Di Sản Hồ Chí Minh
Đến Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi mà còn bị kiểm duyệt
Những ai am hiểu âm nhạc đều biết ca khúc Ly rượu mừng do nhạc sĩ Phạm Đình Chương (còn có tên là Hoài Bắc — tức nhớ đất bắc) sáng tác từ những năm đầu thập niên 1950. Ông là người Hà Nội (thứ thiệt) thuộc một gia đình có truyền thống nhạc. Em gái ông chính là ca sĩ Thái Thanh và Thái Hằng. Thái Hằng là phu nhân của Nhạc sĩ Phạm Duy. Những ai thuộc thế hệ tôi đều biết câu chuyện buồn trong gia đình Hoài Bắc, vì vợ ông là ca sĩ Khánh Ngọc có dan díu với Phạm Duy. Sau này, hai vợ chồng Khánh Ngọc – Hoài Bắc chia tay, và cuộc chia tay đó để lại cho đời những ca khúc rất ray rứt như Đêm cuối cùng, Thuở ban đầu, Người đi qua đời tôi, Nửa hồn thương đau.
Quay lại bài Ly rượu mừng, chẳng ai biết tại sao nó bị cấm. Ca từ trong bài này chúc mọi thành phần xã hội, có thứ bậc đàng hoàng, và những lời chúc rất hợp. Nhưng nghe kĩ lại thì thấy ông có viết những câu như
Chúc non sông hoà bình, hoà bình
Ngày máu xương thôi tuôn rơi
Ngày ấy quê hương yên vui
đợi anh về trong chén tình đầy vơi
Nhấc cao ly này
Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do
Nước non thanh bình
Muôn người hạnh phúc chan hoà
À, rất có thể câu “chúc ngày mai sáng trời tự do” làm cho mấy người kiểm duyệt thấy nhột chăng? Thật ra, dù họ có cho phép hay không thì ca khúc này vẫn được công chúng, nam và bắc, ca lên vào những dịp Tết. Thế mới biết giữa người kiểm duyệt giáo điều và công chúng có một khoảng cách lớn về tâm tình dân tộc và ước nguyện.
Trong thời gian ở trong nước tôi phát hiện nhiều ca khúc xuân khác cũng chưa được “cho phép”. Nhớ một hôm tiệc cuối năm, các bạn tôi yêu cầu tôi góp vui một bài karaoke, tôi chọn bài “Mùa xuân trên cao” của Trầm Tử Thiêng, nhưng chẳng ai biết, và anh chàng chọn bài lắc đầu nói bài này chưa được cho phép! Thế là tôi có lí do trốn, khỏi phải ca hát.
Phải nói là chế độ kiểm duyệt văn hoá ở VN rất Mao-ít và kinh khủng. Chẳng những kiểm duyệt văn nghệ miền Nam trước 1975, mà họ còn kiểm duyệt luôn cả Nguyễn Trãi. Ông Nguyễn Minh Cần, một cựu quan chức Hà Nội, cho biết tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi bị mấy người kiểm duyệt như sau:
“Hồi những năm 60-70 thế kỷ trước, Trường Chinh và Tố Hữu lúc đó phụ trách về tuyên huấn, văn hóa, giáo dục… Các ông ấy cho rằng trong nguyên bản tờ Bình Ngô Đại Cáo ở đoạn cuối, trước chữ ‘Than ôi !’ có một câu mà các ông cho là duy tâm, mê tín quá là câu ‘Thế là nhờ trời đất, tổ tông khôn thiêng che chở, giúp đỡ cho nước ta vậy’ (bản dịch của Trần Trọng Kim), thế là các ông quyết định bỏ đi, mà mập mờ cho ba chấm vào trước câu sau. Thế là những sách có in Bình Ngô Đại Cáo trong thời đó đều bỏ câu đó đi, có khi họ quên để cả ba chấm nữa.”
Đến Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi mà còn bị kiểm duyệt thì tác phẩm của nước ngoài bị cắt xén và sửa đổi là chuyện có thể xảy ra. Gần đây hơn, chúng ta đã từng biết vụ kiểm duyệt bản dịch cuốn sách “The Spy Who Loved Us” (Tên gián điệp thương chúng ta) của Thomas A. Bass viết về Phạm Xuân Ẩn. Câu chuyện đằng sau vụ này rất ư sống động, và nó cho chúng ta một bài học là nếu muốn đọc sách nước ngoài thì nên dùng nguyên bản, đừng có dại dột dùng bản dịch của những dịch giả mà uy tín học thuật chưa được khẳng định.
Một bài học khác là khi cần tham khảo những sáng tác của các tác giả xưa (ví dụ như các tác giả ở miền Nam trước 1975) thì nên tìm bản gốc, chứ dựa vào bản mới xuất bản sau này thì có khi bị lầm và đánh tráo. Một nền học thuật chẳng biết tôn trọng sự thật là một nền học thuật thối nát (corrupted). Những người tiếp tay làm cho nền học thuật đó trở nên thối nát cần phải bị lên án. Nguyễn Văn Tuấn
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Đến Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi mà còn bị kiểm duyệt
Những ai am hiểu âm nhạc đều biết ca khúc Ly rượu mừng do nhạc sĩ Phạm Đình Chương (còn có tên là Hoài Bắc — tức nhớ đất bắc) sáng tác từ những năm đầu thập niên 1950. Ông là người Hà Nội (thứ thiệt) thuộc một gia đình có truyền thống nhạc. Em gái ông chính là ca sĩ Thái Thanh và Thái Hằng. Thái Hằng là phu nhân của Nhạc sĩ Phạm Duy. Những ai thuộc thế hệ tôi đều biết câu chuyện buồn trong gia đình Hoài Bắc, vì vợ ông là ca sĩ Khánh Ngọc có dan díu với Phạm Duy. Sau này, hai vợ chồng Khánh Ngọc – Hoài Bắc chia tay, và cuộc chia tay đó để lại cho đời những ca khúc rất ray rứt như Đêm cuối cùng, Thuở ban đầu, Người đi qua đời tôi, Nửa hồn thương đau.
Quay lại bài Ly rượu mừng, chẳng ai biết tại sao nó bị cấm. Ca từ trong bài này chúc mọi thành phần xã hội, có thứ bậc đàng hoàng, và những lời chúc rất hợp. Nhưng nghe kĩ lại thì thấy ông có viết những câu như
Chúc non sông hoà bình, hoà bình
Ngày máu xương thôi tuôn rơi
Ngày ấy quê hương yên vui
đợi anh về trong chén tình đầy vơi
Nhấc cao ly này
Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do
Nước non thanh bình
Muôn người hạnh phúc chan hoà
À, rất có thể câu “chúc ngày mai sáng trời tự do” làm cho mấy người kiểm duyệt thấy nhột chăng? Thật ra, dù họ có cho phép hay không thì ca khúc này vẫn được công chúng, nam và bắc, ca lên vào những dịp Tết. Thế mới biết giữa người kiểm duyệt giáo điều và công chúng có một khoảng cách lớn về tâm tình dân tộc và ước nguyện.
Trong thời gian ở trong nước tôi phát hiện nhiều ca khúc xuân khác cũng chưa được “cho phép”. Nhớ một hôm tiệc cuối năm, các bạn tôi yêu cầu tôi góp vui một bài karaoke, tôi chọn bài “Mùa xuân trên cao” của Trầm Tử Thiêng, nhưng chẳng ai biết, và anh chàng chọn bài lắc đầu nói bài này chưa được cho phép! Thế là tôi có lí do trốn, khỏi phải ca hát.
Phải nói là chế độ kiểm duyệt văn hoá ở VN rất Mao-ít và kinh khủng. Chẳng những kiểm duyệt văn nghệ miền Nam trước 1975, mà họ còn kiểm duyệt luôn cả Nguyễn Trãi. Ông Nguyễn Minh Cần, một cựu quan chức Hà Nội, cho biết tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi bị mấy người kiểm duyệt như sau:
“Hồi những năm 60-70 thế kỷ trước, Trường Chinh và Tố Hữu lúc đó phụ trách về tuyên huấn, văn hóa, giáo dục… Các ông ấy cho rằng trong nguyên bản tờ Bình Ngô Đại Cáo ở đoạn cuối, trước chữ ‘Than ôi !’ có một câu mà các ông cho là duy tâm, mê tín quá là câu ‘Thế là nhờ trời đất, tổ tông khôn thiêng che chở, giúp đỡ cho nước ta vậy’ (bản dịch của Trần Trọng Kim), thế là các ông quyết định bỏ đi, mà mập mờ cho ba chấm vào trước câu sau. Thế là những sách có in Bình Ngô Đại Cáo trong thời đó đều bỏ câu đó đi, có khi họ quên để cả ba chấm nữa.”
Đến Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi mà còn bị kiểm duyệt thì tác phẩm của nước ngoài bị cắt xén và sửa đổi là chuyện có thể xảy ra. Gần đây hơn, chúng ta đã từng biết vụ kiểm duyệt bản dịch cuốn sách “The Spy Who Loved Us” (Tên gián điệp thương chúng ta) của Thomas A. Bass viết về Phạm Xuân Ẩn. Câu chuyện đằng sau vụ này rất ư sống động, và nó cho chúng ta một bài học là nếu muốn đọc sách nước ngoài thì nên dùng nguyên bản, đừng có dại dột dùng bản dịch của những dịch giả mà uy tín học thuật chưa được khẳng định.
Một bài học khác là khi cần tham khảo những sáng tác của các tác giả xưa (ví dụ như các tác giả ở miền Nam trước 1975) thì nên tìm bản gốc, chứ dựa vào bản mới xuất bản sau này thì có khi bị lầm và đánh tráo. Một nền học thuật chẳng biết tôn trọng sự thật là một nền học thuật thối nát (corrupted). Những người tiếp tay làm cho nền học thuật đó trở nên thối nát cần phải bị lên án. Nguyễn Văn Tuấn