Trang lá cải
Dân Pháp ký thỉnh nguyện thư vận động ông Obama làm tổng thống Pháp ( ở Pháp thì Ok, ở Mỹ...xin tha cho chúng em nhờ )
PARIS, Pháp (NV) – Trong bối cảnh cuộc tranh đua chiếc ghế tổng thống Pháp với nhiều tai tiếng, thuyết âm mưu, và nỗi sợ có một lãnh đạo mới với khuynh hướng cực hữu, cử tri Pháp mất hết ảo tưởng, hướng đến một ứng cử viên khác, đó là cựu Tổng Thống Mỹ Barack Obama.
Theo tạp chí Time, chiến dịch mang tên “Obama 17” khởi sự từ hôm Thứ Hai dự trù thu được 1 triệu chữ ký trước ngày 15 Tháng Ba, để thuyết phục ông Obama tham gia cuộc bầu cử tổng thống Pháp sắp tới.
Trang mạng “Obama 17” giải thích rằng ông Barack Obama là người trên thế giới thích hợp nhất với công việc này.
“Bởi vì vào thời điểm khi mà nước Pháp sắp dồn phiếu cho phái cực hữu, chúng tôi vẫn còn có thể mang đến một bài học về dân chủ cho hành tinh này bằng cách bầu một người ngoại quốc làm tổng thống nước Pháp,” trang mạng viết tiếp.
Theo NBC News, khoảng 500 bích chương kêu gọi cho chiến dịch “Obama 17” được dán khắp Paris và tính đến hôm Thứ Sáu thỉnh nguyện thư đã thu được hơn 30,000 chữ ký.
Tuy vậy, dù có thu được số chữ ký như dự liệu, ông Obama vẫn không có cơ hội tham gia cuộc đua vì luật nước Pháp đòi hỏi ứng cử viên tổng thống phải là một người mang quốc tịch Pháp.
Theo trang mạng The Verge, một trong những người sáng lập trang mạng “Obama 17” chỉ cho biết tên là “Antoine,” nói rằng ông nghĩ đến ý tưởng vận động cho chiến dịch này sau khi cùng bốn người bạn ngồi bên nhau trong một buổi “trà dư tửu hậu.”
Ông Antoine tiếp rằng, mặc dù biết là không hợp lệ nhưng ông vẫn mở chiến dịch để phản ảnh sự bất mãn đối với các ứng cử viên đang dẫn đầu và chủ trương của họ.
Theo ông Antoine, “hiện nay chúng tôi chỉ nói về những tai tiếng của ứng cử viên trung hữu Francois Fillon, hay sự nổi bật của ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen. Đối với họ chúng tôi đã chán ngán quá rồi.”
Tuy biết rằng còn lâu nước Pháp mới thay đổi điều kiện phải là người có quốc tịch mới được ra tranh cử tổng thống, ông Antoine nghĩ rằng ít nhất ông cũng gợi được một ý tưởng về một chính phủ toàn cầu hóa.
Ông nói: “Ở thời kỳ khi mà các đại công ty Amazon, Facebook và Apple đều giàu hơn đất nước chúng tôi, thật ngu ngốc khi nghĩ rằng tinh thần dân túy sẽ mang lại cho chúng ta một chính phủ khá hơn.”
Ông hy vọng: “Chúng ta thà trả tiền cho người có khả năng để điền vào những vị trí quan trọng hơn là vẫn tiếp tục dính cứng với cùng những nhân vật chúng ta đã từng quen thuộc trong suốt 20 năm.”
“Thực tế là chuyện ấy sẽ không bao giờ xảy ra. Nhưng biết đâu trong 100 năm, hay 200 năm nữa, điều đó lại không còn là vấn đề,” ông tiếp.
Bích chương vận động cho chiến dịch “Obama 17” sử dụng lại khẩu hiệu ông Obama dùng lúc tranh cử “Yes We Can,” viết bằng tiếng Pháp là “Oui On Peut.”
Các đối thủ của cuộc bầu cử sẽ được sàng lọc qua hai vòng tranh cử của hệ thống bầu cử Pháp.
Vào ngày bầu cử 23 Tháng Tư, nếu không có ứng cử viên nào nhận được tuyệt đại đa số phiếu, hai ứng cử viên có số phiếu cao nhất sẽ tranh nhau ở vòng hai vào ngày 7 Tháng Năm. (TP)
( Người Việt )
Bàn ra tán vào (0)
Dân Pháp ký thỉnh nguyện thư vận động ông Obama làm tổng thống Pháp ( ở Pháp thì Ok, ở Mỹ...xin tha cho chúng em nhờ )
PARIS, Pháp (NV) – Trong bối cảnh cuộc tranh đua chiếc ghế tổng thống Pháp với nhiều tai tiếng, thuyết âm mưu, và nỗi sợ có một lãnh đạo mới với khuynh hướng cực hữu, cử tri Pháp mất hết ảo tưởng, hướng đến một ứng cử viên khác, đó là cựu Tổng Thống Mỹ Barack Obama.
Theo tạp chí Time, chiến dịch mang tên “Obama 17” khởi sự từ hôm Thứ Hai dự trù thu được 1 triệu chữ ký trước ngày 15 Tháng Ba, để thuyết phục ông Obama tham gia cuộc bầu cử tổng thống Pháp sắp tới.
Trang mạng “Obama 17” giải thích rằng ông Barack Obama là người trên thế giới thích hợp nhất với công việc này.
“Bởi vì vào thời điểm khi mà nước Pháp sắp dồn phiếu cho phái cực hữu, chúng tôi vẫn còn có thể mang đến một bài học về dân chủ cho hành tinh này bằng cách bầu một người ngoại quốc làm tổng thống nước Pháp,” trang mạng viết tiếp.
Theo NBC News, khoảng 500 bích chương kêu gọi cho chiến dịch “Obama 17” được dán khắp Paris và tính đến hôm Thứ Sáu thỉnh nguyện thư đã thu được hơn 30,000 chữ ký.
Tuy vậy, dù có thu được số chữ ký như dự liệu, ông Obama vẫn không có cơ hội tham gia cuộc đua vì luật nước Pháp đòi hỏi ứng cử viên tổng thống phải là một người mang quốc tịch Pháp.
Theo trang mạng The Verge, một trong những người sáng lập trang mạng “Obama 17” chỉ cho biết tên là “Antoine,” nói rằng ông nghĩ đến ý tưởng vận động cho chiến dịch này sau khi cùng bốn người bạn ngồi bên nhau trong một buổi “trà dư tửu hậu.”
Ông Antoine tiếp rằng, mặc dù biết là không hợp lệ nhưng ông vẫn mở chiến dịch để phản ảnh sự bất mãn đối với các ứng cử viên đang dẫn đầu và chủ trương của họ.
Theo ông Antoine, “hiện nay chúng tôi chỉ nói về những tai tiếng của ứng cử viên trung hữu Francois Fillon, hay sự nổi bật của ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen. Đối với họ chúng tôi đã chán ngán quá rồi.”
Tuy biết rằng còn lâu nước Pháp mới thay đổi điều kiện phải là người có quốc tịch mới được ra tranh cử tổng thống, ông Antoine nghĩ rằng ít nhất ông cũng gợi được một ý tưởng về một chính phủ toàn cầu hóa.
Ông nói: “Ở thời kỳ khi mà các đại công ty Amazon, Facebook và Apple đều giàu hơn đất nước chúng tôi, thật ngu ngốc khi nghĩ rằng tinh thần dân túy sẽ mang lại cho chúng ta một chính phủ khá hơn.”
Ông hy vọng: “Chúng ta thà trả tiền cho người có khả năng để điền vào những vị trí quan trọng hơn là vẫn tiếp tục dính cứng với cùng những nhân vật chúng ta đã từng quen thuộc trong suốt 20 năm.”
“Thực tế là chuyện ấy sẽ không bao giờ xảy ra. Nhưng biết đâu trong 100 năm, hay 200 năm nữa, điều đó lại không còn là vấn đề,” ông tiếp.
Bích chương vận động cho chiến dịch “Obama 17” sử dụng lại khẩu hiệu ông Obama dùng lúc tranh cử “Yes We Can,” viết bằng tiếng Pháp là “Oui On Peut.”
Các đối thủ của cuộc bầu cử sẽ được sàng lọc qua hai vòng tranh cử của hệ thống bầu cử Pháp.
Vào ngày bầu cử 23 Tháng Tư, nếu không có ứng cử viên nào nhận được tuyệt đại đa số phiếu, hai ứng cử viên có số phiếu cao nhất sẽ tranh nhau ở vòng hai vào ngày 7 Tháng Năm. (TP)
( Người Việt )