Tham Khảo

Dân chủ từ Đông sang Tây và trở về Việt Nam

Nền dân chủ ở châu Âu gắn liền với việc nhà thờ và nhà vua thoái bộ quyền lực. Trừ một số ít nước như Pháp trải qua tàn sát để có dân chủ, hầu hết các nước châu Âu có sự chuyển hóa nhẹ nhàng nền phong kiến.
Tôn Phi



DÂN CHỦ PHƯƠNG TÂY - NỀN DÂN CHỦ GẮN VỚI XÃ HỘI DÂN SỰ

(VNTB) - Nền dân chủ ở châu Âu gắn liền với việc nhà thờ và nhà vua thoái bộ quyền lực. Trừ một số ít nước như Pháp trải qua tàn sát để có dân chủ, hầu hết các nước châu Âu có sự chuyển hóa nhẹ nhàng nền phong kiến. Trong cuộc nội chiến đạo giáo ở Pháp , người Công giáo đã tàn sát người anh em Tin Lành. Đạo Tin lành bị trục xuất ra khỏi Công giáo và trở thành hệ thống riêng. Nhờ phân hóa tôn giáo, quyền lực của Rô-ma giảm đi, theo đó là nhà nước phong kiến. Giai cấp trung lưu Pháp tiếp cận với các tư tưởng về tự do . Cách mạng 1789 thành công. Lực lượng dân chủ và cộng hòa đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế và cả Giáo hội Công giáo. Sau khi tướng Đờ-gôn làm chính biến, nước Pháp mới thực sự có nền cộng hòa.

Nước Anh ngày nay là thể chế dân chủ có vua, nền dân chủ Anh không đến từ bạo lực. Vua và nữ hoàng phải thay đổi chính sách và giao lại quyền cho người dân. Hiến pháp mới ra đời, người dân bầu quốc hội và thủ tướng. Quốc hội lập pháp, thủ tướng hành pháp. Bên hoàng gia quyền làm vua cha vẫn được bảo đảm truyền con nối. Cai trị nước Anh là những người sáng suốt, không cố chấp. Đặc biệt là Nữ hoàng Elisabeth. Bà đã tự bỏ bớt quyền lực của hoàng gia và nhận định thuần lý, tôn trọng quyền cơ bản của các thuộc địa. Các thuộc địa Anh ít chiến tranh. Gan-đi tranh đấu cho một Ấn Độ không cần tới xung đột vũ trang. Mã Lai, một thuộc địa khác của Anh cũng nhanh chóng độc lập mà không có chiến tranh. Tất cả các thuộc địa của Anh đều có độc lập sớm vì các miền đất Anh quản lí đều đề cao luật pháp. Hồng Kông, cũng là vùng nước Anh cai trị nhưng có thượng tôn luật pháp, dẫn đến kinh tế phát triển gấp bội so với Trung Hoa đại lục. Cụ Hồ Chí Minh khi sang Hồng Kông vẫn được đối xử tốt. Luật sư Francis Henry Loseby - một người Anh ở Hồng Kông được phép biện hộ cho Hồ Chí Minh. Nếu Hồng Kông không là thuộc địa của Anh mà của một nước nào khác như Ý hay Bồ Đào Nha thì không thể có chuyện này.

Việt Nam lớn hơn Bỉ về địa lý rất nhiều nhưng tinh thần dân chủ dân Bỉ cao hơn dân ta rất nhiều. Động tới quyền của dân Bỉ là họ phản đối ngay. Luật Bosman nổi tiếng và còn đang hiện hành trong bóng đá hiện đại là nỗ lực của một người Bỉ. Cầu thủ Bosman qua Luc-xăm-bua chơi bóng nhưng bị cản trở vì lí do ngoại kiều. Bosman cho rằng như thế là hiếp đáp quyền làm người và kiện lên tòa án châu Âu , tiền đi kiện kêu gọi đóng góp từ giới cầu thủ. Bosman người Bỉ thắng kiện, luật Bosman ra đời cho phép cầu thủ tự do thi đấu ở châu Âu. Đó là hành động anh hùng của giới bóng đá, của một người Bỉ. Tinh thần dân chủ đã tập dượt từ thế kỷ 18, trải qua 400 năm nên dân Bỉ đã thấm nhuần. Không phải chính quyền nắm quyền lực mà là các tổ chức dân sự. Ở Bỉ có Hội bảo vệ người tiêu dùng rất mạnh. Hãng nào quảng cáo không đúng, bị phát hiện sai phạm là phải bồi thường cho khách hàng. Bất kỳ chuyện gì ức hiếp cá nhân cũng được các tổ chức dân sự can thiệp. Chính phủ cũng phải lùi bước trước xã hội dân sự. Có một lần một giáo sư người Bỉ gốc Việt tên là Nguyễn Đăng Hưng đi xe bị bể bánh. Ông gọi điện thoại cho hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng. Hội viết thư yêu cầu sở quản lí cầu đường bồi thường vì người dân đã đóng thuế thì không được có ổ gà. Chính quyền Bỉ đã trả hết số tiền gồm tiền mua bánh mới và ba ngày lương cho giáo sư Hưng vì ông không có xe đi làm.



DÂN CHỦ PHƯƠNG ĐÔNG - TẬP DƯỢT DÂN CHỦ

Dân chủ phương Đông và phương Tây khác nhau. Ở phương Tây, không ai phải thần phục ai cả. Nhưng ở phương Đông, dân chủ phải gắn liền với một minh quân. Hầu hết các nhà sáng lập chế độ ở châu Á đều là những nhà độc tài.

Ở Singapo, Lý Quang Diệu cũng toàn trị trong thời gian dài nhưng biết hành xử thượng tôn pháp luật. Trong khi ở miền Bắc Việt Nam, nhà nước đóng cửa trường luật và xét xử trong phút chốc để lấy mạng người và lấy đất trong cải cách ruộng đất 1954. Chính phủ Sing-ga-po còn khác chính phủ Việt Nam ở chỗ họ không dùng giáo dục tuyên truyền cho đảng riêng, dạy người dân có cái nhìn đa chiều về xã hội. Nhờ đó Sing-ga-po, một làng cá đã trở thành cường quốc với dân trí cao. Còn ở Việt Nam, thời lượng suy tôn lãnh tụ và ca ngợi chế độ trong sách giáo khoa lớn làm học sinh bị nhồi sọ đến gần như không còn tư duy phản biện.

Về đối nội, Thiên hoàng Minh Trị của Nhật Bản là ông vua thành công nhất ở châu Á. Ông nghe lời giới trí thức đưa ra những chính sách thân phương Tây, học từ phương Tây. Nhờ điều này, Nhật Bản nhanh chóng có công nghệ. Nguyễn Trường Tộ cũng sang Pháp về kể chuyện đèn không cần dầu, “con trâu” ngoáy vào đít là chạy bon bon, nhưng bị vua và các quan trong triều cho là lộng ngôn hoang tưởng.

Hiến pháp của Nhật là hiến pháp dân chủ. Nền giáo dục Nhật đào tạo con người đại nghĩa và dân Nhật đi đâu cũng được thế giới tôn trọng. Hiến pháp Việt Nam là do đảng Cộng sản viết để bảo vệ quyền lực của mình, gây ra nhiều bất bình và đưa xã hội trở thành dối trá vì bóp méo chân lý. Người Việt không tiếp xúc với chân lý nên ra nước ngoài bị phân biệt đối xử vì văn hóa kém, hay trộm cắp và gian lận…

Thái Lan nằm kề Việt Nam nhưng may mắn hơn Việt Nam. Nhà vua Bhumibol Adulyadej nhượng bộ cho người Anh những điều kiện để bảo đảm nền hòa bình và mở mang đất nước. Vua Thái Bhumibol Adulyadej sáng suốt hơn vua Tự Đức khi để tư bản nước ngoài và nội địa phát triển. Triều đình Huế lại thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng cực đoan. Nhà Nguyễn tàn sát các nhà truyền đạo phương Tây và hạch sách thương gia nước ngoài làm họ phẫn nộ. Và dư luận quốc tế không ai bênh vực Việt Nam khi Pháp và Tây Ban Nha đổ bộ vào.

Thái Lan tuy giữ được hòa bình nhưng Thái Lan không phát triển về công nghệ. Vào thời điểm 1975, công nghệ của Băng-cốc thậm chí còn chưa sánh kịp công nghệ của Sài Gòn. Còn công nghệ của Hà Nội thì chưa bằng Băng-cốc. Nhưng sau 1965, Việt Nam tụt hậu so với Thái Lan về khoa học kỹ thuật và dẫn đến thua kém về kinh tế. Nguyên nhân chính là do chế độ bao cấp tồn tại quá lâu và văn hóa chính trị độc tài không tôn trọng sáng kiến.

Thái Lan biến đổi sang quân chủ lập hiến có tổ chức bầu cử phổ thông. Tuy nhiên nền dân chủ non trẻ phát xuất sau xung đột quân sự dữ dội. Dân chủ là một văn hóa. Người dân chưa có thói quen hành xử theo dân chủ nên nóng lòng bầu Yingluck nhưng lại không tôn trọng các quyết định của bà, tìm mọi cách lật đổ bà, biểu tình triền miên mà không có yêu sách chính đáng. Nền độc tài trở lại. Đảng đông nhất Thái Lan là đảng Dân Chủ chưa có tinh thần tôn trọng trọng hiến pháp, xây dựng đất nước. Việc quân đội Thái trở lại nắm chính quyền gây phản ứng. Mỹ cắt viện trợ. Các tập đoàn kinh tế rút khỏi Thái Lan và suy thoái kinh tế đến nay chưa phục hồi.

Philipin dân chủ hơn Thái Lan. Cũng có biểu tình như thời Mạc-cốc, cũng có đảo chính, nhưng sau đó xã hội phục hồi và tôn trọng dân chủ. Những quyết định của tống thống được quốc hội và nhân dân tôn trọng. Gần đây, quyết định khởi kiện Trung quốc ra tòa án quốc tế của tổng thống được người Phi-lip-pin và thế giới ủng hộ mạnh mẽ. Benigno Aquino III là một tổng thống quyết đoán, khích lệ được ý chí dân tộc và có triển vọng được bầu làm lãnh tụ lãnh đạo thêm một nhiệm kỳ nữa.

Trở lại Hàn Quốc thời điểm những năm1953, Phác Chánh Hy cũng là một nhà độc tài như Kim Nhật Thành ở Triều Tiên, cũng gây ra nhiều vụ tàn sát. Ông này bắt trí thức ở nước ngoài phản đối chính quyền về nước để xử lý . Nhưng Phác Chánh Hy cũng dần dần xây dựng pháp chế dân chủ, lấy giáo dục nhân văn là chính nên dần dần xã hội phát triển. Tầng lớp trung lưu Hàn Quốc ngày càng giàu có và kéo được quyền lực về phía mình. Xã hội Hàn Quốc được như ngày nay là nhờ nền dân chủ thấm sâu vào văn hóa của người dân.

Tại Đài Loan, cha con Tưởng Giới Thạch và Tưởng Kinh Quốc cũng rất độc tài, song về sau dần cho phép các đảng khác hoạt động. Quốc dân đảng cai trị nhưng vẫn cho phép người bản địa lập đảng riêng, không giống như Việt Nam khi chính phủ cộng sản gán tội danh phản động cho các đảng mới thai nghén và bỏ tù lãnh tụ các phong trào dân chủ.

Ngày nay Đài Loan có những công ty vươn ra khắp thế giới, có đạo đức kinh doanh và uy tín hơn hẳn các công ty đại lục. Nhiều công ty của Đài Loan ở Việt Nam kiểm soát nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam.


GIẢI PHÁP DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM?

Muốn có dân chủ không chỉ có thể chế mà còn phải có văn hóa tập dượt lâu dài. Nhiều nhà dân chủ ở Việt Nam không chỉ bị chính quyền bắt bớ mà ngay cả chính người thân của họ cũng phản đối con đường dân chủ của họ. Nếp nghĩ của người Việt Nam ghét phiền phức, nhiều khi thấy chuyện bất bình cũng để yên cho qua. Cả một xã hội toàn những người không biết hành động để đòi công lý nên dân chủ còn xa vời. Thế hệ trẻ phải được giáo dục nhân văn, và được biết những quyền lợi của người dân là chính, người lớn và nhà cầm quyền không được áp đặt tư tưởng. Phải để cho thế hệ tương lai tiếp xúc các tư tưởng tiến bộ để đảm đang và xây dựng tổ chức dân sự. Chỉ có xã hội dân sự mới đưa đất nước ra khỏi cảnh độc tài kém tiến bộ.

Thế nhưng ở Việt Nam, các tổ chức mang tên có vẻ dân sự như Đoàn thanh niên, Hội sinh viên hay Hội phụ nữ lại là con bài của đảng cầm quyền. Vì vậy, người Việt phải nhanh chóng thay đổi các tổ chức này, nếu cần thiết thì có thể lập các tổ chức khác tương đương.

Trong xu thế toàn cầu hóa, xã hội dân sự sẽ là xu thế bắt buộc của thế giới. Hi vọng các tổ chức dân sự sẽ đi vào cuộc sống ở Việt Nam. Nhà nước có thể thay đổi nhưng tổ chức dân sự phải được ngự trị lâu dài trong xã hội để dân có thể dựa vào, đề kháng sự lạm dụng của tham nhũng, tài phiệt, và các nhóm lợi ích.
http://www.ijavn.org/2014/08/vntb-dan-chu-tu-ong-sang-tay-va-tro-ve.html

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Dân chủ từ Đông sang Tây và trở về Việt Nam

Nền dân chủ ở châu Âu gắn liền với việc nhà thờ và nhà vua thoái bộ quyền lực. Trừ một số ít nước như Pháp trải qua tàn sát để có dân chủ, hầu hết các nước châu Âu có sự chuyển hóa nhẹ nhàng nền phong kiến.
Tôn Phi



DÂN CHỦ PHƯƠNG TÂY - NỀN DÂN CHỦ GẮN VỚI XÃ HỘI DÂN SỰ

(VNTB) - Nền dân chủ ở châu Âu gắn liền với việc nhà thờ và nhà vua thoái bộ quyền lực. Trừ một số ít nước như Pháp trải qua tàn sát để có dân chủ, hầu hết các nước châu Âu có sự chuyển hóa nhẹ nhàng nền phong kiến. Trong cuộc nội chiến đạo giáo ở Pháp , người Công giáo đã tàn sát người anh em Tin Lành. Đạo Tin lành bị trục xuất ra khỏi Công giáo và trở thành hệ thống riêng. Nhờ phân hóa tôn giáo, quyền lực của Rô-ma giảm đi, theo đó là nhà nước phong kiến. Giai cấp trung lưu Pháp tiếp cận với các tư tưởng về tự do . Cách mạng 1789 thành công. Lực lượng dân chủ và cộng hòa đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế và cả Giáo hội Công giáo. Sau khi tướng Đờ-gôn làm chính biến, nước Pháp mới thực sự có nền cộng hòa.

Nước Anh ngày nay là thể chế dân chủ có vua, nền dân chủ Anh không đến từ bạo lực. Vua và nữ hoàng phải thay đổi chính sách và giao lại quyền cho người dân. Hiến pháp mới ra đời, người dân bầu quốc hội và thủ tướng. Quốc hội lập pháp, thủ tướng hành pháp. Bên hoàng gia quyền làm vua cha vẫn được bảo đảm truyền con nối. Cai trị nước Anh là những người sáng suốt, không cố chấp. Đặc biệt là Nữ hoàng Elisabeth. Bà đã tự bỏ bớt quyền lực của hoàng gia và nhận định thuần lý, tôn trọng quyền cơ bản của các thuộc địa. Các thuộc địa Anh ít chiến tranh. Gan-đi tranh đấu cho một Ấn Độ không cần tới xung đột vũ trang. Mã Lai, một thuộc địa khác của Anh cũng nhanh chóng độc lập mà không có chiến tranh. Tất cả các thuộc địa của Anh đều có độc lập sớm vì các miền đất Anh quản lí đều đề cao luật pháp. Hồng Kông, cũng là vùng nước Anh cai trị nhưng có thượng tôn luật pháp, dẫn đến kinh tế phát triển gấp bội so với Trung Hoa đại lục. Cụ Hồ Chí Minh khi sang Hồng Kông vẫn được đối xử tốt. Luật sư Francis Henry Loseby - một người Anh ở Hồng Kông được phép biện hộ cho Hồ Chí Minh. Nếu Hồng Kông không là thuộc địa của Anh mà của một nước nào khác như Ý hay Bồ Đào Nha thì không thể có chuyện này.

Việt Nam lớn hơn Bỉ về địa lý rất nhiều nhưng tinh thần dân chủ dân Bỉ cao hơn dân ta rất nhiều. Động tới quyền của dân Bỉ là họ phản đối ngay. Luật Bosman nổi tiếng và còn đang hiện hành trong bóng đá hiện đại là nỗ lực của một người Bỉ. Cầu thủ Bosman qua Luc-xăm-bua chơi bóng nhưng bị cản trở vì lí do ngoại kiều. Bosman cho rằng như thế là hiếp đáp quyền làm người và kiện lên tòa án châu Âu , tiền đi kiện kêu gọi đóng góp từ giới cầu thủ. Bosman người Bỉ thắng kiện, luật Bosman ra đời cho phép cầu thủ tự do thi đấu ở châu Âu. Đó là hành động anh hùng của giới bóng đá, của một người Bỉ. Tinh thần dân chủ đã tập dượt từ thế kỷ 18, trải qua 400 năm nên dân Bỉ đã thấm nhuần. Không phải chính quyền nắm quyền lực mà là các tổ chức dân sự. Ở Bỉ có Hội bảo vệ người tiêu dùng rất mạnh. Hãng nào quảng cáo không đúng, bị phát hiện sai phạm là phải bồi thường cho khách hàng. Bất kỳ chuyện gì ức hiếp cá nhân cũng được các tổ chức dân sự can thiệp. Chính phủ cũng phải lùi bước trước xã hội dân sự. Có một lần một giáo sư người Bỉ gốc Việt tên là Nguyễn Đăng Hưng đi xe bị bể bánh. Ông gọi điện thoại cho hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng. Hội viết thư yêu cầu sở quản lí cầu đường bồi thường vì người dân đã đóng thuế thì không được có ổ gà. Chính quyền Bỉ đã trả hết số tiền gồm tiền mua bánh mới và ba ngày lương cho giáo sư Hưng vì ông không có xe đi làm.



DÂN CHỦ PHƯƠNG ĐÔNG - TẬP DƯỢT DÂN CHỦ

Dân chủ phương Đông và phương Tây khác nhau. Ở phương Tây, không ai phải thần phục ai cả. Nhưng ở phương Đông, dân chủ phải gắn liền với một minh quân. Hầu hết các nhà sáng lập chế độ ở châu Á đều là những nhà độc tài.

Ở Singapo, Lý Quang Diệu cũng toàn trị trong thời gian dài nhưng biết hành xử thượng tôn pháp luật. Trong khi ở miền Bắc Việt Nam, nhà nước đóng cửa trường luật và xét xử trong phút chốc để lấy mạng người và lấy đất trong cải cách ruộng đất 1954. Chính phủ Sing-ga-po còn khác chính phủ Việt Nam ở chỗ họ không dùng giáo dục tuyên truyền cho đảng riêng, dạy người dân có cái nhìn đa chiều về xã hội. Nhờ đó Sing-ga-po, một làng cá đã trở thành cường quốc với dân trí cao. Còn ở Việt Nam, thời lượng suy tôn lãnh tụ và ca ngợi chế độ trong sách giáo khoa lớn làm học sinh bị nhồi sọ đến gần như không còn tư duy phản biện.

Về đối nội, Thiên hoàng Minh Trị của Nhật Bản là ông vua thành công nhất ở châu Á. Ông nghe lời giới trí thức đưa ra những chính sách thân phương Tây, học từ phương Tây. Nhờ điều này, Nhật Bản nhanh chóng có công nghệ. Nguyễn Trường Tộ cũng sang Pháp về kể chuyện đèn không cần dầu, “con trâu” ngoáy vào đít là chạy bon bon, nhưng bị vua và các quan trong triều cho là lộng ngôn hoang tưởng.

Hiến pháp của Nhật là hiến pháp dân chủ. Nền giáo dục Nhật đào tạo con người đại nghĩa và dân Nhật đi đâu cũng được thế giới tôn trọng. Hiến pháp Việt Nam là do đảng Cộng sản viết để bảo vệ quyền lực của mình, gây ra nhiều bất bình và đưa xã hội trở thành dối trá vì bóp méo chân lý. Người Việt không tiếp xúc với chân lý nên ra nước ngoài bị phân biệt đối xử vì văn hóa kém, hay trộm cắp và gian lận…

Thái Lan nằm kề Việt Nam nhưng may mắn hơn Việt Nam. Nhà vua Bhumibol Adulyadej nhượng bộ cho người Anh những điều kiện để bảo đảm nền hòa bình và mở mang đất nước. Vua Thái Bhumibol Adulyadej sáng suốt hơn vua Tự Đức khi để tư bản nước ngoài và nội địa phát triển. Triều đình Huế lại thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng cực đoan. Nhà Nguyễn tàn sát các nhà truyền đạo phương Tây và hạch sách thương gia nước ngoài làm họ phẫn nộ. Và dư luận quốc tế không ai bênh vực Việt Nam khi Pháp và Tây Ban Nha đổ bộ vào.

Thái Lan tuy giữ được hòa bình nhưng Thái Lan không phát triển về công nghệ. Vào thời điểm 1975, công nghệ của Băng-cốc thậm chí còn chưa sánh kịp công nghệ của Sài Gòn. Còn công nghệ của Hà Nội thì chưa bằng Băng-cốc. Nhưng sau 1965, Việt Nam tụt hậu so với Thái Lan về khoa học kỹ thuật và dẫn đến thua kém về kinh tế. Nguyên nhân chính là do chế độ bao cấp tồn tại quá lâu và văn hóa chính trị độc tài không tôn trọng sáng kiến.

Thái Lan biến đổi sang quân chủ lập hiến có tổ chức bầu cử phổ thông. Tuy nhiên nền dân chủ non trẻ phát xuất sau xung đột quân sự dữ dội. Dân chủ là một văn hóa. Người dân chưa có thói quen hành xử theo dân chủ nên nóng lòng bầu Yingluck nhưng lại không tôn trọng các quyết định của bà, tìm mọi cách lật đổ bà, biểu tình triền miên mà không có yêu sách chính đáng. Nền độc tài trở lại. Đảng đông nhất Thái Lan là đảng Dân Chủ chưa có tinh thần tôn trọng trọng hiến pháp, xây dựng đất nước. Việc quân đội Thái trở lại nắm chính quyền gây phản ứng. Mỹ cắt viện trợ. Các tập đoàn kinh tế rút khỏi Thái Lan và suy thoái kinh tế đến nay chưa phục hồi.

Philipin dân chủ hơn Thái Lan. Cũng có biểu tình như thời Mạc-cốc, cũng có đảo chính, nhưng sau đó xã hội phục hồi và tôn trọng dân chủ. Những quyết định của tống thống được quốc hội và nhân dân tôn trọng. Gần đây, quyết định khởi kiện Trung quốc ra tòa án quốc tế của tổng thống được người Phi-lip-pin và thế giới ủng hộ mạnh mẽ. Benigno Aquino III là một tổng thống quyết đoán, khích lệ được ý chí dân tộc và có triển vọng được bầu làm lãnh tụ lãnh đạo thêm một nhiệm kỳ nữa.

Trở lại Hàn Quốc thời điểm những năm1953, Phác Chánh Hy cũng là một nhà độc tài như Kim Nhật Thành ở Triều Tiên, cũng gây ra nhiều vụ tàn sát. Ông này bắt trí thức ở nước ngoài phản đối chính quyền về nước để xử lý . Nhưng Phác Chánh Hy cũng dần dần xây dựng pháp chế dân chủ, lấy giáo dục nhân văn là chính nên dần dần xã hội phát triển. Tầng lớp trung lưu Hàn Quốc ngày càng giàu có và kéo được quyền lực về phía mình. Xã hội Hàn Quốc được như ngày nay là nhờ nền dân chủ thấm sâu vào văn hóa của người dân.

Tại Đài Loan, cha con Tưởng Giới Thạch và Tưởng Kinh Quốc cũng rất độc tài, song về sau dần cho phép các đảng khác hoạt động. Quốc dân đảng cai trị nhưng vẫn cho phép người bản địa lập đảng riêng, không giống như Việt Nam khi chính phủ cộng sản gán tội danh phản động cho các đảng mới thai nghén và bỏ tù lãnh tụ các phong trào dân chủ.

Ngày nay Đài Loan có những công ty vươn ra khắp thế giới, có đạo đức kinh doanh và uy tín hơn hẳn các công ty đại lục. Nhiều công ty của Đài Loan ở Việt Nam kiểm soát nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam.


GIẢI PHÁP DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM?

Muốn có dân chủ không chỉ có thể chế mà còn phải có văn hóa tập dượt lâu dài. Nhiều nhà dân chủ ở Việt Nam không chỉ bị chính quyền bắt bớ mà ngay cả chính người thân của họ cũng phản đối con đường dân chủ của họ. Nếp nghĩ của người Việt Nam ghét phiền phức, nhiều khi thấy chuyện bất bình cũng để yên cho qua. Cả một xã hội toàn những người không biết hành động để đòi công lý nên dân chủ còn xa vời. Thế hệ trẻ phải được giáo dục nhân văn, và được biết những quyền lợi của người dân là chính, người lớn và nhà cầm quyền không được áp đặt tư tưởng. Phải để cho thế hệ tương lai tiếp xúc các tư tưởng tiến bộ để đảm đang và xây dựng tổ chức dân sự. Chỉ có xã hội dân sự mới đưa đất nước ra khỏi cảnh độc tài kém tiến bộ.

Thế nhưng ở Việt Nam, các tổ chức mang tên có vẻ dân sự như Đoàn thanh niên, Hội sinh viên hay Hội phụ nữ lại là con bài của đảng cầm quyền. Vì vậy, người Việt phải nhanh chóng thay đổi các tổ chức này, nếu cần thiết thì có thể lập các tổ chức khác tương đương.

Trong xu thế toàn cầu hóa, xã hội dân sự sẽ là xu thế bắt buộc của thế giới. Hi vọng các tổ chức dân sự sẽ đi vào cuộc sống ở Việt Nam. Nhà nước có thể thay đổi nhưng tổ chức dân sự phải được ngự trị lâu dài trong xã hội để dân có thể dựa vào, đề kháng sự lạm dụng của tham nhũng, tài phiệt, và các nhóm lợi ích.
http://www.ijavn.org/2014/08/vntb-dan-chu-tu-ong-sang-tay-va-tro-ve.html

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm