Nhân Vật
Đạo luật chế tài vi phạm nhân quyền sẽ áp dụng thế nào với Việt Nam?
Ủy ban Cứu trợ Người Vượt biển (BPSOS) hôm 17/3 đã hoàn tất và đệ trình danh sách 168 tổ chức, cá nhân kể cả quan chức, vi phạm nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam
Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch Ủy Ban Cứu trợ Người Vượt biển (BPSOS). |
Ủy ban Cứu trợ Người Vượt biển (BPSOS) hôm 17/3 đã hoàn tất và đệ trình
danh sách 168 tổ chức, cá nhân kể cả quan chức, vi phạm nhân quyền trầm
trọng ở Việt Nam lên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để áp dụng các chế tài trừng
phạt theo Đạo Luật Nhân Quyền Toàn Cầu Magnitsky (Global Magnitsky Human
Rights Accountability Act).
Đạo luật được thông qua bởi cựu Tổng thống Barack Obama (23/12/2016) quy
định các biện pháp trừng phạt đối với những cá nhân, tổ chức bị chính
phủ Mỹ coi là đã tham gia các hoạt động tham nhũng hay vi phạm nhân
quyền. Theo luật này, một số các Ủy ban của Hạ và Thượng Viện (bên lập
pháp), hay bộ phận chuyên trách dân chủ, nhân Quyền và lao Động trong Bộ
Ngoại Giao (bên hành pháp) đều có thể lập ra danh sách đề nghị chế tài.
Nếu đề nghị được chấp thuận thì những cá nhân hay tổ chức có tên trong
“sổ đen” sẽ bị đóng băng tài sản ở Hoa Kỳ cũng như bị cấm nhập cảnh vào
Mỹ.
Danh sách BPSOS vừa hoàn tất gồm có 5 giới chức thuộc chính quyền trung
ương và 38 giới chức lãnh đạo cấp tỉnh. Số còn lại gồm các viên chức
thừa hành cấp tỉnh hay lãnh đạo cấp địa phương. Ngoài ra, có một người
đứng đầu một tập đoàn doanh nghiệp liên quan đến việc chính quyền dùng
bạo lực để cưỡng chế đất của một xứ đạo Công Giáo năm 2010.
Tiến sĩ Nguyễn Đình thắng, Giám đốc điều hành BPSOS, cho VOA biết rằng
ông và các cộng sự của mình đã điều tra, phối kiểm cũng như chuẩn bị
danh sách này trong vào 3 năm liền, cho nên khi Đạo Luật này được áp
dụng, BPSOS là tổ chức đầu tiên đệ trình danh sách chế tài liên quan.
Theo dự kiến, buổi họp báo mở đầu cuộc vận động áp dụng Luật Magnitsky
Toàn Cầu đối với Việt Nam và một số quốc gia sẽ diễn ra trong tháng 4
tại Quốc Hội Hoa Kỳ và cuối tháng 6 sẽ diễn ra Ngày Vận Động thường niên
cho nhân quyền Việt Nam. Quá trình vận động sẽ kéo dài đến tận cuối năm
nay.
Tuy nhiên, với việc danh sách có tên nhiều quan chức chính quyền Việt
Nam, đặc biệt có 5 lãnh đạo cấp cao, nhiều người nghi ngại rằng có thể
chính phủ Hoa Kỳ sẽ né tránh và không đặt vấn đề nhân quyền lên trên lợi
ích ngoại giao, thương mại giữa 2 nước.
Tiến Sĩ Thắng nói với quan ngại đó, trong năm đầu tiên khi lập danh sách
đề nghị, tổ chức của ông cũng đã cố gắng hạn chế những nhân vật lãnh
đạo quốc gia, nhưng mọi cuộc điều tra về đàn áp nhân quyền trầm trọng
rốt cuộc cũng quay về các nhân vật chủ chốt.
“Nếu như chỉ cần một trường hợp bị đưa vào danh sách chế tài thì cũng đủ
để tạo ra sự rúng động, quan tâm và chú ý trong giới lãnh đạo, trong
các giới chức của Việt Nam,” Tiến sĩ Thắng chia sẻ.
Nhà hoạt động lâu năm tại khu vực thủ đô nước Mỹ này cũng hy vọng với
Đạo Luật Nhân Quyền Toàn Cầu Magnitsky, người dân trong nước sẽ thấy
rằng “bây giờ quả thực có một công cụ để trừng phạt những người đàn áp
nhân quyền một cách nghiêm trọng ở Việt Nam.”
Thông thường, thời gian để Bộ Ngoại Giao kết hợp với Bộ Ngân Khố và Bộ
Tư Pháp mở cuộc điều tra về các nhân vật có trong danh sách đề nghị là
từ 6 đến 9 tháng.
Ngày 10/12 năm nay là hạn chót để các cơ quan này nộp bản phúc trình đầu tiên lên Tổng thống Hoa Kỳ.
Sơn Trà
(VOA)
Bàn ra tán vào (1)
quang dinh
XÂY LÒ TÔN NỮ
*
Lê Duẩn vi khuẩn đột biến Gien
Làm xương cho sáo mắt đổ ghèn
Lê Đức Anh chị Tòng Thị Phóng
Lê Hồng Phong bão lũ dân đen
*
Trần Dân Tiên cảnh tắt đèn Chí Phèo Chị Dậu làm quen nhục bồ đoàn
Nguyễn Xuân Fuck Hoàng Văn Hoan
Trịnh Xuân Thanh tịnh lăng loàn Nguyễn Thị Doan
Trần Đại Quang Tạ Bích Loan Tạ phong Tấn tấn liên Đoàn Thị Hương heo
*
Đỗ Mười Nông Đức Mạnh nghếch đèo
Ngọa sơn quan hổ đấu cọp beo
Văn Chiến Trịnh Trần Vũ Quỳnh Anh đéo
Võ Nguyên Giáp râch án tử treo
*
Dép râu bộ đội xin keo côn an thái thú lộn lèo Tăng Tuyết Minh
Đinh La Thăng Đinh Thế Huynh
Minh Khai NguyễnThị cừa mình hồng vệ binh
Suy Tôn Đức Thằng Lê Bình xây lò Tôn Nữ Thi Ninh Tập Cận Bình
*
TÂM THANH
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Đạo luật chế tài vi phạm nhân quyền sẽ áp dụng thế nào với Việt Nam?
Ủy ban Cứu trợ Người Vượt biển (BPSOS) hôm 17/3 đã hoàn tất và đệ trình danh sách 168 tổ chức, cá nhân kể cả quan chức, vi phạm nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam
Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch Ủy Ban Cứu trợ Người Vượt biển (BPSOS). |
Ủy ban Cứu trợ Người Vượt biển (BPSOS) hôm 17/3 đã hoàn tất và đệ trình
danh sách 168 tổ chức, cá nhân kể cả quan chức, vi phạm nhân quyền trầm
trọng ở Việt Nam lên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để áp dụng các chế tài trừng
phạt theo Đạo Luật Nhân Quyền Toàn Cầu Magnitsky (Global Magnitsky Human
Rights Accountability Act).
Đạo luật được thông qua bởi cựu Tổng thống Barack Obama (23/12/2016) quy
định các biện pháp trừng phạt đối với những cá nhân, tổ chức bị chính
phủ Mỹ coi là đã tham gia các hoạt động tham nhũng hay vi phạm nhân
quyền. Theo luật này, một số các Ủy ban của Hạ và Thượng Viện (bên lập
pháp), hay bộ phận chuyên trách dân chủ, nhân Quyền và lao Động trong Bộ
Ngoại Giao (bên hành pháp) đều có thể lập ra danh sách đề nghị chế tài.
Nếu đề nghị được chấp thuận thì những cá nhân hay tổ chức có tên trong
“sổ đen” sẽ bị đóng băng tài sản ở Hoa Kỳ cũng như bị cấm nhập cảnh vào
Mỹ.
Danh sách BPSOS vừa hoàn tất gồm có 5 giới chức thuộc chính quyền trung
ương và 38 giới chức lãnh đạo cấp tỉnh. Số còn lại gồm các viên chức
thừa hành cấp tỉnh hay lãnh đạo cấp địa phương. Ngoài ra, có một người
đứng đầu một tập đoàn doanh nghiệp liên quan đến việc chính quyền dùng
bạo lực để cưỡng chế đất của một xứ đạo Công Giáo năm 2010.
Tiến sĩ Nguyễn Đình thắng, Giám đốc điều hành BPSOS, cho VOA biết rằng
ông và các cộng sự của mình đã điều tra, phối kiểm cũng như chuẩn bị
danh sách này trong vào 3 năm liền, cho nên khi Đạo Luật này được áp
dụng, BPSOS là tổ chức đầu tiên đệ trình danh sách chế tài liên quan.
Theo dự kiến, buổi họp báo mở đầu cuộc vận động áp dụng Luật Magnitsky
Toàn Cầu đối với Việt Nam và một số quốc gia sẽ diễn ra trong tháng 4
tại Quốc Hội Hoa Kỳ và cuối tháng 6 sẽ diễn ra Ngày Vận Động thường niên
cho nhân quyền Việt Nam. Quá trình vận động sẽ kéo dài đến tận cuối năm
nay.
Tuy nhiên, với việc danh sách có tên nhiều quan chức chính quyền Việt
Nam, đặc biệt có 5 lãnh đạo cấp cao, nhiều người nghi ngại rằng có thể
chính phủ Hoa Kỳ sẽ né tránh và không đặt vấn đề nhân quyền lên trên lợi
ích ngoại giao, thương mại giữa 2 nước.
Tiến Sĩ Thắng nói với quan ngại đó, trong năm đầu tiên khi lập danh sách
đề nghị, tổ chức của ông cũng đã cố gắng hạn chế những nhân vật lãnh
đạo quốc gia, nhưng mọi cuộc điều tra về đàn áp nhân quyền trầm trọng
rốt cuộc cũng quay về các nhân vật chủ chốt.
“Nếu như chỉ cần một trường hợp bị đưa vào danh sách chế tài thì cũng đủ
để tạo ra sự rúng động, quan tâm và chú ý trong giới lãnh đạo, trong
các giới chức của Việt Nam,” Tiến sĩ Thắng chia sẻ.
Nhà hoạt động lâu năm tại khu vực thủ đô nước Mỹ này cũng hy vọng với
Đạo Luật Nhân Quyền Toàn Cầu Magnitsky, người dân trong nước sẽ thấy
rằng “bây giờ quả thực có một công cụ để trừng phạt những người đàn áp
nhân quyền một cách nghiêm trọng ở Việt Nam.”
Thông thường, thời gian để Bộ Ngoại Giao kết hợp với Bộ Ngân Khố và Bộ
Tư Pháp mở cuộc điều tra về các nhân vật có trong danh sách đề nghị là
từ 6 đến 9 tháng.
Ngày 10/12 năm nay là hạn chót để các cơ quan này nộp bản phúc trình đầu tiên lên Tổng thống Hoa Kỳ.
Sơn Trà
(VOA)