Mỗi Ngày Một Chuyện
DƯỚI MỘ HOA - CAO MỴ NHÂN
DƯỚI MỘ HOA - CAO MỴ NHÂN
Buổi
sáng xem lại một số hình ảnh quý Nữ Quân Nhân sẽ đăng nơi đặc san NQN kỳ đại
hội sắp tới, tôi bắt gặp một tấm hình mà có lẽ trong đời hiếm khi thấy được, đó
là hình các Nữ Quân Nhân QL/VNCH đã phủ đầy hoa lên nắp quan tài người chị Cả:
Trung tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, trong buổi tiễn đưa nữ trung tá về cõi vĩnh
hằng.
Không
còn thấy cỗ sự đâu nữa, ngó từ trên xuống dưới, từ xa trông lại ...chỉ còn một
nấm mộ hoa.
Cũng
từ tấm hình mộ hoa đó, thế nhân, tha nhân, thân hữu, thân nhân, và cả quý vị
chính nhân quân tử vv...đều có thể một thoáng suy tư, rằng ở đời thế nào là lễ
nghĩa nhân tình ...
Tất
nhiên là chuyện lễ nghĩa, nhân tình thế thái...
Ôi
phức tạp quá nhỉ ?
Lại
vẫn là trên nguyên tắc, hay tinh thần của bài viết Mỗi Ngày Một Chuyện HNPĐ
của...tôi, tôi chỉ tả cảnh ngôi mộ hoa ngạt ngào hương sắc, với hình ảnh những
nữ quân nhân
QL/VNCH
xiêm áo mầu xanh đứng vòng quanh mộ hoa muôn sắc trong ngày tử biệt đó.
Người
Trung Hoa phong kiến xưa, họ bảo rằng : " Hãy nhìn đám ma, để biết người
quá cố đã làm gì, để giữ được cảm tình những người tới viếng linh cữu người quá
cố, tha thiết như vậy ?
Song
tôi vốn là một người làm công tác xã hội dày đặc những nhân tình thế thái, qua
hình ảnh mộ hoa của nữ trung tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn cuối tháng 4/2017 vừa qua,
tôi thấy bà thủa sinh thời đã không " gây thù chuốc oán " với ai, đã
vượt qua chặng đời thứ nhất trên hành trình đi về tây trúc.
Chuyện
gia đình riêng không kể, chuyện ngoài xã hội, bà đã bỏ công, bỏ sức ra phụ
trách sinh hoạt giúp đỡ các thương phế binh, sau thêm cô nhi quả phụ nghèo khổ
thuộc quân nhân các cấp VNCH,chặng đường này dài hơn chặng đường nêu trên, được
coi như chặng đời thứ hai hành trình đi viễn tây xa thẳm, vô cùng ý nghĩa.
Và
chặng đời cuối là giây phút nghỉ ngơi, cho dẫu có bịnh hoạn, cũng vẫn là tháng
ngày cuối đời có chuẩn bị, biết rõ rừng hoa đang thịnh sắc, cánh hạc thênh
thang ...
Nữ
Trung tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn mãn phần thượng thọ 90 tuổi chẵn ( 1927- 2017 ) .
Bên
điều gọi là tử biệt sinh ly, có nỗi buồn nào hơn sự mất mát của người mình yêu
dấu.
Khi
sống khó tìm thấy sự công bằng .
Thì
lúc chết càng khó nghĩ tới công bằng làm gì, vì " chết là hết ", là
chỉ còn cát bụi, hay hũ tro, chút kỷ niệm cuối cùng với bất cứ ai, nếu không có
một ngôi mộ để lại.
Đó
là lý luận bình thường thôi.
Trước
linh cữu người quá cố, để hoá giải nỗi đau buồn, người ta đã sẵn sàng một mớ
ngôn từ không ai phản bác được, ấy là : khi đã suôi tay là hết, sống gởi thác về( sinh ký tử quy ) ...
Tông
tông ... tôi buổi cuối, bài diễn văn ( không phải điếu văn ) do Thiếu tướng Lê
Minh Đảo trong đội
ngũ tướng lãnh VNCH đọc, linh hoạt, vị tướng rất tư cách trong chiến đấu tới
phút cuối cùng ở miền nam tháng 4/1975.
Can
trường thế mà có những đoạn xúc động thấy rõ, tướng Lê Minh Đảo hay bất cứ quân
nhân cấp bậc nào, đều có thể chạnh lòng ...tiếc nhớ vị nguyên thủ quốc gia.
Tổng
Thống, nguyên Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu
(1923
- 2001) thọ 78 tuổi.
Trung
Tướng Ngô Quang Trưởng,Tư lệnh QĐI/QKI của ...tôi, trước khi chung cuộc, phu
nhân tướng chỉ mong ước ông thọ lên hàng 8( 80 tuổi trở lên ), nhưng Trung
tướng Ngô Quang Trưởng (1929 - 2007 ) cũng mãn phần 78 tuổi.
Tất
nhiên đám nào cũng có hoa, còn hoa phủ kín mặt cỗ sự thế nào, lại khác, sự kiện
thuộc lễ nghi, không thuộc nhân tình thế thái, dù quý tướng không phải chỉ làm
tốt cho một giới người, mà bảo vệ đều khắp cho toàn quân, toàn dân.
Thiếu
tướng Phan Hoà Hiệp ( Thiết Giáp ) là người trao gói cờ cho phu nhân Trung
tướng Ngô Quang Trưởng trước lúc di quan .
Hàng
ngàn lễ tang những tử sĩ VNCH xưa, từ Tướng đến Quân, đám tang nào cũng có
hoa...có hương đèn, nước mắt...
Ở
miền Trung ...tôi, hoa rất quý hiếm, có mùa khô hạn, không thể có một bông cẩm
quỳ hoang dại, đừng nói bạch hồng, hoàng cúc vv...
Nhưng
thủa Đại tá Nguyễn Vĩnh Nghi làm Tham mưu trưởng QĐI/QKI ( 1966 ), sau lên cấp
Trung tướng ( vị Tướng duy nhất bị cộng sản bắt năm 1975 ), Trung tướng Ngô
Quang Trưởng Tư Lệnh QĐI/QKI ( 1972 ) , quý Tướng đã chỉ thị PXH/QĐI/QKI hãy cố
gắng tìm cho được một đoá hoa đặt trên quan tài lính từ mặt trận trở về ...
Mộ
hoa dành cho những vị cổ nhân, bước vào thiên cổ tháp một cách gần gũi thân
tình, còn mặt bằng lễ nghĩa trên nắp cỗ sự thượng cấp, hay chiến sĩ, thế nhân
vv... là để ghi chép chiến tích, chến công ít nhất cho thời đại đương kim, như
bản hùng ca bi tráng, buồn thương trong nỗi nhớ sa trường, được tấu lên ngăn
tiếng khóc âm vang, chuỗi thở dài câm nín...
Như
trên tôi đã trình bầy, là nếu suy ngẫm về nội dung và hình thức sự chết, thì
cảnh chết nào cũng đáng tôn trọng, vì người trăm năm ấy, đã ra đi không đòi hỏi
lễ tống táng phải đẹp đẽ để đời đâu...
Và
có lẽ, người đi vô tận đó, chỉ muốn yên thân, cùng ước mong người ở lại cõi
thế, cũng an tâm tiếp tục cuộc đời mà tín ngưỡng nào cũng khẳng định rằng: kiếp
nhân sinh này chỉ là cõi tạm .
Đã
cõi tạm thì tất cả chỉ là sương khói phù du ...
Tột
đỉnh danh vọng như Tông Tông ...tôi, ngang dọc tung hoành kiếm thép như Tư
Lệnh...tôi, hoặc giả có đan tình dệt nghĩa như Trung tá Chị cả ...chúng
tôi...thì thử hỏi có phải là dấu tích thân thương như thấp thoáng hơi may, đang
tản mạn trong không gian mơ hồ huyễn ao ...vừa lẫy lừng khí thế, đã tan loãng
mênh mông, không bến không bờ ...
Ôi
buồn nhỉ, sắc đã về không, hỡi Thượng Đế vô cùng đã nở hoa nhân ái cho loài
người hôm nay và mãi mãi ...xót thương nhau...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
DƯỚI MỘ HOA - CAO MỴ NHÂN
DƯỚI MỘ HOA - CAO MỴ NHÂN
Buổi
sáng xem lại một số hình ảnh quý Nữ Quân Nhân sẽ đăng nơi đặc san NQN kỳ đại
hội sắp tới, tôi bắt gặp một tấm hình mà có lẽ trong đời hiếm khi thấy được, đó
là hình các Nữ Quân Nhân QL/VNCH đã phủ đầy hoa lên nắp quan tài người chị Cả:
Trung tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, trong buổi tiễn đưa nữ trung tá về cõi vĩnh
hằng.
Không
còn thấy cỗ sự đâu nữa, ngó từ trên xuống dưới, từ xa trông lại ...chỉ còn một
nấm mộ hoa.
Cũng
từ tấm hình mộ hoa đó, thế nhân, tha nhân, thân hữu, thân nhân, và cả quý vị
chính nhân quân tử vv...đều có thể một thoáng suy tư, rằng ở đời thế nào là lễ
nghĩa nhân tình ...
Tất
nhiên là chuyện lễ nghĩa, nhân tình thế thái...
Ôi
phức tạp quá nhỉ ?
Lại
vẫn là trên nguyên tắc, hay tinh thần của bài viết Mỗi Ngày Một Chuyện HNPĐ
của...tôi, tôi chỉ tả cảnh ngôi mộ hoa ngạt ngào hương sắc, với hình ảnh những
nữ quân nhân
QL/VNCH
xiêm áo mầu xanh đứng vòng quanh mộ hoa muôn sắc trong ngày tử biệt đó.
Người
Trung Hoa phong kiến xưa, họ bảo rằng : " Hãy nhìn đám ma, để biết người
quá cố đã làm gì, để giữ được cảm tình những người tới viếng linh cữu người quá
cố, tha thiết như vậy ?
Song
tôi vốn là một người làm công tác xã hội dày đặc những nhân tình thế thái, qua
hình ảnh mộ hoa của nữ trung tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn cuối tháng 4/2017 vừa qua,
tôi thấy bà thủa sinh thời đã không " gây thù chuốc oán " với ai, đã
vượt qua chặng đời thứ nhất trên hành trình đi về tây trúc.
Chuyện
gia đình riêng không kể, chuyện ngoài xã hội, bà đã bỏ công, bỏ sức ra phụ
trách sinh hoạt giúp đỡ các thương phế binh, sau thêm cô nhi quả phụ nghèo khổ
thuộc quân nhân các cấp VNCH,chặng đường này dài hơn chặng đường nêu trên, được
coi như chặng đời thứ hai hành trình đi viễn tây xa thẳm, vô cùng ý nghĩa.
Và
chặng đời cuối là giây phút nghỉ ngơi, cho dẫu có bịnh hoạn, cũng vẫn là tháng
ngày cuối đời có chuẩn bị, biết rõ rừng hoa đang thịnh sắc, cánh hạc thênh
thang ...
Nữ
Trung tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn mãn phần thượng thọ 90 tuổi chẵn ( 1927- 2017 ) .
Bên
điều gọi là tử biệt sinh ly, có nỗi buồn nào hơn sự mất mát của người mình yêu
dấu.
Khi
sống khó tìm thấy sự công bằng .
Thì
lúc chết càng khó nghĩ tới công bằng làm gì, vì " chết là hết ", là
chỉ còn cát bụi, hay hũ tro, chút kỷ niệm cuối cùng với bất cứ ai, nếu không có
một ngôi mộ để lại.
Đó
là lý luận bình thường thôi.
Trước
linh cữu người quá cố, để hoá giải nỗi đau buồn, người ta đã sẵn sàng một mớ
ngôn từ không ai phản bác được, ấy là : khi đã suôi tay là hết, sống gởi thác về( sinh ký tử quy ) ...
Tông
tông ... tôi buổi cuối, bài diễn văn ( không phải điếu văn ) do Thiếu tướng Lê
Minh Đảo trong đội
ngũ tướng lãnh VNCH đọc, linh hoạt, vị tướng rất tư cách trong chiến đấu tới
phút cuối cùng ở miền nam tháng 4/1975.
Can
trường thế mà có những đoạn xúc động thấy rõ, tướng Lê Minh Đảo hay bất cứ quân
nhân cấp bậc nào, đều có thể chạnh lòng ...tiếc nhớ vị nguyên thủ quốc gia.
Tổng
Thống, nguyên Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu
(1923
- 2001) thọ 78 tuổi.
Trung
Tướng Ngô Quang Trưởng,Tư lệnh QĐI/QKI của ...tôi, trước khi chung cuộc, phu
nhân tướng chỉ mong ước ông thọ lên hàng 8( 80 tuổi trở lên ), nhưng Trung
tướng Ngô Quang Trưởng (1929 - 2007 ) cũng mãn phần 78 tuổi.
Tất
nhiên đám nào cũng có hoa, còn hoa phủ kín mặt cỗ sự thế nào, lại khác, sự kiện
thuộc lễ nghi, không thuộc nhân tình thế thái, dù quý tướng không phải chỉ làm
tốt cho một giới người, mà bảo vệ đều khắp cho toàn quân, toàn dân.
Thiếu
tướng Phan Hoà Hiệp ( Thiết Giáp ) là người trao gói cờ cho phu nhân Trung
tướng Ngô Quang Trưởng trước lúc di quan .
Hàng
ngàn lễ tang những tử sĩ VNCH xưa, từ Tướng đến Quân, đám tang nào cũng có
hoa...có hương đèn, nước mắt...
Ở
miền Trung ...tôi, hoa rất quý hiếm, có mùa khô hạn, không thể có một bông cẩm
quỳ hoang dại, đừng nói bạch hồng, hoàng cúc vv...
Nhưng
thủa Đại tá Nguyễn Vĩnh Nghi làm Tham mưu trưởng QĐI/QKI ( 1966 ), sau lên cấp
Trung tướng ( vị Tướng duy nhất bị cộng sản bắt năm 1975 ), Trung tướng Ngô
Quang Trưởng Tư Lệnh QĐI/QKI ( 1972 ) , quý Tướng đã chỉ thị PXH/QĐI/QKI hãy cố
gắng tìm cho được một đoá hoa đặt trên quan tài lính từ mặt trận trở về ...
Mộ
hoa dành cho những vị cổ nhân, bước vào thiên cổ tháp một cách gần gũi thân
tình, còn mặt bằng lễ nghĩa trên nắp cỗ sự thượng cấp, hay chiến sĩ, thế nhân
vv... là để ghi chép chiến tích, chến công ít nhất cho thời đại đương kim, như
bản hùng ca bi tráng, buồn thương trong nỗi nhớ sa trường, được tấu lên ngăn
tiếng khóc âm vang, chuỗi thở dài câm nín...
Như
trên tôi đã trình bầy, là nếu suy ngẫm về nội dung và hình thức sự chết, thì
cảnh chết nào cũng đáng tôn trọng, vì người trăm năm ấy, đã ra đi không đòi hỏi
lễ tống táng phải đẹp đẽ để đời đâu...
Và
có lẽ, người đi vô tận đó, chỉ muốn yên thân, cùng ước mong người ở lại cõi
thế, cũng an tâm tiếp tục cuộc đời mà tín ngưỡng nào cũng khẳng định rằng: kiếp
nhân sinh này chỉ là cõi tạm .
Đã
cõi tạm thì tất cả chỉ là sương khói phù du ...
Tột
đỉnh danh vọng như Tông Tông ...tôi, ngang dọc tung hoành kiếm thép như Tư
Lệnh...tôi, hoặc giả có đan tình dệt nghĩa như Trung tá Chị cả ...chúng
tôi...thì thử hỏi có phải là dấu tích thân thương như thấp thoáng hơi may, đang
tản mạn trong không gian mơ hồ huyễn ao ...vừa lẫy lừng khí thế, đã tan loãng
mênh mông, không bến không bờ ...
Ôi
buồn nhỉ, sắc đã về không, hỡi Thượng Đế vô cùng đã nở hoa nhân ái cho loài
người hôm nay và mãi mãi ...xót thương nhau...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)