Kinh Đời
Đầu năm khai bút cũ - Nguyễn Nhơn
CON NGƯỜI TỪ ĐÂU TỚI?
Trích: “ Triết học Hi Lạp từ tiền Socrate đến Karl Marx đều tuân theo tiên đề chủ quan này của Protagoras, áp đặt quan niệm của con người lên vạn vật, lên kẻ khác: “con người là thước đo vạn vật”...
Chao ôi, con người thì giới hạn, còn vũ trụ, vạn vật thì vô hạn, sao lại lấy cái thước giới hạn đo cái vô hạn hở thiên tài Protagoras? Vả, con người được tự nhiên (vũ trụ) sinh ra, cái thước con người bé tí sao có thể đo được vũ trụ vô cùng vô tận? ( Trần Mạnh Hão: Bà Ngoại tôi hình như thông tuệ hơn triết gia Karl Marx? )
Một bạn đọc Danlambao hỏi:
“ Bác Hảo ơi, làm ơn giải thích dùm vụ này. Nếu bác từng học thần học và triết học trong nhà thờ thì làm sao bác lại cho rằng "con người được tự nhiên (vũ trụ) sinh ra" hở bác. “
Trong khi chờ đợi tác giả trả lời, gã nhà quê làng Bưng Cầu, xứ Thủ đọc thấy xôm dzô:
Tui mần tài khôn đọc mấy câu " vịnh tam tài " của Trần Cao Vân góp ý:
" Khi chưa sinh Trời
Đất có TA trong
Đất nứt Ta ra Trời chuyển động
Ta thay Trời vở Đất rông mênh mong
Ta cùng Trời Đất ba ngôi sánh
Trời - Đất - in Ta chữ dữ đồng
( Nhớ đâu gõ đó hổng chắc y nguyên bản )
Như dzậy thì Trời Đất Con Người viết hoa cùng sanh ra với Trời Đất mà không ai biết từ đâu?!
Duy tâm thì nói là từ Thượng
Đế
Duy vật các mác thi nói thủy tổ loài người từ loài vượn cổ. Trước đó nữa thì xừ
rậm râu người Đức cũng hổng rành!
Phật giáo thì nói; Không phải từ vật chất cũng hổng phải tự hư vô, nó vô thủy
vô chung.
Phật lý luận: Nếu ngươi đem vật chất chẻ nhỏ để tìm căn cội, ngươi chẻ mãi vật
thể tới mức " lân hư trần ". nghĩa là gần như hư không là hết. Nếu
ngươi tiếp tục chẻ nữa thì lân hư trần biến thành hư vô. Ngươi mừng rở kết luận:
Nguồn gốc vật thể là từ: Hư Vô.
Trật! Bởi vì hởi ơi! Ngươi không biết đem bao nhiêu hư vô thì ráp lại thành một
lân hư trần.
Cũng giống như khoa học vật lý ngày nay: Mấy chục năm về trước người ta vẫn tưởng
hạt quark là vật thể nhỏ nhất của vật chất. Bây giờ người ta lại phát hiện: Dưới
hạt quark còn loại hạt nhỏ hơn nữa!
Cho nên mà cho nên, khoa học gia Einstein vào lúc cuối đời nói: Khi người ta đi đến hết con đường vật lý, người ta sẽ trở nên con người có tín ngưởng sâu sắc!
Nghĩ ra nhà Phật biết lẽ ấy đã từ xa xưa như kể trên cho nên Trung Quán Luận nói về " Tính Không " mới viết:
" Không sanh cũng
không diệt
Không thị cũng không phi
Không thường cũng không đoạn
Không đến cũng không đi
Con cúi đầu đãnh lễ
Như Lai tối tôn thắng "
Đời sống, vũ trụ, nhân sinh là như thế không thể phân tích chia chẻ luận bàn suông. Cứ như thế mà quán: HUỀ!
Nguyễn Nhơn
ĐÔI DÒNG VỀ TƯ HỮU
Nhân sĩ, trí thức Miền Nam VNCH chỉ ra nhiều điểm sai lầm của mác xít đã từ lâu. Năm tôi học lớp Đệ nhất trung học, trong giờ học triết, Thầy dạy là Cha Chánh xứ, xứ đạo Củ Chi, dạy rằng: Chủ trương xóa bỏ quyền tư hữu là sai trật, bởi vì ý thức tư hữu là bẩm sinh, nghĩa là khi sanh ra thì nó đã có rồi. Thầy đưa ví dụ chứng minh: Trẻ thơ vừa biết bú vú mẹ. Miệng bú một vú, tay chực hờ vú bên kia. Thấy đứa nào xấu miệng xôm dzô bú ké là xô ra. Ý bảo là vú của mẹ tao " là của tao ", mầy không xôm vô đặng.
Vì ý thức tư hữu là bẩm sinh nên không ai hoặc trời đất thánh thần nào xóa bỏ được.
Ngày đi tù cải tạo khổ sai trên Hoàng Liên Sơn. Cai tù phát cho mỗi tù nhân một lưởi cuốc, và môt bó tre gổ làm cán. Anh tù nào cũng lẹ tay chọn một cái cán cho ngon, tra dzô rồi o bế cho thiệt vừa tay.
Một bửa tui mắt nhắm mắt mở, dzô kho chớp một cái cuốc đi cuốc. Chập sau thấy anh bạn tù hớt ha hớt hải chạy khắp cánh đồng tìm cây cuốc "của anh".
Nhìn thấy tôi cầm cây cuốc của anh, anh sừng sộ bảo: Sao lại lấy cây cuốc "của anh"?
Tôi vừa thương vừa bực, tay đưa trả cây cuốc miệng biểu: Cuốc là cuốc của trại "cải tạo" chớ nào phải "của anh".
Xem chừng anh nghe ra nên ra chiều bẽn lẽn!
Nguyễn Nhơn
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Đầu năm khai bút cũ - Nguyễn Nhơn
CON NGƯỜI TỪ ĐÂU TỚI?
Trích: “ Triết học Hi Lạp từ tiền Socrate đến Karl Marx đều tuân theo tiên đề chủ quan này của Protagoras, áp đặt quan niệm của con người lên vạn vật, lên kẻ khác: “con người là thước đo vạn vật”...
Chao ôi, con người thì giới hạn, còn vũ trụ, vạn vật thì vô hạn, sao lại lấy cái thước giới hạn đo cái vô hạn hở thiên tài Protagoras? Vả, con người được tự nhiên (vũ trụ) sinh ra, cái thước con người bé tí sao có thể đo được vũ trụ vô cùng vô tận? ( Trần Mạnh Hão: Bà Ngoại tôi hình như thông tuệ hơn triết gia Karl Marx? )
Một bạn đọc Danlambao hỏi:
“ Bác Hảo ơi, làm ơn giải thích dùm vụ này. Nếu bác từng học thần học và triết học trong nhà thờ thì làm sao bác lại cho rằng "con người được tự nhiên (vũ trụ) sinh ra" hở bác. “
Trong khi chờ đợi tác giả trả lời, gã nhà quê làng Bưng Cầu, xứ Thủ đọc thấy xôm dzô:
Tui mần tài khôn đọc mấy câu " vịnh tam tài " của Trần Cao Vân góp ý:
" Khi chưa sinh Trời
Đất có TA trong
Đất nứt Ta ra Trời chuyển động
Ta thay Trời vở Đất rông mênh mong
Ta cùng Trời Đất ba ngôi sánh
Trời - Đất - in Ta chữ dữ đồng
( Nhớ đâu gõ đó hổng chắc y nguyên bản )
Như dzậy thì Trời Đất Con Người viết hoa cùng sanh ra với Trời Đất mà không ai biết từ đâu?!
Duy tâm thì nói là từ Thượng
Đế
Duy vật các mác thi nói thủy tổ loài người từ loài vượn cổ. Trước đó nữa thì xừ
rậm râu người Đức cũng hổng rành!
Phật giáo thì nói; Không phải từ vật chất cũng hổng phải tự hư vô, nó vô thủy
vô chung.
Phật lý luận: Nếu ngươi đem vật chất chẻ nhỏ để tìm căn cội, ngươi chẻ mãi vật
thể tới mức " lân hư trần ". nghĩa là gần như hư không là hết. Nếu
ngươi tiếp tục chẻ nữa thì lân hư trần biến thành hư vô. Ngươi mừng rở kết luận:
Nguồn gốc vật thể là từ: Hư Vô.
Trật! Bởi vì hởi ơi! Ngươi không biết đem bao nhiêu hư vô thì ráp lại thành một
lân hư trần.
Cũng giống như khoa học vật lý ngày nay: Mấy chục năm về trước người ta vẫn tưởng
hạt quark là vật thể nhỏ nhất của vật chất. Bây giờ người ta lại phát hiện: Dưới
hạt quark còn loại hạt nhỏ hơn nữa!
Cho nên mà cho nên, khoa học gia Einstein vào lúc cuối đời nói: Khi người ta đi đến hết con đường vật lý, người ta sẽ trở nên con người có tín ngưởng sâu sắc!
Nghĩ ra nhà Phật biết lẽ ấy đã từ xa xưa như kể trên cho nên Trung Quán Luận nói về " Tính Không " mới viết:
" Không sanh cũng
không diệt
Không thị cũng không phi
Không thường cũng không đoạn
Không đến cũng không đi
Con cúi đầu đãnh lễ
Như Lai tối tôn thắng "
Đời sống, vũ trụ, nhân sinh là như thế không thể phân tích chia chẻ luận bàn suông. Cứ như thế mà quán: HUỀ!
Nguyễn Nhơn
ĐÔI DÒNG VỀ TƯ HỮU
Nhân sĩ, trí thức Miền Nam VNCH chỉ ra nhiều điểm sai lầm của mác xít đã từ lâu. Năm tôi học lớp Đệ nhất trung học, trong giờ học triết, Thầy dạy là Cha Chánh xứ, xứ đạo Củ Chi, dạy rằng: Chủ trương xóa bỏ quyền tư hữu là sai trật, bởi vì ý thức tư hữu là bẩm sinh, nghĩa là khi sanh ra thì nó đã có rồi. Thầy đưa ví dụ chứng minh: Trẻ thơ vừa biết bú vú mẹ. Miệng bú một vú, tay chực hờ vú bên kia. Thấy đứa nào xấu miệng xôm dzô bú ké là xô ra. Ý bảo là vú của mẹ tao " là của tao ", mầy không xôm vô đặng.
Vì ý thức tư hữu là bẩm sinh nên không ai hoặc trời đất thánh thần nào xóa bỏ được.
Ngày đi tù cải tạo khổ sai trên Hoàng Liên Sơn. Cai tù phát cho mỗi tù nhân một lưởi cuốc, và môt bó tre gổ làm cán. Anh tù nào cũng lẹ tay chọn một cái cán cho ngon, tra dzô rồi o bế cho thiệt vừa tay.
Một bửa tui mắt nhắm mắt mở, dzô kho chớp một cái cuốc đi cuốc. Chập sau thấy anh bạn tù hớt ha hớt hải chạy khắp cánh đồng tìm cây cuốc "của anh".
Nhìn thấy tôi cầm cây cuốc của anh, anh sừng sộ bảo: Sao lại lấy cây cuốc "của anh"?
Tôi vừa thương vừa bực, tay đưa trả cây cuốc miệng biểu: Cuốc là cuốc của trại "cải tạo" chớ nào phải "của anh".
Xem chừng anh nghe ra nên ra chiều bẽn lẽn!
Nguyễn Nhơn