Kinh Đời
Dân vận khéo là gì?
Ngày 13 tháng 12, Ban dân vận trung ương và cơ quan đảng của Hội nhà báo Việt Nam tuyên bố rằng hai cơ quan sẽ kết hợp với nhau để thực hiện “Dân vận khéo” trong hệ thống chính trị, góp phần phản biện xã hội, xây dựng đảng, v.v
Ngày 13 tháng 12, Ban dân vận trung ương và cơ quan đảng của Hội nhà báo
Việt Nam tuyên bố rằng hai cơ quan sẽ kết hợp với nhau để thực hiện
“Dân vận khéo” trong hệ thống chính trị, góp phần phản biện xã hội, xây
dựng đảng, v.v…
Ông Nguyễn Khắc Mai |
Dân vận trong chiến tranh
Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ nghiên cứu Ban dân vận Trung ương giải thích “Dân vận khéo” là gì:
“Dân vận khéo là một cụm từ trong một bài báo của Hồ Chí Minh, viết
vào năm 1049, đầu đề là dân vận. Trong đó ông có kết luận rằng dân vận
khéo thì việc gì cũng thành công. Mà dân vận kém thì cái gì cũng kém.
Bây giờ họ đưa cái dân vận khéo để thành ra một tiêu ngữ để mà vận
động.”
Ông giải thích một cách chi tiết là những cán bộ cộng sản khi đi đến một
vùng nào đó thì sống chung với dân, thuyết phục người dân ủng hộ mình,
và những người cộng sản đã thành công trong việc này vào thời kháng
chiến chống thực dân Pháp.
“Những người cộng sản đã lợi dụng được tình cảm yêu nước, yêu dân tộc
của dân, cho nên thời kỳ kháng chiến họ dựa được vào dân, sống trên
chiến khu dựa được vào dân. Họ làm được cái việc ấy, làm cho dân người
ta có cảm tình với kháng chiến. Thậm chí nhân dân ở những nơi đô thị như
chổ chúng tôi từng sống, người ta cũng hướng về kháng chiến, hướng về
chiến khu, bởi lúc bấy giờ họ nêu được chính nghĩa là đánh Pháp để giành
độc lập.”
Những người cộng sản đã lợi dụng được tình cảm yêu nước, yêu dân tộc của dân, cho nên thời kỳ kháng chiến họ dựa được vào dân, sống trên chiến khu dựa được vào dân.
- Ông Nguyễn Khắc Mai
Anh Lê Long (tên đã được thay đổi) hiện sống ở Sài Gòn, và là học sinh
vào những năm trước 1975, trong thời chiến tranh Việt Nam, nhận xét rằng
chính sách “Dân vận” của những người cộng sản, vào thời đó mang tên Mặt
trận dân tộc giải phóng miền Nam, cũng thành công ở miền Nam Việt Nam:
“Hồi xưa người ta có dân vận tiểu thương, ngoài chợ, có người của Mặt
trận len lỏi vô, rồi học sinh vận, sinh viên vận, rồi trí thức vận. Cái
lý do mà cộng sản miền Nam thành công là tại vì người miền Nam đánh
đồng Việt Minh với Việt cộng. Ba tôi cũng là thanh niên tiền phong thời
Việt Minh. Anh tôi làm quận trưởng ở những vùng như Cờ Đỏ, Phong Dinh, Ô
Môn, tôi xuống đó chơi, nói chuyện với cả những ông lính như là dân vệ,
địa phương quân, người ta không có thích cộng sản, nhưng người ta không
có lập trường rõ ràng.”
Đó là vào thời kỳ đảng cộng sản Việt Nam tiến hành hai cuộc chiến tranh.
Theo ông Nguyễn Khắc Mai thì chuyện “Dân vận” của họ hiện nay chỉ thuần
túy là tuyên truyền, vì những quyền thực sự của dân như quyền sở hữu
đất đai, quyền bầu cử, quyền lập hội, người dân đều không có.
Ông Nguyễn Khắc Mai làm việc ở cơ quan Dân vận của đảng cộng sản từ
những năm 1960, cho đến 1998. Theo ông thì trước đây người đứng đầu cơ
quan này chỉ là một Ủy viên trung ương đảng, nhưng nay đảng cộng sản
cũng ý thức được vấn đề phải chỉnh phục tình cảm của dân chúng, nên đã
cắt cử một người là Ủy viên Bộ chính trị, cơ quan có quyền hành cao nhất
đất nước để đứng đầu ban “Dân vận.” Người đứng đầu cơ quan này hiện nay
là bà Trương Thị Mai, ủy viên Bộ chính trị.
Dân vận hiện nay phải là gì?
Ông Nguyễn Khắc Mai cho rằng một trong những vấn đề quan trọng để có thể
thực hiện “dân vận” tốt hiện nay là phát triển xã hội dân sự, nhưng
trong giới lãnh đạo Việt Nam có một luồng ý kiến chống đối việc này. Ông
tiếp lời:
“Hiện nay người ta rất sợ xã hội dân sự. Nhiều lần tôi phê phán ban
lãnh đạo ở đấy (Ban dân vận) thì người ta bảo rằng tại vì Ban bí thư và
Bộ chính trị cấm không cho nói về dân sự, và cũng cấm không cho nghiên
cứu về xã hội dân sự.”
Ông Nguyễn Khác Mai cho biết trong cơ cấu làm việc của đảng cộng sản
Việt Nam, Ban dân vận không phụ thuộc vào Ban tuyên giáo trung ương của
Đảng, nhưng theo thông lệ là làm những gì mà Ban tuyên giáo đưa ra.
Trong bản tin của Thông tấn xã nhà nước Việt Nam loan tải ngày 13 tháng
12, có viết rằng Ban dân vận và Hội nhà báo Việt Nam phối hợp định hướng
thông tin, tuyên truyền quan điểm, chủ trương của Đảng, cung cấp thông
tin về tình hình nhân dân, nhất là những vấn đề mới phát sinh trong các
tầng lớp nhân dân.
Dân vận hiện nay là vấn đề dân chủ hóa, là vấn đề đề cao, tôn trọng quyền của dân. Dân quyền, Nhân quyền.
- Ông Nguyễn Khắc Mai
Nhà báo Trương Duy Nhất, từng bị bỏ tù vì nêu những quan điểm riêng trên
các trang blog của mình nhận xét về câu chuyện “Dân vận khéo” trong bản
tin của Thông tấn xã Việt Nam:
“Họ dùng cái từ dân vận khéo, dân vận khéo là gì? Đó là bảo với báo
chí là làm thế nào để định hướng dân những cái chuyện nhạy cảm, những
chuyện về dân chủ, về nhân quyền thế này thế nọ. Cái từ khéo theo tôi
hiểu là người ta hướng các cơ quan truyền thông theo cái kiểu đó.”
Xin mời quý độc giả xem Video : Tin chấn động: Đinh Thế Huynh thừa lệnh Tổng Trọng tung tiếp các bí mật để đánh gục Trần Đại Quang
Đó là một hướng làm việc của báo chí mà ông Nguyễn Khắc Mai cho là đáng
lẽ ra phải ngược lại, tức là phải có báo chí tự do. Ông nói rằng các cơ
quan báo chí của Việt Nam hiện nay không dám đề cập đến những vấn đề mà
dân chúng quan tâm, gắn liền với cuộc sống của họ như là thảm họa môi
trường Vũng Áng, chuyện đền bù đất đai, chuyện chống Trung Quốc gây hấn ở
biển Đông. Và như thế, theo lời ông Nguyễn Khắc Mai, những việc làm của
Ban dân vận hiện nay chỉ mang tính hình thức, và ngày càng bộc lộ những
mâu thuẫn giữa lý thuyết và việc làm. Ông nói tiếp:
“Dân vận hiện nay là vấn đề dân chủ hóa, là vấn đề đề cao, tôn trọng
quyền của dân. Dân quyền, Nhân quyền. Nhưng mà đây là lý tưởng, và cái
hiện thực thì người ta chưa bao giờ làm được như vậy. Đảng cộng sản chưa
bao giờ làm được như vậy.”
Ông cũng trích lời nhà cải cách Phan Chu Trinh, mà ông Hồ Chí Minh từng
lặp lại rằng nếu có độc lập mà dân không có hạnh phúc thì độc lập đó
không có nghĩa gì.
Kính Hòa
(RFA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Dân vận khéo là gì?
Ngày 13 tháng 12, Ban dân vận trung ương và cơ quan đảng của Hội nhà báo Việt Nam tuyên bố rằng hai cơ quan sẽ kết hợp với nhau để thực hiện “Dân vận khéo” trong hệ thống chính trị, góp phần phản biện xã hội, xây dựng đảng, v.v
Ngày 13 tháng 12, Ban dân vận trung ương và cơ quan đảng của Hội nhà báo
Việt Nam tuyên bố rằng hai cơ quan sẽ kết hợp với nhau để thực hiện
“Dân vận khéo” trong hệ thống chính trị, góp phần phản biện xã hội, xây
dựng đảng, v.v…
Ông Nguyễn Khắc Mai |
Dân vận trong chiến tranh
Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ nghiên cứu Ban dân vận Trung ương giải thích “Dân vận khéo” là gì:
“Dân vận khéo là một cụm từ trong một bài báo của Hồ Chí Minh, viết
vào năm 1049, đầu đề là dân vận. Trong đó ông có kết luận rằng dân vận
khéo thì việc gì cũng thành công. Mà dân vận kém thì cái gì cũng kém.
Bây giờ họ đưa cái dân vận khéo để thành ra một tiêu ngữ để mà vận
động.”
Ông giải thích một cách chi tiết là những cán bộ cộng sản khi đi đến một
vùng nào đó thì sống chung với dân, thuyết phục người dân ủng hộ mình,
và những người cộng sản đã thành công trong việc này vào thời kháng
chiến chống thực dân Pháp.
“Những người cộng sản đã lợi dụng được tình cảm yêu nước, yêu dân tộc
của dân, cho nên thời kỳ kháng chiến họ dựa được vào dân, sống trên
chiến khu dựa được vào dân. Họ làm được cái việc ấy, làm cho dân người
ta có cảm tình với kháng chiến. Thậm chí nhân dân ở những nơi đô thị như
chổ chúng tôi từng sống, người ta cũng hướng về kháng chiến, hướng về
chiến khu, bởi lúc bấy giờ họ nêu được chính nghĩa là đánh Pháp để giành
độc lập.”
Những người cộng sản đã lợi dụng được tình cảm yêu nước, yêu dân tộc của dân, cho nên thời kỳ kháng chiến họ dựa được vào dân, sống trên chiến khu dựa được vào dân.
- Ông Nguyễn Khắc Mai
Anh Lê Long (tên đã được thay đổi) hiện sống ở Sài Gòn, và là học sinh
vào những năm trước 1975, trong thời chiến tranh Việt Nam, nhận xét rằng
chính sách “Dân vận” của những người cộng sản, vào thời đó mang tên Mặt
trận dân tộc giải phóng miền Nam, cũng thành công ở miền Nam Việt Nam:
“Hồi xưa người ta có dân vận tiểu thương, ngoài chợ, có người của Mặt
trận len lỏi vô, rồi học sinh vận, sinh viên vận, rồi trí thức vận. Cái
lý do mà cộng sản miền Nam thành công là tại vì người miền Nam đánh
đồng Việt Minh với Việt cộng. Ba tôi cũng là thanh niên tiền phong thời
Việt Minh. Anh tôi làm quận trưởng ở những vùng như Cờ Đỏ, Phong Dinh, Ô
Môn, tôi xuống đó chơi, nói chuyện với cả những ông lính như là dân vệ,
địa phương quân, người ta không có thích cộng sản, nhưng người ta không
có lập trường rõ ràng.”
Đó là vào thời kỳ đảng cộng sản Việt Nam tiến hành hai cuộc chiến tranh.
Theo ông Nguyễn Khắc Mai thì chuyện “Dân vận” của họ hiện nay chỉ thuần
túy là tuyên truyền, vì những quyền thực sự của dân như quyền sở hữu
đất đai, quyền bầu cử, quyền lập hội, người dân đều không có.
Ông Nguyễn Khắc Mai làm việc ở cơ quan Dân vận của đảng cộng sản từ
những năm 1960, cho đến 1998. Theo ông thì trước đây người đứng đầu cơ
quan này chỉ là một Ủy viên trung ương đảng, nhưng nay đảng cộng sản
cũng ý thức được vấn đề phải chỉnh phục tình cảm của dân chúng, nên đã
cắt cử một người là Ủy viên Bộ chính trị, cơ quan có quyền hành cao nhất
đất nước để đứng đầu ban “Dân vận.” Người đứng đầu cơ quan này hiện nay
là bà Trương Thị Mai, ủy viên Bộ chính trị.
Dân vận hiện nay phải là gì?
Ông Nguyễn Khắc Mai cho rằng một trong những vấn đề quan trọng để có thể
thực hiện “dân vận” tốt hiện nay là phát triển xã hội dân sự, nhưng
trong giới lãnh đạo Việt Nam có một luồng ý kiến chống đối việc này. Ông
tiếp lời:
“Hiện nay người ta rất sợ xã hội dân sự. Nhiều lần tôi phê phán ban
lãnh đạo ở đấy (Ban dân vận) thì người ta bảo rằng tại vì Ban bí thư và
Bộ chính trị cấm không cho nói về dân sự, và cũng cấm không cho nghiên
cứu về xã hội dân sự.”
Ông Nguyễn Khác Mai cho biết trong cơ cấu làm việc của đảng cộng sản
Việt Nam, Ban dân vận không phụ thuộc vào Ban tuyên giáo trung ương của
Đảng, nhưng theo thông lệ là làm những gì mà Ban tuyên giáo đưa ra.
Trong bản tin của Thông tấn xã nhà nước Việt Nam loan tải ngày 13 tháng
12, có viết rằng Ban dân vận và Hội nhà báo Việt Nam phối hợp định hướng
thông tin, tuyên truyền quan điểm, chủ trương của Đảng, cung cấp thông
tin về tình hình nhân dân, nhất là những vấn đề mới phát sinh trong các
tầng lớp nhân dân.
Dân vận hiện nay là vấn đề dân chủ hóa, là vấn đề đề cao, tôn trọng quyền của dân. Dân quyền, Nhân quyền.
- Ông Nguyễn Khắc Mai
Nhà báo Trương Duy Nhất, từng bị bỏ tù vì nêu những quan điểm riêng trên
các trang blog của mình nhận xét về câu chuyện “Dân vận khéo” trong bản
tin của Thông tấn xã Việt Nam:
“Họ dùng cái từ dân vận khéo, dân vận khéo là gì? Đó là bảo với báo
chí là làm thế nào để định hướng dân những cái chuyện nhạy cảm, những
chuyện về dân chủ, về nhân quyền thế này thế nọ. Cái từ khéo theo tôi
hiểu là người ta hướng các cơ quan truyền thông theo cái kiểu đó.”
Xin mời quý độc giả xem Video : Tin chấn động: Đinh Thế Huynh thừa lệnh Tổng Trọng tung tiếp các bí mật để đánh gục Trần Đại Quang
Đó là một hướng làm việc của báo chí mà ông Nguyễn Khắc Mai cho là đáng
lẽ ra phải ngược lại, tức là phải có báo chí tự do. Ông nói rằng các cơ
quan báo chí của Việt Nam hiện nay không dám đề cập đến những vấn đề mà
dân chúng quan tâm, gắn liền với cuộc sống của họ như là thảm họa môi
trường Vũng Áng, chuyện đền bù đất đai, chuyện chống Trung Quốc gây hấn ở
biển Đông. Và như thế, theo lời ông Nguyễn Khắc Mai, những việc làm của
Ban dân vận hiện nay chỉ mang tính hình thức, và ngày càng bộc lộ những
mâu thuẫn giữa lý thuyết và việc làm. Ông nói tiếp:
“Dân vận hiện nay là vấn đề dân chủ hóa, là vấn đề đề cao, tôn trọng
quyền của dân. Dân quyền, Nhân quyền. Nhưng mà đây là lý tưởng, và cái
hiện thực thì người ta chưa bao giờ làm được như vậy. Đảng cộng sản chưa
bao giờ làm được như vậy.”
Ông cũng trích lời nhà cải cách Phan Chu Trinh, mà ông Hồ Chí Minh từng
lặp lại rằng nếu có độc lập mà dân không có hạnh phúc thì độc lập đó
không có nghĩa gì.
Kính Hòa
(RFA)