Kinh Đời
Đêm qua em mơ gặp…
Khi viết hay nói, để tăng sức thuyết phục cho một vấn đề.Người ta thường dẫn lời của các chính khách, danh nhân.Chẳng hạn ông Hồ, ông Diệm hay Albert Einstein…đã nói thế này, thế nọ.Tại các nước tự do thì dân chúng rất tự tin bầy tỏ, bảo vệ quan điểm riêng của mình.Nên họ ít trích dẫn lời người khác làm vũ khí khi tranh luận, có chăng thường là các câu trong Kinh Thánh.Đa số giới trẻ Phương Tây không tôn thờ các chính trị gia. Chính trị là con đĩ, lúc thế này, lúc thế khác. Thần tượng của họ thường là các ngôi sao ca nhạc hay thể thao. Đám này thì ít triết lý dạy đời, thậm chí còn văng tục, chửi bậy , nên chả có cơ may được trích dẫn .
Khi biết tỉnh Sơn La định bỏ ra 1400 tỷ để xây tượng đài Hồ Chí Minh. Giáo sư Ngô Bảo Châu đã cho rằng như thế là thần kinh và khốn nạn. Câu nói đó được hàng chục nghìn lần nhắc lại . Có lẽ người ta cho rằng ảnh hưởng của GS Châu rất lớn. Ông đã giật cái giải toán to vật Fields , nghe nói chỉ kém vài lạng là nặng bằng giải Nobel. Thực ra một câu nói như thế có thể dễ dàng phọt ra từ mồm của một anh xe ôm. Nhưng ở cái miệng ấy, chả ai để ý. Phải dựa vào ý người khác dễ trình bày quan điểm của mình là căn bệnh sùng bái cá nhân, lãnh tụ một cách thái quá. Ở miền Bắc VN thì cái bóng của ông Hồ đã bao trùm lấy tất cả. Hệ quả của tuyên truyền định hướng nhằm ngu dân từ lúc trẻ thơ. Năm 1969, nhạc sĩ Xuân Giao sáng tác bài hát cho thiếu nhi “ Em mơ gặp bác Hồ “, mà đến bây giờ người ta vẫn dạy trẻ con hát. Những năm đói kém và chiến tranh, tôi tin rằng hàng triệu đứa trẻ không thể có một giấc mơ …kinh dị như thế. Chúng mơ được ăn kem, ăn kẹo, mặc quần áo mới.Còn dám trẻ trâu nhà nghèo như tôi thì mơ câu được cá chép, đi mót luá lấy trộm được một bó to của Hợp tác xã. Năm 1985, nhà thơ Trần Mạnh Hảo sáng tác bài thơ “ Giấc mơ “
Bố ơi !
Đêm qua con nằm mơ thấy mình được ăn thịt !
– Con ơi !
Bằng tuổi con bố mặc quần thủng đít
Nhiều khi bố mơ thấy mình được ăn một bữa cơm no !
Bốn mươi năm đi qua
Từ giấc mơ đến giấc mơ
Từ miếng cơm đến miếng thịt
Từ cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh kia
Vớ vẩn thay bố con ta
Sao toàn mơ những giấc mơ tầm thường tội nghiệp
Ngủ đi sẽ hết đói thôi
Để con mơ những giấc mơ đẹp
Về ngày mai ca hát đại đồng…
Ngủ đi thằng bé còi xương
Văn chương của bố đồng lương của trời
À ơi khát vọng con tôi
Bao nhiêu người
ngã xuống rồi
Còn mơ ?
Với tôi thì những năm 1979, đời sinh viên đói rách, rét, Đêm thức giấc vì dạ giầy biểu tình. Chỉ nghe thấy trong phòng tập thể giường tầng tiếng chóp chép nhai. Bẩy thằng con trai ở tuổi cấn đang mơ ăn. Bỗng ụych,một thằng lăn từ giường xuống đất. Đèn bật sáng, nó đi khom, quần đùi phiá trước đội lên, ướt sũng. Tao nằm mơ, nó làu bàu giải thích. Mơ gì, nhặt được tiền à.? Tôi hỏi.
Không, mơ gặp bứơ…à …Bác. Nó lúng túng phân bua …Eo ôi…khiếp. Tôi kêu lên. Nhưng mà..thích. Nó nói thế.
Nguồn Facebook Van Man
http://baotreonline.com/dem-qua-em-mo-gap/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Đêm qua em mơ gặp…
Khi viết hay nói, để tăng sức thuyết phục cho một vấn đề.Người ta thường dẫn lời của các chính khách, danh nhân.Chẳng hạn ông Hồ, ông Diệm hay Albert Einstein…đã nói thế này, thế nọ.Tại các nước tự do thì dân chúng rất tự tin bầy tỏ, bảo vệ quan điểm riêng của mình.Nên họ ít trích dẫn lời người khác làm vũ khí khi tranh luận, có chăng thường là các câu trong Kinh Thánh.Đa số giới trẻ Phương Tây không tôn thờ các chính trị gia. Chính trị là con đĩ, lúc thế này, lúc thế khác. Thần tượng của họ thường là các ngôi sao ca nhạc hay thể thao. Đám này thì ít triết lý dạy đời, thậm chí còn văng tục, chửi bậy , nên chả có cơ may được trích dẫn .
Khi biết tỉnh Sơn La định bỏ ra 1400 tỷ để xây tượng đài Hồ Chí Minh. Giáo sư Ngô Bảo Châu đã cho rằng như thế là thần kinh và khốn nạn. Câu nói đó được hàng chục nghìn lần nhắc lại . Có lẽ người ta cho rằng ảnh hưởng của GS Châu rất lớn. Ông đã giật cái giải toán to vật Fields , nghe nói chỉ kém vài lạng là nặng bằng giải Nobel. Thực ra một câu nói như thế có thể dễ dàng phọt ra từ mồm của một anh xe ôm. Nhưng ở cái miệng ấy, chả ai để ý. Phải dựa vào ý người khác dễ trình bày quan điểm của mình là căn bệnh sùng bái cá nhân, lãnh tụ một cách thái quá. Ở miền Bắc VN thì cái bóng của ông Hồ đã bao trùm lấy tất cả. Hệ quả của tuyên truyền định hướng nhằm ngu dân từ lúc trẻ thơ. Năm 1969, nhạc sĩ Xuân Giao sáng tác bài hát cho thiếu nhi “ Em mơ gặp bác Hồ “, mà đến bây giờ người ta vẫn dạy trẻ con hát. Những năm đói kém và chiến tranh, tôi tin rằng hàng triệu đứa trẻ không thể có một giấc mơ …kinh dị như thế. Chúng mơ được ăn kem, ăn kẹo, mặc quần áo mới.Còn dám trẻ trâu nhà nghèo như tôi thì mơ câu được cá chép, đi mót luá lấy trộm được một bó to của Hợp tác xã. Năm 1985, nhà thơ Trần Mạnh Hảo sáng tác bài thơ “ Giấc mơ “
Bố ơi !
Đêm qua con nằm mơ thấy mình được ăn thịt !
– Con ơi !
Bằng tuổi con bố mặc quần thủng đít
Nhiều khi bố mơ thấy mình được ăn một bữa cơm no !
Bốn mươi năm đi qua
Từ giấc mơ đến giấc mơ
Từ miếng cơm đến miếng thịt
Từ cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh kia
Vớ vẩn thay bố con ta
Sao toàn mơ những giấc mơ tầm thường tội nghiệp
Ngủ đi sẽ hết đói thôi
Để con mơ những giấc mơ đẹp
Về ngày mai ca hát đại đồng…
Ngủ đi thằng bé còi xương
Văn chương của bố đồng lương của trời
À ơi khát vọng con tôi
Bao nhiêu người
ngã xuống rồi
Còn mơ ?
Với tôi thì những năm 1979, đời sinh viên đói rách, rét, Đêm thức giấc vì dạ giầy biểu tình. Chỉ nghe thấy trong phòng tập thể giường tầng tiếng chóp chép nhai. Bẩy thằng con trai ở tuổi cấn đang mơ ăn. Bỗng ụych,một thằng lăn từ giường xuống đất. Đèn bật sáng, nó đi khom, quần đùi phiá trước đội lên, ướt sũng. Tao nằm mơ, nó làu bàu giải thích. Mơ gì, nhặt được tiền à.? Tôi hỏi.
Không, mơ gặp bứơ…à …Bác. Nó lúng túng phân bua …Eo ôi…khiếp. Tôi kêu lên. Nhưng mà..thích. Nó nói thế.
Nguồn Facebook Van Man
http://baotreonline.com/dem-qua-em-mo-gap/