Kinh Đời
Đất nước còn gì?
Bởi, cả tiền bạc và tri thức đều ra đi, thì đất nước này còn lại gì để phát triển?
Mấy hôm nay, có rất nhiều vấn đề ồn ào dư luận. Trong số đó, tôi thực sự quan tâm đến con số 3,06 tỉ USD. Đó là số tiền người Việt Nam bỏ ra để mua nhà tại Mỹ, xin nhấn mạnh là chỉ tại Mỹ, chưa kể đến Úc, Canada… Và xin nhấn mạnh rằng, đó là số ngoại tệ chỉ dùng để mua nhà và chỉ trong một năm thôi.
Đừng nhìn câu chuyện này chỉ là vấn đề tiền bạc. Bởi đây là tổn thất nguồn lực quốc gia, là vấn đề liên quan đến sự phát triển của đất nước.
3,06 tỉ USD, tức gần 70.000 tỉ đồng. Con số này bằng 6,39% tổng thu ngân sách quốc gia năm 2016. Mỗi năm, nếu tính cả số tiền người Việt mua nhà ở các quốc gia khác, tính cả số tiền mà người Việt đầu tư để có thẻ cư trú khi di cư, không biết dòng tiền chảy ra bên ngoài sẽ bằng bao nhiêu tổng thu ngân sách, không biết mỗi năm đất nước mất đi bao nhiêu trường học, bao nhiêu bệnh viện, bao nhiêu cây cầu, bao nhiêu con đường…
Trong số 70.000 tỉ đồng chảy ra ngoài đất nước kia, hẳn là có phần của những người làm quan mà giàu có. Nhưng, có một thực tế không thể phủ nhận, đó là người Việt di cư ngày càng nhiều.
Tôi vừa làm một động tác đơn giản là google cụm từ “hội thảo định cư”, kết quả là ngày 28-7 có hội thảo định cư Mỹ ở TP.HCM, ngày 29-7 tổ chức tại Hà Nội. Nếu tính cả các nước châu Âu, Canada, Úc… thì ngày nào cũng có hội thảo định cư theo diện đầu tư.
Việt Nam hiện đã nằm trong nhóm 10 nước có số lượng người di cư nhiều nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tổ chức Di cư quốc tế cho biết, chỉ trong vòng 25 năm, kể từ 1990 đến 2015, có tới 2,55 triệu người Việt di cư ra nước ngoài. Nghĩa là mỗi năm có khoảng 100.000 người bỏ lại nơi chôn rau cắt rốn để ra đi.
Vì sao lại thế?
Từ trong máu của mỗi người dân nước Việt, chắc hẳn ai cũng thương yêu quê hương xứ sở này. Vậy thì tại sao lại ra đi?
Câu trả lời nằm ở chính các vấn đề nội tại của đất nước. Những người tìm đến Mỹ, Canada, Úc… để định cư, đơn giản là vì họ muốn sống ở một nơi mà con cháu họ được hít thở một bầu không khí trong lành, được ăn thực phẩm sạch, được thụ hưởng một nền giáo dục nhân bản, một nền y tế hiện đại, được sống trong một xã hội tự do.
Đất nước sẽ không thể giữ chân được tầng lớp tinh hoa, tức những người có tư chất, có tri thức, có đầu óc sáng tạo, tư duy tiến bộ, có tiền bạc… nếu như các chính sách kinh tế, xã hội không ổn định, nhiệm kỳ này nói xuôi, nhiệm kỳ kia nói ngược. Đất nước sẽ không thể giữ chân được những con người có trong tay cả nguồn lực tri thức và tài chính, nếu như không thiết lập được một môi trường đề cao sự sáng tạo.
Để giữ được dòng tiền, ngăn không để chảy ra bên ngoài, điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn nền kinh tế đang khó khăn và cạn dần nguồn lực để phát triển, hơn bao giờ hết, Chính phủ cần kiến tạo một môi trường kinh doanh ổn định và an toàn. Chính sách cho tất cả mọi ngành nghề, quy hoạch mọi ngành, mọi địa phương cần ổn định. Không thể có chuyện, cùng một cá nhân, nay ký hướng dẫn doanh nghiệp khai mức thuế này, rồi chính bàn tay ấy, vài năm sau lại ký quyết định truy thu thuế. Những người làm chính sách, những người vận hành bộ máy và thực thi chính sách, nghiễm nhiên chẳng phải chịu trách nhiệm gì. Tất cả rủi ro đổ lên đầu người kinh doanh.
Tôi quen biết nhiều doanh nhân. Họ đã mua nhà, đã đầu tư không ít tiền bạc sang Mỹ và một số quốc gia khác, để con cháu họ trở thành công dân các quốc gia ấy. Họ, hầu hết đều giỏi giang và giàu có.
Thực sự cần phải nhìn lại môi trường kinh doanh, môi trường sống ở Việt Nam. Bởi, cả tiền bạc và tri thức đều ra đi, thì đất nước này còn lại gì để phát triển?
(FB Bạch Hoàn)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Đất nước còn gì?
Bởi, cả tiền bạc và tri thức đều ra đi, thì đất nước này còn lại gì để phát triển?
Mấy hôm nay, có rất nhiều vấn đề ồn ào dư luận. Trong số đó, tôi thực sự quan tâm đến con số 3,06 tỉ USD. Đó là số tiền người Việt Nam bỏ ra để mua nhà tại Mỹ, xin nhấn mạnh là chỉ tại Mỹ, chưa kể đến Úc, Canada… Và xin nhấn mạnh rằng, đó là số ngoại tệ chỉ dùng để mua nhà và chỉ trong một năm thôi.
Đừng nhìn câu chuyện này chỉ là vấn đề tiền bạc. Bởi đây là tổn thất nguồn lực quốc gia, là vấn đề liên quan đến sự phát triển của đất nước.
3,06 tỉ USD, tức gần 70.000 tỉ đồng. Con số này bằng 6,39% tổng thu ngân sách quốc gia năm 2016. Mỗi năm, nếu tính cả số tiền người Việt mua nhà ở các quốc gia khác, tính cả số tiền mà người Việt đầu tư để có thẻ cư trú khi di cư, không biết dòng tiền chảy ra bên ngoài sẽ bằng bao nhiêu tổng thu ngân sách, không biết mỗi năm đất nước mất đi bao nhiêu trường học, bao nhiêu bệnh viện, bao nhiêu cây cầu, bao nhiêu con đường…
Trong số 70.000 tỉ đồng chảy ra ngoài đất nước kia, hẳn là có phần của những người làm quan mà giàu có. Nhưng, có một thực tế không thể phủ nhận, đó là người Việt di cư ngày càng nhiều.
Tôi vừa làm một động tác đơn giản là google cụm từ “hội thảo định cư”, kết quả là ngày 28-7 có hội thảo định cư Mỹ ở TP.HCM, ngày 29-7 tổ chức tại Hà Nội. Nếu tính cả các nước châu Âu, Canada, Úc… thì ngày nào cũng có hội thảo định cư theo diện đầu tư.
Việt Nam hiện đã nằm trong nhóm 10 nước có số lượng người di cư nhiều nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tổ chức Di cư quốc tế cho biết, chỉ trong vòng 25 năm, kể từ 1990 đến 2015, có tới 2,55 triệu người Việt di cư ra nước ngoài. Nghĩa là mỗi năm có khoảng 100.000 người bỏ lại nơi chôn rau cắt rốn để ra đi.
Vì sao lại thế?
Từ trong máu của mỗi người dân nước Việt, chắc hẳn ai cũng thương yêu quê hương xứ sở này. Vậy thì tại sao lại ra đi?
Câu trả lời nằm ở chính các vấn đề nội tại của đất nước. Những người tìm đến Mỹ, Canada, Úc… để định cư, đơn giản là vì họ muốn sống ở một nơi mà con cháu họ được hít thở một bầu không khí trong lành, được ăn thực phẩm sạch, được thụ hưởng một nền giáo dục nhân bản, một nền y tế hiện đại, được sống trong một xã hội tự do.
Đất nước sẽ không thể giữ chân được tầng lớp tinh hoa, tức những người có tư chất, có tri thức, có đầu óc sáng tạo, tư duy tiến bộ, có tiền bạc… nếu như các chính sách kinh tế, xã hội không ổn định, nhiệm kỳ này nói xuôi, nhiệm kỳ kia nói ngược. Đất nước sẽ không thể giữ chân được những con người có trong tay cả nguồn lực tri thức và tài chính, nếu như không thiết lập được một môi trường đề cao sự sáng tạo.
Để giữ được dòng tiền, ngăn không để chảy ra bên ngoài, điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn nền kinh tế đang khó khăn và cạn dần nguồn lực để phát triển, hơn bao giờ hết, Chính phủ cần kiến tạo một môi trường kinh doanh ổn định và an toàn. Chính sách cho tất cả mọi ngành nghề, quy hoạch mọi ngành, mọi địa phương cần ổn định. Không thể có chuyện, cùng một cá nhân, nay ký hướng dẫn doanh nghiệp khai mức thuế này, rồi chính bàn tay ấy, vài năm sau lại ký quyết định truy thu thuế. Những người làm chính sách, những người vận hành bộ máy và thực thi chính sách, nghiễm nhiên chẳng phải chịu trách nhiệm gì. Tất cả rủi ro đổ lên đầu người kinh doanh.
Tôi quen biết nhiều doanh nhân. Họ đã mua nhà, đã đầu tư không ít tiền bạc sang Mỹ và một số quốc gia khác, để con cháu họ trở thành công dân các quốc gia ấy. Họ, hầu hết đều giỏi giang và giàu có.
Thực sự cần phải nhìn lại môi trường kinh doanh, môi trường sống ở Việt Nam. Bởi, cả tiền bạc và tri thức đều ra đi, thì đất nước này còn lại gì để phát triển?
(FB Bạch Hoàn)