Mỗi Ngày Một Chuyện
ĐỨNG NGOÀI SÂN CHƠI - CAO MỴ NHÂN
ĐỨNG NGOÀI SÂN CHƠI - CAO MỴ NHÂN
Năm ngoái trong giai phẩm " Lá Cải " có một chiếu thơ ở khuôn viên Văn học Nghệ thuật HNPĐ , đăng tin hai nhà thơ nữ trong nước , mời nhau ra toà " Hội nhà văn VNCS " , vì ...một bài thơ .
Hiện nay , cũng đúng nơi " Văn học Nghệ thuật " ở sân chơi dành cho lính HNPĐ , lại đăng chuyện cầm nhầm thơ phú của hai nhà thơ nam . ..trong nước nữa .
Như vậy thì chỉ riêng lãnh vực thơ thôi , dân tộc ta , dưới Chế độ nào , cũng có thơ .
Điều đó chứng tỏ dân ta chẳng thua gì dân Tàu phong kiến xưa , và Tàu bành trướng nay , ấy là hễ hở môi , lời lẽ thi ca lại dạt dào tình tứ tuôn ra...
Đó là nhận xét sơ qua của một người lỡ yêu thơ , hơn yêu " người ấy " , bởi " người ấy " không hề vuốt tóc tôi , như ...thi sĩ bí ẩn TTKH thời thượng bán thế kỷ thứ 20 .
Vì " người ấy " của tôi , chỉ thích những câu thơ của nhạc sĩ Phạm Duy thời đệ nhị Cộng Hoà , khi Tông Tông ...tôi, ban hành lệnh Tổng động viên , rằng :
...một , hai , ba ...chúng ta đi lính ...
Nên , khi nghe trong nước VNCS. cứ hết bà thơ , lại tới ông thơ , tranh chấp về quyền làm chủ một hay vài bài thơ gì đó , thật là khổ vì thơ .
" người ấy " hỏi tôi : này , này , đã từng làm thơ , thì hiểu thế nào về chuyện thơ với thẩn , cứ thay phiên nhau kiện với chả tụng .
Vậy thắng hay thua những thơ đó ,sẽ được cái giải gì ?
Tôi đành trả lời cho có vẻ " Văn học Nghệ thuật " một chút , vả chăng Văn học nghệ thuật của giai phẩm Lá Cải , thì phải hữu ích như dưa ,hành , rau rác ...
Ấy là ..., không cần ăn cái giải gì , bất kể ông bà thơ nào , cũng để hồn trên mây , vì mây là cơm , gió là nước , sống tiêu dao thế OK rồi , sao phải có cái giải chứ !
Nhưng người ta sống ở đời , dẫu có hứng mây , hút gió , làm lương thực , cũng phải có cái " danh " trời ạ . Khốn khổ vì cái danh to lớn , hão huyền đó đấy .
" Người ấy " mỉm cười : Như vậy cái danh của một thi sĩ với một võ quan có giống hay khác nhau chỗ nào. ?
Cha chả , đang nói chuyện thơ ca , thi phú , mà ông lái qua giới võ biền , là ý nói gì ?
Chẳng có ý gì cả , là nhà binh thì hỏi kiểu lính tráng vậy thôi .
Ờ , thế thì thế này , kiện tụng Văn chương cũng như đụng trận chiến trường . Nhưng đụng trận chiến trường thì sống , chết rõ ngay . Còn kiện tụng văn chướng chẳng ai hiểu nổi , chính mình không rõ được mình , mới gây ra phiền phức đấy chứ .
" người ấy " không tin hiện tượng mình không rõ được mình , mình làm gì thì mình biết chứ , sao cứ bàng bạc mơ hồ vậy .
Tôi chợt nhớ tới một kỷ niệm thơ với nghệ sĩ diễn ngâm Hồ Điệp xưa . Sau cuộc đổi đời 30 - 4 - 1975 , chị thường lang thang đi chơi thơ với chúng tôi ở các " hội thơ " tư gia ...quanh Saigon .
Nghệ sĩ Hồ Điệp kể lại , hồi chị ngâm thơ ở ban Tao Đàn của thi sĩ Đinh Hùng . Một buổi kia , ngâm Kiều của thi hào Nguyễn Du , có câu :
Rằng nghe nổi tiếng cầm đài
Nước non những luống lắng tai Chung Kỳ
Thì , tâm hồn chị lại để đi đâu , chị cứ thản nhiên ngâm :
Rằng nghe nổi tiếng ...cầm đồ
Trong nhà đã có một bồ biên lai ...
Thế là thi sĩ Đinh Hùng hét : " cắt . " Tức để thâu lại , vì chị thường trêu chọc ông vậy , ý nói đùa nhà thơ Đinh Hùng luôn đi cầm đồ , nhiều biên lai quá , chứa cả bồ trong nhà .
Như vậy , nếu thi hào Nguyễn Du còn tại thế ,tới thời nay , thi hào có khiển trách nghệ sĩ Hồ Điệp là : tại sao dám sửa thơ cụ , hay là cầm nhầm vần điệu của cụ , rồi thêm bớt thành thơ Hồ điệp hay không .
Điều đó lại phải xài câu ...danh ngôn của quý phê bình gia đương thời : " Hỏi tức trả lời " .
Song , " người ấy " là lính , nên không thể đứng giữa sa trường , lựa vần chọn chữ phóng qua địch quân , ông ta nói gần như quát : làm thơ cũng như lắp đạn vô súng , phải biết đạn nào , súng nấy , chứ cứ mơ màng " mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây " , thì xin lỗi , chỉ suốt đời " ăn lương hàm chính thất " , nhà thơ Xuân Diệu , thi sĩ Tú Xương khẳng định thế rồi , đúng là ngôn ngữ của hồn hoa , xác bướm . ..
Nhưng thôi , đó là chuyện vãn , chứ sân chơi huynh đệ chi binh đang không vui , vì Cao Mỵ Nhân tôi vừa đọc cái tin buồn , bậc niên trưởng của những người viết " Tạp ghi. " ngày còn mồ ma tờ báo CHIẾN SĨ CỘNG HOÀ ,đã mãn phần ở tận Châu Úc xa xôi .
Vị ký giả chiến trường Ký Giả Lô Răng , là nhà văn Quân Đội Phan Lạc Phúc , thuộc Cục Tâm Lý Chiến , của Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị , ông rất vui vẻ bặt thiệp , nhưng thẳng tính , rất ngưỡng mộ thi sĩ Hà Thượng Nhân đã quá cố . Tôi chỉ được diện kiến ông một lần duy nhất cách đây hơn 30 năm , ở Sai gon, sau khi Ký Giả Lô Răng đi tù cải tạo về .
Nhưng trước cuộc đổi đời 30-4-1975 , tôi lại hay góp bài trên mục Tạp Ghi báo Chiến Sĩ Cộng Hoà , nhà văn thiếu tá Phan Lạc Phúc thường bảo : " Cao Mỵ Nhân với những vần thơ rất ngoan ".
Cũng tới bây giờ tôi mới biết ông đã mãn phần ở tuổi 88 .
Xin tưởng niệm nhà văn , ký giả niên trưởng Phan Lạc Phúc câu thơ thay nén hương buồn :
" Thơ hay cũng bỏ lại thềm nhân sinh " ... Khi nhà văn , nhà thơ ... đi vào cõi khác . ..
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
ĐỨNG NGOÀI SÂN CHƠI - CAO MỴ NHÂN
ĐỨNG NGOÀI SÂN CHƠI - CAO MỴ NHÂN
Năm ngoái trong giai phẩm " Lá Cải " có một chiếu thơ ở khuôn viên Văn học Nghệ thuật HNPĐ , đăng tin hai nhà thơ nữ trong nước , mời nhau ra toà " Hội nhà văn VNCS " , vì ...một bài thơ .
Hiện nay , cũng đúng nơi " Văn học Nghệ thuật " ở sân chơi dành cho lính HNPĐ , lại đăng chuyện cầm nhầm thơ phú của hai nhà thơ nam . ..trong nước nữa .
Như vậy thì chỉ riêng lãnh vực thơ thôi , dân tộc ta , dưới Chế độ nào , cũng có thơ .
Điều đó chứng tỏ dân ta chẳng thua gì dân Tàu phong kiến xưa , và Tàu bành trướng nay , ấy là hễ hở môi , lời lẽ thi ca lại dạt dào tình tứ tuôn ra...
Đó là nhận xét sơ qua của một người lỡ yêu thơ , hơn yêu " người ấy " , bởi " người ấy " không hề vuốt tóc tôi , như ...thi sĩ bí ẩn TTKH thời thượng bán thế kỷ thứ 20 .
Vì " người ấy " của tôi , chỉ thích những câu thơ của nhạc sĩ Phạm Duy thời đệ nhị Cộng Hoà , khi Tông Tông ...tôi, ban hành lệnh Tổng động viên , rằng :
...một , hai , ba ...chúng ta đi lính ...
Nên , khi nghe trong nước VNCS. cứ hết bà thơ , lại tới ông thơ , tranh chấp về quyền làm chủ một hay vài bài thơ gì đó , thật là khổ vì thơ .
" người ấy " hỏi tôi : này , này , đã từng làm thơ , thì hiểu thế nào về chuyện thơ với thẩn , cứ thay phiên nhau kiện với chả tụng .
Vậy thắng hay thua những thơ đó ,sẽ được cái giải gì ?
Tôi đành trả lời cho có vẻ " Văn học Nghệ thuật " một chút , vả chăng Văn học nghệ thuật của giai phẩm Lá Cải , thì phải hữu ích như dưa ,hành , rau rác ...
Ấy là ..., không cần ăn cái giải gì , bất kể ông bà thơ nào , cũng để hồn trên mây , vì mây là cơm , gió là nước , sống tiêu dao thế OK rồi , sao phải có cái giải chứ !
Nhưng người ta sống ở đời , dẫu có hứng mây , hút gió , làm lương thực , cũng phải có cái " danh " trời ạ . Khốn khổ vì cái danh to lớn , hão huyền đó đấy .
" Người ấy " mỉm cười : Như vậy cái danh của một thi sĩ với một võ quan có giống hay khác nhau chỗ nào. ?
Cha chả , đang nói chuyện thơ ca , thi phú , mà ông lái qua giới võ biền , là ý nói gì ?
Chẳng có ý gì cả , là nhà binh thì hỏi kiểu lính tráng vậy thôi .
Ờ , thế thì thế này , kiện tụng Văn chương cũng như đụng trận chiến trường . Nhưng đụng trận chiến trường thì sống , chết rõ ngay . Còn kiện tụng văn chướng chẳng ai hiểu nổi , chính mình không rõ được mình , mới gây ra phiền phức đấy chứ .
" người ấy " không tin hiện tượng mình không rõ được mình , mình làm gì thì mình biết chứ , sao cứ bàng bạc mơ hồ vậy .
Tôi chợt nhớ tới một kỷ niệm thơ với nghệ sĩ diễn ngâm Hồ Điệp xưa . Sau cuộc đổi đời 30 - 4 - 1975 , chị thường lang thang đi chơi thơ với chúng tôi ở các " hội thơ " tư gia ...quanh Saigon .
Nghệ sĩ Hồ Điệp kể lại , hồi chị ngâm thơ ở ban Tao Đàn của thi sĩ Đinh Hùng . Một buổi kia , ngâm Kiều của thi hào Nguyễn Du , có câu :
Rằng nghe nổi tiếng cầm đài
Nước non những luống lắng tai Chung Kỳ
Thì , tâm hồn chị lại để đi đâu , chị cứ thản nhiên ngâm :
Rằng nghe nổi tiếng ...cầm đồ
Trong nhà đã có một bồ biên lai ...
Thế là thi sĩ Đinh Hùng hét : " cắt . " Tức để thâu lại , vì chị thường trêu chọc ông vậy , ý nói đùa nhà thơ Đinh Hùng luôn đi cầm đồ , nhiều biên lai quá , chứa cả bồ trong nhà .
Như vậy , nếu thi hào Nguyễn Du còn tại thế ,tới thời nay , thi hào có khiển trách nghệ sĩ Hồ Điệp là : tại sao dám sửa thơ cụ , hay là cầm nhầm vần điệu của cụ , rồi thêm bớt thành thơ Hồ điệp hay không .
Điều đó lại phải xài câu ...danh ngôn của quý phê bình gia đương thời : " Hỏi tức trả lời " .
Song , " người ấy " là lính , nên không thể đứng giữa sa trường , lựa vần chọn chữ phóng qua địch quân , ông ta nói gần như quát : làm thơ cũng như lắp đạn vô súng , phải biết đạn nào , súng nấy , chứ cứ mơ màng " mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây " , thì xin lỗi , chỉ suốt đời " ăn lương hàm chính thất " , nhà thơ Xuân Diệu , thi sĩ Tú Xương khẳng định thế rồi , đúng là ngôn ngữ của hồn hoa , xác bướm . ..
Nhưng thôi , đó là chuyện vãn , chứ sân chơi huynh đệ chi binh đang không vui , vì Cao Mỵ Nhân tôi vừa đọc cái tin buồn , bậc niên trưởng của những người viết " Tạp ghi. " ngày còn mồ ma tờ báo CHIẾN SĨ CỘNG HOÀ ,đã mãn phần ở tận Châu Úc xa xôi .
Vị ký giả chiến trường Ký Giả Lô Răng , là nhà văn Quân Đội Phan Lạc Phúc , thuộc Cục Tâm Lý Chiến , của Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị , ông rất vui vẻ bặt thiệp , nhưng thẳng tính , rất ngưỡng mộ thi sĩ Hà Thượng Nhân đã quá cố . Tôi chỉ được diện kiến ông một lần duy nhất cách đây hơn 30 năm , ở Sai gon, sau khi Ký Giả Lô Răng đi tù cải tạo về .
Nhưng trước cuộc đổi đời 30-4-1975 , tôi lại hay góp bài trên mục Tạp Ghi báo Chiến Sĩ Cộng Hoà , nhà văn thiếu tá Phan Lạc Phúc thường bảo : " Cao Mỵ Nhân với những vần thơ rất ngoan ".
Cũng tới bây giờ tôi mới biết ông đã mãn phần ở tuổi 88 .
Xin tưởng niệm nhà văn , ký giả niên trưởng Phan Lạc Phúc câu thơ thay nén hương buồn :
" Thơ hay cũng bỏ lại thềm nhân sinh " ... Khi nhà văn , nhà thơ ... đi vào cõi khác . ..
CAO MỴ NHÂN (HNPD)