Thân Hữu Tiếp Tay...
"Để nhớ lại Tháng Tư Năm 1975." - Trần Văn Giang (ghi lại)
Nhìn lại những thời và điểm trước đó…
* Kể từ ngày 21-7-1954 - Việt Nam ký Hiệp định Genéve xé đôi lãnh thổ Việt Nam, lấy vĩ tuyến 17 và cầu Hiền Lương Bến Hải làm ranh giới, để chia lìa hai miền Bắc Việt Nam và miền Nam Việt Nam ra đôi ngả phân ly nghẹn ngào. Thì…
* Ngày 11-11-1960 – Đại tá Nguyễn Chánh Thi cầm đầu, cùng Trung tá Vương Văn Đông ở Liên đoàn Dù, đã đảo chánh nền Đệ Nhất Cộng Hoà hụt; Thì chiến tranh cốt nhục tương tàn, nồi da xáo thịt bùng nổ liên miên. Từ xưa tới nay, sự thôn tính đất đai, tranh giành quyền lực, thế lực, vinh hoa, là mạng lưới quyến rũ dẽo dai và khổng lồ. Nước càng trong thì không thể có cá. Dù lòng người không thể nào không đơn giản, trong sáng và cao cả, ấy mà du nhập vào hệ thống chính trị, sau khi bị cuốn hút vào cung cầu đó, thì, thật khó lòng ít có ai rứt ra được.
* Năm 1962 - Có 2 chiếc khu trục A1 Skyraider dội bom dinh Độc Lập, phi cơ của ông Phạm Phú Quốc bị bắn rớt trên sông Sài Gòn, tất cả bom đạn còn nguyên, nghĩa là ông ta chưa kịp thả trái nào cả.
Sau biến cố 02-11-1963 – Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu bị thảm sát. Nền Đệ II Cộng Hòa có Tổng-thống Việt Nam Cộng Hoà Nguyễn Văn Thiệu lên đài Truyền Thanh và Truyền Hình, mạnh mẽ đọc diễn văn; Trong đó có câu bất hủ:
“Đừng tin những gì Cộng-sản nói. Mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm.”
Đồng thời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu hùng hồn khẳng định tuyên bố lập trường “Bốn Không” rất chí lý:
1.- Không thừa nhận Cộng sản.
2.- Không lập chính phủ liên hiệp.
3.- Không trung lập hoá miền Nam Việt Nam.
4.- Không nhường một tấc đất cho Cộng sản.
* Ngày 8-3-1965 - Kể từ khi có đoàn Thủy quân Lục chiến Mỹ tiên khởi, đông đúc khoảng 3.500 người rầm rộ đổ bộ lên đất liền tại Đà Nẵng, Mỹ viện cớ muốn giữ an ninh “cứ địa.” Do tướng Maxwell Taylor làm đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, ông dẫn đầu một cuộc phô trương cường quốc Mỹ, để thị oai với các nước tụt hậu, chậm tiến, đang có chiến tranh. Rồi thì…
* Ngày 16-8-1965 - Chính phủ Nguyễn Khánh chủ trương thành lập Hiến Chương Vũng Tàu. Trong nước loạn xạ bởi nhiều phe phái chính trị phản đối chính quyền, đã hoạt động ráo riết. Nhưng sau đó có nhiều bất đồng. Các đảng phái, sinh viên lục đục nội bộ, nên tan đàn rẽ đám. Hội đồng Quân lực Cách mạng truất phế, cho ông Nguyễn Khánh lưu vong ra ngoại quốc làm đại sứ.
* Ngày 9-5-1969 - Hạ sĩ Henry Kissinger đi lính trong Đệ nhị Thế chiến, sau lên làm cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng thống Richard Nixon. Về sau tiến sĩ Henry Kissinger khai mạc hoà đàm Ba Lê (không có chính phủ miền Nam hay Quân lực miền Nam). Suốt thời gian hoà đàm dưới sự giám sát chặt chẽ của Nixon, ngoại trưởng Kissinger “ráo riết đi đêm” với quân Bắc Việt.
- Người dân luôn dán mắt nhìn vô ti-vi trắng đen, theo dõi công ty "Pecten Việt Nam" (là chi nhánh của hãng Shell) đã sản xuất khoảng 1.500 thùng dầu thô/ngày, trong giếng dầu mang tên Pioncer sâu 4.500 feet dưới lòng biển. Hoan hô!
Một phái đoàn Mỹ có tên "Project Concern," và phái đoàn Thanh Thương Hội Việt Nam, do ông Lê Bá Công làm hội trưởng, hướng dẫn phái đoàn săn sóc y tế cho đồng bào Thượng, tại miền Nam Việt Nam. Phái đoàn này được đồng bào kính trọng và hoan hô nồng nhiệt.
* Ngày 27-1-1973 – Trong chương 2 điều 2 tại nhiều năm hội nghị, sau đó Hiệp định Ba Lê đã ký kết đình chiến: Ngưng bắn. Ấy thế mà vào năm 1974 Việt cộng pháo đạn 81 vào trường Tiểu học Nhị Quý, Cai Lậy, Tỉnh Định Tường. Có vô số trẻ em bị chết oan thật đau đớn và vô cùng thảm thiết.
* Ngày 11-3-1975 - Mất Ban Mê Thuột. Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2 / Quân-khu 2, ra lệnh quân đội triệt thoái khỏi Pleiku – Kontum.
* Ngày 19-3-1975 – 1 Tiểu-đoàn của Trung đoàn 43 Bộ binh đóng chốt phòng ngự tại Định Quán, quanh vùng phụ cận núi Chứa Chan. Gia Rai, anh dũng đánh trả đối phương rất phi thường.
* Ngày N+5, 21-3-1975 triệt thoái cuối cùng Lực lượng Quân đoàn 2 khỏi Cao Nguyên, trên tuyến đường Liên tỉnh lộ B.
* Ngày 22-3-1975 - Tỉnh Quảng Đức thất thủ.
* Ngày 23-3-1975 – Công-binh VNCH làm xong chiếc cầu dã chiến. Lực lượng Quân đoàn 2 cuối cùng vượt sông Ba, triệt thoái về Phú Yên.
* Ngày 25-3-1975 – Các đơn vị Quân-đoàn 1 / Quân-khu 1 (Việt Nam Cộng Hoà) triệt thoái ra khỏi Huế.
* Đêm 28-3-1975 - Lực Lượng hùng hậu của Quân đoàn 1 do tướng Ngô Quang Trưởng lãnh đạo, đã triệt thoái khỏi Đà Nẵng.
* Ngày 8-4-1975 – Các phi trường Tân Sơn Nhất, Cần Thơ Biên Hoà có nhiều chiến đấu cơ F5, oanh tạc cơ A 37. Không một ai mà không nghe đồn ầm lên là: từ Lâm Đồng dọc theo rặng Trường sơn, sông La Ngà chảy từ khu Tánh Linh, qua phía nam Định Quán, Rừng Sát, chảy ra cửa biển Cần Giờ: Đang bị đe doạ trầm trọng. Người ta lại đồn máy bay oanh tạc dinh độc lập hụt hay sao đó? Bây giờ thì chuyện không nói có, chuyện có nói không. Chả ai có thể đi đâu để kiểm chứng, vì mọi ngã đường đông nghịt người, không thể chen chân. Nhưng than ôi! Đúng thế thật, Trung úy Nguyễn Thành Trung, quê ở Bến Tre, đã bay chiếc F5 cất cánh từ Biên Hoà về thả bom xuống dinh Độc Lập. Phi cơ mang bốn quả bom. Y thả hai quả bom trước, bị rơi ra ngoài sân dinh.
* Việt Nam Cộng Hoà có Sư đoàn 18 tăng cường Kỵ binh: Sư đoàn 5 Thiết giáp. Các Liên đoàn Biệt Động Quân từ Quân khu 1, chuyển về Quân khu 2 để bảo vệ Xuân Lộc, do Chuẩn tướng Lê Minh Đảo là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 18 đảm nhiệm. Trận đánh vô cùng ác liệt bắt đầu xảy ra giữa quân đội miền Nam Việt Nam, với Quân đoàn 4 và Sư đoàn 6 Chủ lực Quân khu 7 của Cộng sản Bắc Việt.
* Ngày 10-4-1975 – Hai Trung đoàn 43 và 48 (của Sư đoàn 18 Việt Nam Cộng Hoà), một Lữ đoàn Dù và Lữ đoàn 3 Kỵ binh, từ Biên Hoà ra Xuân Lộc tiếp ứng. Giao tranh dữ dội mạnh mẽ. Đường 12 bị cắt đứt là: Xuân Lộc - Biên Hoà; Xuân Lộc - Bà Rịa.
* Ngày 17-4-1975 - Mất Phan Rang.
* Ngày 18-4-1975 - Mất thị xã Phan Thiết và toàn tỉnh Bình Thuận. Thành phần chính phủ do Tổng-thống Nguyễn Văn Thiệu lãnh đạo, đã xảy ra đột biến. Mặc dù vậy tổng thống Thiệu họp báo, lên Truyền thanh, Truyền-hình đọc hiệu triệu vấn an quốc dân đồng bào. Đài phát thanh cho nhai đi nhai lại bản tin nầy suốt cả tuần.
* Ngày 19-4-1975 – Bình Tuy sống trong cơn sôi động. Giao tranh trên tuyến đường số 1, từ phía Đông và Đông Bắc Sài Gòn, tới Trà Võ, Bàu Nâu, Gò Dầu Hạ.
* Ngày 20-4-1975 – Khu Rừng Lá, cách Xuân Lộc 20km coi như mất liên lạc. Bộ Tổng Tham Mưu, Sân Bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Tổng Nha Cảnh sát, 8 quận Thủ đô Sài Gòn, 4 quận nội thành (Bình Thạnh. Phú Nhuận. Tân Bình. Gò Vấp), và 6 quận ngoại thành (Hóc Môn. Củ Chi. Thủ Đức. Bình Chánh. Nhà Bè. Duyên Hải)… Đều báo động đèn đỏ 100%.
* Bộ Giáo Dục ra lệnh đóng tất cả các trường học trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam.
* Ngày 21-4-1975 - Hằng triệu triệu người già trẻ lớn bé tại miền Nam Việt Nam im lặng bâu quanh và nhìn sững vào màn ảnh vô tuyến truyền hình. Toàn dân lắng nghe miết mãi. Khoảng nửa giờ sau vị nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chính thức tuyên bố từ chức, để ông trở về với quân đội Việt Nam Cộng-Hoà (!?).
Ôi! Bàng hoàng sững sốt. Vì hằng triệu trai trẻ lính tráng, quân đội và dân tộc Việt Nam quyết chiến đấu, hy sinh đến giọt máu cuối cùng trên chiến trường. Trai trẻ, quân đội, toàn dân tin vào chính phủ Nguyễn Văn Thiệu mà. Từ khi chính phủ Đệ Nhất Cộng Hoà sụp đỗ, thì tất cả mọi thứ trên đời, trật tự xã hội bị đảo lộn tùng phèo.
Có các tin như:
1- Việt Nam sẽ trung lập.
2- Chính phủ Việt Nam sẽ có ba thành phần.
3- Hay miền Nam Việt Nam sẽ bị miền Bắc “giải phóng.”
Tin cứ thế lan nhanh. (Chứ chả phải như lời Phó Tổng-thống Nguyễn Cao Kỳ hô hào: “Xung phong - Bắc Tiến”).
* Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên thay thế! Thành phần nội các do cụ Trần Văn Hương đảm nhận được mấy ngày ngắn ngủi.
- Ngày 22-4-1975 – Đường quốc lộ 4 nối liền Sài Gòn - Cần Thơ. Các hướng Tây Bắc, Đông Đông Bắc, Đông Đông Nam, Tây Tây Nam đã bị cô lập với Sài Gòn.
- Đêm 24-4-1975 - Hằng triệu dân đen lầm than khốn đốn, cơ cực và khói lửa bạo tàn gây đau khổ quá sức! Dân miền Nam Việt Nam dở sống tức tưởi, dở chết không kịp nhắm mắt, không thể há miệng than Trời! Người ta lại đồn ầm lên là ông Thiệu chở theo cả mấy chục tấn vàng của quốc gia (?!) Mà làm sao cõng cho nỗi kìa?! Chuyện ấy khó tin. Không bao giờ tin nổi! Nhưng có chuyện sau đây tin là đúng ngay phóc thôi:
“Ôi! Chắc chắn là chính phủ Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh cho toàn thể nam nữ thanh niên trai trẻ, và Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà: phải ở lại giữ gìn từng pháo đài bị vây hãm, giành lại từng tấc đất quê hương ta, quyết phục vụ dân tộc và tử thủ vì dân tộc Việt Nam!”
Vì Tổng thống cũng như toàn thể thành phần nội các của chính phủ miền Nam Việt Nam, đều nghe bùi tai về sự cố vấn của tướng Lục quân Mỹ Weyand, ông ta đã gián tiếp ra lệnh cho Quân đội miền Nam Việt Nam phải tử thủ! Thì làm sao mà họ đành đoạn bỏ lại quê hương và dân tộc cho đành?! Chắc chuyện Tổng thống bỏ rơi dân tộc, đất nước, chỉ là tin đồn nhảm nhí!
Thật ra, ông Thiệu đã làm Tổng thống hai nhiệm kỳ, đã thành lập đảng Dân Chủ. Ông đã ủng hộ chương trình “Người cày có ruộng,” rầm rộ khuyến khích nông dân, củng cố lúa Thần Nông IR3 và IR8. Nhờ thế kho vựa miền Nam dư thừa lúa gạo. Việt Nam sản xuất gạo đi các nước. Sau năm 1967 do sự quậy phá của Cộng sản Bắc Việt, nên nông dân thuộc các tỉnh miền Nam, nhất là các miền Trung, Cao Nguyên, không thể cày cấy, gieo trồng nhiều. Do đó miền Nam đã bị khan hiếm lúa. Kinh tế hạn hẹp, không thể cung ứng cho cư dân miền Nam. Cộng thêm an ninh không an toàn yên ổn. Chính trị bị đe doạ, tham nhũng, bè phái, khiến kinh tế và miền Nam suy thoái trầm trọng. Bây giờ miền Nam Việt Nam phải nhập cảng gạo và “binh khí,” xin viện trợ tiền bạc vào Việt Nam. Là vậy!
Khi chung cuộc kết thúc trong bi thương thế ấy, mà ai nở phủi tay ra đi, phản bội dân tộc, lìa bỏ quê hương cẩm tú giàu đẹp? Ai cao chạy xa bay, mưu tìm cho chính mình sự sống riêng? phủi tay trong thau men nước người cho đành?! Nơi chốn xa lạ đó, ai có dịp lắng nghe tiếng nói của hiền dân vô tội gào than kêu khóc? Ai tận mắt xem đồng bào đau thương sống quằn quại trong cơn lốc chính trị? Toàn dân sẽ chết thảm dưới cơn sóng thần cuồng phong dữ dội nhất lịch sử Việt Nam nầy.
Bẩy Ngày Đen Tối Nhất lịch sử VNCH
* Thứ Tư, ngày 23-4-1975 - Đô Đốc Noel Gayler chỉ huy trưởng hạm đội Thái Bình Dương, đã lập cầu không vận Sài Gòn - Đệ Thất Hạm Đội. (Trong chương trình di tản người Mỹ và người Việt Nam ra đi), đang đậu ngoài khơi Vũng Tàu, người ta nghe và phao tin sẽ di tản khoảng vài ba trăm ngàn người Hoa Kỳ và người Việt Nam.
* Khuya Thứ Sáu, ngày 25-4-1975 – Đương kim Tổng thống Trần Văn Hương lên đài Truyền thanh Truyền hình tuyên bố:
“Gia đình ông Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, và số ít thân tín trong chính quyền đã chính thức rời Việt Nam, bay đi ngoại quốc 24-4-1975.” Hỡi Ôi!
* Thứ Bảy, ngày 26-4-1975 – Ông Khiêu Samphan dẫn một phái đoàn Trung Quốc từ Mimot Nam Vang, đi qua ngả Xa Cam. Tại đó, có một Đại tá Không quân người Pháp, và một Thiếu tá Pháp, (họ trực thuộc Nha An Ninh Tình Báo hải ngoại Pháp, “SDECE”) đưa phái đoàn Trung Quốc nầy vào ở trong toà Đại sứ Pháp ở Sài Gòn (!?)
* Vẫn ngày 26-4-1975 - Bão lửa chiến tranh xâm lược đã ùa vào các khu sau đây:
- Long Khánh từ hướng Đông-Bắc đi Sài Gòn xa khoảng 80km. Long Khánh nằm giữa hai quốc lộ: 1 và 20, 105 kinh độ đông, 11 vĩ độ bắc, ở múi giờ 17 GMT – Giáp giới mặt Đông hướng Đông Đông Nam về Sài Gòn. Muốn đi từ miền Cao Nguyên, hay từ miền Trung vào Sài Gòn xuống miền Tây, xe đều phải đi ngang qua vùng Long Khánh. Sông Ray từ phía Nam của núi Gia Ray, có đường đi qua Xuyên Mộc. Long Khánh có đỉnh núi Gia Ray cao 916 mét, là tấm bình phong che chắn thuận lợi cho toàn vùng.
- Trảng Bom, Hố Nai, Biên Hoà, Long Thành, Nước Trong, Đức Thạnh (Bà Rịa), lan qua vùng Phước Tuy. Xuyên Mộc. Đất Đỏ.
- Về hướng Tây Tây Nam - Bến Lức, Tân An, Trung Lương, Tân Hiệp, Long Định, Giao lộ 4, Cai Lậy đi An Hữu, xuống tới Lộc Giang, Vàm Cỏ Đông qua Tây Vĩnh Lộc, Mỹ Hạnh.
- Hướng Bắc thì các đoạn đường 16 Phú Lợi, Thủ Dầu Một. Tây Bắc về Đồng Dù, Hóc Môn.
* Chủ Nhật, ngày 27-4-1975 - Mất Bà Rịa, Phước Tuy, Nước Trong, Trảng Bom, Suối Đỉa, Cầu Rạch Chiếc, Rạch Cát, Cầu Bình Phước, Quán Tre lan ra xa lộ Đại Hàn.
* Vẫn ngày 27-04-1975 – Người ta bịa đặt ra: “Caritas. Usaid. Usom. Juspao. Cords. The Asia Foundation. IUS, chỉ là những thành phần cấy vào miền Nam Việt Nam do CIA trá hình. Nay họ lo đóng cửa và chuồn bay đi hết rồi!” Tất cả mọi liên lạc trong nội thành Sài Gòn với ngoại thành, đi các Tỉnh, hầu như tê liệt, trục giao thông chính dẫn đến phi trường, hải cảng, các bến xe miền Đông, miền Tây, miền Trung, hoàn toàn ứ đọng và “bế quan tắc lộ.” Chao ôi! Lúc đó thì người người tụm năm tụm ba ở các nẽo đường chính, để nghe ngóng thăm dò tin tức. Toàn là những giả thuyết, những tin đồn hoang mang.
Mọi người nhốn nháo cả lên, chèn ép nhau, xô đẩy nhau mong tìm đường chạy thoát thân, mong khỏi bị trụ lại nơi thành phố đông nghẹt người, từ các nơi dồn về Thủ đô Sài Gòn hối hả, ngột ngạt nghẹt hơi. Mọi tiếng động đều đinh tai nhức óc nổi hoài thâu đêm suốt sáng, không bao giờ ngưng. Người ta muốn điên vì đủ thứ chuyện thay đổi liên tục xảy ra từng giờ trên ti-vi, tin đã xấu càng xấu thảm xấu tệ biết bao!
* Sáng Thứ Hai, 28-4-1975 – Có một tốp phi cơ Dragonfly A37 (của miền Nam Việt Nam Cọng Hoà) do phi công Nguyễn Văn Lục và Nguyễn Thành Trung dẫn đường, đã xuất phát từ phi trường Phan Rang, bay về Sài Gòn. Nguyễn Thành Trung thả bom hai lần, lần đầu y thả ở dinh Độc lập bằng F5, y cất cánh từ phi trường Biên Hoà. Lần sau vào chiều 28/04/1975 Trung dẫn đầu 1 phi đội, 4 chiếc A37 cất cánh từ phi trường Phan Rang, bay vào thả bom ở phi trường Tân Sơn Nhất.
Nhiều tiếng nổ long trời lở đất đâu đó vang rền, khói lửa ngùn ngụt bốc cháy đỏ đen nghịt. Sân bay Tân Sơn Nhất to lớn đồ sộ sầm uất nhất miền Nam Việt Nam đến thế, có F5, hoặc A15, A37, C130. Mà chỉ còn có một số ít bom Daisy Cutters, những phi cơ dân sự thường dùng trong nội địa, phi cơ dân sự cũ từ thời Pháp để lại dùng bay ra ngoại quốc. (không kể những phi cơ quân sự hiện có).
* Ngày 28-04-1975 – Tổng thống Trần Văn Hương lên nắm chính quyền quốc gia Việt Nam được bảy ngày (7) thì tuyên bố rút lui. Theo yêu cầu của Lưỡng viện Quốc hội Việt Nam Cộng-Hoà, cụ Trần Văn Hương sửa “Hiến pháp” và “hiến dâng” chức tổng thống không dân cử cho Đại tướng Dương Văn Minh. Chả hiểu sao cụ Hương tụt xuống, cho ông Dương Văn Minh trồi lên nắm chính quyền nhanh như chớp!? Việt Nam như quả bóng tròn, khi thì đá dưới gót chân, khi đội đầu, bị đá qua đá lại rồi bị “sút” bóng lăn xuống vũng bùn. Một chính phủ sắp đến ngày diệt vong rồi hay sao, mà suy tàn thê thảm đến độ xót xa!
Lúc nầy Tổng thống Dương Văn Minh nói rất hùng hồn:
“Không bao giờ đưa miền Nam Việt Nam cho Việt cộng. Làm gì bây giờ? Chúng ta cần ngồi lại thân thiện bên nhau và chia sẻ mọi quyền lực (!?) Cần một lòng đoàn kết vì nước vì dân (!?) Thì toàn dân và toàn quân sẽ đứng vững như kiềng ba chân. Miền Nam Việt Nam sẽ không bị sụp đỗ toàn diện đâu.”
* Thứ Ba, Ngày 29-04-1975 – Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh trục xuất những người Mỹ cuối cùng ra khỏi đất nước Việt Nam. Nhơn Trạch, Thành Tuy Hạ, Cát Lái, Cầu Sông Buông, Long Bình, Biên Hoà, Phú Lợi, Lai Khê, Bến Cát, Bình Dương, Tân Uyên, Lái thiêu, Gò Vấp, Hướng Tây Bắc Đồng Dù, Củ Chi, Hướng Tây Tây Nam Hậu Nghĩa, Tân Túc, Tân Hoà, Phú Lâm… lần lượt bị chiến tranh gian ác xâm lược. Thấy mất thật rồi!
Tin tức mỗi ngày mỗi giờ một xấu hẳn đi. Cho đến ngày hãi hùng. Ngày đớn hèn bi thảm. Ngày tối đen hắc ám nhất lịch sử Việt Nam. Ngày đánh dấu trầm uất, thống hận:
Thế là trong thành phố Sài Gòn vốn dĩ ồn ào náo nhiệt, bon chen sợ hãi, càng tăng thêm nhốn nháo, xôn xao, xớn rớn hãi hùng hơn. Sài Gòn chìm trong biển tình đau thương tràn ngập mịt mùng. Sài Gòn như rắn mất đầu, người người xớn rớn ồn ào như núi lở, như động đất, như triều cường sóng thần vùi dập. Sài Gòn đã mất đi vẽ hào nhoáng thanh lịch sang trọng xa hoa của hòn ngọc viễn đông xưa. Thành phố giờ đây ồn ào náo nhiệt hỗn loạn, bụi bặm và rác rưởi ụ từng đống to tướng. Sài Gòn càng hổn loạn, hoang mang lo sợ bùng lên dữ dội.
Nhất là những gia đình giàu sang quyền quý, ở Sài Gòn và cư dân gốc Trung Hoa đang sinh sống ở Chợ Lớn hãi hùng huyên náo loạn cả lên. Thuở xa xưa, người Hoa có quốc tịch Anh, được người Pháp (đang cai trị nước Việt ta lúc bấy giờ), cho phép người Hoa từ Singapore nhập cư vào Việt Nam. Họ giàu xụ! Có tiền rừng bạc bể, nên độc chiếm thị trường kinh tế, thương mại, sầm uất ở một giang sơn Chợ Lớn!
Hết rồi vẻ sạch sẽ thanh cao rộng rãi trên những phố Catina, đại lộ sang trọng Thống Nhất, con đường Lê Văn Duyệt. Trần Hưng Đạo. Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ, vân vân… thậm chí cả con đường Duy Tân "cây dài bóng mát" thuở nào, nay cũng có từng tốp mười tốp hai ba mươi người tụ tập, dọc theo con đường nên thơ nầy, tới sau lưng nhà thờ Đức Bà. Họ lo lắng, bồn chồn xôn xao, hốc hác, băn khoăn đứng ngồi không yên, kể từ khi phi trường Tân Sơn Nhất bị pháo kích. Sài Gòn nóng như một hoả lò. Càng ghê rợn hơn, tin từ đài phát thanh Sài Gòn loan báo kể từ giờ phút nầy: Thiết quân luật 24/24. Tình hình thủ đô Sài Gòn vắng lặng như tờ, không giống một thành phố chết thì là gì!?
* Thứ Tư đen tối, ngày 30 tháng 4 năm 1975.
- 8 giờ sáng ngày 30-4-1975 - Sáng sớm tinh mơ, Tổng thống Dương Văn Minh lên Truyền thanh Truyền hình, ông ra lệnh cho các tuyến phòng thủ của Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ Phủ Tổng thống không được nổ súng.
- 9 giờ sáng ngày 30-4-1975 - Tổng thống Dương Văn Minh đọc diễn văn trên đài Truyền thanh: “Yêu cầu Toà Đại sứ Mỹ và văn phòng tùy viên DAO Hoa Kỳ, phải rời khỏi Việt Nam ngay lập tức!”
- 10 giờ ngày 30-4-1975: Tổng-thống Dương Văn Minh leo lên làm Tổng thống được ba ngày! (3), ông liền “mở cửa khẩu” kêu gọi Quân lực Việt Nam Cộng Hoà:
- “Ở đâu, hãy giữ nguyên vị trí ở đó.”
- “Ngưng chiến. Chờ bàn giao chính quyền miền Nam Việt Nam: cho lực lượng mặt trận giải phóng miền Nam vào chiếm.”
- “Chuẩn bị giao nạp vũ khí cho đối phương.”
Dinh
Độc Lập trước kia theo bản vẽ của kiến trúc sư Hermite, là dinh của
Thống Đốc Pháp Charles Le Myre De Vilers rất uy quyền, xây cất năm 1875.
Và nhà văn Jules Boissiere đã nói:
- “Mounument don’t s’honoreraient avec raison les plus fíeres villes du monde” (Toà nhà ấy mà những thành phố kiêu hãnh nhất trên trái đất, sẽ lấy làm tự hào, thật là rất xác đáng). Lừng danh là Sài Gòn thành Hòn Ngọc Viễn Đông từ đó.
Lúc trước, vào tháng 2 năm 1962, hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc đã dội bom làm cháy hư hại 1 góc của Dinh Độc Lập. TổngThống Ngô Đình Diệm cho xây lại dinh Độc Lập. Gia đình Ngô Tổng Thống phải dời sang Dinh Gia Long, chờ kiến thiết lại. Bản vẽ Dinh Độc Lập do đồ án của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ (đoạt giải Khôi Nguyên La Mã) đảm nhiệm và do Công binh VNCH xây dựng. Công trình đã hoàn tất tốt đẹp.
Tiền đình dinh Độc Lập có quảng trường Pigneau De Béhaine, đại lộ rộng thênh thang rợp bóng cây. Cạnh Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn kiến trúc theo lối Roman và Gothic thế kỷ XII có tượng Đức Bà ngự ở trước mặt tiền của nhà thờ, bên ngoài công viên Hoà Bình làm bằng đá hoa trắc.
Thuở còn Tây cai trị nước ta, con đường có tên là Norodom chạy từ Dinh Độc Lập suốt tới khu Thảo Cầm Viên. Trong đó có Viện Bảo Tàng, tên gọi là Blanchard de la Bross, do Pháp xây dựng năm 1929. Ấy thế mà… Dinh Độc Lập, vương cung Đức Bà và con đường Norodom độc đáo nầy, nay do tướng Việt cộng Trần Văn Trà cầm đầu mặt trận cách mạng lâm thời 75 tại Sài Gòn, cùng đoàn xe molotova rú ầm ì chạy đến cổng dinh cổng dinh Độc Lập lúc 11 giờ sáng. Ôi thôi rồi còn gì!
* Ngày 30-4-1975 – Chao ôi! Sụp đổ toàn diện cả một chế độ. Bàng hoàng cả một dân tộc Việt Nam, chiến tranh hai miền Nam Bắc đưa con người bải hoải lết tới đường cùng cuối bờ vực sâu.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 – Thật hắc ám. Khi 15 giờ chiều, Trịnh Công Sơn hát lui hát tới bài “Nối Vòng Tay Lớn,” không có nhạc đệm trên đài phát thanh Sài Gòn. Không những là ngày uất hận “nối vòng tang lớn,” mà còn là ngày co giật từng cơn run kinh phong nhăn nhúm rúm ró teo tóp lại.
Quân Bắc Việt được sự hổ trợ tối đa của Nga và Tàu cộng cung cấp đầy đủ đạn dược, súng ống và xe tăng. Trong khi miền Nam Việt Nam bị Mỹ hứa lèo hứa cuội, rồi trở mặt phản bội, lãnh đạm bỏ rơi. Mỹ từ chối hết mọi thứ, kể cả chính phủ miền Nam chỉ xin chi viện 300 triệu đồng. Cũng không! Toàn Quân miền Nam thiếu thốn đủ mọi thứ. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phải tự anh hùng oai dũng kiên cường chiến đấu, quyết liệt chống trả đến viên đạn cuối cùng, trong sự cô độc, vô cùng đắng cay chua xót và tuyệt vọng dường bao!!! Những Người Lính dũng cảm ấy chưa hề buông súng bỏ cuộc. Họ không bao giờ phản bội dân tộc và cương quyết ở lại giữ gìn quê hương. Cho đến một ngày thứ Tư: 30-04-1975 họ phải cúi đầu bật khóc; vì buộc lòng phải tuân theo thượng lệnh (?).
Ngày 30 tháng 4 đen tối hắc ám năm 1975 . Đời sống ấy phơi bày cuốn phim cay nghiệt, có cảnh tượng kém thanh lịch, bóc trần những điều quá thật, làm tan nát đời nhau. Chẳng bao giờ xóa nhòa, tàn phai trong ký ức mọi người. Tan hoang kinh khủng. Đau đớn tột độ!
“Hạnh phúc Hòa Bình” đến, vội vã chợt đi. Giật theo tấm áo đơn bạc. Lộ ra quá khứ trần trụi. Hiện tại đọa đày, tương lai đen tối mịt mù; vô cùng cay đắng!!!
"... Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn chau mặt với tang thương.
Nghìn năm gương cũ soi kim cổ,
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường."
(Bà Huyện Thanh Quan)
Trần Văn Giang (ghi lại)
Orange County, Tháng 4 năm 2023
"Để nhớ lại Tháng Tư Năm 1975." - Trần Văn Giang (ghi lại)
Nhìn lại những thời và điểm trước đó…
* Kể từ ngày 21-7-1954 - Việt Nam ký Hiệp định Genéve xé đôi lãnh thổ Việt Nam, lấy vĩ tuyến 17 và cầu Hiền Lương Bến Hải làm ranh giới, để chia lìa hai miền Bắc Việt Nam và miền Nam Việt Nam ra đôi ngả phân ly nghẹn ngào. Thì…
* Ngày 11-11-1960 – Đại tá Nguyễn Chánh Thi cầm đầu, cùng Trung tá Vương Văn Đông ở Liên đoàn Dù, đã đảo chánh nền Đệ Nhất Cộng Hoà hụt; Thì chiến tranh cốt nhục tương tàn, nồi da xáo thịt bùng nổ liên miên. Từ xưa tới nay, sự thôn tính đất đai, tranh giành quyền lực, thế lực, vinh hoa, là mạng lưới quyến rũ dẽo dai và khổng lồ. Nước càng trong thì không thể có cá. Dù lòng người không thể nào không đơn giản, trong sáng và cao cả, ấy mà du nhập vào hệ thống chính trị, sau khi bị cuốn hút vào cung cầu đó, thì, thật khó lòng ít có ai rứt ra được.
* Năm 1962 - Có 2 chiếc khu trục A1 Skyraider dội bom dinh Độc Lập, phi cơ của ông Phạm Phú Quốc bị bắn rớt trên sông Sài Gòn, tất cả bom đạn còn nguyên, nghĩa là ông ta chưa kịp thả trái nào cả.
Sau biến cố 02-11-1963 – Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu bị thảm sát. Nền Đệ II Cộng Hòa có Tổng-thống Việt Nam Cộng Hoà Nguyễn Văn Thiệu lên đài Truyền Thanh và Truyền Hình, mạnh mẽ đọc diễn văn; Trong đó có câu bất hủ:
“Đừng tin những gì Cộng-sản nói. Mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm.”
Đồng thời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu hùng hồn khẳng định tuyên bố lập trường “Bốn Không” rất chí lý:
1.- Không thừa nhận Cộng sản.
2.- Không lập chính phủ liên hiệp.
3.- Không trung lập hoá miền Nam Việt Nam.
4.- Không nhường một tấc đất cho Cộng sản.
* Ngày 8-3-1965 - Kể từ khi có đoàn Thủy quân Lục chiến Mỹ tiên khởi, đông đúc khoảng 3.500 người rầm rộ đổ bộ lên đất liền tại Đà Nẵng, Mỹ viện cớ muốn giữ an ninh “cứ địa.” Do tướng Maxwell Taylor làm đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, ông dẫn đầu một cuộc phô trương cường quốc Mỹ, để thị oai với các nước tụt hậu, chậm tiến, đang có chiến tranh. Rồi thì…
* Ngày 16-8-1965 - Chính phủ Nguyễn Khánh chủ trương thành lập Hiến Chương Vũng Tàu. Trong nước loạn xạ bởi nhiều phe phái chính trị phản đối chính quyền, đã hoạt động ráo riết. Nhưng sau đó có nhiều bất đồng. Các đảng phái, sinh viên lục đục nội bộ, nên tan đàn rẽ đám. Hội đồng Quân lực Cách mạng truất phế, cho ông Nguyễn Khánh lưu vong ra ngoại quốc làm đại sứ.
* Ngày 9-5-1969 - Hạ sĩ Henry Kissinger đi lính trong Đệ nhị Thế chiến, sau lên làm cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng thống Richard Nixon. Về sau tiến sĩ Henry Kissinger khai mạc hoà đàm Ba Lê (không có chính phủ miền Nam hay Quân lực miền Nam). Suốt thời gian hoà đàm dưới sự giám sát chặt chẽ của Nixon, ngoại trưởng Kissinger “ráo riết đi đêm” với quân Bắc Việt.
- Người dân luôn dán mắt nhìn vô ti-vi trắng đen, theo dõi công ty "Pecten Việt Nam" (là chi nhánh của hãng Shell) đã sản xuất khoảng 1.500 thùng dầu thô/ngày, trong giếng dầu mang tên Pioncer sâu 4.500 feet dưới lòng biển. Hoan hô!
Một phái đoàn Mỹ có tên "Project Concern," và phái đoàn Thanh Thương Hội Việt Nam, do ông Lê Bá Công làm hội trưởng, hướng dẫn phái đoàn săn sóc y tế cho đồng bào Thượng, tại miền Nam Việt Nam. Phái đoàn này được đồng bào kính trọng và hoan hô nồng nhiệt.
* Ngày 27-1-1973 – Trong chương 2 điều 2 tại nhiều năm hội nghị, sau đó Hiệp định Ba Lê đã ký kết đình chiến: Ngưng bắn. Ấy thế mà vào năm 1974 Việt cộng pháo đạn 81 vào trường Tiểu học Nhị Quý, Cai Lậy, Tỉnh Định Tường. Có vô số trẻ em bị chết oan thật đau đớn và vô cùng thảm thiết.
* Ngày 11-3-1975 - Mất Ban Mê Thuột. Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2 / Quân-khu 2, ra lệnh quân đội triệt thoái khỏi Pleiku – Kontum.
* Ngày 19-3-1975 – 1 Tiểu-đoàn của Trung đoàn 43 Bộ binh đóng chốt phòng ngự tại Định Quán, quanh vùng phụ cận núi Chứa Chan. Gia Rai, anh dũng đánh trả đối phương rất phi thường.
* Ngày N+5, 21-3-1975 triệt thoái cuối cùng Lực lượng Quân đoàn 2 khỏi Cao Nguyên, trên tuyến đường Liên tỉnh lộ B.
* Ngày 22-3-1975 - Tỉnh Quảng Đức thất thủ.
* Ngày 23-3-1975 – Công-binh VNCH làm xong chiếc cầu dã chiến. Lực lượng Quân đoàn 2 cuối cùng vượt sông Ba, triệt thoái về Phú Yên.
* Ngày 25-3-1975 – Các đơn vị Quân-đoàn 1 / Quân-khu 1 (Việt Nam Cộng Hoà) triệt thoái ra khỏi Huế.
* Đêm 28-3-1975 - Lực Lượng hùng hậu của Quân đoàn 1 do tướng Ngô Quang Trưởng lãnh đạo, đã triệt thoái khỏi Đà Nẵng.
* Ngày 8-4-1975 – Các phi trường Tân Sơn Nhất, Cần Thơ Biên Hoà có nhiều chiến đấu cơ F5, oanh tạc cơ A 37. Không một ai mà không nghe đồn ầm lên là: từ Lâm Đồng dọc theo rặng Trường sơn, sông La Ngà chảy từ khu Tánh Linh, qua phía nam Định Quán, Rừng Sát, chảy ra cửa biển Cần Giờ: Đang bị đe doạ trầm trọng. Người ta lại đồn máy bay oanh tạc dinh độc lập hụt hay sao đó? Bây giờ thì chuyện không nói có, chuyện có nói không. Chả ai có thể đi đâu để kiểm chứng, vì mọi ngã đường đông nghịt người, không thể chen chân. Nhưng than ôi! Đúng thế thật, Trung úy Nguyễn Thành Trung, quê ở Bến Tre, đã bay chiếc F5 cất cánh từ Biên Hoà về thả bom xuống dinh Độc Lập. Phi cơ mang bốn quả bom. Y thả hai quả bom trước, bị rơi ra ngoài sân dinh.
* Việt Nam Cộng Hoà có Sư đoàn 18 tăng cường Kỵ binh: Sư đoàn 5 Thiết giáp. Các Liên đoàn Biệt Động Quân từ Quân khu 1, chuyển về Quân khu 2 để bảo vệ Xuân Lộc, do Chuẩn tướng Lê Minh Đảo là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 18 đảm nhiệm. Trận đánh vô cùng ác liệt bắt đầu xảy ra giữa quân đội miền Nam Việt Nam, với Quân đoàn 4 và Sư đoàn 6 Chủ lực Quân khu 7 của Cộng sản Bắc Việt.
* Ngày 10-4-1975 – Hai Trung đoàn 43 và 48 (của Sư đoàn 18 Việt Nam Cộng Hoà), một Lữ đoàn Dù và Lữ đoàn 3 Kỵ binh, từ Biên Hoà ra Xuân Lộc tiếp ứng. Giao tranh dữ dội mạnh mẽ. Đường 12 bị cắt đứt là: Xuân Lộc - Biên Hoà; Xuân Lộc - Bà Rịa.
* Ngày 17-4-1975 - Mất Phan Rang.
* Ngày 18-4-1975 - Mất thị xã Phan Thiết và toàn tỉnh Bình Thuận. Thành phần chính phủ do Tổng-thống Nguyễn Văn Thiệu lãnh đạo, đã xảy ra đột biến. Mặc dù vậy tổng thống Thiệu họp báo, lên Truyền thanh, Truyền-hình đọc hiệu triệu vấn an quốc dân đồng bào. Đài phát thanh cho nhai đi nhai lại bản tin nầy suốt cả tuần.
* Ngày 19-4-1975 – Bình Tuy sống trong cơn sôi động. Giao tranh trên tuyến đường số 1, từ phía Đông và Đông Bắc Sài Gòn, tới Trà Võ, Bàu Nâu, Gò Dầu Hạ.
* Ngày 20-4-1975 – Khu Rừng Lá, cách Xuân Lộc 20km coi như mất liên lạc. Bộ Tổng Tham Mưu, Sân Bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Tổng Nha Cảnh sát, 8 quận Thủ đô Sài Gòn, 4 quận nội thành (Bình Thạnh. Phú Nhuận. Tân Bình. Gò Vấp), và 6 quận ngoại thành (Hóc Môn. Củ Chi. Thủ Đức. Bình Chánh. Nhà Bè. Duyên Hải)… Đều báo động đèn đỏ 100%.
* Bộ Giáo Dục ra lệnh đóng tất cả các trường học trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam.
* Ngày 21-4-1975 - Hằng triệu triệu người già trẻ lớn bé tại miền Nam Việt Nam im lặng bâu quanh và nhìn sững vào màn ảnh vô tuyến truyền hình. Toàn dân lắng nghe miết mãi. Khoảng nửa giờ sau vị nguyên thủ quốc gia: Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chính thức tuyên bố từ chức, để ông trở về với quân đội Việt Nam Cộng-Hoà (!?).
Ôi! Bàng hoàng sững sốt. Vì hằng triệu trai trẻ lính tráng, quân đội và dân tộc Việt Nam quyết chiến đấu, hy sinh đến giọt máu cuối cùng trên chiến trường. Trai trẻ, quân đội, toàn dân tin vào chính phủ Nguyễn Văn Thiệu mà. Từ khi chính phủ Đệ Nhất Cộng Hoà sụp đỗ, thì tất cả mọi thứ trên đời, trật tự xã hội bị đảo lộn tùng phèo.
Có các tin như:
1- Việt Nam sẽ trung lập.
2- Chính phủ Việt Nam sẽ có ba thành phần.
3- Hay miền Nam Việt Nam sẽ bị miền Bắc “giải phóng.”
Tin cứ thế lan nhanh. (Chứ chả phải như lời Phó Tổng-thống Nguyễn Cao Kỳ hô hào: “Xung phong - Bắc Tiến”).
* Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên thay thế! Thành phần nội các do cụ Trần Văn Hương đảm nhận được mấy ngày ngắn ngủi.
- Ngày 22-4-1975 – Đường quốc lộ 4 nối liền Sài Gòn - Cần Thơ. Các hướng Tây Bắc, Đông Đông Bắc, Đông Đông Nam, Tây Tây Nam đã bị cô lập với Sài Gòn.
- Đêm 24-4-1975 - Hằng triệu dân đen lầm than khốn đốn, cơ cực và khói lửa bạo tàn gây đau khổ quá sức! Dân miền Nam Việt Nam dở sống tức tưởi, dở chết không kịp nhắm mắt, không thể há miệng than Trời! Người ta lại đồn ầm lên là ông Thiệu chở theo cả mấy chục tấn vàng của quốc gia (?!) Mà làm sao cõng cho nỗi kìa?! Chuyện ấy khó tin. Không bao giờ tin nổi! Nhưng có chuyện sau đây tin là đúng ngay phóc thôi:
“Ôi! Chắc chắn là chính phủ Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh cho toàn thể nam nữ thanh niên trai trẻ, và Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà: phải ở lại giữ gìn từng pháo đài bị vây hãm, giành lại từng tấc đất quê hương ta, quyết phục vụ dân tộc và tử thủ vì dân tộc Việt Nam!”
Vì Tổng thống cũng như toàn thể thành phần nội các của chính phủ miền Nam Việt Nam, đều nghe bùi tai về sự cố vấn của tướng Lục quân Mỹ Weyand, ông ta đã gián tiếp ra lệnh cho Quân đội miền Nam Việt Nam phải tử thủ! Thì làm sao mà họ đành đoạn bỏ lại quê hương và dân tộc cho đành?! Chắc chuyện Tổng thống bỏ rơi dân tộc, đất nước, chỉ là tin đồn nhảm nhí!
Thật ra, ông Thiệu đã làm Tổng thống hai nhiệm kỳ, đã thành lập đảng Dân Chủ. Ông đã ủng hộ chương trình “Người cày có ruộng,” rầm rộ khuyến khích nông dân, củng cố lúa Thần Nông IR3 và IR8. Nhờ thế kho vựa miền Nam dư thừa lúa gạo. Việt Nam sản xuất gạo đi các nước. Sau năm 1967 do sự quậy phá của Cộng sản Bắc Việt, nên nông dân thuộc các tỉnh miền Nam, nhất là các miền Trung, Cao Nguyên, không thể cày cấy, gieo trồng nhiều. Do đó miền Nam đã bị khan hiếm lúa. Kinh tế hạn hẹp, không thể cung ứng cho cư dân miền Nam. Cộng thêm an ninh không an toàn yên ổn. Chính trị bị đe doạ, tham nhũng, bè phái, khiến kinh tế và miền Nam suy thoái trầm trọng. Bây giờ miền Nam Việt Nam phải nhập cảng gạo và “binh khí,” xin viện trợ tiền bạc vào Việt Nam. Là vậy!
Khi chung cuộc kết thúc trong bi thương thế ấy, mà ai nở phủi tay ra đi, phản bội dân tộc, lìa bỏ quê hương cẩm tú giàu đẹp? Ai cao chạy xa bay, mưu tìm cho chính mình sự sống riêng? phủi tay trong thau men nước người cho đành?! Nơi chốn xa lạ đó, ai có dịp lắng nghe tiếng nói của hiền dân vô tội gào than kêu khóc? Ai tận mắt xem đồng bào đau thương sống quằn quại trong cơn lốc chính trị? Toàn dân sẽ chết thảm dưới cơn sóng thần cuồng phong dữ dội nhất lịch sử Việt Nam nầy.
Bẩy Ngày Đen Tối Nhất lịch sử VNCH
* Thứ Tư, ngày 23-4-1975 - Đô Đốc Noel Gayler chỉ huy trưởng hạm đội Thái Bình Dương, đã lập cầu không vận Sài Gòn - Đệ Thất Hạm Đội. (Trong chương trình di tản người Mỹ và người Việt Nam ra đi), đang đậu ngoài khơi Vũng Tàu, người ta nghe và phao tin sẽ di tản khoảng vài ba trăm ngàn người Hoa Kỳ và người Việt Nam.
* Khuya Thứ Sáu, ngày 25-4-1975 – Đương kim Tổng thống Trần Văn Hương lên đài Truyền thanh Truyền hình tuyên bố:
“Gia đình ông Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, và số ít thân tín trong chính quyền đã chính thức rời Việt Nam, bay đi ngoại quốc 24-4-1975.” Hỡi Ôi!
* Thứ Bảy, ngày 26-4-1975 – Ông Khiêu Samphan dẫn một phái đoàn Trung Quốc từ Mimot Nam Vang, đi qua ngả Xa Cam. Tại đó, có một Đại tá Không quân người Pháp, và một Thiếu tá Pháp, (họ trực thuộc Nha An Ninh Tình Báo hải ngoại Pháp, “SDECE”) đưa phái đoàn Trung Quốc nầy vào ở trong toà Đại sứ Pháp ở Sài Gòn (!?)
* Vẫn ngày 26-4-1975 - Bão lửa chiến tranh xâm lược đã ùa vào các khu sau đây:
- Long Khánh từ hướng Đông-Bắc đi Sài Gòn xa khoảng 80km. Long Khánh nằm giữa hai quốc lộ: 1 và 20, 105 kinh độ đông, 11 vĩ độ bắc, ở múi giờ 17 GMT – Giáp giới mặt Đông hướng Đông Đông Nam về Sài Gòn. Muốn đi từ miền Cao Nguyên, hay từ miền Trung vào Sài Gòn xuống miền Tây, xe đều phải đi ngang qua vùng Long Khánh. Sông Ray từ phía Nam của núi Gia Ray, có đường đi qua Xuyên Mộc. Long Khánh có đỉnh núi Gia Ray cao 916 mét, là tấm bình phong che chắn thuận lợi cho toàn vùng.
- Trảng Bom, Hố Nai, Biên Hoà, Long Thành, Nước Trong, Đức Thạnh (Bà Rịa), lan qua vùng Phước Tuy. Xuyên Mộc. Đất Đỏ.
- Về hướng Tây Tây Nam - Bến Lức, Tân An, Trung Lương, Tân Hiệp, Long Định, Giao lộ 4, Cai Lậy đi An Hữu, xuống tới Lộc Giang, Vàm Cỏ Đông qua Tây Vĩnh Lộc, Mỹ Hạnh.
- Hướng Bắc thì các đoạn đường 16 Phú Lợi, Thủ Dầu Một. Tây Bắc về Đồng Dù, Hóc Môn.
* Chủ Nhật, ngày 27-4-1975 - Mất Bà Rịa, Phước Tuy, Nước Trong, Trảng Bom, Suối Đỉa, Cầu Rạch Chiếc, Rạch Cát, Cầu Bình Phước, Quán Tre lan ra xa lộ Đại Hàn.
* Vẫn ngày 27-04-1975 – Người ta bịa đặt ra: “Caritas. Usaid. Usom. Juspao. Cords. The Asia Foundation. IUS, chỉ là những thành phần cấy vào miền Nam Việt Nam do CIA trá hình. Nay họ lo đóng cửa và chuồn bay đi hết rồi!” Tất cả mọi liên lạc trong nội thành Sài Gòn với ngoại thành, đi các Tỉnh, hầu như tê liệt, trục giao thông chính dẫn đến phi trường, hải cảng, các bến xe miền Đông, miền Tây, miền Trung, hoàn toàn ứ đọng và “bế quan tắc lộ.” Chao ôi! Lúc đó thì người người tụm năm tụm ba ở các nẽo đường chính, để nghe ngóng thăm dò tin tức. Toàn là những giả thuyết, những tin đồn hoang mang.
Mọi người nhốn nháo cả lên, chèn ép nhau, xô đẩy nhau mong tìm đường chạy thoát thân, mong khỏi bị trụ lại nơi thành phố đông nghẹt người, từ các nơi dồn về Thủ đô Sài Gòn hối hả, ngột ngạt nghẹt hơi. Mọi tiếng động đều đinh tai nhức óc nổi hoài thâu đêm suốt sáng, không bao giờ ngưng. Người ta muốn điên vì đủ thứ chuyện thay đổi liên tục xảy ra từng giờ trên ti-vi, tin đã xấu càng xấu thảm xấu tệ biết bao!
* Sáng Thứ Hai, 28-4-1975 – Có một tốp phi cơ Dragonfly A37 (của miền Nam Việt Nam Cọng Hoà) do phi công Nguyễn Văn Lục và Nguyễn Thành Trung dẫn đường, đã xuất phát từ phi trường Phan Rang, bay về Sài Gòn. Nguyễn Thành Trung thả bom hai lần, lần đầu y thả ở dinh Độc lập bằng F5, y cất cánh từ phi trường Biên Hoà. Lần sau vào chiều 28/04/1975 Trung dẫn đầu 1 phi đội, 4 chiếc A37 cất cánh từ phi trường Phan Rang, bay vào thả bom ở phi trường Tân Sơn Nhất.
Nhiều tiếng nổ long trời lở đất đâu đó vang rền, khói lửa ngùn ngụt bốc cháy đỏ đen nghịt. Sân bay Tân Sơn Nhất to lớn đồ sộ sầm uất nhất miền Nam Việt Nam đến thế, có F5, hoặc A15, A37, C130. Mà chỉ còn có một số ít bom Daisy Cutters, những phi cơ dân sự thường dùng trong nội địa, phi cơ dân sự cũ từ thời Pháp để lại dùng bay ra ngoại quốc. (không kể những phi cơ quân sự hiện có).
* Ngày 28-04-1975 – Tổng thống Trần Văn Hương lên nắm chính quyền quốc gia Việt Nam được bảy ngày (7) thì tuyên bố rút lui. Theo yêu cầu của Lưỡng viện Quốc hội Việt Nam Cộng-Hoà, cụ Trần Văn Hương sửa “Hiến pháp” và “hiến dâng” chức tổng thống không dân cử cho Đại tướng Dương Văn Minh. Chả hiểu sao cụ Hương tụt xuống, cho ông Dương Văn Minh trồi lên nắm chính quyền nhanh như chớp!? Việt Nam như quả bóng tròn, khi thì đá dưới gót chân, khi đội đầu, bị đá qua đá lại rồi bị “sút” bóng lăn xuống vũng bùn. Một chính phủ sắp đến ngày diệt vong rồi hay sao, mà suy tàn thê thảm đến độ xót xa!
Lúc nầy Tổng thống Dương Văn Minh nói rất hùng hồn:
“Không bao giờ đưa miền Nam Việt Nam cho Việt cộng. Làm gì bây giờ? Chúng ta cần ngồi lại thân thiện bên nhau và chia sẻ mọi quyền lực (!?) Cần một lòng đoàn kết vì nước vì dân (!?) Thì toàn dân và toàn quân sẽ đứng vững như kiềng ba chân. Miền Nam Việt Nam sẽ không bị sụp đỗ toàn diện đâu.”
* Thứ Ba, Ngày 29-04-1975 – Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh trục xuất những người Mỹ cuối cùng ra khỏi đất nước Việt Nam. Nhơn Trạch, Thành Tuy Hạ, Cát Lái, Cầu Sông Buông, Long Bình, Biên Hoà, Phú Lợi, Lai Khê, Bến Cát, Bình Dương, Tân Uyên, Lái thiêu, Gò Vấp, Hướng Tây Bắc Đồng Dù, Củ Chi, Hướng Tây Tây Nam Hậu Nghĩa, Tân Túc, Tân Hoà, Phú Lâm… lần lượt bị chiến tranh gian ác xâm lược. Thấy mất thật rồi!
Tin tức mỗi ngày mỗi giờ một xấu hẳn đi. Cho đến ngày hãi hùng. Ngày đớn hèn bi thảm. Ngày tối đen hắc ám nhất lịch sử Việt Nam. Ngày đánh dấu trầm uất, thống hận:
Thế là trong thành phố Sài Gòn vốn dĩ ồn ào náo nhiệt, bon chen sợ hãi, càng tăng thêm nhốn nháo, xôn xao, xớn rớn hãi hùng hơn. Sài Gòn chìm trong biển tình đau thương tràn ngập mịt mùng. Sài Gòn như rắn mất đầu, người người xớn rớn ồn ào như núi lở, như động đất, như triều cường sóng thần vùi dập. Sài Gòn đã mất đi vẽ hào nhoáng thanh lịch sang trọng xa hoa của hòn ngọc viễn đông xưa. Thành phố giờ đây ồn ào náo nhiệt hỗn loạn, bụi bặm và rác rưởi ụ từng đống to tướng. Sài Gòn càng hổn loạn, hoang mang lo sợ bùng lên dữ dội.
Nhất là những gia đình giàu sang quyền quý, ở Sài Gòn và cư dân gốc Trung Hoa đang sinh sống ở Chợ Lớn hãi hùng huyên náo loạn cả lên. Thuở xa xưa, người Hoa có quốc tịch Anh, được người Pháp (đang cai trị nước Việt ta lúc bấy giờ), cho phép người Hoa từ Singapore nhập cư vào Việt Nam. Họ giàu xụ! Có tiền rừng bạc bể, nên độc chiếm thị trường kinh tế, thương mại, sầm uất ở một giang sơn Chợ Lớn!
Hết rồi vẻ sạch sẽ thanh cao rộng rãi trên những phố Catina, đại lộ sang trọng Thống Nhất, con đường Lê Văn Duyệt. Trần Hưng Đạo. Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ, vân vân… thậm chí cả con đường Duy Tân "cây dài bóng mát" thuở nào, nay cũng có từng tốp mười tốp hai ba mươi người tụ tập, dọc theo con đường nên thơ nầy, tới sau lưng nhà thờ Đức Bà. Họ lo lắng, bồn chồn xôn xao, hốc hác, băn khoăn đứng ngồi không yên, kể từ khi phi trường Tân Sơn Nhất bị pháo kích. Sài Gòn nóng như một hoả lò. Càng ghê rợn hơn, tin từ đài phát thanh Sài Gòn loan báo kể từ giờ phút nầy: Thiết quân luật 24/24. Tình hình thủ đô Sài Gòn vắng lặng như tờ, không giống một thành phố chết thì là gì!?
* Thứ Tư đen tối, ngày 30 tháng 4 năm 1975.
- 8 giờ sáng ngày 30-4-1975 - Sáng sớm tinh mơ, Tổng thống Dương Văn Minh lên Truyền thanh Truyền hình, ông ra lệnh cho các tuyến phòng thủ của Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ Phủ Tổng thống không được nổ súng.
- 9 giờ sáng ngày 30-4-1975 - Tổng thống Dương Văn Minh đọc diễn văn trên đài Truyền thanh: “Yêu cầu Toà Đại sứ Mỹ và văn phòng tùy viên DAO Hoa Kỳ, phải rời khỏi Việt Nam ngay lập tức!”
- 10 giờ ngày 30-4-1975: Tổng-thống Dương Văn Minh leo lên làm Tổng thống được ba ngày! (3), ông liền “mở cửa khẩu” kêu gọi Quân lực Việt Nam Cộng Hoà:
- “Ở đâu, hãy giữ nguyên vị trí ở đó.”
- “Ngưng chiến. Chờ bàn giao chính quyền miền Nam Việt Nam: cho lực lượng mặt trận giải phóng miền Nam vào chiếm.”
- “Chuẩn bị giao nạp vũ khí cho đối phương.”
Dinh
Độc Lập trước kia theo bản vẽ của kiến trúc sư Hermite, là dinh của
Thống Đốc Pháp Charles Le Myre De Vilers rất uy quyền, xây cất năm 1875.
Và nhà văn Jules Boissiere đã nói:
- “Mounument don’t s’honoreraient avec raison les plus fíeres villes du monde” (Toà nhà ấy mà những thành phố kiêu hãnh nhất trên trái đất, sẽ lấy làm tự hào, thật là rất xác đáng). Lừng danh là Sài Gòn thành Hòn Ngọc Viễn Đông từ đó.
Lúc trước, vào tháng 2 năm 1962, hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc đã dội bom làm cháy hư hại 1 góc của Dinh Độc Lập. TổngThống Ngô Đình Diệm cho xây lại dinh Độc Lập. Gia đình Ngô Tổng Thống phải dời sang Dinh Gia Long, chờ kiến thiết lại. Bản vẽ Dinh Độc Lập do đồ án của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ (đoạt giải Khôi Nguyên La Mã) đảm nhiệm và do Công binh VNCH xây dựng. Công trình đã hoàn tất tốt đẹp.
Tiền đình dinh Độc Lập có quảng trường Pigneau De Béhaine, đại lộ rộng thênh thang rợp bóng cây. Cạnh Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn kiến trúc theo lối Roman và Gothic thế kỷ XII có tượng Đức Bà ngự ở trước mặt tiền của nhà thờ, bên ngoài công viên Hoà Bình làm bằng đá hoa trắc.
Thuở còn Tây cai trị nước ta, con đường có tên là Norodom chạy từ Dinh Độc Lập suốt tới khu Thảo Cầm Viên. Trong đó có Viện Bảo Tàng, tên gọi là Blanchard de la Bross, do Pháp xây dựng năm 1929. Ấy thế mà… Dinh Độc Lập, vương cung Đức Bà và con đường Norodom độc đáo nầy, nay do tướng Việt cộng Trần Văn Trà cầm đầu mặt trận cách mạng lâm thời 75 tại Sài Gòn, cùng đoàn xe molotova rú ầm ì chạy đến cổng dinh cổng dinh Độc Lập lúc 11 giờ sáng. Ôi thôi rồi còn gì!
* Ngày 30-4-1975 – Chao ôi! Sụp đổ toàn diện cả một chế độ. Bàng hoàng cả một dân tộc Việt Nam, chiến tranh hai miền Nam Bắc đưa con người bải hoải lết tới đường cùng cuối bờ vực sâu.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 – Thật hắc ám. Khi 15 giờ chiều, Trịnh Công Sơn hát lui hát tới bài “Nối Vòng Tay Lớn,” không có nhạc đệm trên đài phát thanh Sài Gòn. Không những là ngày uất hận “nối vòng tang lớn,” mà còn là ngày co giật từng cơn run kinh phong nhăn nhúm rúm ró teo tóp lại.
Quân Bắc Việt được sự hổ trợ tối đa của Nga và Tàu cộng cung cấp đầy đủ đạn dược, súng ống và xe tăng. Trong khi miền Nam Việt Nam bị Mỹ hứa lèo hứa cuội, rồi trở mặt phản bội, lãnh đạm bỏ rơi. Mỹ từ chối hết mọi thứ, kể cả chính phủ miền Nam chỉ xin chi viện 300 triệu đồng. Cũng không! Toàn Quân miền Nam thiếu thốn đủ mọi thứ. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phải tự anh hùng oai dũng kiên cường chiến đấu, quyết liệt chống trả đến viên đạn cuối cùng, trong sự cô độc, vô cùng đắng cay chua xót và tuyệt vọng dường bao!!! Những Người Lính dũng cảm ấy chưa hề buông súng bỏ cuộc. Họ không bao giờ phản bội dân tộc và cương quyết ở lại giữ gìn quê hương. Cho đến một ngày thứ Tư: 30-04-1975 họ phải cúi đầu bật khóc; vì buộc lòng phải tuân theo thượng lệnh (?).
Ngày 30 tháng 4 đen tối hắc ám năm 1975 . Đời sống ấy phơi bày cuốn phim cay nghiệt, có cảnh tượng kém thanh lịch, bóc trần những điều quá thật, làm tan nát đời nhau. Chẳng bao giờ xóa nhòa, tàn phai trong ký ức mọi người. Tan hoang kinh khủng. Đau đớn tột độ!
“Hạnh phúc Hòa Bình” đến, vội vã chợt đi. Giật theo tấm áo đơn bạc. Lộ ra quá khứ trần trụi. Hiện tại đọa đày, tương lai đen tối mịt mù; vô cùng cay đắng!!!
"... Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn chau mặt với tang thương.
Nghìn năm gương cũ soi kim cổ,
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường."
(Bà Huyện Thanh Quan)
Trần Văn Giang (ghi lại)
Orange County, Tháng 4 năm 2023