Tham Khảo
Đằng sau những lời đe dọa của Trung Quốc ở biển Đông
Hãng tin Reuters hôm 31 tháng 7 có bài viết trích nguồn tin từ Trung Quốc nói rằng Chủ tịch Tập Cận Bình bị áp lực phải đánh cho Hoa Kỳ "chảy máu mũi" giống như đã làm với Việt Nam hồi chiến tranh biên giới năm 1979, trong khi một số nguồn tin khác trong giới quân đội Trung Quốc được trích lời cũng khẳng định quân đội nước này sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ chủ quyền của nước này tại biển Đông. Thực sự Trung Quốc có thể làm những gì mà lãnh đạo nước này đã tuyên bố hay không?
Trò chơi hai mặt
Hơn 2 tuần sau phán quyết của tòa Thường trực Trọng tài Quốc tế (PCA) gây bất lợi cho Trung Quốc, và chưa đầy 1 tuần sau chuyến thăm của bà cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice tới Bắc Kinh, giới diều hâu của quân đội Trung Quốc mới đây lại có tuyên bố hùng hồn đe dọa những nước trong khu vực và Hoa Kỳ giám thách thức chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông.
Hãng tin Reuters hôm 31 tháng 7 trích nguồn tin thân cận với giới lãnh đạo và quân đội Trung Quốc nói rằng Chủ tịch Tập Cận Bình bị áp lực phải đánh cho Mỹ chảy máu mũi giống như Đặng Tiểu Bình đã làm với Việt Nam vào năm 1979.
Trước đó vào ngày 20 tháng 7, phát biểu trong chuyến thăm Trung Quốc, Đô đốc tư lệnh hải quân Hoa Kỳ John Richardson cho biết quân đội Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra ở biển Đông theo đúng quy định quốc tế về quyền tự do hàng hải và hàng không. Đây cũng là điều được bà Susan Rice nhấn mạnh trong chuyến thăm gần đây tới Bắc Kinh. Từ tháng 10 năm ngoái Hoa Kỳ đã cho tiến hành những hoạt động thuộc chương trình tự do hàng hải nhằm thách thức những đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông. Tàu chiến của Hoa Kỳ đã đi gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng ở Trường Sa. Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng phản đối các hoạt động này của Mỹ nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc muốn đối đầu với hải quân Hoa Kỳ trong khu vực, ít nhất là cho đến lúc này.
Trung Quốc hiện kiểm soát được ở biển Đông ở mức mà nước này có thể bắt nạt được Việt Nam và Philippines và có thể thách thức ngang sức với Malaysia...nhưng Trung Quốc vẫn chưa thể thách thức được sức mạnh của Hoa Kỳ.
- Giáo sư Carl Thayer
Mặt khác, trên các diễn đàn quốc tế, giới chức Trung Quốc vẫn luôn khẳng định Trung Quốc luôn sẵn sàng đối thoại với các nước trong khu vực để giải quyết tranh chấp ở khu vực biển Đông. Thậm chí học giả Trung Quốc Shen Dingli, Phó viện trưởng viện Quan hệ quốc tế thuộc trường đại học Fudan, mới đây đã nói tại một hội thảo quốc tế ở Washington DC rằng Trung Quốc có thể chấp nhận một số những điểm kỹ thuật liên quan đến phán quyết của tòa quốc tế PCA. Ông nói:
Chúng tôi có thể không chấp nhận phán quyết như đã nói trước đó…. Nhưng chúng tôi vẫn có thể tuân thủ một số điểm kỹ thuật liên quan đến việc chúng tôi hiểu thế nào mỗi điều luật và chúng được áp dụng vào từng trường hợp.
Phán quyết của tòa PCA hôm 12 tháng 7 đã bác bỏ tính pháp lý và lịch sử đối với đường lưỡi bò chiếm đến gần 90% diện tích biển Đông của Trung Quốc, đồng thời không công nhận các thực thể ở khu vực Trường Sa đang tranh chấp giữa các nước là những đảo có thể có vùng đặc quyền kinh tế. Đây là khu vực Trung Quốc đã đơn phương tiến hành xây lấp các đảo nhân tạo trong thời gian qua.
Nói về những khác biệt trong các tuyên bố và hành động của Trung Quốc gần đây ở biển Đông, giáo sư Allen Carlson, chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại đại học Cornell, Hoa Kỳ nhận định:
Theo tôi thì họ đang chơi một trò chơi 2 mức. Thứ nhất là họ phải giải thích với dân chúng trong nước. Chúng ta đã biết là có một mức độ nhất định về tinh thần dân tộc ở ngay trong Trung Quốc. Trong bối cảnh đó thì vấn đề chủ quyền khó có thể linh hoạt được. Cùng lúc đó thì Bắc Kinh đang nổi lên là một cường quốc của thế giới, một nước đóng vai trò xây dựng trên thế giới. Theo tôi, với ảnh hưởng rộng của phán quyết, nếu Bắc Kinh phủ nhận ngay lập tức thì đây sẽ là một cú đánh vào tiếng tăm của Trung Quốc trên trường quốc tế cho nên cuối cùng điều mà họ phải làm là cùng một lúc làm thỏa mãn tinh thần dân tộc đối với những đòi hỏi trước đó trong nước liên quan đến vấn đề chủ quyền, trong khi vẫn phải tỏ ra là không quá hiếu chiến trên diễn đàn quốc tế.
Lời đe dọa suông?
Hôm 1 tháng 8, hải quân Trung Quốc đã bắt đầu cho diễn tập bắn đạn thật ở biển Đông. Bộ Quốc phòng nước này nói cuộc tập trận nhằm cải thiện sức mạnh, tính ổn định, chính xác và tốc độ của quân đội Trung Quốc.
Hãng tin Reuters trước đó trích nguồn tin từ Bộ quốc phòng Trung Quốc nói rằng toàn bộ quân đội Trung Quốc đã trở nên cứng rắn hơn và đang phải chịu mất mặt trước Hoa Kỳ. Giới diều hâu trong quân đội Trung Quốc còn nói Trung Quốc sẽ làm những gì mà nước này phải làm để đối đầu với Hoa Kỳ.
Đại tá về hưu của quân đội Trung Quốc, ông Yue Gang, mới đây viết trên trang Weibo cá nhân của mình rằng Trung Quốc không sợ các hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ và có đủ dũng cảm để đương đầu với một vụ đối đầu bất ngờ xảy ra.
Tuy nhiên, cũng có nguồn tin trong quân đội Trung Quốc lại cho rằng hải quân Trung Quốc cho đến lúc này vẫn chưa thể thách thức hải quân Hoa Kỳ vì không có công nghệ tương ứng.
Đây cũng là điều mà giáo sư Carl Thayer, chuyên gia quốc tế thuộc học viện quốc phòng Úc nói về sự thống trị của hải quân hai nước ở khu vực biển Đông:
Điều mà chúng ta có thể thấy nhiều hơn là những hoạt động phía sau, có thể là những đối thoại mức hai và mức ba để thảo luận và tìm ra những đồng thuận vào lúc mà phán quyết đã được ra.
- Giáo sư Allen Carlson
Trung Quốc hiện kiểm soát được ở biển Đông ở mức mà nước này có thể bắt nạt được Việt Nam và Philippines và có thể thách thức ngang sức với Malaysia, thậm chí xâm nhập vào vùng biển của Indonesia, điều mà hiện Trung Quốc chọn không làm quá thường xuyên dù đã làm trước đó. Nhưng Trung Quốc vẫn chưa thể thách thức được sức mạnh của Hoa Kỳ ở đây vào lúc này nhất là khi hiệp ước quốc phòng tăng cường giữa Mỹ và Philippines được tòa xác định là hợp hiến. Điều này sẽ dẫn đến việc gia tăng sự có mặt của máy bay, tàu chiến và các lực lượng hỗ trợ của Mỹ khác trong khu vực và Hoa Kỳ có thể có đáp ứng nhanh hơn nhiều từ những căn cứ an toàn hơn nhiều so với những cơ sở mà Trung quốc hiện có ở Trường Sa.
Trước và sau phán quyết của tòa PCA, và trước sức ép của quốc tế yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết, lãnh đạo Trung Quốc nhiều lần khẳng định nước này sẽ không tuân thủ phán quyết và không có gì có thể làm thay đổi những hành động của Trung Quốc ở biển Đông. Điều này làm dấy lên những lo ngại cho rằng Trung Quốc sẽ thực hiện lời đe dọa trước đó là tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (AIDZ) ở biển Đông để khẳng định chủ quyền của mình. Tuy nhiên, theo giáo sư Carl Thayer, điều này nếu thành hiện thực cũng khó có thể được thực hiện. Ông giải thích
Nếu họ tuyên bố vùng ADIZ ở biển Đông thì vào lúc này họ chưa có thể thực hiện được yêu cầu này… Nếu máy bay bay vào vùng nhận dạng phòng không mà không khai báo thì hoặc là họ phải bay lên để yêu cầu máy bay đó khai báo hoặc đưa máy bay hạ cánh xuống mặt đất. Vào lúc này Trung Quốc vẫn chưa có máy bay, hệ thống bảo trì và cơ sở tiếp liệu ở Trường Sa để làm những việc này. Đã có nhiều đồn đoán là Trung Quốc sẽ tuyên bố AIDZ trên biển Đông. Tôi không nói là họ sẽ không làm nhưng nếu họ làm bây giờ thì đó chỉ là hành động vô nghĩa vì họ không thể thực hiện lệnh của mình. Nó chỉ là màn trình diễn cho thấy là họ có quyền về pháp lý để làm vậy mà thôi nhưng nó sẽ không giống như ở biển Hoa Đông.
Trên lĩnh vực ngoại giao, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị mới đây cũng lên tiếng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đối thoại. Lời nói này của ông Vương Nghị cũng nhận được phản hồi tích cực từ phía Hoa Kỳ. Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, bà Susan Rice hồi tuần trước cũng đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc và các nước nên kiềm chế để giải quyết tranh chấp. Giáo sư Allen Carlson cho rằng, ít nhất trong vòng 6 tháng tới, các nước lớn như Mỹ và Trung Quốc sẽ khó có những hành động mạnh mẽ để thay đổi thực trạng ở biển Đông:
Tôi nghĩ rằng trong vòng khoảng 6 tháng tới khó có khả năng là những nước lớn sẽ có những hành động quan trọng làm thay đổi thực trạng. Điều mà chúng ta có thể thấy nhiều hơn là những hoạt động phía sau, có thể là những đối thoại mức hai và mức ba để thảo luận và tìm ra những đồng thuận vào lúc mà phán quyết đã được ra.
Tuy nhiên, theo giáo sư Allen Carlson, nếu Bắc Kinh vẫn kiên quyết theo lập trường của mình và có hành động cứng rắn thì điều này sẽ khiến các nước trong khu vực phải có phản ứng mạnh hơn và khiến Mỹ phải can thiệp sâu hơn vào khu vực. Đây là điều mà Trung Quốc không mong muốn.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Đằng sau những lời đe dọa của Trung Quốc ở biển Đông
Hãng tin Reuters hôm 31 tháng 7 có bài viết trích nguồn tin từ Trung Quốc nói rằng Chủ tịch Tập Cận Bình bị áp lực phải đánh cho Hoa Kỳ "chảy máu mũi" giống như đã làm với Việt Nam hồi chiến tranh biên giới năm 1979, trong khi một số nguồn tin khác trong giới quân đội Trung Quốc được trích lời cũng khẳng định quân đội nước này sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ chủ quyền của nước này tại biển Đông. Thực sự Trung Quốc có thể làm những gì mà lãnh đạo nước này đã tuyên bố hay không?
Trò chơi hai mặt
Hơn 2 tuần sau phán quyết của tòa Thường trực Trọng tài Quốc tế (PCA) gây bất lợi cho Trung Quốc, và chưa đầy 1 tuần sau chuyến thăm của bà cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice tới Bắc Kinh, giới diều hâu của quân đội Trung Quốc mới đây lại có tuyên bố hùng hồn đe dọa những nước trong khu vực và Hoa Kỳ giám thách thức chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông.
Hãng tin Reuters hôm 31 tháng 7 trích nguồn tin thân cận với giới lãnh đạo và quân đội Trung Quốc nói rằng Chủ tịch Tập Cận Bình bị áp lực phải đánh cho Mỹ chảy máu mũi giống như Đặng Tiểu Bình đã làm với Việt Nam vào năm 1979.
Trước đó vào ngày 20 tháng 7, phát biểu trong chuyến thăm Trung Quốc, Đô đốc tư lệnh hải quân Hoa Kỳ John Richardson cho biết quân đội Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra ở biển Đông theo đúng quy định quốc tế về quyền tự do hàng hải và hàng không. Đây cũng là điều được bà Susan Rice nhấn mạnh trong chuyến thăm gần đây tới Bắc Kinh. Từ tháng 10 năm ngoái Hoa Kỳ đã cho tiến hành những hoạt động thuộc chương trình tự do hàng hải nhằm thách thức những đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông. Tàu chiến của Hoa Kỳ đã đi gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng ở Trường Sa. Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng phản đối các hoạt động này của Mỹ nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc muốn đối đầu với hải quân Hoa Kỳ trong khu vực, ít nhất là cho đến lúc này.
Trung Quốc hiện kiểm soát được ở biển Đông ở mức mà nước này có thể bắt nạt được Việt Nam và Philippines và có thể thách thức ngang sức với Malaysia...nhưng Trung Quốc vẫn chưa thể thách thức được sức mạnh của Hoa Kỳ.
- Giáo sư Carl Thayer
Mặt khác, trên các diễn đàn quốc tế, giới chức Trung Quốc vẫn luôn khẳng định Trung Quốc luôn sẵn sàng đối thoại với các nước trong khu vực để giải quyết tranh chấp ở khu vực biển Đông. Thậm chí học giả Trung Quốc Shen Dingli, Phó viện trưởng viện Quan hệ quốc tế thuộc trường đại học Fudan, mới đây đã nói tại một hội thảo quốc tế ở Washington DC rằng Trung Quốc có thể chấp nhận một số những điểm kỹ thuật liên quan đến phán quyết của tòa quốc tế PCA. Ông nói:
Chúng tôi có thể không chấp nhận phán quyết như đã nói trước đó…. Nhưng chúng tôi vẫn có thể tuân thủ một số điểm kỹ thuật liên quan đến việc chúng tôi hiểu thế nào mỗi điều luật và chúng được áp dụng vào từng trường hợp.
Phán quyết của tòa PCA hôm 12 tháng 7 đã bác bỏ tính pháp lý và lịch sử đối với đường lưỡi bò chiếm đến gần 90% diện tích biển Đông của Trung Quốc, đồng thời không công nhận các thực thể ở khu vực Trường Sa đang tranh chấp giữa các nước là những đảo có thể có vùng đặc quyền kinh tế. Đây là khu vực Trung Quốc đã đơn phương tiến hành xây lấp các đảo nhân tạo trong thời gian qua.
Nói về những khác biệt trong các tuyên bố và hành động của Trung Quốc gần đây ở biển Đông, giáo sư Allen Carlson, chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại đại học Cornell, Hoa Kỳ nhận định:
Theo tôi thì họ đang chơi một trò chơi 2 mức. Thứ nhất là họ phải giải thích với dân chúng trong nước. Chúng ta đã biết là có một mức độ nhất định về tinh thần dân tộc ở ngay trong Trung Quốc. Trong bối cảnh đó thì vấn đề chủ quyền khó có thể linh hoạt được. Cùng lúc đó thì Bắc Kinh đang nổi lên là một cường quốc của thế giới, một nước đóng vai trò xây dựng trên thế giới. Theo tôi, với ảnh hưởng rộng của phán quyết, nếu Bắc Kinh phủ nhận ngay lập tức thì đây sẽ là một cú đánh vào tiếng tăm của Trung Quốc trên trường quốc tế cho nên cuối cùng điều mà họ phải làm là cùng một lúc làm thỏa mãn tinh thần dân tộc đối với những đòi hỏi trước đó trong nước liên quan đến vấn đề chủ quyền, trong khi vẫn phải tỏ ra là không quá hiếu chiến trên diễn đàn quốc tế.
Lời đe dọa suông?
Hôm 1 tháng 8, hải quân Trung Quốc đã bắt đầu cho diễn tập bắn đạn thật ở biển Đông. Bộ Quốc phòng nước này nói cuộc tập trận nhằm cải thiện sức mạnh, tính ổn định, chính xác và tốc độ của quân đội Trung Quốc.
Hãng tin Reuters trước đó trích nguồn tin từ Bộ quốc phòng Trung Quốc nói rằng toàn bộ quân đội Trung Quốc đã trở nên cứng rắn hơn và đang phải chịu mất mặt trước Hoa Kỳ. Giới diều hâu trong quân đội Trung Quốc còn nói Trung Quốc sẽ làm những gì mà nước này phải làm để đối đầu với Hoa Kỳ.
Đại tá về hưu của quân đội Trung Quốc, ông Yue Gang, mới đây viết trên trang Weibo cá nhân của mình rằng Trung Quốc không sợ các hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ và có đủ dũng cảm để đương đầu với một vụ đối đầu bất ngờ xảy ra.
Tuy nhiên, cũng có nguồn tin trong quân đội Trung Quốc lại cho rằng hải quân Trung Quốc cho đến lúc này vẫn chưa thể thách thức hải quân Hoa Kỳ vì không có công nghệ tương ứng.
Đây cũng là điều mà giáo sư Carl Thayer, chuyên gia quốc tế thuộc học viện quốc phòng Úc nói về sự thống trị của hải quân hai nước ở khu vực biển Đông:
Điều mà chúng ta có thể thấy nhiều hơn là những hoạt động phía sau, có thể là những đối thoại mức hai và mức ba để thảo luận và tìm ra những đồng thuận vào lúc mà phán quyết đã được ra.
- Giáo sư Allen Carlson
Trung Quốc hiện kiểm soát được ở biển Đông ở mức mà nước này có thể bắt nạt được Việt Nam và Philippines và có thể thách thức ngang sức với Malaysia, thậm chí xâm nhập vào vùng biển của Indonesia, điều mà hiện Trung Quốc chọn không làm quá thường xuyên dù đã làm trước đó. Nhưng Trung Quốc vẫn chưa thể thách thức được sức mạnh của Hoa Kỳ ở đây vào lúc này nhất là khi hiệp ước quốc phòng tăng cường giữa Mỹ và Philippines được tòa xác định là hợp hiến. Điều này sẽ dẫn đến việc gia tăng sự có mặt của máy bay, tàu chiến và các lực lượng hỗ trợ của Mỹ khác trong khu vực và Hoa Kỳ có thể có đáp ứng nhanh hơn nhiều từ những căn cứ an toàn hơn nhiều so với những cơ sở mà Trung quốc hiện có ở Trường Sa.
Trước và sau phán quyết của tòa PCA, và trước sức ép của quốc tế yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết, lãnh đạo Trung Quốc nhiều lần khẳng định nước này sẽ không tuân thủ phán quyết và không có gì có thể làm thay đổi những hành động của Trung Quốc ở biển Đông. Điều này làm dấy lên những lo ngại cho rằng Trung Quốc sẽ thực hiện lời đe dọa trước đó là tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (AIDZ) ở biển Đông để khẳng định chủ quyền của mình. Tuy nhiên, theo giáo sư Carl Thayer, điều này nếu thành hiện thực cũng khó có thể được thực hiện. Ông giải thích
Nếu họ tuyên bố vùng ADIZ ở biển Đông thì vào lúc này họ chưa có thể thực hiện được yêu cầu này… Nếu máy bay bay vào vùng nhận dạng phòng không mà không khai báo thì hoặc là họ phải bay lên để yêu cầu máy bay đó khai báo hoặc đưa máy bay hạ cánh xuống mặt đất. Vào lúc này Trung Quốc vẫn chưa có máy bay, hệ thống bảo trì và cơ sở tiếp liệu ở Trường Sa để làm những việc này. Đã có nhiều đồn đoán là Trung Quốc sẽ tuyên bố AIDZ trên biển Đông. Tôi không nói là họ sẽ không làm nhưng nếu họ làm bây giờ thì đó chỉ là hành động vô nghĩa vì họ không thể thực hiện lệnh của mình. Nó chỉ là màn trình diễn cho thấy là họ có quyền về pháp lý để làm vậy mà thôi nhưng nó sẽ không giống như ở biển Hoa Đông.
Trên lĩnh vực ngoại giao, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị mới đây cũng lên tiếng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đối thoại. Lời nói này của ông Vương Nghị cũng nhận được phản hồi tích cực từ phía Hoa Kỳ. Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, bà Susan Rice hồi tuần trước cũng đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc và các nước nên kiềm chế để giải quyết tranh chấp. Giáo sư Allen Carlson cho rằng, ít nhất trong vòng 6 tháng tới, các nước lớn như Mỹ và Trung Quốc sẽ khó có những hành động mạnh mẽ để thay đổi thực trạng ở biển Đông:
Tôi nghĩ rằng trong vòng khoảng 6 tháng tới khó có khả năng là những nước lớn sẽ có những hành động quan trọng làm thay đổi thực trạng. Điều mà chúng ta có thể thấy nhiều hơn là những hoạt động phía sau, có thể là những đối thoại mức hai và mức ba để thảo luận và tìm ra những đồng thuận vào lúc mà phán quyết đã được ra.
Tuy nhiên, theo giáo sư Allen Carlson, nếu Bắc Kinh vẫn kiên quyết theo lập trường của mình và có hành động cứng rắn thì điều này sẽ khiến các nước trong khu vực phải có phản ứng mạnh hơn và khiến Mỹ phải can thiệp sâu hơn vào khu vực. Đây là điều mà Trung Quốc không mong muốn.