Quán Bên Đường
ĐỨA CON BÊN ĐẢO - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ ) Năm nay đứa bé đã 27 tuổi, con gái nên tuổi thiếu nữ qua nhanh và buồn bã, đến nỗi nó cứ hốt hoảng mỗi lần nằm mơ thấy một hình ảnh mẹ
( HNPĐ ) Năm nay đứa bé đã 27 tuổi, con gái nên tuổi thiếu nữ qua nhanh và buồn bã, đến nỗi nó cứ hốt hoảng mỗi lần nằm mơ thấy một hình ảnh mẹ, mà nó không sao phác họa rõ được: "Mẹ, mẹ, tại sao mẹ chẳng đi tìm con hả mẹ?"
Nó đã phải nói là hàng ngàn lần đi tìm mẹ nó, biết rất rõ mẹ nó đang ở đâu, kể cả việc mẹ nó phải bỏ nó cho người lạ nuôi, chỉ vì một lý do duy nhất hồi đó, vào năm 1987, khi mẹ nó còn ở tuổi teen như những bé gái đang tới lui trước nhà nó, trên lưng còn đeo túi sách vở đến trường.
Tức là trước khi mẹ nó 17 tuổi, cứ xem như mới 16 tuổi thôi, mẹ nó bị gia đình bên ngoại ở Saigon đẩy xuống tàu quen, để ngõ hầu có cuộc sống mới, tự do hay đúng ra, để tương lai mẹ nó được sung sướng hơn, biết đâu cuộc sống mới sẽ mở màn cho gia đình bên ngoại được như các nhà thiên hạ có người thân ở bên Tây, bên Mỹ.
Từ dòng sông đầy bùn đặc sệt, nước như dầu cặn, chiếc ghe không muốn biểu diễn cách chuyển vận của con rắn, ghe vẫn phải rẽ bùn, chạy dọc, chạy ngang, do đám người lái chuyên nghiệp sau 30-4-1975 ở Cà Mau, cũng mất một tuần lênh đênh trên biển, mới được vớt vào trại tị nạn thuộc Mã Lai...
Theo người nuôi nó lâu nay, bà ấy lớn tuổi như các bà nội, bà ngoại ngoài đời, kể rằng: mẹ nó sống ở trại X. hồn nhiên, vui vẻ đến nổi bà ta phải giục phải dặn mọi chuyện, nhưng có lẽ mẹ nó nghĩ thời gian đó, mẹ nó hoàn toàn tự do, không phải đi học, không phải làm việc nhà, và nhất là không bị bà ngoại nó la mắng mỗi lần sai sót vv và vv...thế nên mẹ nó chỉ ậm ừ, rồi lại chứng nào tật nấy, thích đàn đúm, bạn bè quanh lán trại, trước xa lạ, sau trở thành thân quen...
Thế rồi thì chính bà ta, người nuôi nó sau này, không biết vì sao, từ đâu...mà chỉ mấy tháng sau mẹ nó mang 1 cái bầu bấy giờ đành dậm chân tại lán trại, nước mắt chan cơm mỗi lần người đàn bà lớn tuổi chép miệng:
- Dì đã nói con rồi, con không nghe để bây giờ...biết tính sao đây?
Mỗi lần 2 dì cháu ngồi nhìn mây bay lạc lõng trên bầu trời xám đục, bà ta lại thở dài thay cho mẹ nó:
- Dì sẽ được rời trại trước cháu, còn cháu thì...bơ vơ thế này, dì cũng không hiểu sao gia đình cháu, tức nhà ngoại nó, lại cho cháu đi một mình, mà chẳng biết sẽ ra sao nữa...
Ngày qua, tháng tới, năm về, trong khi mọi người xa nhà cũng buồn, nhưng nỗi buồn của họ có lý do, còn mẹ nó ôm mặt khóc khi mùa xuân đang trở lại thế gian...Cũng là lúc cái bầu của mẹ nó muốn mở toang ra, cho nó chào đời...
Và tất nhiên, sự việc cũng được ban chỉ huy trại X. phải giúp đỡ, nó đã hiện diện không trong niềm vui của ai, mà trong nỗi giận buồn của người đàn bà lớn tuổi, cứ xưng Dì với nó, và một chút hân hoan của toán y tế, lo cho mẹ con nó được bình yên.
Toán y tế trại X. hỏi thăm mẹ nó vài chuyện ngoài bản lý lịch đã khai với trại, người đàn bà lớn tuổi phải tự cho mình là bà con với nó vì lẽ nhân đạo thôi, chứ sau khi khai hoa nở nhụy mị nó ngơ ngác như chưa hề có việc tầy trời xãy ra.
Đôi khi người ta cứ bảo là trời đất thật vô tình, nhưng các cụ cổ xưa lại nói vạn sự giai do tiền định, nhất ẩm, nhất trắc, còn có số mệnh, huống hồ một sinh linh!
Thành cuối cùng, chuyện kể cũng được kết thúc êm đẹp, vì chuyến đi được... tàu Mỹ vớt, nên cả 2 đều được qua Hoa Kỳ định cư, lại cùng một thời gian xê xích nhau có vài ngày. Bà lớn tuổi đã có chồng con đi trước nên suông sả lên đường trước, thay vì bà thênh thang tiến bước, thì lại chạnh lòng nhìn mẹ nó:
- Cháu tính sao đây, có định mang nó theo không? Hay thế nào?
Mẹ nó khóc òa lên:
- Cháu sợ lắm dì ơi, người bà con xa chỉ chứa cháu thôi, cháu cũng chẳng biết phải làm sao nữa, hay dì...
Bà lớn tuổi nhìn đứa bé mấy tháng, thấy cũng tội cả mẹ lẫn con...mẹ nó, bèn quyết định dùm mẹ nó ngay:
- Hay để dì nuôi vậy, nhưng mà cháu, tức mẹ nó, phải liên lạc với dì rồi nhận về, chi cũng không bằng có mẹ, có con.
Hai bên, bà lớn tuổi và mẹ nó có trao đổi vài ba chi tiết, như địa chỉ, số phone chẳng hạn.
Song đúng như tiên đoán của bà lớn tuổi, mẹ nó trút được gánh nặng, nên tới quê hương mới, đã muốn quên nó luôn, bởi vì mẹ nó phải bắt nhịp vào cuộc sống mới, xa lạ, đầy khó khăn, vào những sự việc mà trước khi ra đi vượt biên, không ai dám đoán được tốt hay xấu, hay hay dở, nhất là với mẹ nó, một cô bé mới 17 tuổi, phải tạm sống nhờ nơi người bà con xa.
Tuy nhiên, người đàn bà thường kêu là Dì ở bên đảo, vẫn áy náy trong lòng bà ta quyết đi tìm mẹ nó cho được, để nếu không nuôi nó đi nữa, thì một mai cũng biết ai là mẹ, ai là con chứ.
Con bé 27 tuổi đó khá đẹp, nó không dám đi thi hoa hậu vv...bởi vì nó mặc cảm là không có mẹ. Cũng như mẹ nó ngày xưa, nó quá sợ những sự việc gì đến với nó không định trước, nên nó cứ loay hoay với công việc to lớn hiện tại là đi tìm mẹ nó mà thôi.
Tất nhiên nó cũng lớn lên, đi học, đi làm, chưa dám lập gia đình vì chờ được gặp mẹ, để mẹ giúp phần nào ý tưởng về một tương lai sau này.
Nó từng nghĩ: chẳng lẽ nó giống một đứa bé được tạo ra từ một ống nghiệm sao, có hơn gì "bé em nơi ống nghiệm" trưởng thành. Cho tới giờ này, mẹ nó vẫn tránh gặp nó, nó vẫn ở với bà tên Dì lớn tuổi.
Hawthrone 7-3-2014
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )
( HNPĐ ) Năm nay đứa bé đã 27 tuổi, con gái nên tuổi thiếu nữ qua nhanh và buồn bã, đến nỗi nó cứ hốt hoảng mỗi lần nằm mơ thấy một hình ảnh mẹ, mà nó không sao phác họa rõ được: "Mẹ, mẹ, tại sao mẹ chẳng đi tìm con hả mẹ?"
Nó đã phải nói là hàng ngàn lần đi tìm mẹ nó, biết rất rõ mẹ nó đang ở đâu, kể cả việc mẹ nó phải bỏ nó cho người lạ nuôi, chỉ vì một lý do duy nhất hồi đó, vào năm 1987, khi mẹ nó còn ở tuổi teen như những bé gái đang tới lui trước nhà nó, trên lưng còn đeo túi sách vở đến trường.
Tức là trước khi mẹ nó 17 tuổi, cứ xem như mới 16 tuổi thôi, mẹ nó bị gia đình bên ngoại ở Saigon đẩy xuống tàu quen, để ngõ hầu có cuộc sống mới, tự do hay đúng ra, để tương lai mẹ nó được sung sướng hơn, biết đâu cuộc sống mới sẽ mở màn cho gia đình bên ngoại được như các nhà thiên hạ có người thân ở bên Tây, bên Mỹ.
Từ dòng sông đầy bùn đặc sệt, nước như dầu cặn, chiếc ghe không muốn biểu diễn cách chuyển vận của con rắn, ghe vẫn phải rẽ bùn, chạy dọc, chạy ngang, do đám người lái chuyên nghiệp sau 30-4-1975 ở Cà Mau, cũng mất một tuần lênh đênh trên biển, mới được vớt vào trại tị nạn thuộc Mã Lai...
Theo người nuôi nó lâu nay, bà ấy lớn tuổi như các bà nội, bà ngoại ngoài đời, kể rằng: mẹ nó sống ở trại X. hồn nhiên, vui vẻ đến nổi bà ta phải giục phải dặn mọi chuyện, nhưng có lẽ mẹ nó nghĩ thời gian đó, mẹ nó hoàn toàn tự do, không phải đi học, không phải làm việc nhà, và nhất là không bị bà ngoại nó la mắng mỗi lần sai sót vv và vv...thế nên mẹ nó chỉ ậm ừ, rồi lại chứng nào tật nấy, thích đàn đúm, bạn bè quanh lán trại, trước xa lạ, sau trở thành thân quen...
Thế rồi thì chính bà ta, người nuôi nó sau này, không biết vì sao, từ đâu...mà chỉ mấy tháng sau mẹ nó mang 1 cái bầu bấy giờ đành dậm chân tại lán trại, nước mắt chan cơm mỗi lần người đàn bà lớn tuổi chép miệng:
- Dì đã nói con rồi, con không nghe để bây giờ...biết tính sao đây?
Mỗi lần 2 dì cháu ngồi nhìn mây bay lạc lõng trên bầu trời xám đục, bà ta lại thở dài thay cho mẹ nó:
- Dì sẽ được rời trại trước cháu, còn cháu thì...bơ vơ thế này, dì cũng không hiểu sao gia đình cháu, tức nhà ngoại nó, lại cho cháu đi một mình, mà chẳng biết sẽ ra sao nữa...
Ngày qua, tháng tới, năm về, trong khi mọi người xa nhà cũng buồn, nhưng nỗi buồn của họ có lý do, còn mẹ nó ôm mặt khóc khi mùa xuân đang trở lại thế gian...Cũng là lúc cái bầu của mẹ nó muốn mở toang ra, cho nó chào đời...
Và tất nhiên, sự việc cũng được ban chỉ huy trại X. phải giúp đỡ, nó đã hiện diện không trong niềm vui của ai, mà trong nỗi giận buồn của người đàn bà lớn tuổi, cứ xưng Dì với nó, và một chút hân hoan của toán y tế, lo cho mẹ con nó được bình yên.
Toán y tế trại X. hỏi thăm mẹ nó vài chuyện ngoài bản lý lịch đã khai với trại, người đàn bà lớn tuổi phải tự cho mình là bà con với nó vì lẽ nhân đạo thôi, chứ sau khi khai hoa nở nhụy mị nó ngơ ngác như chưa hề có việc tầy trời xãy ra.
Đôi khi người ta cứ bảo là trời đất thật vô tình, nhưng các cụ cổ xưa lại nói vạn sự giai do tiền định, nhất ẩm, nhất trắc, còn có số mệnh, huống hồ một sinh linh!
Thành cuối cùng, chuyện kể cũng được kết thúc êm đẹp, vì chuyến đi được... tàu Mỹ vớt, nên cả 2 đều được qua Hoa Kỳ định cư, lại cùng một thời gian xê xích nhau có vài ngày. Bà lớn tuổi đã có chồng con đi trước nên suông sả lên đường trước, thay vì bà thênh thang tiến bước, thì lại chạnh lòng nhìn mẹ nó:
- Cháu tính sao đây, có định mang nó theo không? Hay thế nào?
Mẹ nó khóc òa lên:
- Cháu sợ lắm dì ơi, người bà con xa chỉ chứa cháu thôi, cháu cũng chẳng biết phải làm sao nữa, hay dì...
Bà lớn tuổi nhìn đứa bé mấy tháng, thấy cũng tội cả mẹ lẫn con...mẹ nó, bèn quyết định dùm mẹ nó ngay:
- Hay để dì nuôi vậy, nhưng mà cháu, tức mẹ nó, phải liên lạc với dì rồi nhận về, chi cũng không bằng có mẹ, có con.
Hai bên, bà lớn tuổi và mẹ nó có trao đổi vài ba chi tiết, như địa chỉ, số phone chẳng hạn.
Song đúng như tiên đoán của bà lớn tuổi, mẹ nó trút được gánh nặng, nên tới quê hương mới, đã muốn quên nó luôn, bởi vì mẹ nó phải bắt nhịp vào cuộc sống mới, xa lạ, đầy khó khăn, vào những sự việc mà trước khi ra đi vượt biên, không ai dám đoán được tốt hay xấu, hay hay dở, nhất là với mẹ nó, một cô bé mới 17 tuổi, phải tạm sống nhờ nơi người bà con xa.
Tuy nhiên, người đàn bà thường kêu là Dì ở bên đảo, vẫn áy náy trong lòng bà ta quyết đi tìm mẹ nó cho được, để nếu không nuôi nó đi nữa, thì một mai cũng biết ai là mẹ, ai là con chứ.
Con bé 27 tuổi đó khá đẹp, nó không dám đi thi hoa hậu vv...bởi vì nó mặc cảm là không có mẹ. Cũng như mẹ nó ngày xưa, nó quá sợ những sự việc gì đến với nó không định trước, nên nó cứ loay hoay với công việc to lớn hiện tại là đi tìm mẹ nó mà thôi.
Tất nhiên nó cũng lớn lên, đi học, đi làm, chưa dám lập gia đình vì chờ được gặp mẹ, để mẹ giúp phần nào ý tưởng về một tương lai sau này.
Nó từng nghĩ: chẳng lẽ nó giống một đứa bé được tạo ra từ một ống nghiệm sao, có hơn gì "bé em nơi ống nghiệm" trưởng thành. Cho tới giờ này, mẹ nó vẫn tránh gặp nó, nó vẫn ở với bà tên Dì lớn tuổi.
Hawthrone 7-3-2014
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )
ĐỨA CON BÊN ĐẢO - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ ) Năm nay đứa bé đã 27 tuổi, con gái nên tuổi thiếu nữ qua nhanh và buồn bã, đến nỗi nó cứ hốt hoảng mỗi lần nằm mơ thấy một hình ảnh mẹ
( HNPĐ ) Năm nay đứa bé đã 27 tuổi, con gái nên tuổi thiếu nữ qua nhanh và buồn bã, đến nỗi nó cứ hốt hoảng mỗi lần nằm mơ thấy một hình ảnh mẹ, mà nó không sao phác họa rõ được: "Mẹ, mẹ, tại sao mẹ chẳng đi tìm con hả mẹ?"
Nó đã phải nói là hàng ngàn lần đi tìm mẹ nó, biết rất rõ mẹ nó đang ở đâu, kể cả việc mẹ nó phải bỏ nó cho người lạ nuôi, chỉ vì một lý do duy nhất hồi đó, vào năm 1987, khi mẹ nó còn ở tuổi teen như những bé gái đang tới lui trước nhà nó, trên lưng còn đeo túi sách vở đến trường.
Tức là trước khi mẹ nó 17 tuổi, cứ xem như mới 16 tuổi thôi, mẹ nó bị gia đình bên ngoại ở Saigon đẩy xuống tàu quen, để ngõ hầu có cuộc sống mới, tự do hay đúng ra, để tương lai mẹ nó được sung sướng hơn, biết đâu cuộc sống mới sẽ mở màn cho gia đình bên ngoại được như các nhà thiên hạ có người thân ở bên Tây, bên Mỹ.
Từ dòng sông đầy bùn đặc sệt, nước như dầu cặn, chiếc ghe không muốn biểu diễn cách chuyển vận của con rắn, ghe vẫn phải rẽ bùn, chạy dọc, chạy ngang, do đám người lái chuyên nghiệp sau 30-4-1975 ở Cà Mau, cũng mất một tuần lênh đênh trên biển, mới được vớt vào trại tị nạn thuộc Mã Lai...
Theo người nuôi nó lâu nay, bà ấy lớn tuổi như các bà nội, bà ngoại ngoài đời, kể rằng: mẹ nó sống ở trại X. hồn nhiên, vui vẻ đến nổi bà ta phải giục phải dặn mọi chuyện, nhưng có lẽ mẹ nó nghĩ thời gian đó, mẹ nó hoàn toàn tự do, không phải đi học, không phải làm việc nhà, và nhất là không bị bà ngoại nó la mắng mỗi lần sai sót vv và vv...thế nên mẹ nó chỉ ậm ừ, rồi lại chứng nào tật nấy, thích đàn đúm, bạn bè quanh lán trại, trước xa lạ, sau trở thành thân quen...
Thế rồi thì chính bà ta, người nuôi nó sau này, không biết vì sao, từ đâu...mà chỉ mấy tháng sau mẹ nó mang 1 cái bầu bấy giờ đành dậm chân tại lán trại, nước mắt chan cơm mỗi lần người đàn bà lớn tuổi chép miệng:
- Dì đã nói con rồi, con không nghe để bây giờ...biết tính sao đây?
Mỗi lần 2 dì cháu ngồi nhìn mây bay lạc lõng trên bầu trời xám đục, bà ta lại thở dài thay cho mẹ nó:
- Dì sẽ được rời trại trước cháu, còn cháu thì...bơ vơ thế này, dì cũng không hiểu sao gia đình cháu, tức nhà ngoại nó, lại cho cháu đi một mình, mà chẳng biết sẽ ra sao nữa...
Ngày qua, tháng tới, năm về, trong khi mọi người xa nhà cũng buồn, nhưng nỗi buồn của họ có lý do, còn mẹ nó ôm mặt khóc khi mùa xuân đang trở lại thế gian...Cũng là lúc cái bầu của mẹ nó muốn mở toang ra, cho nó chào đời...
Và tất nhiên, sự việc cũng được ban chỉ huy trại X. phải giúp đỡ, nó đã hiện diện không trong niềm vui của ai, mà trong nỗi giận buồn của người đàn bà lớn tuổi, cứ xưng Dì với nó, và một chút hân hoan của toán y tế, lo cho mẹ con nó được bình yên.
Toán y tế trại X. hỏi thăm mẹ nó vài chuyện ngoài bản lý lịch đã khai với trại, người đàn bà lớn tuổi phải tự cho mình là bà con với nó vì lẽ nhân đạo thôi, chứ sau khi khai hoa nở nhụy mị nó ngơ ngác như chưa hề có việc tầy trời xãy ra.
Đôi khi người ta cứ bảo là trời đất thật vô tình, nhưng các cụ cổ xưa lại nói vạn sự giai do tiền định, nhất ẩm, nhất trắc, còn có số mệnh, huống hồ một sinh linh!
Thành cuối cùng, chuyện kể cũng được kết thúc êm đẹp, vì chuyến đi được... tàu Mỹ vớt, nên cả 2 đều được qua Hoa Kỳ định cư, lại cùng một thời gian xê xích nhau có vài ngày. Bà lớn tuổi đã có chồng con đi trước nên suông sả lên đường trước, thay vì bà thênh thang tiến bước, thì lại chạnh lòng nhìn mẹ nó:
- Cháu tính sao đây, có định mang nó theo không? Hay thế nào?
Mẹ nó khóc òa lên:
- Cháu sợ lắm dì ơi, người bà con xa chỉ chứa cháu thôi, cháu cũng chẳng biết phải làm sao nữa, hay dì...
Bà lớn tuổi nhìn đứa bé mấy tháng, thấy cũng tội cả mẹ lẫn con...mẹ nó, bèn quyết định dùm mẹ nó ngay:
- Hay để dì nuôi vậy, nhưng mà cháu, tức mẹ nó, phải liên lạc với dì rồi nhận về, chi cũng không bằng có mẹ, có con.
Hai bên, bà lớn tuổi và mẹ nó có trao đổi vài ba chi tiết, như địa chỉ, số phone chẳng hạn.
Song đúng như tiên đoán của bà lớn tuổi, mẹ nó trút được gánh nặng, nên tới quê hương mới, đã muốn quên nó luôn, bởi vì mẹ nó phải bắt nhịp vào cuộc sống mới, xa lạ, đầy khó khăn, vào những sự việc mà trước khi ra đi vượt biên, không ai dám đoán được tốt hay xấu, hay hay dở, nhất là với mẹ nó, một cô bé mới 17 tuổi, phải tạm sống nhờ nơi người bà con xa.
Tuy nhiên, người đàn bà thường kêu là Dì ở bên đảo, vẫn áy náy trong lòng bà ta quyết đi tìm mẹ nó cho được, để nếu không nuôi nó đi nữa, thì một mai cũng biết ai là mẹ, ai là con chứ.
Con bé 27 tuổi đó khá đẹp, nó không dám đi thi hoa hậu vv...bởi vì nó mặc cảm là không có mẹ. Cũng như mẹ nó ngày xưa, nó quá sợ những sự việc gì đến với nó không định trước, nên nó cứ loay hoay với công việc to lớn hiện tại là đi tìm mẹ nó mà thôi.
Tất nhiên nó cũng lớn lên, đi học, đi làm, chưa dám lập gia đình vì chờ được gặp mẹ, để mẹ giúp phần nào ý tưởng về một tương lai sau này.
Nó từng nghĩ: chẳng lẽ nó giống một đứa bé được tạo ra từ một ống nghiệm sao, có hơn gì "bé em nơi ống nghiệm" trưởng thành. Cho tới giờ này, mẹ nó vẫn tránh gặp nó, nó vẫn ở với bà tên Dì lớn tuổi.
Hawthrone 7-3-2014
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )