Thân Hữu Tiếp Tay...
Đàn ông…và gì nữa?
“Giai Việt” đa phần là bảo thủ, ít giao lưu, ít hiểu biết những văn minh của thế giới, mà chỉ giống như trai làng, ếch ngồi đáy giếng, ít tôn trọng phụ nữ, vô duyên, không khéo léo mọi mặt”, “sex cực kỳ kém và non nớt, ích kỷ, chỉ hưởng sướng phần mình, còn không quan tâm đến cảm giác của người phụ nữ đến đâu, như thế nào”, v.v...
Đó là nhận xét của một cô gái trẻ có tên Michiyo Phạm Ngà. Cô sinh ra và lớn lên tại Việt Nam. Năm 13 tuổi khi đang còn học tại trường Múa Việt Nam đã được thu nhận vào Trường Cao Đẳng múa Tokyo. Hiện cô làm việc trong Trung tâm ca múa nhạc Asia của Tokyo.
Nhận xét trên thật ra cũng bình thường như những gì đang xảy ra tại đất nước mà các phát ngôn đôi khi trở thành lộng ngôn của các cô gái trẻ, có chút ít nhan sắc nhưng sự hiểu biết lại nghèo nàn không đủ bù đắp vào khoảng trống tai hại của kiến thức phổ thông.
Tuy nhiên phát biểu của cô gái mang cái tên vừa Việt vừa Nhật lại không thiếu kiến thức chút nào mà ngược lại là khác. Cô nhìn vấn đề tỉnh táo và sâu sắc như một chuyên gia tâm lý. Cô nói rất vừa phải và tỏ ra khá thông minh khi dùng những trạng từ “ít” để giới hạn bớt con số mà cô muốn nói.
Ngay sau khi bài phỏng vần được đăng tải, lập tức các ‘giai Việt” thi nhau ném đá cô không nương tay. Những viên đá có vẻ chính danh ấy lại rơi lõm bõm xuống trước mặt cô gái một cách đáng thương vì bản lãnh của các chàng trai Việt xem ra rất đúng với nhận xét của Michiyo Phạm Ngà: “trai làng”! Những gã trai làng chưa rời xa cái ao nhà mình ấy tỏ ra quá vội vàng và cục mịch. Họ hăm hở vì tưởng mình có lý nhưng lại quên mất một chi tiết rất đáng chú ý là Michiyo không hề vơ đũa cả nắm, cô đĩnh đạc nói rằng ở đâu cũng có kẻ tốt người xấu nhưng nhìn kỹ xã hội Việt Nam hiện nay thì 80% đàn ông không ít thì nhiều đúng với những gì cô nhận xét.
Tôi chờ đợi một bài viết đĩnh đạc như cô từ một trai làng Việt Nam nhưng không thấy. Tôi muốn “trai làng” như ý của Mychiyo vì chỉ có người chưa bao giờ ra khỏi ao nhà mới có thẩm quyền trả lời những gì mà cô gái nhận xét.
Tiếc thay “trai” vẫn “làng” như từ xưa tới nay, chưa hề thay đổi.
Chỉ có một trai không “làng” tự khai mình du học tại Anh tám năm và tự hào mình không thua gì trai Tây mà thậm chí còn hơn về khoản đối xử với vợ con. Anh này sau một hồi thậm thụt, thú nhận rằng có thua đấy, nhưng thua về khoảng sex!
Làng vẫn hoàn làng!
Anh thiếu điều lồng lộn lên như đỉa phải vôi và cố chứng minh việc mình đối xử với …vợ là tốt, là trên mức đàng hoàng để lấy điểm nhưng lại quên rằng đâu phải chỉ đối xử trong gia đình của anh thôi là đủ? Bổn phận với xã hội, với tha nhân với những gì mà một cộng đồng trông đợi mới chứng tỏ được bản lĩnh đàn ông. Đâu phải cứ giặt đồ, đi mua thức ăn cho vợ vào lúc nửa đêm hay xin phép vợ được uống bia mấy chai và từ chối xem cúp thế giới khi vợ không hài lòng mới là gentlemen?
Đi Tây những 8 năm nhưng suy nghĩ của anh này chưa vượt qua ngọn chuối trong sân nhà nói chi thăng hoa cho người khác nhờ cậy vào cái kiến thức được cập nhật của anh ta?
Anh trai nửa “làng” nửa “London” này tự khai rằng do thiếu giáo dục giới tính nên thanh niên Việt Nam cứ hùng hục làm chuyện ấy và thua bọn Tây ở cái khoảng giao thoa, dạo đầu…Lời tự thú này rõ ràng là ngụy biện. Không thể đổ vấy cho nền giáo dục không huấn luyện anh trở thành một kẻ giỏi giang trên giường khi não bộ của anh gần như tê liệt trước các vấn đề khác. Anh có biết rằng khi người ta tương kính lẫn nhau thì sự yêu đương chăn gối giữa nam và nữ trở thành tuyệt vời không? Cái hùng hục của bọn trai làng các anh phát xuất từ tư tưởng gia trưởng, ban phát và vì vậy đối xử với vợ con như nô lệ, như một loại sex slave.
Ở đây hoàn toàn không có một yếu tố giáo dục nào tham gia cả. Hãy tự giáo dục chính mình về việc tương kính đối với phụ nữ, lập tức anh sẽ thấy sự lan tỏa của nó vào hành vi sex của cả hai người.
Một câu hỏi khác quan trọng hơn nhiều đó là “Đàn ông Việt Nam có “hèn”, “ích kỷ”, “kiêu ngạo” và “nịnh bợ” quá sức hay không?”
Tôi tin là có. Tuy là số nhiều nhưng không phải ai cũng thế.
Hãy nhìn những gì đang xảy ra trên toàn xã hội thì rõ. Đàn ông làm việc và lãnh đồng lương ít ỏi, thấp kém so với khả năng của họ nhưng không bao giờ dám lên tiếng đòi hỏi quyền lợi. Thay vào đó họ kiếm cách ăn chặn công quỹ, tham ô, móc nối với bọn cơ hội mua bán những gì mà họ có thể lấy cắp được kể cả thời gian.
Họ ngoảnh mặt trước các tai nạn trên đường phố vì thời giờ đón vợ rước con cần thiết hơn một cái ngừng xe. Họ chen lấn cố vượt qua khỏi phụ nữ, người già trong giờ cao điểm vì đối với họ già cả hay phụ nữ đều ngang hàng với thanh niên.
Họ tỏ ra mạnh mẽ khi tố cáo những kẻ sức yếu thế cô nhưng lại hèn nhát ngậm miệng trước những hành vi đen tối, tham lam của thủ trưởng dù những gã này ăn chận ngay chính đồng tiền mồ hôi của họ.
Bắt tay với người bên dưói họ nâng mặt lên nhưng với người chức vụ vai vế cao hơn họ không ngần ngại bắt cả hai tay và thậm chí cúi rạp đầu để tỏ lòng quý trọng.
Đàn ông Việt thương vợ thương con là điều không cần bàn cãi nhưng tình thương yêu ấy sẽ lập tức chuyển đổi khi con cái có những tranh cãi hợp lý, những đề nghị mà chủ gia đình cho là phạm thượng. Họ sãn sàng bợp tai vợ trước khách lạ nếu chị vợ có hành vi hay thái độ mà họ cho là bỉ mặt họ.
Thanh niên Việt không thích làm việc xã hội vì với họ sự lo toan cho gia đình, công ăn việc làm, kể cả bộ cánh chiếm một tỷ trọng rất lớn trong quỹ thời gian. Lòng tự trọng của họ gần như là một thứ xa xỉ trong thời đại mà ai cũng cảm thấy bình thản trước mọi điều thuộc phạm trù đạo đức nhưng bị thản nhiên quên lãng.
Đàn ông Việt còn một vết đen nữa mà cô gái mang tên Michiyo Phạm Ngà lạnh lùng chỉ ra khi cô thấy họ phản ứng với cô một cách ngu ngốc:
“Hãy dành những phản ứng gay gắt trước những cảnh dân đã nghèo lại còn bị cưỡng chế đất đai do tổ tiên cha ông để lại, trước cảnh cướp giật ngoài đường, trước những tang thương chết chóc nằm trên đường, trước cảnh Hoàng Sa, Trường Sa bị lấn áp, trước cảnh Trung Quốc bắt bớ ngư dân của nước nhà đang ngày đêm bị đánh đập tàn nhẫn…, thì tốt hơn biết bao!”
Sống ở nước ngoài nhưng Michiyo Phạm Ngà tinh tường thời sự hơn khối đàn ông, thanh niên trong nước. Những cuộc rượu thâu đêm, những đua đòi trác tang, cộng với lòng tham tiền vô biên đã làm thanh niên Việt Nam bệ rạc, câm miệng, dững dưng trước những điều mà lẽ ra họ phải thông hiểu và gánh vác.
Thật hạnh phúc thay cho Việt Nam với một gia tài thanh niên đồ sộ như vậy. Mừng!
Đàn ông…và gì nữa?
“Giai Việt” đa phần là bảo thủ, ít giao lưu, ít hiểu biết những văn minh của thế giới, mà chỉ giống như trai làng, ếch ngồi đáy giếng, ít tôn trọng phụ nữ, vô duyên, không khéo léo mọi mặt”, “sex cực kỳ kém và non nớt, ích kỷ, chỉ hưởng sướng phần mình, còn không quan tâm đến cảm giác của người phụ nữ đến đâu, như thế nào”, v.v...
Đó là nhận xét của một cô gái trẻ có tên Michiyo Phạm Ngà. Cô sinh ra và lớn lên tại Việt Nam. Năm 13 tuổi khi đang còn học tại trường Múa Việt Nam đã được thu nhận vào Trường Cao Đẳng múa Tokyo. Hiện cô làm việc trong Trung tâm ca múa nhạc Asia của Tokyo.
Nhận xét trên thật ra cũng bình thường như những gì đang xảy ra tại đất nước mà các phát ngôn đôi khi trở thành lộng ngôn của các cô gái trẻ, có chút ít nhan sắc nhưng sự hiểu biết lại nghèo nàn không đủ bù đắp vào khoảng trống tai hại của kiến thức phổ thông.
Tuy nhiên phát biểu của cô gái mang cái tên vừa Việt vừa Nhật lại không thiếu kiến thức chút nào mà ngược lại là khác. Cô nhìn vấn đề tỉnh táo và sâu sắc như một chuyên gia tâm lý. Cô nói rất vừa phải và tỏ ra khá thông minh khi dùng những trạng từ “ít” để giới hạn bớt con số mà cô muốn nói.
Ngay sau khi bài phỏng vần được đăng tải, lập tức các ‘giai Việt” thi nhau ném đá cô không nương tay. Những viên đá có vẻ chính danh ấy lại rơi lõm bõm xuống trước mặt cô gái một cách đáng thương vì bản lãnh của các chàng trai Việt xem ra rất đúng với nhận xét của Michiyo Phạm Ngà: “trai làng”! Những gã trai làng chưa rời xa cái ao nhà mình ấy tỏ ra quá vội vàng và cục mịch. Họ hăm hở vì tưởng mình có lý nhưng lại quên mất một chi tiết rất đáng chú ý là Michiyo không hề vơ đũa cả nắm, cô đĩnh đạc nói rằng ở đâu cũng có kẻ tốt người xấu nhưng nhìn kỹ xã hội Việt Nam hiện nay thì 80% đàn ông không ít thì nhiều đúng với những gì cô nhận xét.
Tôi chờ đợi một bài viết đĩnh đạc như cô từ một trai làng Việt Nam nhưng không thấy. Tôi muốn “trai làng” như ý của Mychiyo vì chỉ có người chưa bao giờ ra khỏi ao nhà mới có thẩm quyền trả lời những gì mà cô gái nhận xét.
Tiếc thay “trai” vẫn “làng” như từ xưa tới nay, chưa hề thay đổi.
Chỉ có một trai không “làng” tự khai mình du học tại Anh tám năm và tự hào mình không thua gì trai Tây mà thậm chí còn hơn về khoản đối xử với vợ con. Anh này sau một hồi thậm thụt, thú nhận rằng có thua đấy, nhưng thua về khoảng sex!
Làng vẫn hoàn làng!
Anh thiếu điều lồng lộn lên như đỉa phải vôi và cố chứng minh việc mình đối xử với …vợ là tốt, là trên mức đàng hoàng để lấy điểm nhưng lại quên rằng đâu phải chỉ đối xử trong gia đình của anh thôi là đủ? Bổn phận với xã hội, với tha nhân với những gì mà một cộng đồng trông đợi mới chứng tỏ được bản lĩnh đàn ông. Đâu phải cứ giặt đồ, đi mua thức ăn cho vợ vào lúc nửa đêm hay xin phép vợ được uống bia mấy chai và từ chối xem cúp thế giới khi vợ không hài lòng mới là gentlemen?
Đi Tây những 8 năm nhưng suy nghĩ của anh này chưa vượt qua ngọn chuối trong sân nhà nói chi thăng hoa cho người khác nhờ cậy vào cái kiến thức được cập nhật của anh ta?
Anh trai nửa “làng” nửa “London” này tự khai rằng do thiếu giáo dục giới tính nên thanh niên Việt Nam cứ hùng hục làm chuyện ấy và thua bọn Tây ở cái khoảng giao thoa, dạo đầu…Lời tự thú này rõ ràng là ngụy biện. Không thể đổ vấy cho nền giáo dục không huấn luyện anh trở thành một kẻ giỏi giang trên giường khi não bộ của anh gần như tê liệt trước các vấn đề khác. Anh có biết rằng khi người ta tương kính lẫn nhau thì sự yêu đương chăn gối giữa nam và nữ trở thành tuyệt vời không? Cái hùng hục của bọn trai làng các anh phát xuất từ tư tưởng gia trưởng, ban phát và vì vậy đối xử với vợ con như nô lệ, như một loại sex slave.
Ở đây hoàn toàn không có một yếu tố giáo dục nào tham gia cả. Hãy tự giáo dục chính mình về việc tương kính đối với phụ nữ, lập tức anh sẽ thấy sự lan tỏa của nó vào hành vi sex của cả hai người.
Một câu hỏi khác quan trọng hơn nhiều đó là “Đàn ông Việt Nam có “hèn”, “ích kỷ”, “kiêu ngạo” và “nịnh bợ” quá sức hay không?”
Tôi tin là có. Tuy là số nhiều nhưng không phải ai cũng thế.
Hãy nhìn những gì đang xảy ra trên toàn xã hội thì rõ. Đàn ông làm việc và lãnh đồng lương ít ỏi, thấp kém so với khả năng của họ nhưng không bao giờ dám lên tiếng đòi hỏi quyền lợi. Thay vào đó họ kiếm cách ăn chặn công quỹ, tham ô, móc nối với bọn cơ hội mua bán những gì mà họ có thể lấy cắp được kể cả thời gian.
Họ ngoảnh mặt trước các tai nạn trên đường phố vì thời giờ đón vợ rước con cần thiết hơn một cái ngừng xe. Họ chen lấn cố vượt qua khỏi phụ nữ, người già trong giờ cao điểm vì đối với họ già cả hay phụ nữ đều ngang hàng với thanh niên.
Họ tỏ ra mạnh mẽ khi tố cáo những kẻ sức yếu thế cô nhưng lại hèn nhát ngậm miệng trước những hành vi đen tối, tham lam của thủ trưởng dù những gã này ăn chận ngay chính đồng tiền mồ hôi của họ.
Bắt tay với người bên dưói họ nâng mặt lên nhưng với người chức vụ vai vế cao hơn họ không ngần ngại bắt cả hai tay và thậm chí cúi rạp đầu để tỏ lòng quý trọng.
Đàn ông Việt thương vợ thương con là điều không cần bàn cãi nhưng tình thương yêu ấy sẽ lập tức chuyển đổi khi con cái có những tranh cãi hợp lý, những đề nghị mà chủ gia đình cho là phạm thượng. Họ sãn sàng bợp tai vợ trước khách lạ nếu chị vợ có hành vi hay thái độ mà họ cho là bỉ mặt họ.
Thanh niên Việt không thích làm việc xã hội vì với họ sự lo toan cho gia đình, công ăn việc làm, kể cả bộ cánh chiếm một tỷ trọng rất lớn trong quỹ thời gian. Lòng tự trọng của họ gần như là một thứ xa xỉ trong thời đại mà ai cũng cảm thấy bình thản trước mọi điều thuộc phạm trù đạo đức nhưng bị thản nhiên quên lãng.
Đàn ông Việt còn một vết đen nữa mà cô gái mang tên Michiyo Phạm Ngà lạnh lùng chỉ ra khi cô thấy họ phản ứng với cô một cách ngu ngốc:
“Hãy dành những phản ứng gay gắt trước những cảnh dân đã nghèo lại còn bị cưỡng chế đất đai do tổ tiên cha ông để lại, trước cảnh cướp giật ngoài đường, trước những tang thương chết chóc nằm trên đường, trước cảnh Hoàng Sa, Trường Sa bị lấn áp, trước cảnh Trung Quốc bắt bớ ngư dân của nước nhà đang ngày đêm bị đánh đập tàn nhẫn…, thì tốt hơn biết bao!”
Sống ở nước ngoài nhưng Michiyo Phạm Ngà tinh tường thời sự hơn khối đàn ông, thanh niên trong nước. Những cuộc rượu thâu đêm, những đua đòi trác tang, cộng với lòng tham tiền vô biên đã làm thanh niên Việt Nam bệ rạc, câm miệng, dững dưng trước những điều mà lẽ ra họ phải thông hiểu và gánh vác.
Thật hạnh phúc thay cho Việt Nam với một gia tài thanh niên đồ sộ như vậy. Mừng!