Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Đại Đội 1 Quái Điểu

Do một định mệnh nào đó đã đưa tôi vào Quân Đội và trở thành người lính TQLC. Tuổi thư sinh, trói gà không chặt bước vào quân trường năm 1969.

Bài viết của một TQLC/QLVNCH, anh tình nguyện gia nhập vào lính trước tuổi, vì thế anh không được nhận vì còn qúa trẻ cho nên anh đả phải mượn bạn bè giấy khai sinh để có đủ tuổi, để được gia nhập vào TQLC. Mời qúy vị đọc để hiểu thêm tâm tư tình cảm của những chàng trai thời chinh chiến.
***
Do một định mệnh nào đó đã đưa tôi vào Quân Đội và trở thành người lính TQLC. Tuổi thư sinh, trói gà không chặt bước vào quân trường năm 1969. Tôi chọn con Quái Điểu sau khi mãn khóa. Đến Miền Tây, những mật khu nghe là lạ như U Minh Thượng, U Minh Hạ, Kiên Long, Gò Quao, Kiên Hưng của tỉnh Chương Thiện, tôi từng bước lần lượt “lội” qua, nơi đây chỉ thấy nước và sình cộng thêm muỗi, sao mà nhiều quá, buổi tối nếu há miệng ngáp mà tay không che miệng kỹ, muỗi bay tọt vào trong bụng bảo đảm ca gác đêm đó không buồn ngủ. Trai Sài Gòn mà phải qua cầu khỉ thì quả thật là thê thảm, tôi đã làm trò hề cho không biết bao nhiêu là đồng đội. Mấy tháng miền Tây, dạy cho tôi hiểu thế nào là đời lính, nhất là lính TQLC.

Tiểu Đoàn chúng tôi đến Châu Đốc khoảng 9 giờ đêm, không có thời gian nghỉ ngơi, lệnh trên lập tức xuống tàu vượt biên giới, tôi chỉ nghe T/úy Tăng Trung Đội Trưởng nói với Hiển người mang máy truyền tin sau khi lên đại đội họp về:

_ “Mình xuống tàu đi Miên”.

Trưa hôm sau, đoàn tàu đến Neak Luong, nơi đây là chặng đường giữa Tây Ninh và Nam Vang theo đường Quốc Lộ 4, chỉ cần qua một con phà, dòng sông Cửu Long chảy xiết, chúng tôi xót xa khi nhìn thấy xác người Việt bị chặt đầu thả trôi sông, Đại Đội liên tục càn quét những khu vực mà cho rằng có quân của Khmer Đỏ, người Việt sống dọc hai bên bờ sông gặp chúng tôi mừng chạy ra mừng rỡ, khóc lóc chỉ điểm những khu vực mà bọn người Cam Bốt họ chặt đầu dân Việt. Đoàn quân tiến vào, Khmer Đỏ bỏ chạy, kỷ luật và khả năng tác chiến của họ rất tệ, tuy là lính mới nhưng tôi nghĩ rằng bất cứ đơn vị nào của QLVNCH cũng có thể tiêu diệt nhóm quân dã man này.

Hôm đó, ĐĐ1 nhận lệnh trực thăng vận nhảy vào khu vực mục tiêu có đông địch quân, Tr/úy Nam ĐĐT cho Trung Đội 2 nhảy trước, T/úy Tăng ra lệnh Tiểu Đội của tôi do H/S Nhạn làm Tiểu Đội Trưởng lên chiếc tàu đầu tiên. Yếu tố bất ngờ khiến địch quân không kịp trở tay, vài tràng súng M16 lác đác, quân Khmer Đỏ chạy tứ tung, lúc này đang mùa nước cạn, chúng tôi càn quét không mấy khó khăn.

Sau 2 tiếng ổn định, chúng tôi di chuyển dọc 2 bên bờ sông tiến vào ngôi làng kế cận, tôi theo sát H/S Trường đi trước mở đường, anh dặn tôi cẩn thận qua cầu khỉ coi chừng té. Tôi ráng bắt bước mấy anh Miền Nam, 2 chân mở ngang giữ cân bằng bước đều qua, kinh nghiệm cho biết chậm cũng té mà nhanh cũng nhào, khi còn chừng 3 bước cuối cùng, tôi hụt chân muốn té nữa, tay trái vội chồm tới trước là một gốc cây to hy vọng không bị rớt xuống nước. Họng súng của tôi cũng chĩa xuống nước theo đà muốn ngã,

Bất thần từ dưới nước có mấy bàn tay dơ lên, phản ứng tự nhiên tay phải đang cầm cây M16 bên hông, ngón trỏ để trong cò súng, tôi phơ một băng đi nhanh trong chớp mắt. Máu lan ra đỏ dưới gốc cây, cùng lúc hai bên bờ sông nhóm quân Khmer Đỏ nhào lên bỏ chạy. Súng lại nổ, xác địch la liệt. Sau này, tôi mới hiểu tại sao họ biến mất nhanh như thế, thì ra họ ngậm ống tre để thở, núp dưới nước ven sông, chờ chúng tôi đi qua để bất ngờ phục kích. Tối đó, tôi mất ngủ vì cái xác mà tôi bắn nguyên băng đạn bị nát đầu, óc lòi ra mới biết óc người khi mới chết chỉ là cái bánh bao, 15 phút sau nở to bằng cái nón sắt. Đây là chiến công đầu tiên tôi giết địch mà cả đời không quên cái óc to bằng cái nón sắt kia. Thật là hãi cho một người lính sữa lần đầu tiên đụng địch và gíêt địch.

Chiến trường Cam Bốt là cơ hội cho tôi học hỏi và làm quen với đời lính, thường thì lính nào cũng ca tụng đối đa về đơn vị họ phục vụ, nhưng tôi thì tò mò xem rằng khi gần với cái chết thì mình sẽ ra sao...cấp chỉ huy mình sẽ làm gì. Họ có đúng như những hồi ký mà tôi đã đọc lúc còn cắp sách đến trường hay không?. Nửa năm ở Campuchia, thực tế Tiểu Đoàn 1 Quái Điểu chúng tôi vừa gãi đầu, vừa uống Café vừa đánh giặc, TQLC đi đánh Campuchia hơi uổng, chẳng ăn thua gì với Vùng 4.

Giữa năm 1970 ĐĐ1/TĐ1 có thay đổi, Tr/úy Nam ra đi bàn giao lại cho Tr/úy Bùi Bổn dân Thiếu Sinh Quân, khóa 21 Võ Bị Đà Lạt, mới tốt nghiệp khóa ĐĐT từ Mỹ về. Sinh hoạt của chúng tôi thay đổi theo người chỉ huy mới, mà chính những thay đổi này đã giúp cho ĐĐ1 chuẩn bị kỹ hơn về khả năng chiến đấu cả kỷ thuật lẫn chiến thuật. Cuối năm ra Quảng Trị chuẩn bị cho trận chiến Hạ Lào, một trận đánh “Thập Tử Nhất Sinh “ hiếm có cho một đời chinh chiến, mà sau này tôi “âm thầm” dấu kín để làm kỷ niệm.

Tr/úy Bổn ngay từ ngày đầu tiên chỉ huy đã tìm hiểu tất cả mọi sinh hoạt thường nhật của binh sĩ dưới quyền, bốn Trung Đội tập họp để biết vị chỉ huy mới, hơn 120 người lập tức bị khám súng, sân Chùa ở Cam Bốt hôm đó, bọn lính chúng tôi bị phạt ôm súng nhẩy xổm tứ tung. Khám súng chưa kịp thở, trời tối ông đi xem xét hầm hố phòng thủ. Không khí lè phè, xem thường địch quân biến mất, trong vòng 1 tháng, mọi việc đâu vào đó. Đám lính “cóc cắn” như chúng tôi nói lén “ông Tr/úy này hắc ám”.

Hàng ngày, ông bám sát các sinh hoạt của thuộc cấp, chúng tôi có muốn “lăng ba vi bộ” cũng không xong. Cặp kính đen Ray-Ban của ông như con cú vọ kiểm soát khắp mọi nơi. Nhưng không ai ngờ nhờ vậy ĐĐ1, bốn tháng sau ở mặt trận Hạ Lào đã cứu bao nhiêu sinh mạng đồng đội vì sự cảnh giác về hầm hố, tuyến phòng thủ do ông huấn luyện đã giúp giảm thiểu tối đa thương vong, dù bị địch dùng biển người tràn ngập nhưng vẩn giữ vững phòng tuyến.

Cuối năm 1970, chúng tôi ra vùng 1, hành quân chung quanh các căn cứ hỏa lực như ở Động Ông Đô “Ann”, Sarger, Bá Hô, Barbara, Fuller, Cồn Thiên, C1, C2 v..v.. những lúc dưỡng quân thì rút về sát Quảng Trị, chia xẻ cái buồn và lang thang dưới mưa phùn dai dẳng “monsoon”. ĐĐ1 đóng quân gần thánh đường La Vang, chiều chiều tôi lững thửng dạo phía trước nhà thờ, ngắm nhìn các bức tượng các vị Thánh trải dài trên sân đá. Một hôm, cơm chiều xong. Hiển người mang máy của Trung Đội nói:

_ “ Sáu...mày ba lô, súng đạn lên trình diện Tr/úy “ .

Tôi hỏi “có chuyện gì vậy, tại sao tôi bị kêu lên trình diện” Hiển đáp:
_ “Hình như ổng muốn mày về mang máy “.

Tôi hoảng quá hỏi, Tiểu Đội Trưởng của mình là H/S Trường. “Ê, từ chối lên đó có được không?” Trường đáp “mày muốn chết hả?
Tôi hoảng qúa vội khăn gói quả mướp lên trình diện. Tr/úy “Bồng Sơn” chỉ phán một câu “ra gặp Thượng Sĩ Quán”. Tôi không dám nói câu nào, lấm lét ra gặp “ông già” Quán, ổng cho gọi Hạ Sĩ Hên, người Hiệu Thính Viên kỳ cựu đến và dặn dò:
_“Bồng Sơn muốn mày lo hướng dẩn cho Binh Nhất Sáu mang máy truyền tin nội bộ cách thức xử dụng và bảo trì máy móc ANPRC25, ổng sẻ kiểm sóat lại, nhớ làm cho đàng hoàng nếu không là bị nạo cả đám đó biết chưa?

Hạ Sĩ Hên dạ to, ở BCH/ĐĐ ai cũng nói tôi may mắn, được về mang máy cho “ổng”. Tôi thì không...” Mẹ kiếp, đời tàn rồi, gần Quan còn ớn hơn gần Cọp”.

Hạ Lào 1971.
Tiểu Đoàn1 Quái Điểu theo lệnh BCH Lữ Đoàn di chuyển bằng GMC vào Khe Sanh, con đường ngoằn ngèo, lầy lội đến mức khủng khiếp, mưa Quảng Trị, Đông Hà không chỉ một ngày, mà nhiều ngày, mưa cứ rỉ rả lất phất, cả tuần đôi lúc cả tháng không nhìn thấy ánh mặt trời không có gì là lạ. Các anh lính Quân Vận ở đây lái xe rất đáng khâm phục, họ biết bẻ tay lái và thắng làm sao để xe quẹo theo ý họ mà không rớt xuống vực sâu. Dân lái GMC của Sài Gòn ra đây thì chết chắc. Các anh này đã quen với cái lạnh và mưa của tuyến đầu. Cũng như sống quá nhiều năm ở đây.
Chúng tôi co ro dưới cơm mưa, chiếc GMC lắc đi lắc lại rú lên từng hồi, tôi nuốt vội những hột cơm sấy lạnh tanh, môi tôi đánh bò cạp vì cái rét khi ra sát Khe Sanh. Mùi tử khí thấy rõ, những chiếc trực thăng tải thương đáp liên tục từ Hạ Lào về, đa số là binh chủng Dù, lúc pháo 122 của địch bắn ra, tôi thấy trực thăng bay lên như đàn ruồi, ngưng pháo họ lại hạ cánh, cả đời, tôi chưa bao giờ thấy trực thăng cả hàng trăm chiếc như vậy, còn vận tải cơ C130 , cứ 5 phút một chiếc hạ cánh cung cấp quân trang, quân dụng.

Phi đạo Khe Sanh dọc theo một dãy núi cao, có một vài khẩu phòng không của địch nhắm bắn những chiếc này từ xa, các phi công Mỹ vẫn liều mình hạ cánh, trời không một chút nắng, sương mù giăng mắc trên các dãy núi cao, những ai không có nhiệm vụ di chuyển, hình như tất cả đều ở dưới hầm. Gáy tôi lành lạnh theo từng tiếng rít của đạn pháo địch. Tôi biết, mình đang tham dự một trận đánh lịch sử và cũng đang đối diện với tử thần.

Mỗi chiếc trực thăng tải thương ra, ĐĐ1 chúng tôi dàn quân chờ sẵn, từng Tiểu Đội leo lên từng chiếc, con tàu cất cánh bay cao, nhìn lại Khe Sanh tôi mới thấy nó rộng lớn, quân ta trải rộng rất nhiều, vào lúc ấy, chỉ là một người lính, tôi nào có biết mấy Sư Đoàn Tổng Trừ Bị của Miền Nam đều có mặt, chưa tính đến các Sư Đoàn của Quân Khu I.

Trên đường vào Hạ Lào, tôi cũng nhìn thấy những tăng M113 và M41 phe ta đang phun khói tiến sâu. Tôi chợt liên tưởng đến những khúc phim Xi-nê của Đệ II Thế Chiến. Wow…Cuối cùng, rồi cũng có một ngày, tôi làm người lính và là chứng nhân của trận chiến lịch sử ấy, cái cảm giác không tả được giữa cái sống và cái chết, phòng không địch bắn lên nhìn thấy được qua từng cụm khói nhỏ, trực thăng lách mình đổi hướng hạ thấp cao độ, nhóm Cobra hộ thống tiến tới phóng Rocket từ xa.

Tới rồi…máu lửa Hạ Lào bắt đầu, nhóm chúng tôi 12 người gồm Bồng Sơn ĐĐT, hiệu thính viên máy Tiểu Đòan Hạ Sĩ Hên, máy nội bộ tức liên lạc với các Trung Đội là tôi và 4 biệt kích cùng 2 cận vệ, thường vụ, y tá, hạ sĩ quan Quân Số của BCH/ĐĐ không ai nói câu nào. Bồng Sơn, tay cầm khư khư cái bản đồ mới, mắt lăm lăm nhìn về phía trước. Tôi nghĩ…xếp mình cũng chờ đợi ngày này quá lâu. Ngày đầu tiên Hạ Lào mùng 5 tháng 3 năm 1971.

Bồng Sơn người Đại Đội Trưởng ĐĐ 1, người mà tôi phải đeo máy ANPRC-25 theo ông từng bước một như hình với bóng của trận đánh này, theo tôi ông có phong cách chỉ huy không giống bất cứ vị chỉ huy nào tôi từng gặp, thương lính, nhưng….rất kỷ luật. Ông tự tin và quyết định nhanh chóng, máu nghệ sĩ khá nhiều, thích cái gì đó, mà người khác không làm, bình tĩnh, nhưng to tiếng, thích ồn ào khi cần thiết, vui đùa nhưng chừng mực. Sĩ quan dưới quyền ông hầu hết là những vị rất hiền, như T/úy Lê Công Tâm Trung Đội 1 (Thanh Thúy), T/úy Tăng Trung Đội 2 (Tango), T/Úy Hưng (Hưng Yên) T/úy Cường (Cuồng Phong) Trung Đội 3, Chuẩn Úy Kỷ (Kinh Kha) súng nặng, Tr/úy Na Đại Đội Phó. Các vị này đều “khớp” khi Bồng Sơn về nhậm chức. Từ Campuchia, danh xưng các Trung Đội đều thay đổi, tên đã thay cho 1,2,3 và 4. Các anh Tâm,Tăng, Kỷ sau này đều tử trận đền nợ nước. Tôi viết bài này cũng để tưởng nhớ các anh ấy, các vị chỉ huy Trung Đội dũng cảm nhưng quá hiền lành trong cuộc sống bình thường, cho thấy, không phải những vị chỉ huy đều cần có “cái vỏ ngầu” mới đánh giặc được. Mong rằng linh hồn các anh và các bạn đồng ngũ của tôi năm ấy đã siêu thoát, nay đã lại làm hảo hán.

Giải núi Corốc-Hạ Lào khá cao, dốc đá rất đứng, thẳng tắp ở phía ranh giới Lào Việt và rất rộng, chạy dài như dãy núi Trường Sơn, địa hình rất thuận tiện cho những cuộc chuyển quân lớn của CS, trên cao phi cơ quan sát rất khó phát hiện các căn cứ hầm hố được ngụy trang rất đẹp và khéo léo, khe suối và nước khá nhiều. Mưa thường xuyên nên các hậu cần địch chăm sóc các vườn khoai mì mênh mông dễ dàng, quân CS đi ngang qua ăn xong, cắm xuống đợt quân sau có ăn tiếp. Lợn, gà, vịt nhiều, địch nuôi theo kiểu thả lỏng không chuồng. Rất lạ với chúng tôi khi nhìn thấy, trong Nam họ không dám công khai như thế.

Mấy ngày đầu di chuyển, hình như chúng biết, né tránh chạm súng tối đa, nhưng trên thực tế, họ đang theo dõi, chờ đợi cơ hội tốt nhất để tấn công, dễ biết, máy truyền tin chúng tôi thường xuyên bị nhiểu âm bởi truyền tin địch và chúng xen vào tần số chưởi lộn, thách thức và qúấy nhiểu, làm chúng tôi rất khó liên lạc mặc dù đả thay đổi tần số liên tục, chúng tôi cũng dò bắt được sóng truyền tin của họ.

Một chiều đóng quân, Bồng Sơn ra lệnh: “tắt tất cả vô tuyến L/L với các Trung Đội, chỉ còn máy Tiểu Đoàn”. Tôi lần mò xuống từng Trung Đội chuyển lệnh thượng cấp. Cả Tiểu Đoàn di chuyển ban ngày, ban tối đóng quân sát nhau, lập phòng tuyến… Tình hình căng thẳng từng ngày, chúng tôi chờ đợi, địch quân rình…chưa biết ai còn ai mất. Tất cả đều nín thở.

Sáng hôm ấy, ĐĐ vừa thức giấc, mọi người chuẩn ăn sáng và lo mang theo cơm trưa, sương mù vẫn chưa tan trên đỉnh núi, im lặng ngoài tiếng trò chuyện đủ nghe, lều võng cuốn lại. Thình lình, một tràng đạn M16 nổ vang từ Trung Đội 2 của Thẩm Quyền Tango, mọi người đứng bật dậy hướng về tiếng súng nổ. Anh em Trung Đội 2 nhào xuống hố, toán tiền đồn đang rút thật nhanh về phòng tuyến của mình. Bồng Sơn có mặt 2 phút sau đó.
-“Ông nào bắn, tại sao bắn”.
-“Tr/úy em”.
Người lính miền Nam này vừa ra trường được vài tuần nói tiếp: “ em gác ca chót, thấy có tiếng rột rạt rồi bóng người nên em bắn”.
Bồng Sơn cười mĩm:
_ “Ông không nhìn rõ ràng, cả tiểu đội mỗi người 5 cái nhẩy xổm”.

Tội nghiệp cả tiểu đội không biết nói sao, chỉ biết căng hàng ngang dơ súng lên đầu thi hành lệnh phạt. Một, hai, ba...tiếng thi hành lệnh phạt chưa chấm dứt. Thì...Bum Bum Bum, âm thanh đề ba “depart” bên kia sườn núi. Nhiều tiếng hét to.
Pháo Kích, pháo kích....

Cả Đại Đội phóng thật nhanh về hố cá nhân của mình. Tôi, H/S Hên mang máy Tiểu Đoàn cùng Bồng Sơn chịu trận, nơi đây là tuyến đầu của các Trung Đội làm gì có hầm hố cho chúng tôi, pháo 82 của địch bắn liên tục, tiếng nổ bên trong tuyến phòng thủ vang lên khắp nơi, lúc đó tôi không còn nghe nổi tiếng đề ba từ đâu nữa. 3 Thầy trò tìm những gốc cây to khoảng nửa người ôm chịu chừng 5 phút. Bồng Sơn liếc mắt thật nhanh, pháo rớt đợt thứ hai bắt đầu từ phía Đại đội 4, chúng tôi chạy thật nhanh về hướng BCH/ĐĐ1. Phía Trung Đội súng nặng Kinh Kha báo cáo “ H/S1Thái Lợt ....xạ thủ súng cối 60 ly chết tại chỗ vì pháo ngay hố cá nhân, 2 anh khác bị thương.”
Bồng Sơn ra lệnh: “Nói Tango cẩn thận coi chừng tiền pháo hậu xung”
Phía Tango nhận rõ.
Từ BCH Tiểu Đoàn, Đại bàng Tây Sơn lên máy. H/S Hên chuyển máy ngồi sát Bồng Sơn. Tiếng Tây Sơn vẫn như mọi ngày, từ tốn, chậm rãi:
_ “Bồng Sơn anh coi chừng tụi nó pháo từ phải qua trái của anh, nói con cái chuẩn bị.” Tiếng Bồng Sơn nhanh, gọn “ Nghe rõ Đại Bàng”.

Cuối cùng máy tôi và máy của H/S Hên đều đặt sát bên cạnh cấp chỉ huy của mình. Bồng Sơn hai tay, hai ống liên hợp vừa nói chuyện trực tiếp với Tiểu Đoàn Trưởng, tay kia điều động theo sát tình hình các Trung Đội.

Bấy giờ tôi bắt đầu biết hơi thở của riêng mình, 15 phút đầu đạn pháo rơi nhiều quá, đầu óc hơi hoảng loạn, các Trung Đội lên máy thường trực, tôi chưa quen và chưa được huấn luyện kỹ, những trường hợp như thế này phải như thế nào. Hố tôi cách hố Bồng Sơn khoảng 1 mét, tôi nghe rõ từng câu nói của ông, những lúc nghe không được là do đạn pháo rớt gần quá, lá cây và bụi văng vào mặt, giọng Bồng Sơn vẫn vậy, vẫn oang oang.
Bên kia núi, hướng Tây Nam của chúng tôi, địch vẫn pháo thoải mái, giống như bất cứ trận chiến nào, chúng tôi nằm chịu trận. Bồng Sơn bắt đầu gọi pháo binh, sau quả đạn đầu định vị trí địch, hàng loạt 6 viên 105 ly bắt đầu rót “trả lễ” về phía bên kia núi. Lại nghe tiếng Bồng Sơn cgắt gỏng: “mấy ông bắn như C...” .

Ông đọc lại tọa độ trên bản đồ, yêu cầu đề lô gọi pháo binh nã lại vào mục tiêu và khoảng cách ông muốn. Phía dưới Trung Đội 2, giọng Tango đều đều “đúng rồi đó thẩm quyền....trúng rồi đó” Giọng Tango mừng rỡ: “tôi thấy pháo của nó tung lên...”

Nằm chính giữa BCH/ĐĐ, tôi chẳng thấy pháo địch bị bắn bay lên ở đâu vào lúc này, mà tôi chỉ biết miểng đạn và cây nổ ngay chung quanh và trên đầu tôi, đơn giản thôi, Bồng Sơn gọi pháo bắn quá sát tuyến phòng phủ. Lúc này, tiếng súng M16 và M60 từ phía Trung Đội 2 bắt đầu vang lên, âm thanh ròn rã không thế tưởng, tiếng lốp đốp của AK cũng vang trời. Chúng nó đánh hơi sớm với chiến thuật “tiền pháo hậu xung”. Phe ta, dùng pháo binh quá chính xác, dàn pháo họ bị thiệt hại trầm trọng, tê liệt sau 30 phút pháo chiến, kế đó quân họ di chuyển sát tuyến của chúng ta chờ xong pháo, cho địch tơi tả, chúng sẻ nhào vào xáp lá cà, nắm thế ăn chắc. Nay gặp khắc tinh pháo 105 bắn sát tuyến, bắn như ngay trên đầu nên địch cũng ăn đạn luôn, chúng không còn con đường nào khác để chọn lựa đánh cũng chết, không đánh cũng chết, Bộ Đội CS đành xung phong nạp mạng.

Địch liều mình, quân ta liều chết. Hai tai tôi không còn phân biệt được gì nữa, hệ thống tiếp nhận và phân biệt âm thanh hai tai của tôi đã tê liệt như chích thuốc mê. Súng đạn nổ vang trời, tôi chỉ nhìn thấy các binh sĩ TQLC/VNCH chứng minh cho Bộ Đội CS Bắc Việt biết TQLC là ai. Con Cọp thật hay là con Cọp giấy.

Từ mờ sáng, trận chiến kéo dài đến xế chiều, địch quân tan hoang, kéo người bị thương rút chạy vào bên kia núi, bỏ lại xác chết và súng đạn vương vãi khắp nơi. Phe ta, 6 chiến sĩ đền nợ nước (phía các ĐĐ khác không biết) còn bị thương gần chục. T/úy Hưng TĐ3 cũng bị thương phải tải thương về Khe Sanh cùng một số anh em khác. Chiều đó trực thăng tiếp tế thêm đạn dược, lương khô. Cả Đại Đội cùng Bồng Sơn ca bài TQLC hành khúc. Tiểu Đoàn tiếp tục di chuyển tìm địch truy kích cho đến ngày 25 tháng 3 năm 1971 mới bốc bằng trực thăng về Cùa, bên trong quận Cam Lộ dưỡng quân chờ lệnh mới, đời của các quân nhân tác chiến là thế. Cuộc chiến càng gia tăng, các trận quyết tử càng nhiều.

Báo chí, sách vở thường hay ca tụng những vị chỉ huy từ cấp Tiểu Đoàn Trưởng trở lên, vì các phóng viên chiến trường thường thì di chuyển theo BCH/TĐ. Sang Hoa Ky, tôi có dịp tiếp xúc với nhiều cựu phóng viên chiến trường, họ có những tháng ngày thực sự gần kề với binh sĩ tuyến đầu nhưng ít hiểu được những người lính Binh 1, Binh 2 nghỉ gì trong cuộc chiến hay nghỉ sao về cấp chỉ huy trực tiếp của họ. Hơn nữa củng chẳng mấy ai để ý đến các vị chỉ huy cấp ĐĐ, TrĐội hay Tiểu Đội những người “đầu sóng ngọn gió” cùng sống chết với các binh sĩ của họ, những người lính gan lì, chịu trước các viên đạn quân thù, hay bắn trước khi địch trong tầm đạn, các cấp Sĩ Quan Trung Đội Trưởng hy sinh lên đến 50% ở đơn vị TQLC. Tôi chỉ là một người binh sĩ tầm thường của ĐĐ1 Quái Điểu, 42 năm rồi vẫn chưa quên được những kỷ niệm được ghi nhớ bằng máu, nước mắt và cả tính mạng của Sĩ Quan Hạ Sĩ Quan, Binh Sĩ của ĐĐ1 mà tôi đã trải qua. Tôi cũng không bao gìơ quên người Đại Đội Trưởng “Bồng Sơn” mà tôi kính nhất, nể nhất và cũng sợ nhất trong cuộc đời quân ngũ. Bây giờ “anh ấy” và tôi, ai cũng già, tóc ai cũng đã bạc, sống sót lẻ loi ở quê người, trong khi hàng trăm chiến binh tôi biết, anh biết đã gục ngã vì cuộc chiến. Tôi và Anh cùng hằng đêm thao thức mất ngủ rồi ray rức cái đã mất mà anh em chúng tôi cho rằng không đáng mất.

Bồng Sơn ngày ấy thời chinh chiến
Trả nợ non sông lẫn xóm giềng
Chốc lát bổng dưng đã thất Thập
Thỏa chí Tang Bồng sống điền viên.

Binh Nhất Trà văn Sáu
ĐĐ1/TĐ1/TQLC

Tân Sơn Hòa chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Đại Đội 1 Quái Điểu

Do một định mệnh nào đó đã đưa tôi vào Quân Đội và trở thành người lính TQLC. Tuổi thư sinh, trói gà không chặt bước vào quân trường năm 1969.

Bài viết của một TQLC/QLVNCH, anh tình nguyện gia nhập vào lính trước tuổi, vì thế anh không được nhận vì còn qúa trẻ cho nên anh đả phải mượn bạn bè giấy khai sinh để có đủ tuổi, để được gia nhập vào TQLC. Mời qúy vị đọc để hiểu thêm tâm tư tình cảm của những chàng trai thời chinh chiến.
***
Do một định mệnh nào đó đã đưa tôi vào Quân Đội và trở thành người lính TQLC. Tuổi thư sinh, trói gà không chặt bước vào quân trường năm 1969. Tôi chọn con Quái Điểu sau khi mãn khóa. Đến Miền Tây, những mật khu nghe là lạ như U Minh Thượng, U Minh Hạ, Kiên Long, Gò Quao, Kiên Hưng của tỉnh Chương Thiện, tôi từng bước lần lượt “lội” qua, nơi đây chỉ thấy nước và sình cộng thêm muỗi, sao mà nhiều quá, buổi tối nếu há miệng ngáp mà tay không che miệng kỹ, muỗi bay tọt vào trong bụng bảo đảm ca gác đêm đó không buồn ngủ. Trai Sài Gòn mà phải qua cầu khỉ thì quả thật là thê thảm, tôi đã làm trò hề cho không biết bao nhiêu là đồng đội. Mấy tháng miền Tây, dạy cho tôi hiểu thế nào là đời lính, nhất là lính TQLC.

Tiểu Đoàn chúng tôi đến Châu Đốc khoảng 9 giờ đêm, không có thời gian nghỉ ngơi, lệnh trên lập tức xuống tàu vượt biên giới, tôi chỉ nghe T/úy Tăng Trung Đội Trưởng nói với Hiển người mang máy truyền tin sau khi lên đại đội họp về:

_ “Mình xuống tàu đi Miên”.

Trưa hôm sau, đoàn tàu đến Neak Luong, nơi đây là chặng đường giữa Tây Ninh và Nam Vang theo đường Quốc Lộ 4, chỉ cần qua một con phà, dòng sông Cửu Long chảy xiết, chúng tôi xót xa khi nhìn thấy xác người Việt bị chặt đầu thả trôi sông, Đại Đội liên tục càn quét những khu vực mà cho rằng có quân của Khmer Đỏ, người Việt sống dọc hai bên bờ sông gặp chúng tôi mừng chạy ra mừng rỡ, khóc lóc chỉ điểm những khu vực mà bọn người Cam Bốt họ chặt đầu dân Việt. Đoàn quân tiến vào, Khmer Đỏ bỏ chạy, kỷ luật và khả năng tác chiến của họ rất tệ, tuy là lính mới nhưng tôi nghĩ rằng bất cứ đơn vị nào của QLVNCH cũng có thể tiêu diệt nhóm quân dã man này.

Hôm đó, ĐĐ1 nhận lệnh trực thăng vận nhảy vào khu vực mục tiêu có đông địch quân, Tr/úy Nam ĐĐT cho Trung Đội 2 nhảy trước, T/úy Tăng ra lệnh Tiểu Đội của tôi do H/S Nhạn làm Tiểu Đội Trưởng lên chiếc tàu đầu tiên. Yếu tố bất ngờ khiến địch quân không kịp trở tay, vài tràng súng M16 lác đác, quân Khmer Đỏ chạy tứ tung, lúc này đang mùa nước cạn, chúng tôi càn quét không mấy khó khăn.

Sau 2 tiếng ổn định, chúng tôi di chuyển dọc 2 bên bờ sông tiến vào ngôi làng kế cận, tôi theo sát H/S Trường đi trước mở đường, anh dặn tôi cẩn thận qua cầu khỉ coi chừng té. Tôi ráng bắt bước mấy anh Miền Nam, 2 chân mở ngang giữ cân bằng bước đều qua, kinh nghiệm cho biết chậm cũng té mà nhanh cũng nhào, khi còn chừng 3 bước cuối cùng, tôi hụt chân muốn té nữa, tay trái vội chồm tới trước là một gốc cây to hy vọng không bị rớt xuống nước. Họng súng của tôi cũng chĩa xuống nước theo đà muốn ngã,

Bất thần từ dưới nước có mấy bàn tay dơ lên, phản ứng tự nhiên tay phải đang cầm cây M16 bên hông, ngón trỏ để trong cò súng, tôi phơ một băng đi nhanh trong chớp mắt. Máu lan ra đỏ dưới gốc cây, cùng lúc hai bên bờ sông nhóm quân Khmer Đỏ nhào lên bỏ chạy. Súng lại nổ, xác địch la liệt. Sau này, tôi mới hiểu tại sao họ biến mất nhanh như thế, thì ra họ ngậm ống tre để thở, núp dưới nước ven sông, chờ chúng tôi đi qua để bất ngờ phục kích. Tối đó, tôi mất ngủ vì cái xác mà tôi bắn nguyên băng đạn bị nát đầu, óc lòi ra mới biết óc người khi mới chết chỉ là cái bánh bao, 15 phút sau nở to bằng cái nón sắt. Đây là chiến công đầu tiên tôi giết địch mà cả đời không quên cái óc to bằng cái nón sắt kia. Thật là hãi cho một người lính sữa lần đầu tiên đụng địch và gíêt địch.

Chiến trường Cam Bốt là cơ hội cho tôi học hỏi và làm quen với đời lính, thường thì lính nào cũng ca tụng đối đa về đơn vị họ phục vụ, nhưng tôi thì tò mò xem rằng khi gần với cái chết thì mình sẽ ra sao...cấp chỉ huy mình sẽ làm gì. Họ có đúng như những hồi ký mà tôi đã đọc lúc còn cắp sách đến trường hay không?. Nửa năm ở Campuchia, thực tế Tiểu Đoàn 1 Quái Điểu chúng tôi vừa gãi đầu, vừa uống Café vừa đánh giặc, TQLC đi đánh Campuchia hơi uổng, chẳng ăn thua gì với Vùng 4.

Giữa năm 1970 ĐĐ1/TĐ1 có thay đổi, Tr/úy Nam ra đi bàn giao lại cho Tr/úy Bùi Bổn dân Thiếu Sinh Quân, khóa 21 Võ Bị Đà Lạt, mới tốt nghiệp khóa ĐĐT từ Mỹ về. Sinh hoạt của chúng tôi thay đổi theo người chỉ huy mới, mà chính những thay đổi này đã giúp cho ĐĐ1 chuẩn bị kỹ hơn về khả năng chiến đấu cả kỷ thuật lẫn chiến thuật. Cuối năm ra Quảng Trị chuẩn bị cho trận chiến Hạ Lào, một trận đánh “Thập Tử Nhất Sinh “ hiếm có cho một đời chinh chiến, mà sau này tôi “âm thầm” dấu kín để làm kỷ niệm.

Tr/úy Bổn ngay từ ngày đầu tiên chỉ huy đã tìm hiểu tất cả mọi sinh hoạt thường nhật của binh sĩ dưới quyền, bốn Trung Đội tập họp để biết vị chỉ huy mới, hơn 120 người lập tức bị khám súng, sân Chùa ở Cam Bốt hôm đó, bọn lính chúng tôi bị phạt ôm súng nhẩy xổm tứ tung. Khám súng chưa kịp thở, trời tối ông đi xem xét hầm hố phòng thủ. Không khí lè phè, xem thường địch quân biến mất, trong vòng 1 tháng, mọi việc đâu vào đó. Đám lính “cóc cắn” như chúng tôi nói lén “ông Tr/úy này hắc ám”.

Hàng ngày, ông bám sát các sinh hoạt của thuộc cấp, chúng tôi có muốn “lăng ba vi bộ” cũng không xong. Cặp kính đen Ray-Ban của ông như con cú vọ kiểm soát khắp mọi nơi. Nhưng không ai ngờ nhờ vậy ĐĐ1, bốn tháng sau ở mặt trận Hạ Lào đã cứu bao nhiêu sinh mạng đồng đội vì sự cảnh giác về hầm hố, tuyến phòng thủ do ông huấn luyện đã giúp giảm thiểu tối đa thương vong, dù bị địch dùng biển người tràn ngập nhưng vẩn giữ vững phòng tuyến.

Cuối năm 1970, chúng tôi ra vùng 1, hành quân chung quanh các căn cứ hỏa lực như ở Động Ông Đô “Ann”, Sarger, Bá Hô, Barbara, Fuller, Cồn Thiên, C1, C2 v..v.. những lúc dưỡng quân thì rút về sát Quảng Trị, chia xẻ cái buồn và lang thang dưới mưa phùn dai dẳng “monsoon”. ĐĐ1 đóng quân gần thánh đường La Vang, chiều chiều tôi lững thửng dạo phía trước nhà thờ, ngắm nhìn các bức tượng các vị Thánh trải dài trên sân đá. Một hôm, cơm chiều xong. Hiển người mang máy của Trung Đội nói:

_ “ Sáu...mày ba lô, súng đạn lên trình diện Tr/úy “ .

Tôi hỏi “có chuyện gì vậy, tại sao tôi bị kêu lên trình diện” Hiển đáp:
_ “Hình như ổng muốn mày về mang máy “.

Tôi hoảng quá hỏi, Tiểu Đội Trưởng của mình là H/S Trường. “Ê, từ chối lên đó có được không?” Trường đáp “mày muốn chết hả?
Tôi hoảng qúa vội khăn gói quả mướp lên trình diện. Tr/úy “Bồng Sơn” chỉ phán một câu “ra gặp Thượng Sĩ Quán”. Tôi không dám nói câu nào, lấm lét ra gặp “ông già” Quán, ổng cho gọi Hạ Sĩ Hên, người Hiệu Thính Viên kỳ cựu đến và dặn dò:
_“Bồng Sơn muốn mày lo hướng dẩn cho Binh Nhất Sáu mang máy truyền tin nội bộ cách thức xử dụng và bảo trì máy móc ANPRC25, ổng sẻ kiểm sóat lại, nhớ làm cho đàng hoàng nếu không là bị nạo cả đám đó biết chưa?

Hạ Sĩ Hên dạ to, ở BCH/ĐĐ ai cũng nói tôi may mắn, được về mang máy cho “ổng”. Tôi thì không...” Mẹ kiếp, đời tàn rồi, gần Quan còn ớn hơn gần Cọp”.

Hạ Lào 1971.
Tiểu Đoàn1 Quái Điểu theo lệnh BCH Lữ Đoàn di chuyển bằng GMC vào Khe Sanh, con đường ngoằn ngèo, lầy lội đến mức khủng khiếp, mưa Quảng Trị, Đông Hà không chỉ một ngày, mà nhiều ngày, mưa cứ rỉ rả lất phất, cả tuần đôi lúc cả tháng không nhìn thấy ánh mặt trời không có gì là lạ. Các anh lính Quân Vận ở đây lái xe rất đáng khâm phục, họ biết bẻ tay lái và thắng làm sao để xe quẹo theo ý họ mà không rớt xuống vực sâu. Dân lái GMC của Sài Gòn ra đây thì chết chắc. Các anh này đã quen với cái lạnh và mưa của tuyến đầu. Cũng như sống quá nhiều năm ở đây.
Chúng tôi co ro dưới cơm mưa, chiếc GMC lắc đi lắc lại rú lên từng hồi, tôi nuốt vội những hột cơm sấy lạnh tanh, môi tôi đánh bò cạp vì cái rét khi ra sát Khe Sanh. Mùi tử khí thấy rõ, những chiếc trực thăng tải thương đáp liên tục từ Hạ Lào về, đa số là binh chủng Dù, lúc pháo 122 của địch bắn ra, tôi thấy trực thăng bay lên như đàn ruồi, ngưng pháo họ lại hạ cánh, cả đời, tôi chưa bao giờ thấy trực thăng cả hàng trăm chiếc như vậy, còn vận tải cơ C130 , cứ 5 phút một chiếc hạ cánh cung cấp quân trang, quân dụng.

Phi đạo Khe Sanh dọc theo một dãy núi cao, có một vài khẩu phòng không của địch nhắm bắn những chiếc này từ xa, các phi công Mỹ vẫn liều mình hạ cánh, trời không một chút nắng, sương mù giăng mắc trên các dãy núi cao, những ai không có nhiệm vụ di chuyển, hình như tất cả đều ở dưới hầm. Gáy tôi lành lạnh theo từng tiếng rít của đạn pháo địch. Tôi biết, mình đang tham dự một trận đánh lịch sử và cũng đang đối diện với tử thần.

Mỗi chiếc trực thăng tải thương ra, ĐĐ1 chúng tôi dàn quân chờ sẵn, từng Tiểu Đội leo lên từng chiếc, con tàu cất cánh bay cao, nhìn lại Khe Sanh tôi mới thấy nó rộng lớn, quân ta trải rộng rất nhiều, vào lúc ấy, chỉ là một người lính, tôi nào có biết mấy Sư Đoàn Tổng Trừ Bị của Miền Nam đều có mặt, chưa tính đến các Sư Đoàn của Quân Khu I.

Trên đường vào Hạ Lào, tôi cũng nhìn thấy những tăng M113 và M41 phe ta đang phun khói tiến sâu. Tôi chợt liên tưởng đến những khúc phim Xi-nê của Đệ II Thế Chiến. Wow…Cuối cùng, rồi cũng có một ngày, tôi làm người lính và là chứng nhân của trận chiến lịch sử ấy, cái cảm giác không tả được giữa cái sống và cái chết, phòng không địch bắn lên nhìn thấy được qua từng cụm khói nhỏ, trực thăng lách mình đổi hướng hạ thấp cao độ, nhóm Cobra hộ thống tiến tới phóng Rocket từ xa.

Tới rồi…máu lửa Hạ Lào bắt đầu, nhóm chúng tôi 12 người gồm Bồng Sơn ĐĐT, hiệu thính viên máy Tiểu Đòan Hạ Sĩ Hên, máy nội bộ tức liên lạc với các Trung Đội là tôi và 4 biệt kích cùng 2 cận vệ, thường vụ, y tá, hạ sĩ quan Quân Số của BCH/ĐĐ không ai nói câu nào. Bồng Sơn, tay cầm khư khư cái bản đồ mới, mắt lăm lăm nhìn về phía trước. Tôi nghĩ…xếp mình cũng chờ đợi ngày này quá lâu. Ngày đầu tiên Hạ Lào mùng 5 tháng 3 năm 1971.

Bồng Sơn người Đại Đội Trưởng ĐĐ 1, người mà tôi phải đeo máy ANPRC-25 theo ông từng bước một như hình với bóng của trận đánh này, theo tôi ông có phong cách chỉ huy không giống bất cứ vị chỉ huy nào tôi từng gặp, thương lính, nhưng….rất kỷ luật. Ông tự tin và quyết định nhanh chóng, máu nghệ sĩ khá nhiều, thích cái gì đó, mà người khác không làm, bình tĩnh, nhưng to tiếng, thích ồn ào khi cần thiết, vui đùa nhưng chừng mực. Sĩ quan dưới quyền ông hầu hết là những vị rất hiền, như T/úy Lê Công Tâm Trung Đội 1 (Thanh Thúy), T/úy Tăng Trung Đội 2 (Tango), T/Úy Hưng (Hưng Yên) T/úy Cường (Cuồng Phong) Trung Đội 3, Chuẩn Úy Kỷ (Kinh Kha) súng nặng, Tr/úy Na Đại Đội Phó. Các vị này đều “khớp” khi Bồng Sơn về nhậm chức. Từ Campuchia, danh xưng các Trung Đội đều thay đổi, tên đã thay cho 1,2,3 và 4. Các anh Tâm,Tăng, Kỷ sau này đều tử trận đền nợ nước. Tôi viết bài này cũng để tưởng nhớ các anh ấy, các vị chỉ huy Trung Đội dũng cảm nhưng quá hiền lành trong cuộc sống bình thường, cho thấy, không phải những vị chỉ huy đều cần có “cái vỏ ngầu” mới đánh giặc được. Mong rằng linh hồn các anh và các bạn đồng ngũ của tôi năm ấy đã siêu thoát, nay đã lại làm hảo hán.

Giải núi Corốc-Hạ Lào khá cao, dốc đá rất đứng, thẳng tắp ở phía ranh giới Lào Việt và rất rộng, chạy dài như dãy núi Trường Sơn, địa hình rất thuận tiện cho những cuộc chuyển quân lớn của CS, trên cao phi cơ quan sát rất khó phát hiện các căn cứ hầm hố được ngụy trang rất đẹp và khéo léo, khe suối và nước khá nhiều. Mưa thường xuyên nên các hậu cần địch chăm sóc các vườn khoai mì mênh mông dễ dàng, quân CS đi ngang qua ăn xong, cắm xuống đợt quân sau có ăn tiếp. Lợn, gà, vịt nhiều, địch nuôi theo kiểu thả lỏng không chuồng. Rất lạ với chúng tôi khi nhìn thấy, trong Nam họ không dám công khai như thế.

Mấy ngày đầu di chuyển, hình như chúng biết, né tránh chạm súng tối đa, nhưng trên thực tế, họ đang theo dõi, chờ đợi cơ hội tốt nhất để tấn công, dễ biết, máy truyền tin chúng tôi thường xuyên bị nhiểu âm bởi truyền tin địch và chúng xen vào tần số chưởi lộn, thách thức và qúấy nhiểu, làm chúng tôi rất khó liên lạc mặc dù đả thay đổi tần số liên tục, chúng tôi cũng dò bắt được sóng truyền tin của họ.

Một chiều đóng quân, Bồng Sơn ra lệnh: “tắt tất cả vô tuyến L/L với các Trung Đội, chỉ còn máy Tiểu Đoàn”. Tôi lần mò xuống từng Trung Đội chuyển lệnh thượng cấp. Cả Tiểu Đoàn di chuyển ban ngày, ban tối đóng quân sát nhau, lập phòng tuyến… Tình hình căng thẳng từng ngày, chúng tôi chờ đợi, địch quân rình…chưa biết ai còn ai mất. Tất cả đều nín thở.

Sáng hôm ấy, ĐĐ vừa thức giấc, mọi người chuẩn ăn sáng và lo mang theo cơm trưa, sương mù vẫn chưa tan trên đỉnh núi, im lặng ngoài tiếng trò chuyện đủ nghe, lều võng cuốn lại. Thình lình, một tràng đạn M16 nổ vang từ Trung Đội 2 của Thẩm Quyền Tango, mọi người đứng bật dậy hướng về tiếng súng nổ. Anh em Trung Đội 2 nhào xuống hố, toán tiền đồn đang rút thật nhanh về phòng tuyến của mình. Bồng Sơn có mặt 2 phút sau đó.
-“Ông nào bắn, tại sao bắn”.
-“Tr/úy em”.
Người lính miền Nam này vừa ra trường được vài tuần nói tiếp: “ em gác ca chót, thấy có tiếng rột rạt rồi bóng người nên em bắn”.
Bồng Sơn cười mĩm:
_ “Ông không nhìn rõ ràng, cả tiểu đội mỗi người 5 cái nhẩy xổm”.

Tội nghiệp cả tiểu đội không biết nói sao, chỉ biết căng hàng ngang dơ súng lên đầu thi hành lệnh phạt. Một, hai, ba...tiếng thi hành lệnh phạt chưa chấm dứt. Thì...Bum Bum Bum, âm thanh đề ba “depart” bên kia sườn núi. Nhiều tiếng hét to.
Pháo Kích, pháo kích....

Cả Đại Đội phóng thật nhanh về hố cá nhân của mình. Tôi, H/S Hên mang máy Tiểu Đoàn cùng Bồng Sơn chịu trận, nơi đây là tuyến đầu của các Trung Đội làm gì có hầm hố cho chúng tôi, pháo 82 của địch bắn liên tục, tiếng nổ bên trong tuyến phòng thủ vang lên khắp nơi, lúc đó tôi không còn nghe nổi tiếng đề ba từ đâu nữa. 3 Thầy trò tìm những gốc cây to khoảng nửa người ôm chịu chừng 5 phút. Bồng Sơn liếc mắt thật nhanh, pháo rớt đợt thứ hai bắt đầu từ phía Đại đội 4, chúng tôi chạy thật nhanh về hướng BCH/ĐĐ1. Phía Trung Đội súng nặng Kinh Kha báo cáo “ H/S1Thái Lợt ....xạ thủ súng cối 60 ly chết tại chỗ vì pháo ngay hố cá nhân, 2 anh khác bị thương.”
Bồng Sơn ra lệnh: “Nói Tango cẩn thận coi chừng tiền pháo hậu xung”
Phía Tango nhận rõ.
Từ BCH Tiểu Đoàn, Đại bàng Tây Sơn lên máy. H/S Hên chuyển máy ngồi sát Bồng Sơn. Tiếng Tây Sơn vẫn như mọi ngày, từ tốn, chậm rãi:
_ “Bồng Sơn anh coi chừng tụi nó pháo từ phải qua trái của anh, nói con cái chuẩn bị.” Tiếng Bồng Sơn nhanh, gọn “ Nghe rõ Đại Bàng”.

Cuối cùng máy tôi và máy của H/S Hên đều đặt sát bên cạnh cấp chỉ huy của mình. Bồng Sơn hai tay, hai ống liên hợp vừa nói chuyện trực tiếp với Tiểu Đoàn Trưởng, tay kia điều động theo sát tình hình các Trung Đội.

Bấy giờ tôi bắt đầu biết hơi thở của riêng mình, 15 phút đầu đạn pháo rơi nhiều quá, đầu óc hơi hoảng loạn, các Trung Đội lên máy thường trực, tôi chưa quen và chưa được huấn luyện kỹ, những trường hợp như thế này phải như thế nào. Hố tôi cách hố Bồng Sơn khoảng 1 mét, tôi nghe rõ từng câu nói của ông, những lúc nghe không được là do đạn pháo rớt gần quá, lá cây và bụi văng vào mặt, giọng Bồng Sơn vẫn vậy, vẫn oang oang.
Bên kia núi, hướng Tây Nam của chúng tôi, địch vẫn pháo thoải mái, giống như bất cứ trận chiến nào, chúng tôi nằm chịu trận. Bồng Sơn bắt đầu gọi pháo binh, sau quả đạn đầu định vị trí địch, hàng loạt 6 viên 105 ly bắt đầu rót “trả lễ” về phía bên kia núi. Lại nghe tiếng Bồng Sơn cgắt gỏng: “mấy ông bắn như C...” .

Ông đọc lại tọa độ trên bản đồ, yêu cầu đề lô gọi pháo binh nã lại vào mục tiêu và khoảng cách ông muốn. Phía dưới Trung Đội 2, giọng Tango đều đều “đúng rồi đó thẩm quyền....trúng rồi đó” Giọng Tango mừng rỡ: “tôi thấy pháo của nó tung lên...”

Nằm chính giữa BCH/ĐĐ, tôi chẳng thấy pháo địch bị bắn bay lên ở đâu vào lúc này, mà tôi chỉ biết miểng đạn và cây nổ ngay chung quanh và trên đầu tôi, đơn giản thôi, Bồng Sơn gọi pháo bắn quá sát tuyến phòng phủ. Lúc này, tiếng súng M16 và M60 từ phía Trung Đội 2 bắt đầu vang lên, âm thanh ròn rã không thế tưởng, tiếng lốp đốp của AK cũng vang trời. Chúng nó đánh hơi sớm với chiến thuật “tiền pháo hậu xung”. Phe ta, dùng pháo binh quá chính xác, dàn pháo họ bị thiệt hại trầm trọng, tê liệt sau 30 phút pháo chiến, kế đó quân họ di chuyển sát tuyến của chúng ta chờ xong pháo, cho địch tơi tả, chúng sẻ nhào vào xáp lá cà, nắm thế ăn chắc. Nay gặp khắc tinh pháo 105 bắn sát tuyến, bắn như ngay trên đầu nên địch cũng ăn đạn luôn, chúng không còn con đường nào khác để chọn lựa đánh cũng chết, không đánh cũng chết, Bộ Đội CS đành xung phong nạp mạng.

Địch liều mình, quân ta liều chết. Hai tai tôi không còn phân biệt được gì nữa, hệ thống tiếp nhận và phân biệt âm thanh hai tai của tôi đã tê liệt như chích thuốc mê. Súng đạn nổ vang trời, tôi chỉ nhìn thấy các binh sĩ TQLC/VNCH chứng minh cho Bộ Đội CS Bắc Việt biết TQLC là ai. Con Cọp thật hay là con Cọp giấy.

Từ mờ sáng, trận chiến kéo dài đến xế chiều, địch quân tan hoang, kéo người bị thương rút chạy vào bên kia núi, bỏ lại xác chết và súng đạn vương vãi khắp nơi. Phe ta, 6 chiến sĩ đền nợ nước (phía các ĐĐ khác không biết) còn bị thương gần chục. T/úy Hưng TĐ3 cũng bị thương phải tải thương về Khe Sanh cùng một số anh em khác. Chiều đó trực thăng tiếp tế thêm đạn dược, lương khô. Cả Đại Đội cùng Bồng Sơn ca bài TQLC hành khúc. Tiểu Đoàn tiếp tục di chuyển tìm địch truy kích cho đến ngày 25 tháng 3 năm 1971 mới bốc bằng trực thăng về Cùa, bên trong quận Cam Lộ dưỡng quân chờ lệnh mới, đời của các quân nhân tác chiến là thế. Cuộc chiến càng gia tăng, các trận quyết tử càng nhiều.

Báo chí, sách vở thường hay ca tụng những vị chỉ huy từ cấp Tiểu Đoàn Trưởng trở lên, vì các phóng viên chiến trường thường thì di chuyển theo BCH/TĐ. Sang Hoa Ky, tôi có dịp tiếp xúc với nhiều cựu phóng viên chiến trường, họ có những tháng ngày thực sự gần kề với binh sĩ tuyến đầu nhưng ít hiểu được những người lính Binh 1, Binh 2 nghỉ gì trong cuộc chiến hay nghỉ sao về cấp chỉ huy trực tiếp của họ. Hơn nữa củng chẳng mấy ai để ý đến các vị chỉ huy cấp ĐĐ, TrĐội hay Tiểu Đội những người “đầu sóng ngọn gió” cùng sống chết với các binh sĩ của họ, những người lính gan lì, chịu trước các viên đạn quân thù, hay bắn trước khi địch trong tầm đạn, các cấp Sĩ Quan Trung Đội Trưởng hy sinh lên đến 50% ở đơn vị TQLC. Tôi chỉ là một người binh sĩ tầm thường của ĐĐ1 Quái Điểu, 42 năm rồi vẫn chưa quên được những kỷ niệm được ghi nhớ bằng máu, nước mắt và cả tính mạng của Sĩ Quan Hạ Sĩ Quan, Binh Sĩ của ĐĐ1 mà tôi đã trải qua. Tôi cũng không bao gìơ quên người Đại Đội Trưởng “Bồng Sơn” mà tôi kính nhất, nể nhất và cũng sợ nhất trong cuộc đời quân ngũ. Bây giờ “anh ấy” và tôi, ai cũng già, tóc ai cũng đã bạc, sống sót lẻ loi ở quê người, trong khi hàng trăm chiến binh tôi biết, anh biết đã gục ngã vì cuộc chiến. Tôi và Anh cùng hằng đêm thao thức mất ngủ rồi ray rức cái đã mất mà anh em chúng tôi cho rằng không đáng mất.

Bồng Sơn ngày ấy thời chinh chiến
Trả nợ non sông lẫn xóm giềng
Chốc lát bổng dưng đã thất Thập
Thỏa chí Tang Bồng sống điền viên.

Binh Nhất Trà văn Sáu
ĐĐ1/TĐ1/TQLC

Tân Sơn Hòa chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm