Tham Khảo
Để canh tân đất nước, chỉ còn con đường khai dân trí ôn hòa của cụ Phan Chu Trinh
02-09-2014
Lúc sinh thời, vào những ngày cuối tháng 8 và đầu tháng 9, ba tôi thường kể về các cụ Phạm Quỳnh, Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu và những chí sĩ yêu nước khác cho anh em chúng tôi nghe. Ông nhận định rằng tiền đồ dân tộc Việt Nam lẽ ra tươi sáng hơn nếu các bậc trí thức ấy lèo lái con thuyền quốc gia. Biết tôi có thiên hướng chính trị hơn cả trong các con, ba thường dặn dò tôi tìm hiểu con đường canh tân đất nước bằng sách lược khai dân trí ôn hòa của cụ Phan Chu Trinh. Từ thiếu thời tôi đã mang hoài bão cải cách xã hội ôn hòa như vậy.
Cụ Phan Chu Trinh từng có công lao dẫn
dắt ông Hồ Chí Minh trên bước đường hoạt động chính trị ban đầu khi các
ông cùng ở Pháp, nhưng về sau các vị chủ trương đường lối tranh đấu
giành độc lập cho đất nước hoàn toàn khác nhau. Cụ Hồ đã thành công hơn
cụ Phan, tạo ảnh hưởng lớn, song cũng gây nhiều sóng gió cho vận mệnh
dân tộc từ năm 1945 đến nay. Môn sử được giảng dạy tại các trường trung
học và đại học ở Việt Nam bấy lâu tuy vẫn chê trách cụ Phan Chu Trinh,
nhưng kể ra đã khá nhẹ lời hơn nếu so với thái độ luôn hằn học dành cho
các nhà yêu nước phi cộng sản khác đương thời. Đường lối của cụ Phan bị
phê phán là “cải lương” trong định đề tưởng tượng về “chủ nghĩa yêu nước
cải lương đầu thế kỷ 20”.
Nhớ có lần sau giờ học sử năm lớp 12, nghe thầy giáo không tiếc lời chỉ trích hai cụ Phan và các chí sĩ yêu nước khác, tôi gặp thầy ở cửa lớp và hỏi rằng: “Có thật là thầy hiểu rõ thế nào là “cải lương” và sách lược khai dân trí ôn hòa của cụ Phan Chu Trinh không, bởi vì những gì thầy giảng hoàn toàn khác xa lời ba em nói về cụ Phan?” Thầy tôi tỏ vẻ kinh ngạc, lắc đầu rồi trả lời nhỏ rằng: “Ở trên lớp các em phải học như thế và thầy cũng phải giảng như vậy!” Tôi hiểu thầy mình, bởi ông từng tốt nghiệp khoa sử địa ở Đại học Sư phạm Sài Gòn và từng đi dạy trung học trước năm 1975.
Để canh tân đất nước trong tương lai, ngẫm thấy chỉ còn con đường khai dân trí ôn hòa của cụ Phan Chu Trinh mà thôi, nhưng phải làm ngay từ bây giờ. Tiếc rằng chúng ta đã mất non 100 năm để bắt đầu lại điều cụ đã chủ trương từ lâu! Nhớ cụ Phan, tôi có làm bài thơ về cụ sau đây:
Lẫm liệt Côn Lôn trút tự tình,
Làm trai sống biết thẹn hư vinh.
Ôn hòa khai trí nuôi dân khí,
Bạo lực cướp quyền hại chúng sinh.
Cứu quốc nhiều phương đều đại nghĩa,
Lạc loài độc đảng chỉ âm binh.
Nghèo ham nội chiến lân bang vượt,
Tiếc cụ anh minh cám cảnh bình!
(Làm tại Chí Hòa)
——-
Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh
25-05-2012
Nhân dịp đọc bài – Đau lòng với “Vietnamese style” – trên báo Dân Trí, trong tôi lại dậy lên một nỗi buồn man mác, viết lại đôi dòng giải bày tâm sự.
Vietnamese style là một thuật ngữ hết sức bình thường như người Việt vẫn thường nói. Ví dụ như anh ấy lịch sự theo phong cách Hà Nội, cô ta ngọt ngào kiểu Sài Gòn, ông ta ngây thơ kiểu nhà quê…
Nhưng khi làm việc với nhiều người nước ngoài bạn sẽ thấy họ dùng thuật ngữ Vietnamese style hoàn toàn khác. Nghĩa của nó mang tính miệt thị và khó chịu.
Chẳng hạn khi công việc bê trễ họ nói Vietnamese style! Tắc đường Vietnamese style! Quan chức nhũng nhiễu Vietnamese style! Trễ giờ Vietnamese style! Bất đồng quan điểm Vietnamese style!…
Đọc xong bài này tôi lại nhớ ngay đến cụ Phan Chu Trinh với câu khẩu hiệu của phong trào Duy Tân “Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh”, từ 100 năm trước cụ đã chỉ ra những cái đúng hiệu Vietnamese style trong bài tỉnh quốc hồn ca, ngẫm lại nào có chi sai:
1. Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày.
2. Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.
3. Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.
4. Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.
5. Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.
6. Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết; thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng hết trâu.
7. Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo; thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.
8. Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc.
9. Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân; thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật.
10. Trong khi họ làm việc quan cốt ích nước lợi dân, đúng là “đầy tớ” của dân, được dân tín nhiệm; thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng, v.v…
Điều cụ chỉ điểm hóa ra 100 năm rồi mà dân tộc ta vẫn như thế, chả thay đổi được cái gì, vì sao nên nỗi….
Ngày xưa nhờ tinh thần dân tộc theo đuổi độc lập tự do, quyết không để 2000 năm đô hộ giặc tàu, 100 năm đô hộ giặc tay, bao nhiêu thế hệ Việt đã vứt bỏ tất cả sau lưng, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp dân tộc để có cái ngày 2/9/1945 chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên đọc bản tuyên ngôn độc lập loan báo với cả thế giới vị thế của dân tộc Việt ta. Ngẫm nhớ lại một đoạn trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi:
Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng
Ôm đất nước những người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng
Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội
Mỗi bước đường mỗi bước hy sinh
Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh.
Cái khí chất hào hùng, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp chung mới đáng khâm phục làm sao, cái dân khí ngùn ngụt cháy rực ấy đã bất chấp kẻ thù dù mạnh đến đâu cũng bị đánh bại khi chúng đi ngược với quyền lợi chung của dân tộc ta. Cái dân khí ấy nếu được phát huy tốt thì dân tộc Việt ta hẳn đã khác trong mắt bạn bè thế giới.
Nhìn bức hình thứ nhất, mọi người trên thế giới đều trầm trồ khâm phục cái chất Japanese Style, họ đã một lần nữa khẳng định sự kiên cường, kỉ luật và đoàn kết của người Nhật
Nhìn bức hình thứ hai, mọi người trên thế giới sẽ cũng trầm trồ cái chất Vietnamese Style, nhưng đấy là khâm phục hay mỉa mai !? Bản thân người Việt tôi nhìn thấy thật xấu hổ…
Đã xa rồi cái thời chiến tranh, đã 37 năm rồi từ ngày ta nhất thống đất nước, đã 27 năm rồi từ ngày ta tiến hành “Đổi mới”, cái họa đói nghèo không thể nào thê thảm như ngày xưa, người có của ăn của để cũng không thiếu, người đi học Tây Tàu cũng nhiều, đại học mọc lên như nấm, như vậy dân sinh và dân trí nào đâu đến nỗi, nhưng cái làm nên cái Vietnamese style ngày nay chính là một dân khí bệ rạc.
Người người chen nhau đi kiếm tiền, giành từng cái ghế, chạy từng bữa ăn, mà lòng tham con người thì vô đáy, bao nhiêu là đủ. Lòng tham đã khiến bao người Việt trở nên ích kỷ, tự tư tự lợi khác hẳn với một dân khí của một thời hào hùng tôi vừa kể trên. Tự khi nào chúng ta đã hình thành tâm lý MaKeNo tức Mặc Kệ Nó, dửng dưng trước đồng bào, chạy theo thú vui xa xỉ, khẳng định đẳng cấp của mình.
Mỗi ngày đọc báo mà xem, đại gia đám cưới xe siêu sang trong khi nợ nông dân như chúa chổm, rồi thì vườn cây bạc ti tỉ, xe độc hàng triệu triệu, chân dài với đại gia, hàng hiệu với người đẹp… Tất cả đều phản ảnh một thực trạng dân khí suy yếu, mà dân sinh thì đang có một khoảng cách ngày càng xa giữa nhiều thành phần xã hội.
Mỗi ngày đọc báo mà xem, con gái hát dở mà mẹ khen hay chửi mắng ban giám khảo, thầy giáo dụ học sinh vào nhà nghỉ, teen rủ nhau vô nhà nghỉ, con cái giết cha mẹ đọc mà mệt nghỉ…. Tất cả đều phản ảnh một thực trạng dân khí suy yếu, và dân trí thì lệch lạc trong tư duy, người có học thì không thiếu, nhưng hiểu đạo nghĩa thì nào có bao nhiêu….
Đến hẹn lại lên đọc báo mà xem, văn viết ngô nghê, học sinh chán ghét, sử Việt học chẳng rõ, sử tàu có phần còn rõ hơn, lũ trẻ nhóc khóc sướt mướt khi không được xem thần tượng xứ Kim Chi; người lớn thì sính ngoại chê nội, đọc mà xem gái Việt lấy chồng Hàn, Đài ngày càng nhiều…
Tất cả đều phản ảnh một thực trạng dân khí suy yếu, yếu đến mức lòng tự hào dân tộc đã bị ích kỉ hóa, vì tự tư tự lợi mà nặng thì giết người khác, nhẹ thì mặc kệ nó, chẳng thế mà thực phẩm độc hại ngày càng nhiều đó sao…. Còn cái lũ quan tham sẵn sàng ôm tiền bỏ đầy túi, chia chác với phe cánh hẩu rồi để mặc cho dân lãnh, chẳng thế mà sẽ còn nhiều lắm PMU18, Vinashin, Vinalines….
Dân tộc Việt nếu không chấn hưng dân khí kịp thời thì e rằng Vietnamese Style sẽ vẫn là hình ảnh bị miệt thị khinh rẻ trong mắt bạn bè thế giới, và bản thân người Việt với nhau. Dân khí chưa hưng thì làm sao dân trí mạnh, dân sinh vững bền…Đau lòng thay, buồn lắm thay….
https://anhbasam.wordpress.com/2014/09/02/2921-de-canh-tan-dat-nuoc-chi-con-con-duong-khai-dan-tri-on-hoa-cua-cu-phan-chu-trinh/#more-138863Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Để canh tân đất nước, chỉ còn con đường khai dân trí ôn hòa của cụ Phan Chu Trinh
02-09-2014
Lúc sinh thời, vào những ngày cuối tháng 8 và đầu tháng 9, ba tôi thường kể về các cụ Phạm Quỳnh, Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu và những chí sĩ yêu nước khác cho anh em chúng tôi nghe. Ông nhận định rằng tiền đồ dân tộc Việt Nam lẽ ra tươi sáng hơn nếu các bậc trí thức ấy lèo lái con thuyền quốc gia. Biết tôi có thiên hướng chính trị hơn cả trong các con, ba thường dặn dò tôi tìm hiểu con đường canh tân đất nước bằng sách lược khai dân trí ôn hòa của cụ Phan Chu Trinh. Từ thiếu thời tôi đã mang hoài bão cải cách xã hội ôn hòa như vậy.
Cụ Phan Chu Trinh từng có công lao dẫn
dắt ông Hồ Chí Minh trên bước đường hoạt động chính trị ban đầu khi các
ông cùng ở Pháp, nhưng về sau các vị chủ trương đường lối tranh đấu
giành độc lập cho đất nước hoàn toàn khác nhau. Cụ Hồ đã thành công hơn
cụ Phan, tạo ảnh hưởng lớn, song cũng gây nhiều sóng gió cho vận mệnh
dân tộc từ năm 1945 đến nay. Môn sử được giảng dạy tại các trường trung
học và đại học ở Việt Nam bấy lâu tuy vẫn chê trách cụ Phan Chu Trinh,
nhưng kể ra đã khá nhẹ lời hơn nếu so với thái độ luôn hằn học dành cho
các nhà yêu nước phi cộng sản khác đương thời. Đường lối của cụ Phan bị
phê phán là “cải lương” trong định đề tưởng tượng về “chủ nghĩa yêu nước
cải lương đầu thế kỷ 20”.
Nhớ có lần sau giờ học sử năm lớp 12, nghe thầy giáo không tiếc lời chỉ trích hai cụ Phan và các chí sĩ yêu nước khác, tôi gặp thầy ở cửa lớp và hỏi rằng: “Có thật là thầy hiểu rõ thế nào là “cải lương” và sách lược khai dân trí ôn hòa của cụ Phan Chu Trinh không, bởi vì những gì thầy giảng hoàn toàn khác xa lời ba em nói về cụ Phan?” Thầy tôi tỏ vẻ kinh ngạc, lắc đầu rồi trả lời nhỏ rằng: “Ở trên lớp các em phải học như thế và thầy cũng phải giảng như vậy!” Tôi hiểu thầy mình, bởi ông từng tốt nghiệp khoa sử địa ở Đại học Sư phạm Sài Gòn và từng đi dạy trung học trước năm 1975.
Để canh tân đất nước trong tương lai, ngẫm thấy chỉ còn con đường khai dân trí ôn hòa của cụ Phan Chu Trinh mà thôi, nhưng phải làm ngay từ bây giờ. Tiếc rằng chúng ta đã mất non 100 năm để bắt đầu lại điều cụ đã chủ trương từ lâu! Nhớ cụ Phan, tôi có làm bài thơ về cụ sau đây:
Lẫm liệt Côn Lôn trút tự tình,
Làm trai sống biết thẹn hư vinh.
Ôn hòa khai trí nuôi dân khí,
Bạo lực cướp quyền hại chúng sinh.
Cứu quốc nhiều phương đều đại nghĩa,
Lạc loài độc đảng chỉ âm binh.
Nghèo ham nội chiến lân bang vượt,
Tiếc cụ anh minh cám cảnh bình!
(Làm tại Chí Hòa)
——-
Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh
25-05-2012
Nhân dịp đọc bài – Đau lòng với “Vietnamese style” – trên báo Dân Trí, trong tôi lại dậy lên một nỗi buồn man mác, viết lại đôi dòng giải bày tâm sự.
Vietnamese style là một thuật ngữ hết sức bình thường như người Việt vẫn thường nói. Ví dụ như anh ấy lịch sự theo phong cách Hà Nội, cô ta ngọt ngào kiểu Sài Gòn, ông ta ngây thơ kiểu nhà quê…
Nhưng khi làm việc với nhiều người nước ngoài bạn sẽ thấy họ dùng thuật ngữ Vietnamese style hoàn toàn khác. Nghĩa của nó mang tính miệt thị và khó chịu.
Chẳng hạn khi công việc bê trễ họ nói Vietnamese style! Tắc đường Vietnamese style! Quan chức nhũng nhiễu Vietnamese style! Trễ giờ Vietnamese style! Bất đồng quan điểm Vietnamese style!…
Đọc xong bài này tôi lại nhớ ngay đến cụ Phan Chu Trinh với câu khẩu hiệu của phong trào Duy Tân “Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh”, từ 100 năm trước cụ đã chỉ ra những cái đúng hiệu Vietnamese style trong bài tỉnh quốc hồn ca, ngẫm lại nào có chi sai:
1. Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày.
2. Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.
3. Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.
4. Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.
5. Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.
6. Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết; thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng hết trâu.
7. Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo; thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.
8. Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc.
9. Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân; thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật.
10. Trong khi họ làm việc quan cốt ích nước lợi dân, đúng là “đầy tớ” của dân, được dân tín nhiệm; thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng, v.v…
Điều cụ chỉ điểm hóa ra 100 năm rồi mà dân tộc ta vẫn như thế, chả thay đổi được cái gì, vì sao nên nỗi….
Ngày xưa nhờ tinh thần dân tộc theo đuổi độc lập tự do, quyết không để 2000 năm đô hộ giặc tàu, 100 năm đô hộ giặc tay, bao nhiêu thế hệ Việt đã vứt bỏ tất cả sau lưng, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp dân tộc để có cái ngày 2/9/1945 chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên đọc bản tuyên ngôn độc lập loan báo với cả thế giới vị thế của dân tộc Việt ta. Ngẫm nhớ lại một đoạn trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi:
Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng
Ôm đất nước những người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng
Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội
Mỗi bước đường mỗi bước hy sinh
Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh.
Cái khí chất hào hùng, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp chung mới đáng khâm phục làm sao, cái dân khí ngùn ngụt cháy rực ấy đã bất chấp kẻ thù dù mạnh đến đâu cũng bị đánh bại khi chúng đi ngược với quyền lợi chung của dân tộc ta. Cái dân khí ấy nếu được phát huy tốt thì dân tộc Việt ta hẳn đã khác trong mắt bạn bè thế giới.
Nhìn bức hình thứ nhất, mọi người trên thế giới đều trầm trồ khâm phục cái chất Japanese Style, họ đã một lần nữa khẳng định sự kiên cường, kỉ luật và đoàn kết của người Nhật
Nhìn bức hình thứ hai, mọi người trên thế giới sẽ cũng trầm trồ cái chất Vietnamese Style, nhưng đấy là khâm phục hay mỉa mai !? Bản thân người Việt tôi nhìn thấy thật xấu hổ…
Đã xa rồi cái thời chiến tranh, đã 37 năm rồi từ ngày ta nhất thống đất nước, đã 27 năm rồi từ ngày ta tiến hành “Đổi mới”, cái họa đói nghèo không thể nào thê thảm như ngày xưa, người có của ăn của để cũng không thiếu, người đi học Tây Tàu cũng nhiều, đại học mọc lên như nấm, như vậy dân sinh và dân trí nào đâu đến nỗi, nhưng cái làm nên cái Vietnamese style ngày nay chính là một dân khí bệ rạc.
Người người chen nhau đi kiếm tiền, giành từng cái ghế, chạy từng bữa ăn, mà lòng tham con người thì vô đáy, bao nhiêu là đủ. Lòng tham đã khiến bao người Việt trở nên ích kỷ, tự tư tự lợi khác hẳn với một dân khí của một thời hào hùng tôi vừa kể trên. Tự khi nào chúng ta đã hình thành tâm lý MaKeNo tức Mặc Kệ Nó, dửng dưng trước đồng bào, chạy theo thú vui xa xỉ, khẳng định đẳng cấp của mình.
Mỗi ngày đọc báo mà xem, đại gia đám cưới xe siêu sang trong khi nợ nông dân như chúa chổm, rồi thì vườn cây bạc ti tỉ, xe độc hàng triệu triệu, chân dài với đại gia, hàng hiệu với người đẹp… Tất cả đều phản ảnh một thực trạng dân khí suy yếu, mà dân sinh thì đang có một khoảng cách ngày càng xa giữa nhiều thành phần xã hội.
Mỗi ngày đọc báo mà xem, con gái hát dở mà mẹ khen hay chửi mắng ban giám khảo, thầy giáo dụ học sinh vào nhà nghỉ, teen rủ nhau vô nhà nghỉ, con cái giết cha mẹ đọc mà mệt nghỉ…. Tất cả đều phản ảnh một thực trạng dân khí suy yếu, và dân trí thì lệch lạc trong tư duy, người có học thì không thiếu, nhưng hiểu đạo nghĩa thì nào có bao nhiêu….
Đến hẹn lại lên đọc báo mà xem, văn viết ngô nghê, học sinh chán ghét, sử Việt học chẳng rõ, sử tàu có phần còn rõ hơn, lũ trẻ nhóc khóc sướt mướt khi không được xem thần tượng xứ Kim Chi; người lớn thì sính ngoại chê nội, đọc mà xem gái Việt lấy chồng Hàn, Đài ngày càng nhiều…
Tất cả đều phản ảnh một thực trạng dân khí suy yếu, yếu đến mức lòng tự hào dân tộc đã bị ích kỉ hóa, vì tự tư tự lợi mà nặng thì giết người khác, nhẹ thì mặc kệ nó, chẳng thế mà thực phẩm độc hại ngày càng nhiều đó sao…. Còn cái lũ quan tham sẵn sàng ôm tiền bỏ đầy túi, chia chác với phe cánh hẩu rồi để mặc cho dân lãnh, chẳng thế mà sẽ còn nhiều lắm PMU18, Vinashin, Vinalines….
Dân tộc Việt nếu không chấn hưng dân khí kịp thời thì e rằng Vietnamese Style sẽ vẫn là hình ảnh bị miệt thị khinh rẻ trong mắt bạn bè thế giới, và bản thân người Việt với nhau. Dân khí chưa hưng thì làm sao dân trí mạnh, dân sinh vững bền…Đau lòng thay, buồn lắm thay….
https://anhbasam.wordpress.com/2014/09/02/2921-de-canh-tan-dat-nuoc-chi-con-con-duong-khai-dan-tri-on-hoa-cua-cu-phan-chu-trinh/#more-138863