tiên với con nước sông Giang Thành Vĩnh Tế, theo xuôi biên giới mà đi kinh An Long Đồng Tiến, rồi về Mộc Hóa, cũng có lúc cùng các anh vượt hẳn qua bên kia đất Miên. Cứ như thế tôi theo những con kinh con sông mà nó cũng là lằn ranh biên giới, cùng những người lính bộ binh này, ở đây những chiều mưa như thế này, đầm trong mưa chúng tôi xuất kích, nghe các bạn gọi là chiều mưa biên giới, rồi cười hỏi nhau như trêu chọc -Chiều mưa biên giới anh đi về đâu?
...Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu
Kìa rừng chiều âm u rét mướt
Chờ người về vui trong giá buốt
Người về bơ vơ...
Biên giới của ông Nguyễn Văn Đông viết trong bản nhạc nó ở đâu không biết, nhưng chắc một điều không phải là đoạn biên giới chúng tôi đang đi, với xa tít bên kia đất Miên những hàng cây thốt nốt. Đất là thế còn nói về người, những người lính cũng là người dân đất này, cái đôn hậu hiền hòa của họ đã chiếm lấy cái cảm tình của tôi, một thằng lính lang thang, mà vẫn thường đùa tự giới thiệu trong lần gặp đầu tiên, tôi một thằng ‘Chiến binh’ trôi sông lạc chợ. Có những vùng tôi đi chung cùng các bạn không ngắn, kéo dài đủ trọn hai mùa mưa nắng, nên cái tình bạn của những thằng trẻ, đang đứng đầu sóng, dễ đến, dễ thân, chúng tôi vui cùng nhau bên chai bia khi vừa lãnh lương, hay ly đế lúc hết tiền.
Miền Nam hai mùa mưa nắng! Riêng vùng đất có những con rạch con kinh chúng tôi làm ăn hàng đêm, thì hai mùa mưa nắng xin đổi tí xíu cho nó thực tế hơn, nên gọi là mùa khô và mùa nước. Mùa khô hè có những đoạn con kinh nước chẳng còn là bao, như đoạn từ đập đá kinh Vĩnh tế qua khỏi Tịnh Biên xuống đến Vĩnh Gia, chiếc PBR như lọt thỏm giữa hai bờ con kinh dựng đứng, địa thế đó, địch trên bờ luôn rộng tay rộng chân hơn, với những trái bắp chuối bắn khá chính xác. Vũ khí cố định như cối trực xạ, đại liên 50 trước lẫn sau chiến đĩnh như không giúp gì được mấy, trong tình trạng như thế hai máy tiến full là ăn tiền, hay chơi thêm khẩu M.60 trên mui, xạ thủ đứng chơ vơ như vậy, thật không khác nhân vật Rambo một mình một súng.
Còn mùa nước nổi, nhớ ngày nào lúc đọc chuyện sông nước của nhà văn Sơn Nam, nay tận mắt nhìn cái mênh mông của nước, lắm lúc không còn nhận ra lằn ranh bờ kinh, cái thú của mùa nước nổi, là hỏa lực dùng được tối đa. Nhưng không hiếm chuyện trong đêm nước phủ loang loáng, leo lề phơi bụng cho bắp chuối ghim là thường, chuyện cười thằng em đi cứu ông thầy bị lọt ổ, nóng ruột mà bươn đến nổi con cá của anh mắc cạn, cuối cùng ông thầy cứu ngược thằng em. Cả bọn đánh thắng trận đó, còn cá mắc cạn, tàn trận đánh cả bầy xúm lại kéo nó xuống, ngay hôm đó thương lính chí tình mà ông thầy dốc túi tháng lương, đãi những thằng em một chầu tại nhà lồng chợ nghèo An Long, ngay đầu con kinh.
Chuyện một lần trên kinh Đồng Tiến - Mưa từ ban sáng, trọn cả ngày mưa, đến giờ lên điểm vẫn còn nặng hạt, tuy không là thứ mưa thúi trời thúi đất, nhưng nó đem lại cái nhớp nháp của đất thịt sũng nước, mấy người bạn tôi lính bộ binh, khi chiến đĩnh vừa ủi bãi đã lao lên tìm lấy cho mình một chổ thích hợp để chiến đấu lát nữa đây. Poncho cột gọn lấy người, lưỡi lê thay cuốc khơi rãnh thoát nước quanh chỗ cá nhân, cứ thế người lính kích giặc ngồi trụ trọn một đêm mưa, biên giới lúc đó hiếm có đêm nào là chuột không bươn đồng xâm nhập từ đất Miên sang, nhất là những đêm mưa. Thanh đại đội trưởng, vẫn thường ở chung cùng tôi suốt đêm để dễ nói chuyện trực tiếp, nhưng hôm nay thấy anh nai nịch biết anh không ở lại.
Sâm thuyền trưởng nói cùng tôi -Ông Thầy nói với ông Thanh ở lại tàu đi, thằng em căng thêm một cái võng cho ông ấy, trời mưa lớn quá -Cám ơn anh tôi phải xuống nằm cùng mấy đứa em tôi, nói xong Thanh lao xuống bờ kinh, mưa dày hạt thoáng cái không còn thấy anh. Nhìn người chiến binh băng trong mưa đến với đồng đội của anh mà nhớ câu ca
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng
Thì đường trần mưa bay gió cuốn
Còn nhiều anh ơi...
Đêm nay lại đụng! Bọn vi xi chúng dàn mỏng và thưa để xâm nhập, nên các điểm đều chạm, mặc dù các PBR bên tôi, cùng trực thăng võ trang từ chiếc LST của Mỹ ở Vàm Nao kéo đến yểm trợ hỏa lực tối đa, nhưng phía Thanh hơn một chục đã nằm xuống trong cơn mưa, kể cả người lính mang máy cho anh. Cùng nhau đi trong cái chết cái sống, tự dưng nảy sinh một thứ tình cảm rất lạ, chỉ có những thằng lính mới có, và ngay cả bản thân tôi cùng Thanh như gắn liền máu thịt, và tuy nhìn cái chết đã quá quen, nhưng khi có đứa nằm xuống cái xót vẫn đến như mất đi anh em một mẹ một cha. Sau những trận như thế, cái dáng đi như kẻ bại trận trông Thanh thật tội, một hay hai, hay nhiều nữa, cứ có đứa nằm xuống là anh lại mang cái dáng đó.
Đọc xong bài của ông Lính Dù hôm qua, gợi cho mỗ tôi cái buồn ngày nào vừa đến đất tự do, hai mươi năm trước nó cũng một thế này, vốn quen nếp nghĩ của thằng lính mà thấy cái bát nháo ô hợp của các ông đại diện lính mà buồn. Đã hơn một lần mỗ tôi tâm sự, tại sao không bao giờ mỗ tôi tìm đến những nơi đó, đến để thấy cái tệ chỉ làm mình buồn thêm thôi, và viết bao bài báo, nhưng chưa bao giờ mỗ tôi có được một bài khéo như ông Lính Dù, vì sợ ngay lời mình làm đau lấy chính mình. Còn chuyện làng báo, đánh nhau người mình thì hay, sao không để dành sức đó đánh vẹm, đã thế lại còn những thứ cỏ đuôi chó, vì vài cục phân cam tâm đi hàng đôi hàng ba, hay theo hẳn bưng bô cho vẹm.
Câu chuyện hôm nay, tâm tư của thằng lính một thời còn sống sót! Nơi xứ người sống âm thầm mong được một ngày về lại quê hương, nhưng thế này mãi thì biết bao giờ mới thỏa được ước mơ đó, rồi từ cái buồn khi đọc bài báo mà lan man nhớ chuyện xưa, lúc đó những thằng lính sống thật xứng với cái tên người ta gọi nó là lính. Trận đêm đó nghe nói hai năm sau cũng tại tọa độ này, một đơn vị BPR của một anh nhạc sĩ hải quân, có những bài tình ca mà Lệ Thu hay hát cũng đụng thật nặng, người ta kể cho tôi nghe, anh ngồi trên bờ kinh anh khóc cho đồng đội của anh.
Hôm nay nhớ bạn chỉ biết lặng lẻ đến tượng đài chiến sĩ Westminster ngồi một mình, trong gió ‘Cờ về chiều tung bay phất phới, gợi lòng này thương thương nhớ nhớ, bầu trời xanh lơ...’
Việt Nhân (HNPĐ)
DỌC ĐƯỜNG CHIẾN BINH - Việt Nhân
(HNPĐ) Bằng giọng yêu thương, người ta gọi miền Nam là vùng đất hai mùa mưa nắng, và mùa mưa đến thì những cơn mưa chiều là cái gì thân quen, những cơn mưa rào chợt đến chợt đi
(HNPĐ) Bằng giọng yêu thương, người ta gọi miền Nam là vùng đất hai mùa mưa nắng, và mùa mưa đến thì những cơn mưa chiều là cái gì thân quen, những cơn mưa rào chợt đến chợt đi, cái thứ mưa này nó ngược với những ngày mưa dầm miền ngoài kéo dài năm bảy hôm là thường. Tuy thế trong Nam không phải không có những cơn mưa giông mờ mịt phố chợ, và con sông trước mặt trong làn mưa mang một màu trắng xóa, nhưng có dài thì nó thường chỉ một đôi hôm là dứt, trả lại cho cái nắng ấm, cũng cái thứ nắng độc đáo của quê hương miền Nam mà một ai phải tha hương đều nhớ thiết tha cái nắng ấm đó.
Thị xã Châu Đốc, mặt nhìn ra sông lưng dựa vào núi, bên trái nó là con kinh Vĩnh Tế nó mang cái hiền hoa vùng đồng bằng, nó là đất đồng bằng sông Cửu Long, ai cũng biết thế và tôi người lính từ xa về hành quân đây cũng nghĩ về nó như thế. Châu Đốc như bao phố nhỏ miền Nam chỉ loanh quanh một hai con đường phố chợ là hết, không cuốn hút lắm bước chân kẻ phương xa, chục lần như một, đi quanh chợ chán lại tìm về ngồi một mình với ly cà phê trong quán cô giáo Diệp ngay bờ sông. Núi ở đây tên gọi Thất Sơn, vùng bảy núi, bạn tôi những người lính bộ binh nói, ngày xưa thời còn huyền bí, người ta đố ai đó đi được đủ bảy núi, cái giải thắng cuộc là gì không thấy nói, nhưng hôm nay có thách dù là chỉ một chai bia quân tiếp vụ thôi, thì người ra đố phải chung khá bộn.
Các anh lính Biệt Khu 44, đôi giày trận các anh không những đạp đất vùng chung biên giới Cam Bốt, kéo dài từ Hà Tiên, Kiên Giang mà các anh còn sang đến Mỏ Vẹt (Parrot’s Beak) biên giới Kiến Tường-Long An. Tôi cũng là một chiến binh theo đơn vị, cũng dọc suốt con đường như thế cùng các anh, từ Kim Dự Hà tiên với con nước sông Giang Thành Vĩnh Tế, theo xuôi biên giới mà đi kinh An Long Đồng Tiến, rồi về Mộc Hóa, cũng có lúc cùng các anh vượt hẳn qua bên kia đất Miên. Cứ như thế tôi theo những con kinh con sông mà nó cũng là lằn ranh biên giới, cùng những người lính bộ binh này, ở đây những chiều mưa như thế này, đầm trong mưa chúng tôi xuất kích, nghe các bạn gọi là chiều mưa biên giới, rồi cười hỏi nhau như trêu chọc -Chiều mưa biên giới anh đi về đâu?
...Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu
Kìa rừng chiều âm u rét mướt
Chờ người về vui trong giá buốt
Người về bơ vơ...
Biên giới của ông Nguyễn Văn Đông viết trong bản nhạc nó ở đâu không biết, nhưng chắc một điều không phải là đoạn biên giới chúng tôi đang đi, với xa tít bên kia đất Miên những hàng cây thốt nốt. Đất là thế còn nói về người, những người lính cũng là người dân đất này, cái đôn hậu hiền hòa của họ đã chiếm lấy cái cảm tình của tôi, một thằng lính lang thang, mà vẫn thường đùa tự giới thiệu trong lần gặp đầu tiên, tôi một thằng ‘Chiến binh’ trôi sông lạc chợ. Có những vùng tôi đi chung cùng các bạn không ngắn, kéo dài đủ trọn hai mùa mưa nắng, nên cái tình bạn của những thằng trẻ, đang đứng đầu sóng, dễ đến, dễ thân, chúng tôi vui cùng nhau bên chai bia khi vừa lãnh lương, hay ly đế lúc hết tiền.
Miền Nam hai mùa mưa nắng! Riêng vùng đất có những con rạch con kinh chúng tôi làm ăn hàng đêm, thì hai mùa mưa nắng xin đổi tí xíu cho nó thực tế hơn, nên gọi là mùa khô và mùa nước. Mùa khô hè có những đoạn con kinh nước chẳng còn là bao, như đoạn từ đập đá kinh Vĩnh tế qua khỏi Tịnh Biên xuống đến Vĩnh Gia, chiếc PBR như lọt thỏm giữa hai bờ con kinh dựng đứng, địa thế đó, địch trên bờ luôn rộng tay rộng chân hơn, với những trái bắp chuối bắn khá chính xác. Vũ khí cố định như cối trực xạ, đại liên 50 trước lẫn sau chiến đĩnh như không giúp gì được mấy, trong tình trạng như thế hai máy tiến full là ăn tiền, hay chơi thêm khẩu M.60 trên mui, xạ thủ đứng chơ vơ như vậy, thật không khác nhân vật Rambo một mình một súng.
Còn mùa nước nổi, nhớ ngày nào lúc đọc chuyện sông nước của nhà văn Sơn Nam, nay tận mắt nhìn cái mênh mông của nước, lắm lúc không còn nhận ra lằn ranh bờ kinh, cái thú của mùa nước nổi, là hỏa lực dùng được tối đa. Nhưng không hiếm chuyện trong đêm nước phủ loang loáng, leo lề phơi bụng cho bắp chuối ghim là thường, chuyện cười thằng em đi cứu ông thầy bị lọt ổ, nóng ruột mà bươn đến nổi con cá của anh mắc cạn, cuối cùng ông thầy cứu ngược thằng em. Cả bọn đánh thắng trận đó, còn cá mắc cạn, tàn trận đánh cả bầy xúm lại kéo nó xuống, ngay hôm đó thương lính chí tình mà ông thầy dốc túi tháng lương, đãi những thằng em một chầu tại nhà lồng chợ nghèo An Long, ngay đầu con kinh.
Chuyện một lần trên kinh Đồng Tiến - Mưa từ ban sáng, trọn cả ngày mưa, đến giờ lên điểm vẫn còn nặng hạt, tuy không là thứ mưa thúi trời thúi đất, nhưng nó đem lại cái nhớp nháp của đất thịt sũng nước, mấy người bạn tôi lính bộ binh, khi chiến đĩnh vừa ủi bãi đã lao lên tìm lấy cho mình một chổ thích hợp để chiến đấu lát nữa đây. Poncho cột gọn lấy người, lưỡi lê thay cuốc khơi rãnh thoát nước quanh chỗ cá nhân, cứ thế người lính kích giặc ngồi trụ trọn một đêm mưa, biên giới lúc đó hiếm có đêm nào là chuột không bươn đồng xâm nhập từ đất Miên sang, nhất là những đêm mưa. Thanh đại đội trưởng, vẫn thường ở chung cùng tôi suốt đêm để dễ nói chuyện trực tiếp, nhưng hôm nay thấy anh nai nịch biết anh không ở lại.
Sâm thuyền trưởng nói cùng tôi -Ông Thầy nói với ông Thanh ở lại tàu đi, thằng em căng thêm một cái võng cho ông ấy, trời mưa lớn quá -Cám ơn anh tôi phải xuống nằm cùng mấy đứa em tôi, nói xong Thanh lao xuống bờ kinh, mưa dày hạt thoáng cái không còn thấy anh. Nhìn người chiến binh băng trong mưa đến với đồng đội của anh mà nhớ câu ca
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng
Thì đường trần mưa bay gió cuốn
Còn nhiều anh ơi...
Đêm nay lại đụng! Bọn vi xi chúng dàn mỏng và thưa để xâm nhập, nên các điểm đều chạm, mặc dù các PBR bên tôi, cùng trực thăng võ trang từ chiếc LST của Mỹ ở Vàm Nao kéo đến yểm trợ hỏa lực tối đa, nhưng phía Thanh hơn một chục đã nằm xuống trong cơn mưa, kể cả người lính mang máy cho anh. Cùng nhau đi trong cái chết cái sống, tự dưng nảy sinh một thứ tình cảm rất lạ, chỉ có những thằng lính mới có, và ngay cả bản thân tôi cùng Thanh như gắn liền máu thịt, và tuy nhìn cái chết đã quá quen, nhưng khi có đứa nằm xuống cái xót vẫn đến như mất đi anh em một mẹ một cha. Sau những trận như thế, cái dáng đi như kẻ bại trận trông Thanh thật tội, một hay hai, hay nhiều nữa, cứ có đứa nằm xuống là anh lại mang cái dáng đó.
Đọc xong bài của ông Lính Dù hôm qua, gợi cho mỗ tôi cái buồn ngày nào vừa đến đất tự do, hai mươi năm trước nó cũng một thế này, vốn quen nếp nghĩ của thằng lính mà thấy cái bát nháo ô hợp của các ông đại diện lính mà buồn. Đã hơn một lần mỗ tôi tâm sự, tại sao không bao giờ mỗ tôi tìm đến những nơi đó, đến để thấy cái tệ chỉ làm mình buồn thêm thôi, và viết bao bài báo, nhưng chưa bao giờ mỗ tôi có được một bài khéo như ông Lính Dù, vì sợ ngay lời mình làm đau lấy chính mình. Còn chuyện làng báo, đánh nhau người mình thì hay, sao không để dành sức đó đánh vẹm, đã thế lại còn những thứ cỏ đuôi chó, vì vài cục phân cam tâm đi hàng đôi hàng ba, hay theo hẳn bưng bô cho vẹm.
Câu chuyện hôm nay, tâm tư của thằng lính một thời còn sống sót! Nơi xứ người sống âm thầm mong được một ngày về lại quê hương, nhưng thế này mãi thì biết bao giờ mới thỏa được ước mơ đó, rồi từ cái buồn khi đọc bài báo mà lan man nhớ chuyện xưa, lúc đó những thằng lính sống thật xứng với cái tên người ta gọi nó là lính. Trận đêm đó nghe nói hai năm sau cũng tại tọa độ này, một đơn vị BPR của một anh nhạc sĩ hải quân, có những bài tình ca mà Lệ Thu hay hát cũng đụng thật nặng, người ta kể cho tôi nghe, anh ngồi trên bờ kinh anh khóc cho đồng đội của anh.
Hôm nay nhớ bạn chỉ biết lặng lẻ đến tượng đài chiến sĩ Westminster ngồi một mình, trong gió ‘Cờ về chiều tung bay phất phới, gợi lòng này thương thương nhớ nhớ, bầu trời xanh lơ...’
Việt Nhân (HNPĐ)