Mỗi Ngày Một Chuyện
ĐƯỜNG NGANG TỬ ĐỊA - CAO MỴ NHÂN
ĐƯỜNG NGANG TỬ ĐỊA - CAO MỴ
NHÂN
Lẽ ra chúng tôi , khoảng gần 100 gia đình sĩ quan chế độ cũ , và giới tư sản bị
đánh ở Saigon Chợ Lớn,sẽ chung nhau làm rẫy ở một phần đất núi trên Lâm Đồng ,
do một công ty bán chính thức tổ chức .
Bấy giờ vào cuối thập niên 70 thế kỷ trước . Mỗi gia đình phải góp 1 triệu đồng
, giá vàng lúc đó là 600 ngàn một lạng .
Ban tổ chức đặt tên nơi đến là Kobra Lâm Đồng .
Nhưng đúng lúc Kobra đang mỗi ngày mỗi thu hút ...nông trang viên , thì nghe
tin nông trang Kobra bị niêm phong , lý do vị kỹ sư trưởng ban tổ chức đã đi
vượt biên .
Thế là các gia đình lỡ đóng tiền như ghi trên , đã hấp tấp xếp hàng chờ những
người tổ chức nông trang Kobra ra ngân hàng rút tiền trả lại .
Cũng may tiền ai nấy nhận về ,chứ ...tổ chức quỵt luôn cũng chẳng biết làm sao
.
Song có một điều ,là " nhà nước Cộng sản VN " , thông báo sẽ nhận độ
10 người trong số cả trăm người trong danh sách Kobra , đi một nơi khác , thuộc
tỉnh Bình Dương để khai phá đất rừng , xây dựng nông trường .
Nhưng phải có tay nghề như sắt , mộc , nề ...
Gia đình tôi thì cả 2 vợ chồng đều vừa từ trại tù cải tạo về , ông xã tôi ở
trại tù Thượng Đức Quảng Nam , vốn trước 30-4-1975 ở Đà Nẵng , nên khi ra trại
, ông xã tôi bị quản chế ở Đà Nẵng .
Còn tôi trước 75 đó , di tản vô Nam , nên ở Saigon luôn , nhưng không có tờ
khai gia đình , thành trước , sau , nếu không vượt biên được , sẽ phải đi kinh
tế mới thôi .
Tôi khai có nghề y tá , nấu ăn ...nên nông trường thu nhận vô cái toán kỹ thuật
đó .
Được ở lại thành phố mấy ngày , để mua sắm thức ăn , rồi lên đường trực chỉ
tỉnh Bình Dương .
Mấy người kia thì có thân nhân đi theo , để biết rõ nơi ăn , chốn ở thế nào.
Còn tôi một mình rong ruổi . Buồn thì nhất định rồi , nhưng khổ có lẽ đã quen ,
bởi khổ cũng như trong tù cải tạo là cùng . Tôi phải gởi bốn đứa con cho bên
nội chúng chăm nom . Tưởng như tập 2 của truyện tù cải tạo .
Trên xe , nghe lỏm rằng nơi sẽ đến là " mật khu Tam giác sắt " , một
địa danh bom đạn chập chùng trong cuộc chiến vừa qua ...
Đường bộ từ Bình Dương lên đúng trung tấm " mật khu Tam giác sắt 24
cây số .
Trận đánh kéo dài 7 tháng năm 1974 , đôi bên lâm chiến tổn thất nặng nề , cuối
cùng quân ta tái chiếm vùng Tam giác sắt , có con đường ngang tử địa , nối từ
Rạch Bắp qua Bến Cát ...
Tới 5 năm sau , khi chúng tôi đi bộ từ Rạch Bắp qua Bến Cát để đón xe về
Saigon , 2 bên đường cỏ vẫn chưa xanh nổi , chỉ toàn những vạt hoa mắc cở
cằn cỗi ...cùng những hố bom chồng chất lên nhau , như những giếng cạn .
Toán kỹ thuật gồm 7 sĩ quan cựu tù cải tạo với đầy đủ thành phần tác chiến như
không quân , bộ binh , công binh , tiếp vận , nên chuyện kể về " mật
khu Tam giác sắt " lúc nào cũng ...sôi nổi .
Khi kể về " mật khu Tam Giác sắt " , mà chúng tôi đang dẫm chân trên
mặt đất khô nứt vào giữa mùa hạ , mồ hôi ướt đẫm cả vai áo trận còn sót lại ,
đã phải dùng làm đồ đi lao động . ..thì chao ôi , lòng ai cũng như vỡ nát ...,
giận đời ghê lắm .
Anh chàng thiếu uý khoá Bất Khuất Thủ Đức , hừng lên một ánh mắt khó tả ,
vừa như uất hận , vừa như tuyệt vọng , nhưng lại cất tiếng hát ...
Cả toán chúng tôi nhìn nhau , bỗng cười lên vô cớ .
Những lần phải đi chung như thế , tôi là người đi chậm nhất , bị bỏ lại đằng
sau cả đỗi đường ...
Nhưng biết trước là sẽ qua Bến Cát , nên tôi cũng chẳng cần chạy theo , vì bất
quá cũng tới bến xe về Saigon , chứ có đi đâu khác .
Bỗng tiếng nổ chát chúa từ cuối đồng hoang cây mắc cở vang lên , một cột khói
toé lửa ...rồi một đám người chạy nhốn nháo ra phía đường cái ...có quả mìn
phía đó vừa nổ , còn nguyên do thì chẳng ai biết .
Những mìn chôn , đạn đủ loại , pháo chưa nổ ...vẫn đầy " Mật khu Tam
giác sắt " , cũng chỉ là đồng rẫy bên đường , bên sông , và cả cái
rừng cỏ Mỹ cháy chưa hết , lại mọc tiếp , dưới lớp cỏ cao đó lại cũng bom với
đạn thôi.
Tuy nhiên có một loài bò sát , mà có lẽ chúng nhẹ quá hay sao , sống trên mìn
đạn , vẫn cứ bò hàng loạt trên những dặm cỏ hoang chết chóc đó , loài "
cuốn chiếu rừng " ... Chúng thường lang thang , cắm cúi bò ra vạt cỏ tràn
đầy ánh nắng ...
Chúng , con cuốn chiếu rừng , dài khoảng 20 , 25 cm , mầu đen , không đỏ như
cuốn chiếu thường .
Tất nhiên, nếu đụng nhẹ vào nó , chúng cũng cuốn tròn lại , bằng một cái đĩa
bàn .
Phải nói là đoạn đường từ Rạch Bắp qua Bến Cát hay ngược lại , chúng tôi bị
phải quen dần , vì chẳng có cách nào hơn ,khi đã phải ở giữa cái nơi mà nhìn
đất , ngó cây , cứ nơm nớp lo sợ những bất trắc xẩy ra , không lường được, vì
bom đạn vẫn chưa phá hết .
Ngoài Toán Kỹ thuật , nông trường Tây Nam (Rạch Bắp) còn có số công nhân lao
động, mà ngày nào đi rừng về yên ổn , mới tạm quên những tiếng nổ bất thường
sau cuộc chiến , những tai bay vạ gió rất dễ xẩy ra ..,
Từ "mật khu Tam giác sắt" theo đường chim bay về Saigon độ hơn
30Km , thế mà mỗi lần quân ta giao chiến cũng gian nan ...
Chúng tôi bỗng thương cảm quý vị quân nhân trong đại tộc Ka Ki VNCH , khi liên
tưởng đến Saigon xa hoa , chắc chắn có người không tưởng tượng nổi cảnh máu đổ,
xương rơi ở cái gọi là "Mật khu Tam giác sắt" ấy .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
ĐƯỜNG NGANG TỬ ĐỊA - CAO MỴ NHÂN
ĐƯỜNG NGANG TỬ ĐỊA - CAO MỴ
NHÂN
Lẽ ra chúng tôi , khoảng gần 100 gia đình sĩ quan chế độ cũ , và giới tư sản bị
đánh ở Saigon Chợ Lớn,sẽ chung nhau làm rẫy ở một phần đất núi trên Lâm Đồng ,
do một công ty bán chính thức tổ chức .
Bấy giờ vào cuối thập niên 70 thế kỷ trước . Mỗi gia đình phải góp 1 triệu đồng
, giá vàng lúc đó là 600 ngàn một lạng .
Ban tổ chức đặt tên nơi đến là Kobra Lâm Đồng .
Nhưng đúng lúc Kobra đang mỗi ngày mỗi thu hút ...nông trang viên , thì nghe
tin nông trang Kobra bị niêm phong , lý do vị kỹ sư trưởng ban tổ chức đã đi
vượt biên .
Thế là các gia đình lỡ đóng tiền như ghi trên , đã hấp tấp xếp hàng chờ những
người tổ chức nông trang Kobra ra ngân hàng rút tiền trả lại .
Cũng may tiền ai nấy nhận về ,chứ ...tổ chức quỵt luôn cũng chẳng biết làm sao
.
Song có một điều ,là " nhà nước Cộng sản VN " , thông báo sẽ nhận độ
10 người trong số cả trăm người trong danh sách Kobra , đi một nơi khác , thuộc
tỉnh Bình Dương để khai phá đất rừng , xây dựng nông trường .
Nhưng phải có tay nghề như sắt , mộc , nề ...
Gia đình tôi thì cả 2 vợ chồng đều vừa từ trại tù cải tạo về , ông xã tôi ở
trại tù Thượng Đức Quảng Nam , vốn trước 30-4-1975 ở Đà Nẵng , nên khi ra trại
, ông xã tôi bị quản chế ở Đà Nẵng .
Còn tôi trước 75 đó , di tản vô Nam , nên ở Saigon luôn , nhưng không có tờ
khai gia đình , thành trước , sau , nếu không vượt biên được , sẽ phải đi kinh
tế mới thôi .
Tôi khai có nghề y tá , nấu ăn ...nên nông trường thu nhận vô cái toán kỹ thuật
đó .
Được ở lại thành phố mấy ngày , để mua sắm thức ăn , rồi lên đường trực chỉ
tỉnh Bình Dương .
Mấy người kia thì có thân nhân đi theo , để biết rõ nơi ăn , chốn ở thế nào.
Còn tôi một mình rong ruổi . Buồn thì nhất định rồi , nhưng khổ có lẽ đã quen ,
bởi khổ cũng như trong tù cải tạo là cùng . Tôi phải gởi bốn đứa con cho bên
nội chúng chăm nom . Tưởng như tập 2 của truyện tù cải tạo .
Trên xe , nghe lỏm rằng nơi sẽ đến là " mật khu Tam giác sắt " , một
địa danh bom đạn chập chùng trong cuộc chiến vừa qua ...
Đường bộ từ Bình Dương lên đúng trung tấm " mật khu Tam giác sắt 24
cây số .
Trận đánh kéo dài 7 tháng năm 1974 , đôi bên lâm chiến tổn thất nặng nề , cuối
cùng quân ta tái chiếm vùng Tam giác sắt , có con đường ngang tử địa , nối từ
Rạch Bắp qua Bến Cát ...
Tới 5 năm sau , khi chúng tôi đi bộ từ Rạch Bắp qua Bến Cát để đón xe về
Saigon , 2 bên đường cỏ vẫn chưa xanh nổi , chỉ toàn những vạt hoa mắc cở
cằn cỗi ...cùng những hố bom chồng chất lên nhau , như những giếng cạn .
Toán kỹ thuật gồm 7 sĩ quan cựu tù cải tạo với đầy đủ thành phần tác chiến như
không quân , bộ binh , công binh , tiếp vận , nên chuyện kể về " mật
khu Tam giác sắt " lúc nào cũng ...sôi nổi .
Khi kể về " mật khu Tam Giác sắt " , mà chúng tôi đang dẫm chân trên
mặt đất khô nứt vào giữa mùa hạ , mồ hôi ướt đẫm cả vai áo trận còn sót lại ,
đã phải dùng làm đồ đi lao động . ..thì chao ôi , lòng ai cũng như vỡ nát ...,
giận đời ghê lắm .
Anh chàng thiếu uý khoá Bất Khuất Thủ Đức , hừng lên một ánh mắt khó tả ,
vừa như uất hận , vừa như tuyệt vọng , nhưng lại cất tiếng hát ...
Cả toán chúng tôi nhìn nhau , bỗng cười lên vô cớ .
Những lần phải đi chung như thế , tôi là người đi chậm nhất , bị bỏ lại đằng
sau cả đỗi đường ...
Nhưng biết trước là sẽ qua Bến Cát , nên tôi cũng chẳng cần chạy theo , vì bất
quá cũng tới bến xe về Saigon , chứ có đi đâu khác .
Bỗng tiếng nổ chát chúa từ cuối đồng hoang cây mắc cở vang lên , một cột khói
toé lửa ...rồi một đám người chạy nhốn nháo ra phía đường cái ...có quả mìn
phía đó vừa nổ , còn nguyên do thì chẳng ai biết .
Những mìn chôn , đạn đủ loại , pháo chưa nổ ...vẫn đầy " Mật khu Tam
giác sắt " , cũng chỉ là đồng rẫy bên đường , bên sông , và cả cái
rừng cỏ Mỹ cháy chưa hết , lại mọc tiếp , dưới lớp cỏ cao đó lại cũng bom với
đạn thôi.
Tuy nhiên có một loài bò sát , mà có lẽ chúng nhẹ quá hay sao , sống trên mìn
đạn , vẫn cứ bò hàng loạt trên những dặm cỏ hoang chết chóc đó , loài "
cuốn chiếu rừng " ... Chúng thường lang thang , cắm cúi bò ra vạt cỏ tràn
đầy ánh nắng ...
Chúng , con cuốn chiếu rừng , dài khoảng 20 , 25 cm , mầu đen , không đỏ như
cuốn chiếu thường .
Tất nhiên, nếu đụng nhẹ vào nó , chúng cũng cuốn tròn lại , bằng một cái đĩa
bàn .
Phải nói là đoạn đường từ Rạch Bắp qua Bến Cát hay ngược lại , chúng tôi bị
phải quen dần , vì chẳng có cách nào hơn ,khi đã phải ở giữa cái nơi mà nhìn
đất , ngó cây , cứ nơm nớp lo sợ những bất trắc xẩy ra , không lường được, vì
bom đạn vẫn chưa phá hết .
Ngoài Toán Kỹ thuật , nông trường Tây Nam (Rạch Bắp) còn có số công nhân lao
động, mà ngày nào đi rừng về yên ổn , mới tạm quên những tiếng nổ bất thường
sau cuộc chiến , những tai bay vạ gió rất dễ xẩy ra ..,
Từ "mật khu Tam giác sắt" theo đường chim bay về Saigon độ hơn
30Km , thế mà mỗi lần quân ta giao chiến cũng gian nan ...
Chúng tôi bỗng thương cảm quý vị quân nhân trong đại tộc Ka Ki VNCH , khi liên
tưởng đến Saigon xa hoa , chắc chắn có người không tưởng tượng nổi cảnh máu đổ,
xương rơi ở cái gọi là "Mật khu Tam giác sắt" ấy .
CAO MỴ NHÂN (HNPD)