Trang lá cải
Danh ca Phương Dung: Đừng ảo tưởng Bolero là dễ hát
Danh ca Phương Dung cho rằng trong các dòng nhạc thì Bolero là dòng nhạc huyền thoại. Bà luôn thể hiện sự biết ơn với dòng nhạc Bolero và những nhạc sĩ của dòng nhạc này: “Tôi biết ơn Bolero vì Bolero đã cho tôi sự giàu sang trong tình cảm của người hâm mộ. Tôi cảm ơn những nhạc sĩ đã sáng tác dòng nhạc này bởi nhờ Bolero mà người Việt yêu nhạc Việt hơn…”.
Thời gian gần đây cô hát và tham gia làm giám khảo chương trình âm nhạc, xin cô cho một vài nhận xét về xu hướng âm nhạc hiện nay nói chung và dòng nhạc Bolero nói riêng?
Câu hỏi này hơi khó trả lời nhưng nó lại giúp cho những người đứng trên sân khấu nhiều năm như tôi có dịp nói lên suy nghĩ của mình. Tình hình âm nhạc ở Việt Nam nói chung và dòng nhạc Bolero nói riêng đang trỗi dậy rầm rộ. Đặc biệt là dòng nhạc Bolero. Nó giống như là một luồng gió mới cho nền âm nhạc Việt Nam hiện nay. Thật sự mà nói, có rất nhiều giọng hát có thể hát được dòng nhạc này, hát lại những bài hát một thời được thương mến, một thời được tin yêu và một thời đầy kỷ niệm. Trong số đó có một số em có giọng ca rất khá, rất hợp với dòng nhạc trữ tình mà mình quen gọi là dòng nhạc Bolero.
Có thể chọn ra trong hàng chục ngàn thí sinh (dự thi Bolero - PV) có vài chục em hát rất tốt. Nhưng các em thiếu người hướng dẫn, nâng đỡ để đưa tiếng hát của mình vang xa khắp mọi miền đất nước. Một điều đáng tiếc là các em không ở vào cái thời của tôi nên không biết tôi đã lớn lên và được tôi luyện dòng nhạc này trước thời 1975 như thế nào. Người ca sĩ không chỉ có giọng hát hay và phù hợp, mà còn phải yêu Bolero, phải có những hiểu biết nhất định về bài hát, về tác giả của bài hát đó thì mới thành công được.
Có những tình khúc mà khi viết, tác giả đã ấp ủ, hy vọng và để sẵn chiếc thuyền dưới bến mà trách nhiệm của người ca sĩ là chèo qua sông, phải đưa được tâm trạng, tình cảm của tác giả muốn gửi gắm trong đứa con tinh thần của mình đến với khán giả. Các em tuy có giọng hát tốt nhưng chưa có sức truyền cảm, chưa làm toát ra cái thâm thúy, cái hay của bài hát nên chưa thật sự chinh phục được người yêu nhạc Bolero.
Thưa cô, một số gameshow âm nhạc hiện nay, ban tổ chức dường như hời hợt trong việc chọn mời thành phần giám khảo. Cô nghĩ sao về điều này?
Tôi có xem lại một số chương trình và nhận thấy điều này: Có nhiều người không thuộc trường phái Bolero nhưng vẫn ngồi ghế giám khảo Bolero thì rất khó để hoàn thành nhiệm vụ. Ví dụ họ ở dòng nhạc bán cổ điển mà họ qua trường phái của Bolero thì sẽ đi lạc đường ngay. Bởi vì Ngô Thụy Miên là Ngô Thụy Miên, còn dòng nhạc của Quỳnh Anh, Lê Minh Bằng, Trúc Phương, Lam Phương, Hoàng Thi Thơ… không phải là nhạc thính phòng, khác nhau xa lắm. Chính vì vậy, nhiều vị giám khảo khi chấm thi, họ không thuộc, không nắm vững kỹ thuật Bolero nên khi nhận xét dễ đi sai lệch vấn đề. Có nhiều thí sinh hát sai lời, sai nốt nhạc mà họ vẫn cho qua. Điều này đối với Phương Dung nói riêng và những người yêu Bolero chân chính là một điều hết sức cấm kỵ.
Xin cảm ơn cô về cuộc trò chuyện!
Tiểu Vũ (thực hiện)
Bàn ra tán vào (0)
Danh ca Phương Dung: Đừng ảo tưởng Bolero là dễ hát
Danh ca Phương Dung cho rằng trong các dòng nhạc thì Bolero là dòng nhạc huyền thoại. Bà luôn thể hiện sự biết ơn với dòng nhạc Bolero và những nhạc sĩ của dòng nhạc này: “Tôi biết ơn Bolero vì Bolero đã cho tôi sự giàu sang trong tình cảm của người hâm mộ. Tôi cảm ơn những nhạc sĩ đã sáng tác dòng nhạc này bởi nhờ Bolero mà người Việt yêu nhạc Việt hơn…”.
Thời gian gần đây cô hát và tham gia làm giám khảo chương trình âm nhạc, xin cô cho một vài nhận xét về xu hướng âm nhạc hiện nay nói chung và dòng nhạc Bolero nói riêng?
Câu hỏi này hơi khó trả lời nhưng nó lại giúp cho những người đứng trên sân khấu nhiều năm như tôi có dịp nói lên suy nghĩ của mình. Tình hình âm nhạc ở Việt Nam nói chung và dòng nhạc Bolero nói riêng đang trỗi dậy rầm rộ. Đặc biệt là dòng nhạc Bolero. Nó giống như là một luồng gió mới cho nền âm nhạc Việt Nam hiện nay. Thật sự mà nói, có rất nhiều giọng hát có thể hát được dòng nhạc này, hát lại những bài hát một thời được thương mến, một thời được tin yêu và một thời đầy kỷ niệm. Trong số đó có một số em có giọng ca rất khá, rất hợp với dòng nhạc trữ tình mà mình quen gọi là dòng nhạc Bolero.
Có thể chọn ra trong hàng chục ngàn thí sinh (dự thi Bolero - PV) có vài chục em hát rất tốt. Nhưng các em thiếu người hướng dẫn, nâng đỡ để đưa tiếng hát của mình vang xa khắp mọi miền đất nước. Một điều đáng tiếc là các em không ở vào cái thời của tôi nên không biết tôi đã lớn lên và được tôi luyện dòng nhạc này trước thời 1975 như thế nào. Người ca sĩ không chỉ có giọng hát hay và phù hợp, mà còn phải yêu Bolero, phải có những hiểu biết nhất định về bài hát, về tác giả của bài hát đó thì mới thành công được.
Có những tình khúc mà khi viết, tác giả đã ấp ủ, hy vọng và để sẵn chiếc thuyền dưới bến mà trách nhiệm của người ca sĩ là chèo qua sông, phải đưa được tâm trạng, tình cảm của tác giả muốn gửi gắm trong đứa con tinh thần của mình đến với khán giả. Các em tuy có giọng hát tốt nhưng chưa có sức truyền cảm, chưa làm toát ra cái thâm thúy, cái hay của bài hát nên chưa thật sự chinh phục được người yêu nhạc Bolero.
Thưa cô, một số gameshow âm nhạc hiện nay, ban tổ chức dường như hời hợt trong việc chọn mời thành phần giám khảo. Cô nghĩ sao về điều này?
Tôi có xem lại một số chương trình và nhận thấy điều này: Có nhiều người không thuộc trường phái Bolero nhưng vẫn ngồi ghế giám khảo Bolero thì rất khó để hoàn thành nhiệm vụ. Ví dụ họ ở dòng nhạc bán cổ điển mà họ qua trường phái của Bolero thì sẽ đi lạc đường ngay. Bởi vì Ngô Thụy Miên là Ngô Thụy Miên, còn dòng nhạc của Quỳnh Anh, Lê Minh Bằng, Trúc Phương, Lam Phương, Hoàng Thi Thơ… không phải là nhạc thính phòng, khác nhau xa lắm. Chính vì vậy, nhiều vị giám khảo khi chấm thi, họ không thuộc, không nắm vững kỹ thuật Bolero nên khi nhận xét dễ đi sai lệch vấn đề. Có nhiều thí sinh hát sai lời, sai nốt nhạc mà họ vẫn cho qua. Điều này đối với Phương Dung nói riêng và những người yêu Bolero chân chính là một điều hết sức cấm kỵ.
Xin cảm ơn cô về cuộc trò chuyện!
Tiểu Vũ (thực hiện)