Nhân Vật

ĐỒNG TIỀN ĐI TRƯỚC, NGOẠI GIAO THEO SAU - Đại- Dương

BBC ngày 27 tháng 6 năm 2017 đã dẫn lời PEW "Chỉ số ưa thích nước Mỹ giảm trên toàn cầu... cá nhân Tổng thống Donald Trump và chính sách đều không được ủng hộ rộng rãi trên thế giới".


ĐỒNG TIỀN ĐI TRƯỚC, NGOẠI GIAO THEO SAU

                                Đại- Dương

 

 

Trung tâm nghiên cứu PEW đã phỏng vấn 40,447 người sống tại 37 quốc gia từ 16 tháng 2 đến 8 tháng 5 năm 2017 nhằm tìm hiểu xem họ nghĩ gì về Hoa Kỳ và Tổng thống Donald Trump.

Các câu hỏi để đánh giá gồm có: "Nguy hiểm", "Không chấp nhận được", "Ngạo mạn" "Có quan tâm" "Đủ tư chất" "Thuyết phục", "Một nhà lãnh đạo tài năng" rất dễ dẫn tới kiểu trả lời thiên vị.

BBC ngày 27 tháng 6 năm 2017 đã dẫn lời PEW "Chỉ số ưa thích nước Mỹ giảm trên toàn cầu ... cá nhân Tổng thống Donald Trump và chính sách đều không được ủng hộ rộng rãi trên thế giới".

Nhiều người trên thế giới đã quá quen thuộc với tình trạng được Mỹ đổ xương máu, tiền bạc, trí tuệ để duy trì trật tự, an ninh, ổn định, phát triển toàn cầu nên cảm thấy thất vọng ê chề khi Tổng thống Trump đòi các quốc gia khác phải chịu trách nhiệm và nghĩa vụ với đất nước, dân tộc trước rồi mới nhờ tới Hoa Kỳ.

Tâm trạng của họ phù hợp với cách diễn đạt của tục ngữ Việt Nam "Miếng ăn là miếng tồi tàn, mất ăn một miếng lộn gan lên đầu".

Đa số người được PEW phỏng vấn cho rằng Trump không đủ tư chất làm tổng thống. Chẳng lẽ phân nửa cử tri Mỹ đã bầu cho Trump đều ngu hơn dân chúng ở các nước lạc hậu, thua kém Hoa Kỳ quá xa trong mọi lĩnh vực?

Nhiều người được PEW phỏng vấn coi Trump nguy hiểm cho thế giới hơn Tổng thống Barack Obama mà quên kết quả của chính sách "ngoại giao kiên nhẫn" 8 năm qua.

Quốc gia Iraq ổn định năm 2009 bổng trở nên xáo trộn dữ dội khi 700 tay súng của al-Qaeda phình lên 40,000-100,000, chiếm đóng dễ dàng 3 thành phố lớn, áp sát Thủ đô Baghdad vào năm 2014.

Mùa Xuân Á Rập từ năm 2011 đã dìm Trung Đông và Bắc Phi vào biển lữa hận thù tạo ra cuộc chiến tàn bạo, dã man, khủng khiếp mà chưa thấy ánh sáng an bình.

Trung Quốc hoành hành như chỗ không người trên hai Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa nhờ chính sách ngoại giao kiên nhẫn và thái độ nhu nhược của Obama.

Obama công bố chính sách "xoay trục" sang Châu Á rồi đổi thành "tái cân bằng". Nhưng, Bắc Kinh vẫn kiểm soát thực tế Đường 9 Đoạn, xây 7 đảo nhân tạo tại Trường Sa bất chấp Phán quyết của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển 1982, PCA, và quân-sự-hoá Biển Nam Trung Hoa.

Obama công khai chê Tổng thống Vladimir Putin "như một cậu học trò chán nãn ngồi ở cuối lớp" và Nga chỉ là một cường quốc cấp vùng.

Năm 2014, Putin cưỡng đoạt Bán đảo Crimea của Ukraine chẳng tốn viên đạn nào, yểm trợ công khai cuộc chiến đòi ly khai dai dẵng tại Ukraine, và thường xuyên đe doạ quân sự đối với các quốc gia NATO giáp giới Nga.

Putin chỉ đưa vài tá phi cơ, hàng trăm binh sĩ đã có thể loại Hoa Kỳ ra khỏi bàn cờ Syria.

Làn sóng di dân, tị nạn ào ạt, dồn dập từ Trung Đông và Châu Phi làm xáo trộn khủng khiếp tới tình hình an ninh, ổn định, chính trị, ngoại giao ở Châu Âu.

Kiểu chi tiêu vô-trách-nhiệm của Tổng thống Obama được thiên hạ khen, nhưng, chính dân Mỹ phải còng lưng trả món nợ nhiều hơn GDP mà chưa biết khi nào mới thoát khỏi cảnh nợ nần.

Cách thức điều hành của Obama làm cho Hoa Kỳ mất ưu thế chiến lược toàn cầu và bị khinh thường khi phải chui từ đuôi Air Force One để phó hội ở Hàng Châu năm 2016.

Bắc Kinh đã tung 500 tỉ USD để Truyền thông Cấp tiến (thiên tả) bẽ cong chính sách "Make America Geat Again" bằng kiểu cáo buộc Tổng thống Donald Trump chủ trương bế môn toả cảng, dâng vai trò siêu cường cho Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc.

Liệu cộng đồng quốc tế có muốn rập khuôn kiểu kinh tế thân hữu, cá mập của Trung Quốc hay không?

Liệu các quốc gia trên thế giới có muốn bị cưỡng chiếm hoặc làm chư hầu cho Trung Quốc hay không?

Đúng ra, Trump chỉ đòi lại sự công bình trong mối quan hệ kinh tế cũng như quân sự để chấm dứt tình trạng bị các nước khác trục lợi nhằm kéo Hoa Kỳ trở về với truyền thống lập quốc: cạnh tranh bình đẳng, cùng nhau chia sẻ trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế.

Tại sao Hoa Kỳ lại bị thâm thủng mậu dịch do các Thoả ước Thương mại, phải gánh phần lớn chi phí phòng thủ cho các quốc gia khác?

Tại sao Hoa Kỳ, Nhật Bản, Châu Âu phải tốn tiền để làm giảm khí thãi khi trữ tệ của Trung Quốc hơn 3,000 tỉ USD mà không dùng làm sạch môi trường lại được phép tiếp tục sử dụng than đá cho tới năm 2030 dù chiếm tới 30% lượng khí thãi toàn cầu so với 15% của Hoa Kỳ?

Nhiều nguyên thủ quốc gia có đầy đủ thông tin chính xác, không bị giới truyền thông khuynh loát đã hiểu được nhu cầu chia sẻ gánh nặng với Hoa Kỳ để gìn giữ luật pháp quốc tế, an ninh thế giới, phát triển toàn cầu.

Họ tìm gặp Tổng thống Trump để hiểu rõ và thích ứng với chủ trương của siêu cường duy nhất trên thế giới.

Tất cả 51 nguyên thủ quốc gia Sunni ở Trung Đông, Châu Phi, Trung Á quy tụ về Á rập Saudi để biết và hợp tác với Trump trên hai mặt trận tiêu diệt Hồi giáo Cực đoan và chống bành trướng, bá quyền Iran.

Nguyên thủ các quốc gia Nhật Bản, Việt Nam, Ấn Độ, Đại Hàn, nằm trong danh sách 19 quốc gia bị Trump cáo buộc làm cho Hoa Kỳ bị thâm thủng thương mại nhiều nhất đã ký các hợp đồng đầu tư vào Hoa Kỳ và mua hàng hoá Mỹ tương đương với mức thâm hụt khi đến Hoa Thịnh Đốn.

Họ được Tổng thống Donald Trump tiếp đón ân cần và thân mật tại Toà Bạch Ốc để cùng nhau thảo luận các biện pháp hợp tác, chia sẻ trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nền trật tự, an ninh, ổn định, phát triển, hoà bình trên thế giới.

Với Trump "không áp đặt lối sống lên bất cứ ai, củng cố liên minh cũ, thành lập liên minh mới, đoàn kết thế giới văn minh".

Trump tiếp Tập tại khu nghĩ dưỡng ở Florida để yêu cầu Bắc Kinh kiềm chế Bình Nhưỡng. Nhưng, Tập Cận Bình không thực tâm nên hôm 29 tháng 6 năm 2017 Trump ra lệnh trừng phạt 2 công dân và 1 công ty hải vận Trung Quốc đã hỗ trợ các chương trình nguyên tử và hoả tiễn Bắc Triều Tiên. Một ngân hàng của Trung Quốc bị Mỹ cáo buộc rửa tiền cho Bắc Triều Tiên.

Chiến tranh Lạnh Hoa Kỳ-Trung Quốc đã bắt đầu nên Trump có kế hoạch gặp mặt Tổng thống Vladimir Putin bên lề Hội nghị G-20 tại Đức vào tuần tới.

Bàn cờ quốc tế đang được Tổng thống Donald Trump xếp đặt lại.

                                    

Đại-Dương

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

ĐỒNG TIỀN ĐI TRƯỚC, NGOẠI GIAO THEO SAU - Đại- Dương

BBC ngày 27 tháng 6 năm 2017 đã dẫn lời PEW "Chỉ số ưa thích nước Mỹ giảm trên toàn cầu... cá nhân Tổng thống Donald Trump và chính sách đều không được ủng hộ rộng rãi trên thế giới".


ĐỒNG TIỀN ĐI TRƯỚC, NGOẠI GIAO THEO SAU

                                Đại- Dương

 

 

Trung tâm nghiên cứu PEW đã phỏng vấn 40,447 người sống tại 37 quốc gia từ 16 tháng 2 đến 8 tháng 5 năm 2017 nhằm tìm hiểu xem họ nghĩ gì về Hoa Kỳ và Tổng thống Donald Trump.

Các câu hỏi để đánh giá gồm có: "Nguy hiểm", "Không chấp nhận được", "Ngạo mạn" "Có quan tâm" "Đủ tư chất" "Thuyết phục", "Một nhà lãnh đạo tài năng" rất dễ dẫn tới kiểu trả lời thiên vị.

BBC ngày 27 tháng 6 năm 2017 đã dẫn lời PEW "Chỉ số ưa thích nước Mỹ giảm trên toàn cầu ... cá nhân Tổng thống Donald Trump và chính sách đều không được ủng hộ rộng rãi trên thế giới".

Nhiều người trên thế giới đã quá quen thuộc với tình trạng được Mỹ đổ xương máu, tiền bạc, trí tuệ để duy trì trật tự, an ninh, ổn định, phát triển toàn cầu nên cảm thấy thất vọng ê chề khi Tổng thống Trump đòi các quốc gia khác phải chịu trách nhiệm và nghĩa vụ với đất nước, dân tộc trước rồi mới nhờ tới Hoa Kỳ.

Tâm trạng của họ phù hợp với cách diễn đạt của tục ngữ Việt Nam "Miếng ăn là miếng tồi tàn, mất ăn một miếng lộn gan lên đầu".

Đa số người được PEW phỏng vấn cho rằng Trump không đủ tư chất làm tổng thống. Chẳng lẽ phân nửa cử tri Mỹ đã bầu cho Trump đều ngu hơn dân chúng ở các nước lạc hậu, thua kém Hoa Kỳ quá xa trong mọi lĩnh vực?

Nhiều người được PEW phỏng vấn coi Trump nguy hiểm cho thế giới hơn Tổng thống Barack Obama mà quên kết quả của chính sách "ngoại giao kiên nhẫn" 8 năm qua.

Quốc gia Iraq ổn định năm 2009 bổng trở nên xáo trộn dữ dội khi 700 tay súng của al-Qaeda phình lên 40,000-100,000, chiếm đóng dễ dàng 3 thành phố lớn, áp sát Thủ đô Baghdad vào năm 2014.

Mùa Xuân Á Rập từ năm 2011 đã dìm Trung Đông và Bắc Phi vào biển lữa hận thù tạo ra cuộc chiến tàn bạo, dã man, khủng khiếp mà chưa thấy ánh sáng an bình.

Trung Quốc hoành hành như chỗ không người trên hai Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa nhờ chính sách ngoại giao kiên nhẫn và thái độ nhu nhược của Obama.

Obama công bố chính sách "xoay trục" sang Châu Á rồi đổi thành "tái cân bằng". Nhưng, Bắc Kinh vẫn kiểm soát thực tế Đường 9 Đoạn, xây 7 đảo nhân tạo tại Trường Sa bất chấp Phán quyết của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển 1982, PCA, và quân-sự-hoá Biển Nam Trung Hoa.

Obama công khai chê Tổng thống Vladimir Putin "như một cậu học trò chán nãn ngồi ở cuối lớp" và Nga chỉ là một cường quốc cấp vùng.

Năm 2014, Putin cưỡng đoạt Bán đảo Crimea của Ukraine chẳng tốn viên đạn nào, yểm trợ công khai cuộc chiến đòi ly khai dai dẵng tại Ukraine, và thường xuyên đe doạ quân sự đối với các quốc gia NATO giáp giới Nga.

Putin chỉ đưa vài tá phi cơ, hàng trăm binh sĩ đã có thể loại Hoa Kỳ ra khỏi bàn cờ Syria.

Làn sóng di dân, tị nạn ào ạt, dồn dập từ Trung Đông và Châu Phi làm xáo trộn khủng khiếp tới tình hình an ninh, ổn định, chính trị, ngoại giao ở Châu Âu.

Kiểu chi tiêu vô-trách-nhiệm của Tổng thống Obama được thiên hạ khen, nhưng, chính dân Mỹ phải còng lưng trả món nợ nhiều hơn GDP mà chưa biết khi nào mới thoát khỏi cảnh nợ nần.

Cách thức điều hành của Obama làm cho Hoa Kỳ mất ưu thế chiến lược toàn cầu và bị khinh thường khi phải chui từ đuôi Air Force One để phó hội ở Hàng Châu năm 2016.

Bắc Kinh đã tung 500 tỉ USD để Truyền thông Cấp tiến (thiên tả) bẽ cong chính sách "Make America Geat Again" bằng kiểu cáo buộc Tổng thống Donald Trump chủ trương bế môn toả cảng, dâng vai trò siêu cường cho Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc.

Liệu cộng đồng quốc tế có muốn rập khuôn kiểu kinh tế thân hữu, cá mập của Trung Quốc hay không?

Liệu các quốc gia trên thế giới có muốn bị cưỡng chiếm hoặc làm chư hầu cho Trung Quốc hay không?

Đúng ra, Trump chỉ đòi lại sự công bình trong mối quan hệ kinh tế cũng như quân sự để chấm dứt tình trạng bị các nước khác trục lợi nhằm kéo Hoa Kỳ trở về với truyền thống lập quốc: cạnh tranh bình đẳng, cùng nhau chia sẻ trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế.

Tại sao Hoa Kỳ lại bị thâm thủng mậu dịch do các Thoả ước Thương mại, phải gánh phần lớn chi phí phòng thủ cho các quốc gia khác?

Tại sao Hoa Kỳ, Nhật Bản, Châu Âu phải tốn tiền để làm giảm khí thãi khi trữ tệ của Trung Quốc hơn 3,000 tỉ USD mà không dùng làm sạch môi trường lại được phép tiếp tục sử dụng than đá cho tới năm 2030 dù chiếm tới 30% lượng khí thãi toàn cầu so với 15% của Hoa Kỳ?

Nhiều nguyên thủ quốc gia có đầy đủ thông tin chính xác, không bị giới truyền thông khuynh loát đã hiểu được nhu cầu chia sẻ gánh nặng với Hoa Kỳ để gìn giữ luật pháp quốc tế, an ninh thế giới, phát triển toàn cầu.

Họ tìm gặp Tổng thống Trump để hiểu rõ và thích ứng với chủ trương của siêu cường duy nhất trên thế giới.

Tất cả 51 nguyên thủ quốc gia Sunni ở Trung Đông, Châu Phi, Trung Á quy tụ về Á rập Saudi để biết và hợp tác với Trump trên hai mặt trận tiêu diệt Hồi giáo Cực đoan và chống bành trướng, bá quyền Iran.

Nguyên thủ các quốc gia Nhật Bản, Việt Nam, Ấn Độ, Đại Hàn, nằm trong danh sách 19 quốc gia bị Trump cáo buộc làm cho Hoa Kỳ bị thâm thủng thương mại nhiều nhất đã ký các hợp đồng đầu tư vào Hoa Kỳ và mua hàng hoá Mỹ tương đương với mức thâm hụt khi đến Hoa Thịnh Đốn.

Họ được Tổng thống Donald Trump tiếp đón ân cần và thân mật tại Toà Bạch Ốc để cùng nhau thảo luận các biện pháp hợp tác, chia sẻ trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nền trật tự, an ninh, ổn định, phát triển, hoà bình trên thế giới.

Với Trump "không áp đặt lối sống lên bất cứ ai, củng cố liên minh cũ, thành lập liên minh mới, đoàn kết thế giới văn minh".

Trump tiếp Tập tại khu nghĩ dưỡng ở Florida để yêu cầu Bắc Kinh kiềm chế Bình Nhưỡng. Nhưng, Tập Cận Bình không thực tâm nên hôm 29 tháng 6 năm 2017 Trump ra lệnh trừng phạt 2 công dân và 1 công ty hải vận Trung Quốc đã hỗ trợ các chương trình nguyên tử và hoả tiễn Bắc Triều Tiên. Một ngân hàng của Trung Quốc bị Mỹ cáo buộc rửa tiền cho Bắc Triều Tiên.

Chiến tranh Lạnh Hoa Kỳ-Trung Quốc đã bắt đầu nên Trump có kế hoạch gặp mặt Tổng thống Vladimir Putin bên lề Hội nghị G-20 tại Đức vào tuần tới.

Bàn cờ quốc tế đang được Tổng thống Donald Trump xếp đặt lại.

                                    

Đại-Dương

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm