Kinh Đời
Dấu hiệu của sự xoa dịu? ( Mềm nắn, rắn buông mà thôi )
Hai tù nhân lương tâm là bà Bùi Thị Minh Hằng và Đoàn Huy Chương vừa kết thúc thời gian chịu án theo điều 245 (bà Bùi Hằng) và điều 89 (ông Đoàn Huy Chương) Bộ luật hình sự Việt Nam. Những người thân đến đón bà Bùi Hằng và ông Đoàn Huy Chương
Ba tù nhân lương tâm, từ trái, Ðoàn Huy Chương, Bùi Thị Minh Hằng, và Ðỗ Thị Minh Hạnh. |
Hai tù nhân lương tâm là bà Bùi Thị Minh Hằng và Đoàn Huy Chương vừa kết
thúc thời gian chịu án theo điều 245 (bà Bùi Hằng) và điều 89 (ông Đoàn
Huy Chương) Bộ luật hình sự Việt Nam. Những người thân đến đón bà Bùi
Hằng và ông Đoàn Huy Chương không gặp trở ngại từ phía chính quyền như
những tù nhân lương tâm trước đây.
Đối thoại?
Những hình ảnh và video được truyền nhau trên mạng xã hội Facebook ngày
11 tháng 2 vừa qua cho thấy rất nhiều nhà hoạt động xã hội, nhân quyền
từ khắp nơi cùng đến trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai, để đón nhà hoạt
động Bùi Thị Minh Hằng sau khi mãn án tù 3 năm vì tội “gây rối trật tự
công cộng” theo điều 245 Bộ luật hình sự.
Tất cả những người có mặt tại nơi đón bà Bùi Hằng đều có chung một ghi
nhận, đó là không hề có sự ngăn cản hay khó khăn nào xảy ra trên suốt
đoạn đường đi, cũng như vào thời điểm bà Hằng ra trại.
Một thành viên của Con đường Việt Nam, có mặt trong buổi sáng đi đón bà
Bùi Hằng ghi nhận trên trang Facebook của anh rằng: “Cảm ơn Cảnh sát
giao thông tỉnh Gia Lai đã nhiệt tình hỗ trợ bảo vệ đoàn người đưa bà
Bùi Hằng rời khỏi địa phương.”
Và chính bà Bùi Hằng cũng nhận thấy rõ sự tử tế bất thường của cán bộ
trại giam giành cho bà trong những ngày trước khi bà ra trại. Điều này
làm cho một tinh thần thép như bà cũng phải hoang mang:
Đầu óc tôi căng lên như dây đàn. Họ quay 180 độ với tôi để đối xử thật tốt với tôi. Lúc ấy mình sợ miếng mồi trước mắt là hiểm hoạ sau lưng rồi.
- Bà Bùi Hằng
“Đầu óc tôi căng lên như dây đàn. Họ quay 180 độ với tôi để đối xử
thật tốt với tôi. Lúc ấy mình sợ miếng mồi trước mắt là hiểm hoạ sau
lưng rồi. Ra khỏi cổng xong, nhìn thấy người nhà đón, đi được về rồi,
lúc đó tôi mới tin là điều mình làm là trót lọt”.
Điều trót lọt bà Bùi Hằng nhắc đến cũng chính là điều mà bà gọi là “chưa từng có tiền lệ”.
“Tôi mang về toàn bộ đơn từ tố cáo hoặc nhật ký trong vòng 3 năm của
tôi. Đấy là điều đầu tiên, tôi là người đầu tiên trong giới đấu tranh
làm được chuyện đó.”
Kể về ngày ra trại, bà nhắc đến người chỉ huy ở đấy. Mặc dù trước đây đã
thi hành rất nhiều biện pháp hà khắc với bà, nhưng khi bà hỏi “Có cần
photocopy lại những giấy tờ của tôi không?” thì họ nói không cần. Hơn
nữa là một chi tiết khá thú vị về người giám thị ở trại giam, bà nhắc
lại.
“Từ những bài thơ lúc đầu họ định lập biên bản, thì sau này họ trả
cho tôi hết. Và ông nói một câu là ‘tôi muốn chị tặng lại tôi để sau này
tôi treo lên chứ tôi không muốn thu giữ của chị. Nếu thu giữ thì tôi
không treo lên được.”
Bà nghĩ rằng, bên cạnh sự khác nhau trong cách hành xử của trại giam hai
miền (Nam, Bắc) thì đó còn là một trong những thông điệp đã được “lệnh
xuống” bởi Bộ chính trị và Bộ Công an.
“Nó cũng tuỳ thuộc mỗi nơi mỗi khác nhưng đối với chúng tôi thì đều
có chỉ đạo chung của Bộ chính trị, từ chỗ ăn như thế nào, ở như thế nào,
dùng những thủ đoạn gì…tôi cho rằng đều được chỉ đạo từ Bộ Công an.
Nhưng cái cách hành xử tại mỗi nơi thì mình có quyền tin vào cái điều mà
mình thuyết phục. Cái đó gọi là tự diễn biến đó, tự chuyển hoá.”
Vài ngày sau đó là sự trở về của tù nhân lương tâm Đoàn Huy Chương. Thế
nhưng, những bạn bè, người thân đi đón ông Chương đã không có được buổi
gặp “tay bắt mặt mừng” với ông ở trại tù K2 Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
Truyền thông nước ngoài và cả các trang mạng xã hội theo dõi sự việc
ngày hôm ấy đều đặt câu hỏi về sự mất tích? Vài ngày sau, chính Đoàn Huy
Chương trả lời phỏng vấn báo chí hải ngoại nói rằng chính quyền đã can
thiệp vào ngày ra trại của anh.
Tuy nhiên, vợ của Đoàn Huy Chương, chị Chiêm Thị Tường Mạnh cho biết
trước đó, bên phía nhà cầm quyền không gây khó dễ gì cho chị và gia
đình.
“Trước khi ra tù, ngày 29 Tết, em đi thăm anh Chương, công an trại
giam trên đó rất vui vẻ, bảo em chiều thứ Bảy em lên ngủ ở đây, mấy ảnh
sắp xếp chỗ ngủ để sáng đón chồng ra sớm. Nhưng bữa đó em không đi ở
được qua đêm nên đi chung với gia đình (sáng hôm đi đón)”.
Sự việc tiếp theo sau đó đã được truyền thông loan tải. Vợ của Đoàn Huy
Chương và những người thân đều không thể đón được anh trước cổng trại
giam. Chị Mạnh cho biết lý do là phía công an đã trực tiếp đưa Đoàn Huy
Chương về nhà ở Trà Vinh.
“2 giờ, 3 giờ thì gia đình điện thoại nói là Bộ công an đã đưa anh
Chương về thẳng về quê rồi. Em mới yên tâm. Có 3 người đưa anh Chương về
đến quê ở Cầu Kè luôn”.
Và cho đến hôm nay, theo lời chị Mạnh, gia đình ở quê vẫn không gặp bất
kỳ khó khăn nào từ chính quyền địa phương. Tuy nhiên, với cá nhân Đoàn
Huy Chương thì cô không biết có bị gây khó dễ gì không vì cô chỉ gặp
được chồng mình một buổi tối ngày anh trở về nhà
“Anh về một bữa, ngủ ở nhà một đêm rồi đi đến hôm nay luôn. Sáng hôm
đó, mấy đứa con khóc kêu ảnh đừng đi nhưng ảnh không chịu. ảnh nói ảnh
đi có việc.”
Đối đầu?
Nhà báo, blogger Trương Duy Nhất rời trại giam số 6 của Bộ công an Thanh Chương, Nghệ An ngày 26 tháng 5 năm 2015. File photo |
Tất cả những diễn biến xảy ra trong ngày “tốt nghiệp hạng ưu” như lời
của bà Bùi Hằng trong ngày ra trại, đối lập hoàn toàn với ngày trở về
của cựu tù nhân, nhà báo tự do Trương Duy Nhất hai năm trước.
Ngày 26 tháng 5 năm 2015, nhà báo, blogger Trương Duy Nhất rời trại giam
số 6 của Bộ công an Thanh Chương, Nghệ An sau khi mãn án 2 năm tù giam
vì điều 258 Bộ Luật hình sự Việt Nam. Khi bước ra khỏi “nhà tù nhỏ” với
cái quần còn dòng chữ “phạm nhân” , chưa kịp cất lên tiếng gọi vợ con
sau hai năm xa cách thì ông bị những người áp tải khoá chặt tay và ghì
xuống. theo lời kể của nhà báo Huy Đức, người đi đón ông hôm ấy kể lại,
ông Trương Duy Nhất bị ném ra lề đường Hồ Chí Minh, cách trại 4 km.
Nhớ lại những gì xảy ra với mình cách đây 2 năm, ông nói:
“Có thể các trại phía Nam họ ứng xử có văn hoá hơn các trại phía bắc.
Trường hợp anh Lê Quốc Quân, khi gia đình chuẩn bị đi đón đã ghé nhà
tôi và tôi đã dặn phòng các trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Nhưng rất
ngạc nhiên khi trả tự do cho anh Quân, trại An Điềm, Quảng Nam đã ứng
xử khá văn hoá, không xảy ra gì quá tệ hại như chúng tôi tiên đoán.”
Kể lại về những gì đã đem ra được khỏi trại giam, ông cho biết:
“Do tiên liệu trước, tôi đã viết những gì mình cho là quan trọng nhất
vào một cuốn vở riêng, viết ngoáy, kiểu chỉ mình mình đọc được thôi,
không ai có thể đọc ra. Vậy nhưng khi làm thủ tục trả tự do, ngoài 4
cuốn nhật ký, một số tập tài liệu khác, và cả cuốn vở ghi ngoáy kiểu đó
đều bị thu. Tôi ôm giữ trước ngực thì họ cho lính xông vào cướp.”
Với trường hợp của luật sư, cựu tù nhân lương tâm Lê Quốc Quân cũng
không dễ dàng. Một số nhật ký, tài liệu đem lọt ra được là do ông Quân
đã bí mật cất dấu kỹ, thậm chí có tài liệu khâu dấu trong ruột chăn
bông. Hoặc như bức thư bút tích của ông Hải Điếu Cày đem được sang Mỹ,
do ông Hải bí mật khâu cuộn trong gấu áo lót nhà báo Trương Duy Nhất kể:
“Lời chia buồn của anh và Hải Điếu Cày gửi Bộ ngoại giao Mỹ để chia
buồn về vụ hai nhà báo Mỹ bị IS sát hại, anh Hải đem lọt sang tới Mỹ
cũng do nhờ bí mật khâu giấu vào mặt trong cái... quần lót…”
Tất cả những diễn biến trên khác biệt theo sự việc và thời gian. Bà Bùi
Hằng nhận định sự khác biệt ấy bằng suy luận: “Họ biết rằng buộc phải
thay đổi. Họ đang lo lắng cái gọi là “tự chuyển biến” nên họ bối rối.”
Sự việc khác
Vài sự việc khác diễn ra trong cùng khoảng thời gian này làm cho người
quan sát nhận thấy có sự chuyển biến ở nhiều góc cạnh và mang nhiều màu
sắc khác nhau.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng theo dõi phản ứng của truyền thông lề Đảng
và đặt ra vấn đề về sự hoà giải với những người bất đồng chính kiến.
Trong bài viết trên trang Việt Nam thời báo, ông ghi nhận về buổi ra mắt
sách Đường thi Quốc âm cổ bản của đồng soạn giả Nguyễn Xuân Diện – Trần
Ngọc Đông gần đây:
Đơn vị thuộc khối tuyên giáo đảng này còn có một cử chỉ chưa từng có: liên lạc và gửi thư mời cho một ít người bất đồng chính kiến.
- Nhà báo Phạm Chí Dũng
“Nhưng đặc biệt nhất có lẽ là sự tham dự của… Thông tấn xã Việt Nam -
một kênh báo đảng mà hơn ai hết luôn cẩn trọng với những sự kiện “nhạy
cảm chính trị”.
Không những thế, hiệu ứng truyền thông còn được phát huy. Sau buổi giới
thiệu sách này, báo Tuổi Trẻ đăng một bản tin khá dài, tất nhiên chỉ về
học thuật mà không đá động gì đến khía cạnh chính trị hay dân chủ - nhân
quyền của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện. Đài Truyền hình TP HCM và báo Thể
thao và Văn hóa cũng phát tin gần tương tự.
Buổi giới thiệu sách còn mang một dấu ấn chưa từng có tiền lệ vì được
đồng tổ chức bởi Nhà xuất bản Tổng hợp TP HCM. Đơn vị thuộc khối tuyên
giáo đảng này còn có một cử chỉ chưa từng có: liên lạc và gửi thư mời
cho một ít người bất đồng chính kiến.”
Qua những dấu hiệu hiếm hoi như vừa nói người ta có thể suy đoán mỗi
người một cách về điều mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gọi là “tự chuyển
biến”.
Nhưng nếu có thật thì có phải đây là hình thức tự chuyển biến đáng mừng?
Cát Linh
(RFA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Dấu hiệu của sự xoa dịu? ( Mềm nắn, rắn buông mà thôi )
Hai tù nhân lương tâm là bà Bùi Thị Minh Hằng và Đoàn Huy Chương vừa kết thúc thời gian chịu án theo điều 245 (bà Bùi Hằng) và điều 89 (ông Đoàn Huy Chương) Bộ luật hình sự Việt Nam. Những người thân đến đón bà Bùi Hằng và ông Đoàn Huy Chương
Ba tù nhân lương tâm, từ trái, Ðoàn Huy Chương, Bùi Thị Minh Hằng, và Ðỗ Thị Minh Hạnh. |
Hai tù nhân lương tâm là bà Bùi Thị Minh Hằng và Đoàn Huy Chương vừa kết
thúc thời gian chịu án theo điều 245 (bà Bùi Hằng) và điều 89 (ông Đoàn
Huy Chương) Bộ luật hình sự Việt Nam. Những người thân đến đón bà Bùi
Hằng và ông Đoàn Huy Chương không gặp trở ngại từ phía chính quyền như
những tù nhân lương tâm trước đây.
Đối thoại?
Những hình ảnh và video được truyền nhau trên mạng xã hội Facebook ngày
11 tháng 2 vừa qua cho thấy rất nhiều nhà hoạt động xã hội, nhân quyền
từ khắp nơi cùng đến trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai, để đón nhà hoạt
động Bùi Thị Minh Hằng sau khi mãn án tù 3 năm vì tội “gây rối trật tự
công cộng” theo điều 245 Bộ luật hình sự.
Tất cả những người có mặt tại nơi đón bà Bùi Hằng đều có chung một ghi
nhận, đó là không hề có sự ngăn cản hay khó khăn nào xảy ra trên suốt
đoạn đường đi, cũng như vào thời điểm bà Hằng ra trại.
Một thành viên của Con đường Việt Nam, có mặt trong buổi sáng đi đón bà
Bùi Hằng ghi nhận trên trang Facebook của anh rằng: “Cảm ơn Cảnh sát
giao thông tỉnh Gia Lai đã nhiệt tình hỗ trợ bảo vệ đoàn người đưa bà
Bùi Hằng rời khỏi địa phương.”
Và chính bà Bùi Hằng cũng nhận thấy rõ sự tử tế bất thường của cán bộ
trại giam giành cho bà trong những ngày trước khi bà ra trại. Điều này
làm cho một tinh thần thép như bà cũng phải hoang mang:
Đầu óc tôi căng lên như dây đàn. Họ quay 180 độ với tôi để đối xử thật tốt với tôi. Lúc ấy mình sợ miếng mồi trước mắt là hiểm hoạ sau lưng rồi.
- Bà Bùi Hằng
“Đầu óc tôi căng lên như dây đàn. Họ quay 180 độ với tôi để đối xử
thật tốt với tôi. Lúc ấy mình sợ miếng mồi trước mắt là hiểm hoạ sau
lưng rồi. Ra khỏi cổng xong, nhìn thấy người nhà đón, đi được về rồi,
lúc đó tôi mới tin là điều mình làm là trót lọt”.
Điều trót lọt bà Bùi Hằng nhắc đến cũng chính là điều mà bà gọi là “chưa từng có tiền lệ”.
“Tôi mang về toàn bộ đơn từ tố cáo hoặc nhật ký trong vòng 3 năm của
tôi. Đấy là điều đầu tiên, tôi là người đầu tiên trong giới đấu tranh
làm được chuyện đó.”
Kể về ngày ra trại, bà nhắc đến người chỉ huy ở đấy. Mặc dù trước đây đã
thi hành rất nhiều biện pháp hà khắc với bà, nhưng khi bà hỏi “Có cần
photocopy lại những giấy tờ của tôi không?” thì họ nói không cần. Hơn
nữa là một chi tiết khá thú vị về người giám thị ở trại giam, bà nhắc
lại.
“Từ những bài thơ lúc đầu họ định lập biên bản, thì sau này họ trả
cho tôi hết. Và ông nói một câu là ‘tôi muốn chị tặng lại tôi để sau này
tôi treo lên chứ tôi không muốn thu giữ của chị. Nếu thu giữ thì tôi
không treo lên được.”
Bà nghĩ rằng, bên cạnh sự khác nhau trong cách hành xử của trại giam hai
miền (Nam, Bắc) thì đó còn là một trong những thông điệp đã được “lệnh
xuống” bởi Bộ chính trị và Bộ Công an.
“Nó cũng tuỳ thuộc mỗi nơi mỗi khác nhưng đối với chúng tôi thì đều
có chỉ đạo chung của Bộ chính trị, từ chỗ ăn như thế nào, ở như thế nào,
dùng những thủ đoạn gì…tôi cho rằng đều được chỉ đạo từ Bộ Công an.
Nhưng cái cách hành xử tại mỗi nơi thì mình có quyền tin vào cái điều mà
mình thuyết phục. Cái đó gọi là tự diễn biến đó, tự chuyển hoá.”
Vài ngày sau đó là sự trở về của tù nhân lương tâm Đoàn Huy Chương. Thế
nhưng, những bạn bè, người thân đi đón ông Chương đã không có được buổi
gặp “tay bắt mặt mừng” với ông ở trại tù K2 Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
Truyền thông nước ngoài và cả các trang mạng xã hội theo dõi sự việc
ngày hôm ấy đều đặt câu hỏi về sự mất tích? Vài ngày sau, chính Đoàn Huy
Chương trả lời phỏng vấn báo chí hải ngoại nói rằng chính quyền đã can
thiệp vào ngày ra trại của anh.
Tuy nhiên, vợ của Đoàn Huy Chương, chị Chiêm Thị Tường Mạnh cho biết
trước đó, bên phía nhà cầm quyền không gây khó dễ gì cho chị và gia
đình.
“Trước khi ra tù, ngày 29 Tết, em đi thăm anh Chương, công an trại
giam trên đó rất vui vẻ, bảo em chiều thứ Bảy em lên ngủ ở đây, mấy ảnh
sắp xếp chỗ ngủ để sáng đón chồng ra sớm. Nhưng bữa đó em không đi ở
được qua đêm nên đi chung với gia đình (sáng hôm đi đón)”.
Sự việc tiếp theo sau đó đã được truyền thông loan tải. Vợ của Đoàn Huy
Chương và những người thân đều không thể đón được anh trước cổng trại
giam. Chị Mạnh cho biết lý do là phía công an đã trực tiếp đưa Đoàn Huy
Chương về nhà ở Trà Vinh.
“2 giờ, 3 giờ thì gia đình điện thoại nói là Bộ công an đã đưa anh
Chương về thẳng về quê rồi. Em mới yên tâm. Có 3 người đưa anh Chương về
đến quê ở Cầu Kè luôn”.
Và cho đến hôm nay, theo lời chị Mạnh, gia đình ở quê vẫn không gặp bất
kỳ khó khăn nào từ chính quyền địa phương. Tuy nhiên, với cá nhân Đoàn
Huy Chương thì cô không biết có bị gây khó dễ gì không vì cô chỉ gặp
được chồng mình một buổi tối ngày anh trở về nhà
“Anh về một bữa, ngủ ở nhà một đêm rồi đi đến hôm nay luôn. Sáng hôm
đó, mấy đứa con khóc kêu ảnh đừng đi nhưng ảnh không chịu. ảnh nói ảnh
đi có việc.”
Đối đầu?
Nhà báo, blogger Trương Duy Nhất rời trại giam số 6 của Bộ công an Thanh Chương, Nghệ An ngày 26 tháng 5 năm 2015. File photo |
Tất cả những diễn biến xảy ra trong ngày “tốt nghiệp hạng ưu” như lời
của bà Bùi Hằng trong ngày ra trại, đối lập hoàn toàn với ngày trở về
của cựu tù nhân, nhà báo tự do Trương Duy Nhất hai năm trước.
Ngày 26 tháng 5 năm 2015, nhà báo, blogger Trương Duy Nhất rời trại giam
số 6 của Bộ công an Thanh Chương, Nghệ An sau khi mãn án 2 năm tù giam
vì điều 258 Bộ Luật hình sự Việt Nam. Khi bước ra khỏi “nhà tù nhỏ” với
cái quần còn dòng chữ “phạm nhân” , chưa kịp cất lên tiếng gọi vợ con
sau hai năm xa cách thì ông bị những người áp tải khoá chặt tay và ghì
xuống. theo lời kể của nhà báo Huy Đức, người đi đón ông hôm ấy kể lại,
ông Trương Duy Nhất bị ném ra lề đường Hồ Chí Minh, cách trại 4 km.
Nhớ lại những gì xảy ra với mình cách đây 2 năm, ông nói:
“Có thể các trại phía Nam họ ứng xử có văn hoá hơn các trại phía bắc.
Trường hợp anh Lê Quốc Quân, khi gia đình chuẩn bị đi đón đã ghé nhà
tôi và tôi đã dặn phòng các trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Nhưng rất
ngạc nhiên khi trả tự do cho anh Quân, trại An Điềm, Quảng Nam đã ứng
xử khá văn hoá, không xảy ra gì quá tệ hại như chúng tôi tiên đoán.”
Kể lại về những gì đã đem ra được khỏi trại giam, ông cho biết:
“Do tiên liệu trước, tôi đã viết những gì mình cho là quan trọng nhất
vào một cuốn vở riêng, viết ngoáy, kiểu chỉ mình mình đọc được thôi,
không ai có thể đọc ra. Vậy nhưng khi làm thủ tục trả tự do, ngoài 4
cuốn nhật ký, một số tập tài liệu khác, và cả cuốn vở ghi ngoáy kiểu đó
đều bị thu. Tôi ôm giữ trước ngực thì họ cho lính xông vào cướp.”
Với trường hợp của luật sư, cựu tù nhân lương tâm Lê Quốc Quân cũng
không dễ dàng. Một số nhật ký, tài liệu đem lọt ra được là do ông Quân
đã bí mật cất dấu kỹ, thậm chí có tài liệu khâu dấu trong ruột chăn
bông. Hoặc như bức thư bút tích của ông Hải Điếu Cày đem được sang Mỹ,
do ông Hải bí mật khâu cuộn trong gấu áo lót nhà báo Trương Duy Nhất kể:
“Lời chia buồn của anh và Hải Điếu Cày gửi Bộ ngoại giao Mỹ để chia
buồn về vụ hai nhà báo Mỹ bị IS sát hại, anh Hải đem lọt sang tới Mỹ
cũng do nhờ bí mật khâu giấu vào mặt trong cái... quần lót…”
Tất cả những diễn biến trên khác biệt theo sự việc và thời gian. Bà Bùi
Hằng nhận định sự khác biệt ấy bằng suy luận: “Họ biết rằng buộc phải
thay đổi. Họ đang lo lắng cái gọi là “tự chuyển biến” nên họ bối rối.”
Sự việc khác
Vài sự việc khác diễn ra trong cùng khoảng thời gian này làm cho người
quan sát nhận thấy có sự chuyển biến ở nhiều góc cạnh và mang nhiều màu
sắc khác nhau.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng theo dõi phản ứng của truyền thông lề Đảng
và đặt ra vấn đề về sự hoà giải với những người bất đồng chính kiến.
Trong bài viết trên trang Việt Nam thời báo, ông ghi nhận về buổi ra mắt
sách Đường thi Quốc âm cổ bản của đồng soạn giả Nguyễn Xuân Diện – Trần
Ngọc Đông gần đây:
Đơn vị thuộc khối tuyên giáo đảng này còn có một cử chỉ chưa từng có: liên lạc và gửi thư mời cho một ít người bất đồng chính kiến.
- Nhà báo Phạm Chí Dũng
“Nhưng đặc biệt nhất có lẽ là sự tham dự của… Thông tấn xã Việt Nam -
một kênh báo đảng mà hơn ai hết luôn cẩn trọng với những sự kiện “nhạy
cảm chính trị”.
Không những thế, hiệu ứng truyền thông còn được phát huy. Sau buổi giới
thiệu sách này, báo Tuổi Trẻ đăng một bản tin khá dài, tất nhiên chỉ về
học thuật mà không đá động gì đến khía cạnh chính trị hay dân chủ - nhân
quyền của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện. Đài Truyền hình TP HCM và báo Thể
thao và Văn hóa cũng phát tin gần tương tự.
Buổi giới thiệu sách còn mang một dấu ấn chưa từng có tiền lệ vì được
đồng tổ chức bởi Nhà xuất bản Tổng hợp TP HCM. Đơn vị thuộc khối tuyên
giáo đảng này còn có một cử chỉ chưa từng có: liên lạc và gửi thư mời
cho một ít người bất đồng chính kiến.”
Qua những dấu hiệu hiếm hoi như vừa nói người ta có thể suy đoán mỗi
người một cách về điều mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gọi là “tự chuyển
biến”.
Nhưng nếu có thật thì có phải đây là hình thức tự chuyển biến đáng mừng?
Cát Linh
(RFA)