Quán Bên Đường
ĐÔI CHÂN CHẬM QUA - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ ) Đã quá lâu tôi nghe lại một bài hát cách đây 1/4 thế kỷ, tức là quanh 25 năm, hồi đó tôi đang còn ở Saigon cuối thập niên 80 thế kỷ trước.
( HNPĐ ) Đã quá lâu tôi nghe lại một bài hát cách đây 1/4 thế kỷ, tức là quanh 25 năm, hồi đó tôi đang còn ở Saigon cuối thập niên 80 thế kỷ trước.
Bài Tình Ca Mùa Đông của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng. Nhưng thời gian đó, tôi lại nghĩ tên tác giả có vẻ như chỉ viết những bài thương dân, nhớ nước, khốn khổ vì thời thế, bi đát, đau thương...cho mãi tới mới đây, vì một kỷ niệm của gia đình, tôi nghe lại Bài Tình Ca Mùa Đông, trong cái Iphone với cả chục giọng hát khác nhau.
Số là trong bài hát ấy, có một câu rất đơn giản rất nhân dân trăm họ người nào cũng có thể nói được, tình cờ thốt ra, hay suy ngẫm rồi thổ lộ:
Hẹn hò sẽ vì nhau qua phong ba Anh cố bước, đôi chân chậm quá
(Trầm Tử Thiêng)
Tôi cứ tưởng mình nghe hát vội, nên có thể sai đi một vài chữ. Tôi bèn mở từng lời của các ca sĩ trình bày Bài Tình Ca Mùa Đông theo thứ tự tôi thích, hay quý ca sĩ...lột tả được tâm trạng tác giả như sau: Lệ Thu, Lê Uyên, Như Quỳnh, Khánh Ly vv...kế tới các ca sĩ thuộc giới trẻ sau, có cả một nam ca sĩ trẻ hát phòng trà trong nước nữa.
Ôi chao, nghe hát thì cứ việc nghe, chứ ngồi phân tích, so sánh để làm gì. Con gái tôi cũng là một dương cầm...thủ cựu, không phải dương cầm thủ tức tay đàn dương cầm, cháu nói:
- Bài Tango đó chỉ có cô Khánh Ly là hát hay nhất thôi.
Tôi trả lời ngay:
- Đã mất gần 2 tiếng đồng hồ, để chỉ nghe một bài, với chục giọng hát nêu trên, lời nhạc cũng có nhiều khuynh hướng lắm.
Ý tôi muốn nói là mỗi ca sĩ hợp với một dòng nhạc, thí dụ ca sĩ Khánh Ly hát nhạc Trịnh Công Sơn thì khó ai bì kịp, nhưng Bài Tình Ca Mùa Đông này, cô hát có vẻ...tỏa ngang giọng hát quá, bài này cần chiều sâu hơn.
Sự thực, tôi không là người mê thích âm nhạc, lại càng chẳng phải tay...nghiên cứu để bảo rằng 3 buổi sáng liên tục tôi ngồi nghe và...phân tích lời ca là vô lý.
Tôi phải nhắm mắt lại, gạt đi cái ý nghĩa, là phần nào nghe và ngó thấy nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng ở đâu đó nên cứ suy diễn tưởng tượng, quả là đôi chân ông bước...chậm quá, bởi tuổi già hay bệnh hoạn sau này, nên sự chậm chạp đã khiến sự thể ông với người yêu ông sắp gặp nhau, mới biết cô ta không đợi nữa.
Quý vị sẽ bảo tôi đoán mò, Bài Tình Ca Mùa Đông được nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng viết từ cách đây hơn phần tư thế kỷ, lúc đó ông mới chưa 50 tuổi, thì còn trẻ chán với một ca nhạc sĩ...Vậy mà sao cuộc tình...đơn giản thế lại cũng chia tay, chỉ vì người ông yêu không chịu đợi thêm nữa.
-Tôi suy ra, đây là một cuộc tình đã quá tuổi trung niên, hay ít nhất nhạc sĩ Trầm vững vàng về niên tuế, mà lại chậm chạp...nhiệt tình với bạn quý, và người yêu ông, cũng chẳng còn mười tám, đôi mươi...mà cũng đã gọi là có chút tuổi xuân đang quá độ, nên biết sắp gặp nhau, vẫn chẳng chịu đợi chờ.
Như vậy, chỉ vì thời thế, gia cảnh, hay lý do có tính cách xã hội phức tạp, đoạn sau 1985, nhạc sĩ Trầm hiện diện ở Little Saigon, chắc có làm bảo lãnh cho hôn thê, mà chưa kịp thì cổ đã sang ngang, hay qua ngã rẽ khác. Điều này thì nhạc sĩ Nam Lộc và ca sĩ Jo Marchel làm ở USCC biết rõ. Thí dụ thôi, chứ nhiều khi có lý do rất khó nói, USCC đã giúp nhiều nhà đoàn tụ.
Song cái điều trở ngại, để ông phải thú nhận là đôi chân ông chậm quá, chính là thời cuộc, xã hội, khiến gia cảnh khó được bình yên ở Saigon:
Hẹn hò sẽ vì nhau qua phong ba
(Trầm Tử Thiêng)
Chuyện phong ba bão táp là của thời đại, chứ một nhạc sĩ đương thời, có người yêu, người tình ở sát 50 tiểu bang này, thì...bão tố nỗi gì đâu.
Vẫn trong lời Bài Tình Ca Mùa Đông, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng không cố ý đi vào quần chúng, mà vẫn trải rộng khắp các giới nếu muốn hay tình cờ nghe nhạc ông.
Anh nhớ khi mặn nồng
Xin cám ơn em một thời Xuân
(Trầm Tử Thiêng)
Lời ca đại chúng quá, suốt bài không có một màu mè cho ngôn ngữ, ngoại trừ duy nhất: Tuyết than (Không phải tan)
Trời lại thêm mùa đông
Cho tuyết than trên đầu non
(Trầm Tử Thiêng)
Nếu quý vị thích tò mò xem hay nghe lời nhạc như...tôi thì quý vị đều nhận ra rằng, những ngôn ngữ văn hoa quý vị gặp ở các nhạc sĩ Cung Tiến, Trịnh Công Sơn...tuy phổ thông trong đại chúng, nhưng vẫn xa cách thế nhân:
Nhịp chân ai đấy
Hay là gió thoảng xa xôi...
(Cung Tiến)
Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ,
Dài tay năm ngón xưa mắt xanh xao...
(Trịnh Công Sơn)
thì có ai quan tâm hỏi tiếng chân ai hay là tiếng gió thoảng. Và, sao mưa không rơi ngoài vườn, trước sân nhà, phải đổ mưa bay trên tầng tháp cổ rêu phong, còn năm ngón tay dài có thể là che mắt xanh xao vv...
Ôi mà tôi cứ tưởng tượng thêm thôi, có vị bảo làm nhạc cứ hát lên, hay là quá xá được rồi..., từ với ngữ rắc rối.
Thế thì, nhạc kiểu "bác học" như Đêm Nguyệt Cầm, Sáng Linh Lan của Vũ Đức Sao Biển xưa, hay có nhân dân trăm họ đều thường "đàm thoại" như: đêm trời giá, em vội xa phong ba, chậm quá, hứng nốt những giọt mưa cuối thu, nhớ khi mặn nồng, chút duyên nghe còn ấm, cơn đau nguôi ngoai, nỗi nhớ mỗi ngày...vv..trong Bài Tình Ca Mùa Đông, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, có thể nói bài hát đại diện cho mọi giai tầng xã hội, ở bất cứ đâu có người Việt Nam muốn diễn tả tình cảm thật lòng.
Bài hát của nhạc sĩ Trầm sui tôi nhớ đến cuốn truyện đầu tiên trong Nam được ghi vào cuối thế kỷ thứ 19, khoảng thập niên cuối trước năm 1900, tức là 189X gì đó, tên sách Lazaro Phiền mô tả cuộc sống và nếp nghĩ cùng giọng văn của một người miền Nam mộc mạc, chân chất, nhưng vô cùng phong phú nội tâm.
Lòng thì vẫn hẹn cơn đau nguôi ngoai
Sao nỗi nhớ mỗi ngày mỗi đầy
(Trầm Tử Thiêng)
Những cơn đau đâu cần phải huyễn hư, huyền ảo, tình cũng đâu cần phải tơ sương, làn khói vv...và vv...mà cơn đau tinh thần, nghĩa bóng, hay thể chất, nghĩa đen, đều chẳng nguôi ngoai được, khiến nỗi nhớ, mỗi ngày mỗi đầy thôi, dân tộc tính quá chứ.
Vì đã chậm chân, để em không đợi nữa, không chịu đợi thêm bởi hoàn cảnh bức thiết, nên xem ra người yêu thương của nhạc sĩ Trầm cũng có thời duyên ấm.
Hawthrone 30-12-2014
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )
( HNPĐ ) Đã quá lâu tôi nghe lại một bài hát cách đây 1/4 thế kỷ, tức là quanh 25 năm, hồi đó tôi đang còn ở Saigon cuối thập niên 80 thế kỷ trước.
Bài Tình Ca Mùa Đông của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng. Nhưng thời gian đó, tôi lại nghĩ tên tác giả có vẻ như chỉ viết những bài thương dân, nhớ nước, khốn khổ vì thời thế, bi đát, đau thương...cho mãi tới mới đây, vì một kỷ niệm của gia đình, tôi nghe lại Bài Tình Ca Mùa Đông, trong cái Iphone với cả chục giọng hát khác nhau.
Số là trong bài hát ấy, có một câu rất đơn giản rất nhân dân trăm họ người nào cũng có thể nói được, tình cờ thốt ra, hay suy ngẫm rồi thổ lộ:
Hẹn hò sẽ vì nhau qua phong ba Anh cố bước, đôi chân chậm quá
(Trầm Tử Thiêng)
Tôi cứ tưởng mình nghe hát vội, nên có thể sai đi một vài chữ. Tôi bèn mở từng lời của các ca sĩ trình bày Bài Tình Ca Mùa Đông theo thứ tự tôi thích, hay quý ca sĩ...lột tả được tâm trạng tác giả như sau: Lệ Thu, Lê Uyên, Như Quỳnh, Khánh Ly vv...kế tới các ca sĩ thuộc giới trẻ sau, có cả một nam ca sĩ trẻ hát phòng trà trong nước nữa.
Ôi chao, nghe hát thì cứ việc nghe, chứ ngồi phân tích, so sánh để làm gì. Con gái tôi cũng là một dương cầm...thủ cựu, không phải dương cầm thủ tức tay đàn dương cầm, cháu nói:
- Bài Tango đó chỉ có cô Khánh Ly là hát hay nhất thôi.
Tôi trả lời ngay:
- Đã mất gần 2 tiếng đồng hồ, để chỉ nghe một bài, với chục giọng hát nêu trên, lời nhạc cũng có nhiều khuynh hướng lắm.
Ý tôi muốn nói là mỗi ca sĩ hợp với một dòng nhạc, thí dụ ca sĩ Khánh Ly hát nhạc Trịnh Công Sơn thì khó ai bì kịp, nhưng Bài Tình Ca Mùa Đông này, cô hát có vẻ...tỏa ngang giọng hát quá, bài này cần chiều sâu hơn.
Sự thực, tôi không là người mê thích âm nhạc, lại càng chẳng phải tay...nghiên cứu để bảo rằng 3 buổi sáng liên tục tôi ngồi nghe và...phân tích lời ca là vô lý.
Tôi phải nhắm mắt lại, gạt đi cái ý nghĩa, là phần nào nghe và ngó thấy nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng ở đâu đó nên cứ suy diễn tưởng tượng, quả là đôi chân ông bước...chậm quá, bởi tuổi già hay bệnh hoạn sau này, nên sự chậm chạp đã khiến sự thể ông với người yêu ông sắp gặp nhau, mới biết cô ta không đợi nữa.
Quý vị sẽ bảo tôi đoán mò, Bài Tình Ca Mùa Đông được nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng viết từ cách đây hơn phần tư thế kỷ, lúc đó ông mới chưa 50 tuổi, thì còn trẻ chán với một ca nhạc sĩ...Vậy mà sao cuộc tình...đơn giản thế lại cũng chia tay, chỉ vì người ông yêu không chịu đợi thêm nữa.
-Tôi suy ra, đây là một cuộc tình đã quá tuổi trung niên, hay ít nhất nhạc sĩ Trầm vững vàng về niên tuế, mà lại chậm chạp...nhiệt tình với bạn quý, và người yêu ông, cũng chẳng còn mười tám, đôi mươi...mà cũng đã gọi là có chút tuổi xuân đang quá độ, nên biết sắp gặp nhau, vẫn chẳng chịu đợi chờ.
Như vậy, chỉ vì thời thế, gia cảnh, hay lý do có tính cách xã hội phức tạp, đoạn sau 1985, nhạc sĩ Trầm hiện diện ở Little Saigon, chắc có làm bảo lãnh cho hôn thê, mà chưa kịp thì cổ đã sang ngang, hay qua ngã rẽ khác. Điều này thì nhạc sĩ Nam Lộc và ca sĩ Jo Marchel làm ở USCC biết rõ. Thí dụ thôi, chứ nhiều khi có lý do rất khó nói, USCC đã giúp nhiều nhà đoàn tụ.
Song cái điều trở ngại, để ông phải thú nhận là đôi chân ông chậm quá, chính là thời cuộc, xã hội, khiến gia cảnh khó được bình yên ở Saigon:
Hẹn hò sẽ vì nhau qua phong ba
(Trầm Tử Thiêng)
Chuyện phong ba bão táp là của thời đại, chứ một nhạc sĩ đương thời, có người yêu, người tình ở sát 50 tiểu bang này, thì...bão tố nỗi gì đâu.
Vẫn trong lời Bài Tình Ca Mùa Đông, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng không cố ý đi vào quần chúng, mà vẫn trải rộng khắp các giới nếu muốn hay tình cờ nghe nhạc ông.
Anh nhớ khi mặn nồng
Xin cám ơn em một thời Xuân
(Trầm Tử Thiêng)
Lời ca đại chúng quá, suốt bài không có một màu mè cho ngôn ngữ, ngoại trừ duy nhất: Tuyết than (Không phải tan)
Trời lại thêm mùa đông
Cho tuyết than trên đầu non
(Trầm Tử Thiêng)
Nếu quý vị thích tò mò xem hay nghe lời nhạc như...tôi thì quý vị đều nhận ra rằng, những ngôn ngữ văn hoa quý vị gặp ở các nhạc sĩ Cung Tiến, Trịnh Công Sơn...tuy phổ thông trong đại chúng, nhưng vẫn xa cách thế nhân:
Nhịp chân ai đấy
Hay là gió thoảng xa xôi...
(Cung Tiến)
Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ,
Dài tay năm ngón xưa mắt xanh xao...
(Trịnh Công Sơn)
thì có ai quan tâm hỏi tiếng chân ai hay là tiếng gió thoảng. Và, sao mưa không rơi ngoài vườn, trước sân nhà, phải đổ mưa bay trên tầng tháp cổ rêu phong, còn năm ngón tay dài có thể là che mắt xanh xao vv...
Ôi mà tôi cứ tưởng tượng thêm thôi, có vị bảo làm nhạc cứ hát lên, hay là quá xá được rồi..., từ với ngữ rắc rối.
Thế thì, nhạc kiểu "bác học" như Đêm Nguyệt Cầm, Sáng Linh Lan của Vũ Đức Sao Biển xưa, hay có nhân dân trăm họ đều thường "đàm thoại" như: đêm trời giá, em vội xa phong ba, chậm quá, hứng nốt những giọt mưa cuối thu, nhớ khi mặn nồng, chút duyên nghe còn ấm, cơn đau nguôi ngoai, nỗi nhớ mỗi ngày...vv..trong Bài Tình Ca Mùa Đông, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, có thể nói bài hát đại diện cho mọi giai tầng xã hội, ở bất cứ đâu có người Việt Nam muốn diễn tả tình cảm thật lòng.
Bài hát của nhạc sĩ Trầm sui tôi nhớ đến cuốn truyện đầu tiên trong Nam được ghi vào cuối thế kỷ thứ 19, khoảng thập niên cuối trước năm 1900, tức là 189X gì đó, tên sách Lazaro Phiền mô tả cuộc sống và nếp nghĩ cùng giọng văn của một người miền Nam mộc mạc, chân chất, nhưng vô cùng phong phú nội tâm.
Lòng thì vẫn hẹn cơn đau nguôi ngoai
Sao nỗi nhớ mỗi ngày mỗi đầy
(Trầm Tử Thiêng)
Những cơn đau đâu cần phải huyễn hư, huyền ảo, tình cũng đâu cần phải tơ sương, làn khói vv...và vv...mà cơn đau tinh thần, nghĩa bóng, hay thể chất, nghĩa đen, đều chẳng nguôi ngoai được, khiến nỗi nhớ, mỗi ngày mỗi đầy thôi, dân tộc tính quá chứ.
Vì đã chậm chân, để em không đợi nữa, không chịu đợi thêm bởi hoàn cảnh bức thiết, nên xem ra người yêu thương của nhạc sĩ Trầm cũng có thời duyên ấm.
Hawthrone 30-12-2014
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )
ĐÔI CHÂN CHẬM QUA - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ ) Đã quá lâu tôi nghe lại một bài hát cách đây 1/4 thế kỷ, tức là quanh 25 năm, hồi đó tôi đang còn ở Saigon cuối thập niên 80 thế kỷ trước.
( HNPĐ ) Đã quá lâu tôi nghe lại một bài hát cách đây 1/4 thế kỷ, tức là quanh 25 năm, hồi đó tôi đang còn ở Saigon cuối thập niên 80 thế kỷ trước.
Bài Tình Ca Mùa Đông của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng. Nhưng thời gian đó, tôi lại nghĩ tên tác giả có vẻ như chỉ viết những bài thương dân, nhớ nước, khốn khổ vì thời thế, bi đát, đau thương...cho mãi tới mới đây, vì một kỷ niệm của gia đình, tôi nghe lại Bài Tình Ca Mùa Đông, trong cái Iphone với cả chục giọng hát khác nhau.
Số là trong bài hát ấy, có một câu rất đơn giản rất nhân dân trăm họ người nào cũng có thể nói được, tình cờ thốt ra, hay suy ngẫm rồi thổ lộ:
Hẹn hò sẽ vì nhau qua phong ba Anh cố bước, đôi chân chậm quá
(Trầm Tử Thiêng)
Tôi cứ tưởng mình nghe hát vội, nên có thể sai đi một vài chữ. Tôi bèn mở từng lời của các ca sĩ trình bày Bài Tình Ca Mùa Đông theo thứ tự tôi thích, hay quý ca sĩ...lột tả được tâm trạng tác giả như sau: Lệ Thu, Lê Uyên, Như Quỳnh, Khánh Ly vv...kế tới các ca sĩ thuộc giới trẻ sau, có cả một nam ca sĩ trẻ hát phòng trà trong nước nữa.
Ôi chao, nghe hát thì cứ việc nghe, chứ ngồi phân tích, so sánh để làm gì. Con gái tôi cũng là một dương cầm...thủ cựu, không phải dương cầm thủ tức tay đàn dương cầm, cháu nói:
- Bài Tango đó chỉ có cô Khánh Ly là hát hay nhất thôi.
Tôi trả lời ngay:
- Đã mất gần 2 tiếng đồng hồ, để chỉ nghe một bài, với chục giọng hát nêu trên, lời nhạc cũng có nhiều khuynh hướng lắm.
Ý tôi muốn nói là mỗi ca sĩ hợp với một dòng nhạc, thí dụ ca sĩ Khánh Ly hát nhạc Trịnh Công Sơn thì khó ai bì kịp, nhưng Bài Tình Ca Mùa Đông này, cô hát có vẻ...tỏa ngang giọng hát quá, bài này cần chiều sâu hơn.
Sự thực, tôi không là người mê thích âm nhạc, lại càng chẳng phải tay...nghiên cứu để bảo rằng 3 buổi sáng liên tục tôi ngồi nghe và...phân tích lời ca là vô lý.
Tôi phải nhắm mắt lại, gạt đi cái ý nghĩa, là phần nào nghe và ngó thấy nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng ở đâu đó nên cứ suy diễn tưởng tượng, quả là đôi chân ông bước...chậm quá, bởi tuổi già hay bệnh hoạn sau này, nên sự chậm chạp đã khiến sự thể ông với người yêu ông sắp gặp nhau, mới biết cô ta không đợi nữa.
Quý vị sẽ bảo tôi đoán mò, Bài Tình Ca Mùa Đông được nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng viết từ cách đây hơn phần tư thế kỷ, lúc đó ông mới chưa 50 tuổi, thì còn trẻ chán với một ca nhạc sĩ...Vậy mà sao cuộc tình...đơn giản thế lại cũng chia tay, chỉ vì người ông yêu không chịu đợi thêm nữa.
-Tôi suy ra, đây là một cuộc tình đã quá tuổi trung niên, hay ít nhất nhạc sĩ Trầm vững vàng về niên tuế, mà lại chậm chạp...nhiệt tình với bạn quý, và người yêu ông, cũng chẳng còn mười tám, đôi mươi...mà cũng đã gọi là có chút tuổi xuân đang quá độ, nên biết sắp gặp nhau, vẫn chẳng chịu đợi chờ.
Như vậy, chỉ vì thời thế, gia cảnh, hay lý do có tính cách xã hội phức tạp, đoạn sau 1985, nhạc sĩ Trầm hiện diện ở Little Saigon, chắc có làm bảo lãnh cho hôn thê, mà chưa kịp thì cổ đã sang ngang, hay qua ngã rẽ khác. Điều này thì nhạc sĩ Nam Lộc và ca sĩ Jo Marchel làm ở USCC biết rõ. Thí dụ thôi, chứ nhiều khi có lý do rất khó nói, USCC đã giúp nhiều nhà đoàn tụ.
Song cái điều trở ngại, để ông phải thú nhận là đôi chân ông chậm quá, chính là thời cuộc, xã hội, khiến gia cảnh khó được bình yên ở Saigon:
Hẹn hò sẽ vì nhau qua phong ba
(Trầm Tử Thiêng)
Chuyện phong ba bão táp là của thời đại, chứ một nhạc sĩ đương thời, có người yêu, người tình ở sát 50 tiểu bang này, thì...bão tố nỗi gì đâu.
Vẫn trong lời Bài Tình Ca Mùa Đông, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng không cố ý đi vào quần chúng, mà vẫn trải rộng khắp các giới nếu muốn hay tình cờ nghe nhạc ông.
Anh nhớ khi mặn nồng
Xin cám ơn em một thời Xuân
(Trầm Tử Thiêng)
Lời ca đại chúng quá, suốt bài không có một màu mè cho ngôn ngữ, ngoại trừ duy nhất: Tuyết than (Không phải tan)
Trời lại thêm mùa đông
Cho tuyết than trên đầu non
(Trầm Tử Thiêng)
Nếu quý vị thích tò mò xem hay nghe lời nhạc như...tôi thì quý vị đều nhận ra rằng, những ngôn ngữ văn hoa quý vị gặp ở các nhạc sĩ Cung Tiến, Trịnh Công Sơn...tuy phổ thông trong đại chúng, nhưng vẫn xa cách thế nhân:
Nhịp chân ai đấy
Hay là gió thoảng xa xôi...
(Cung Tiến)
Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ,
Dài tay năm ngón xưa mắt xanh xao...
(Trịnh Công Sơn)
thì có ai quan tâm hỏi tiếng chân ai hay là tiếng gió thoảng. Và, sao mưa không rơi ngoài vườn, trước sân nhà, phải đổ mưa bay trên tầng tháp cổ rêu phong, còn năm ngón tay dài có thể là che mắt xanh xao vv...
Ôi mà tôi cứ tưởng tượng thêm thôi, có vị bảo làm nhạc cứ hát lên, hay là quá xá được rồi..., từ với ngữ rắc rối.
Thế thì, nhạc kiểu "bác học" như Đêm Nguyệt Cầm, Sáng Linh Lan của Vũ Đức Sao Biển xưa, hay có nhân dân trăm họ đều thường "đàm thoại" như: đêm trời giá, em vội xa phong ba, chậm quá, hứng nốt những giọt mưa cuối thu, nhớ khi mặn nồng, chút duyên nghe còn ấm, cơn đau nguôi ngoai, nỗi nhớ mỗi ngày...vv..trong Bài Tình Ca Mùa Đông, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, có thể nói bài hát đại diện cho mọi giai tầng xã hội, ở bất cứ đâu có người Việt Nam muốn diễn tả tình cảm thật lòng.
Bài hát của nhạc sĩ Trầm sui tôi nhớ đến cuốn truyện đầu tiên trong Nam được ghi vào cuối thế kỷ thứ 19, khoảng thập niên cuối trước năm 1900, tức là 189X gì đó, tên sách Lazaro Phiền mô tả cuộc sống và nếp nghĩ cùng giọng văn của một người miền Nam mộc mạc, chân chất, nhưng vô cùng phong phú nội tâm.
Lòng thì vẫn hẹn cơn đau nguôi ngoai
Sao nỗi nhớ mỗi ngày mỗi đầy
(Trầm Tử Thiêng)
Những cơn đau đâu cần phải huyễn hư, huyền ảo, tình cũng đâu cần phải tơ sương, làn khói vv...và vv...mà cơn đau tinh thần, nghĩa bóng, hay thể chất, nghĩa đen, đều chẳng nguôi ngoai được, khiến nỗi nhớ, mỗi ngày mỗi đầy thôi, dân tộc tính quá chứ.
Vì đã chậm chân, để em không đợi nữa, không chịu đợi thêm bởi hoàn cảnh bức thiết, nên xem ra người yêu thương của nhạc sĩ Trầm cũng có thời duyên ấm.
Hawthrone 30-12-2014
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )