Di Sản Hồ Chí Minh
Đèn Cù 'giải ảo Hồ Chí Minh'
Cuốn sách 'Đèn cù' xuất bản ở hải ngoại của tác giả Trần Đĩnh đã 'lột mặt' của chế độ và nhiều huyền thoại cách mạng của Đảng Cộng sản ở Việt Nam theo nhà báo Bùi Tín từ Paris.
Trong khi đó, một sử gia trong nước, Vũ Quang Hiển, nói với BBC rằng cuốn sách 'có hư cấu, xuyên tạc'.
Trao đổi với BBC hôm 20/9/2014, cựu Đại tá cộng sản, nguyên Phó Tổng biên tập Báo Nhân dân, Bùi Tín, cho rằng cuốn sách của Trần Đĩnh có tác động như một 'quả bom' đánh vào những gì mà chính quyền lâu nay muốn 'che đậy, giấu diếm'.
Ông Bùi Tín nói: "Lột mặt, hay lật mặt cũng như thế, tức là những anh hùng hảo hớn ghi tên đường phố, thì rõ ràng người ta phải đánh giá lại, bởi vì cả một chế độ đánh giá những giá trị sai, cho nên bây giờ phải đánh giá lại tất cả những giá trị của từng người một bằng những nhận thức của mỗi người.
"Mỗi người có một cái đầu, có những suy nghĩ của mình, làm sao cho mỗi người có một suy tư độc lập, không bị ảnh hưởng.
"Do đó mà cuốn sách là quả bom, nổ từ những nhân vật cao nhất. Nói thẳng ra là tác phẩm của Trần Đĩnh cũng như cuốn hồi ký trăng trối của Trần Đức Thảo (Trần Đức Thảo - Những Lời Trăn Trối) là đụng đến ông Hồ Chí Minh."
Theo nhà báo Bùi Tín, tuy tác giả viết một cách 'nhẹ nhàng', sự 'đụng chạm' vào các huyền thoại, thần tượng cách mạng của Đảng lại không phải là 'nhẹ'.
Ông Bùi Tín là nhân vật bất đồng chính kiến đã nhiều năm tị nạn chính trị ở Pháp và nay là một nhà vận động cho dân chủ và nhân quyền của Việt Nam ở hải ngoại
Ông Bùi Tín bình luận tiếp: "Ông viết một cách nhẹ nhàng, nhưng đụng mạnh lắm, có thể nói là cái phi thần thánh hóa, cái giải ảo, giải một lầm lẫn cực lớn, bởi vì người ta vẫn đề ra là 'Học tập đạo đức của ông Hồ Chí Minh', thế nhưng cuốn sách này, nói không nhiều lắm, nhưng chi tiết rõ đến như thế.
"Tức là ông Hồ Chí Minh cũng chuyên đóng kịch thôi. Ông Hồ Chí Minh nói không thể cải cách ruộng đất bắn chết người phụ nữ đầu tiên được, và đối với phụ nữ không thể đánh ngay cả bằng một nhánh hoa, thế mà chính ông bịt râu, ông dự cuộc đấu đó để mà đem bắn bà Nguyễn Thị Năm."
Theo cựu Phó Tổng Biên tập Báo Nhân dân, bài 'Địa chủ ác ghê' được cố lãnh tụ của Đảng ký tên là CB, mà theo ông Tín: "lúc bấy giờ ở báo Nhân Dân, tất cả những bài nào đề chữ "CB" là "Của Bác", là coi như thiêng liêng, là phải in ngay ở trang một, ở ngay dưới măng-séc, không được sai một dấu chấm, dấu phẩy nào".
Nhà báo Bùi Tín nói: "Và ai cũng biết đấy là của bác, tức là của ông Hồ Chí Minh. Ông ấy viết bài 'Địa chủ ác ghê' kể tội bà Nguyễn Thị Năm một cách kinh khủng đến mức như thế và đưa ra bắn chết.
"Mà chính ông lại đi xem, đi dự cuộc đó, thế mà ông còn nói đạo đức là ông sẽ hứa với ông Hoàng Quốc Việt là sẽ can thiệp với cố vấn Trung Quốc để không thể bắn bà Năm được."
'Không ai phát hành'
Trong một trao đổi gần đây với BBC, tác giả cuốn 'Đèn Cù - Truyện tôi' giải thích thêm với BBC vì sao cuốn sách đã phải xuất bản ở nước ngoài.
Ông Trần Đĩnh chia sẻ: "Tôi muốn nói rõ một điểm: tôi gửi in ở ngoài vì ở trong nước không ai in và phát hành cho tôi, không phải tại vì sách có nhiều bí mật. Hai lý do khác nhau."
Về khả năng cuốn sách có thể được chấp nhận cho xuất bản ở Việt Nam hay không, nhà báo Bùi Tín nhận định: "Hiện nay thì chắc chắn họ không dám xuất bản rồi. Quyển sách của Trần Đĩnh và cuốn sách mới nhất của nhà triết học Trần Đức Thảo cũng thế, cuốn Hồi ký Trăng trối, là không thể xuất bản ở trong nước.
"Bởi vì nó đụng chạm ghê quá, bởi vì chế độ ở trong nước dị ứng với sự thật. Họ rất sợ sự thật. Cho nên những cuốn sách nói lên sự thật, tất cả là sự thật nguyên vẹn như thế thì họ không thể chịu được.
"Đây là quả bom rất mạnh nổ vào tất cả những lừa dối, những cái che dấu đấy, cho nên tôi thấy cuốn sách của Trần Đĩnh cũng như cuốn sách của Trần Đức Thảo là hai của quý của tự do, của những ngòi bút tự do, của những người có lương tâm trong sáng."
Theo ông Bùi Tín, điểm đáng quý ở Trần Đĩnh là sau gần như cả đời phải làm phận 'viết thuê', viết 'theo lệnh của trên' nhưng vẫn giữ nguyên trong lòng được 'sự thật' để cống hiến trong cuốn "Đèn Cù".
'Xuyên tạc'
Hiện ở trong nước, báo chí và truyền thông chính thức chưa có bình luận, đánh giá chính thức về cuốn sách, thế nhưng trong một trao đổi với BBC, một sử gia chuyên về Lịch sử Đảng của Đại học Quốc gia Hà Nội nêu nhận xét:
"Tôi có đọc qua cuốn sách..., nhưng tôi không hào hứng, vì nhiều chỗ viết thô tục quá, không ra báo, không ra văn, cũng không ra lịch sử. Có cái gì đó bất mãn. Nhiều chỗ viết theo cái nghe được đâu đó, như kiểu vô tuyến truyền mồn, thông tấn xã vỉa hè; có hư cấu, xuyên tạc, bịa đặt", Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển nhận xét.
"Về khoa học thì không thể chấp nhận nhiều chỗ, ví dụ việc lập Đảng Cộng sản Việt Nam là do Quốc tế Cộng sản chỉ đạo. Hoàn toàn không phải, vì Quốc tế Cộng sản chỉ đạo thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, chứ không chỉ đạo thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; đây là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau.
"Năm 1943 Quốc tế Cộng sản giải thể rồi, làm sao mà đến năm 1950 hay 1953 còn lãnh đạo cách mạng Việt Nam?"
'Mặt tối, mặt sáng'
Hôm thứ Bảy, khi được hỏi liệu cuốn sách có nên đề cập tới những điều được cho là chi tiết đời tư của một số nhân vật, quan chức, cựu quan chức, lãnh đạo các cấp trong Đảng hay không, nhất là khi nhiều người trong số đó đã qua đời nên không thể có điều kiện tự bảo vệ hay biện minh, ông Bùi Tín nói:
"Tôi thấy rằng, những người lãnh đạo đối với quốc gia, thì không có gì có thể được coi là riêng tư được nữa hết. Tất nhiên có một nguyên lý là đời tư của người công dân thì không nên đụng đến. Tư là tư, công là công.
"Nhưng cũng có một quy luật nữa là gì: là những người lãnh đạo cao nhất, người ta có quyền đòi hỏi những người đó phải gương mẫu, cả trong cuộc sống chung, cuộc sống công và cuộc sống tư."
Còn khi được hỏi liệu cuốn sách, có bị 'phiến diện', 'thiên kiến' chỉ nghiêng về 'góc tối', 'u ám' khi nói về chế độ, các lãnh tụ và nhiều cán bộ cốt cán, lãnh đạo của Đảng, nhà nước ở các cấp hay không, cựu Phó Tổng biên tập Báo nhân dân nêu quan điểm:
"Tôi nghĩ rằng có nhiều cuốn sách, nhiều tác giả, mỗi tác giả có quyền tự mình đề cập đến cái mức nào, ví dụ như Trần Đĩnh, ông có nói rõ ông có những tôn trọng, quý hóa đối với ông Hồ Chí Minh cơ mà, ông cũng có cái coi ông Trường Chinh là bậc thầy cơ mà, chứ có phải là cách viết một chiều đâu.
"Tất nhiên ông có quyền đưa ra những chi tiết tiêu cực, những mặt tối, nhưng mà ông cũng đưa ra những mặt sáng đấy chứ, và ông cho rằng ông đã viết những mặt sáng đã đủ rồi, bởi vì chính Trần Đĩnh là người đã viết lên cuốn Tiểu sử chính thức của ông Hồ Chí Minh.
"Chính ông là người đã viết ra và ông Hồ Chí Minh chữa lại, được in, coi như tài liệu chính thức về cuộc đời, tiểu sử chính thức, được dịch ra hơn mười thứ tiếng," cựu Đại tá Bùi Tín nói với BBC.
BBCBàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Đèn Cù 'giải ảo Hồ Chí Minh'
Cuốn sách 'Đèn cù' xuất bản ở hải ngoại của tác giả Trần Đĩnh đã 'lột mặt' của chế độ và nhiều huyền thoại cách mạng của Đảng Cộng sản ở Việt Nam theo nhà báo Bùi Tín từ Paris.
Trong khi đó, một sử gia trong nước, Vũ Quang Hiển, nói với BBC rằng cuốn sách 'có hư cấu, xuyên tạc'.
Trao đổi với BBC hôm 20/9/2014, cựu Đại tá cộng sản, nguyên Phó Tổng biên tập Báo Nhân dân, Bùi Tín, cho rằng cuốn sách của Trần Đĩnh có tác động như một 'quả bom' đánh vào những gì mà chính quyền lâu nay muốn 'che đậy, giấu diếm'.
Ông Bùi Tín nói: "Lột mặt, hay lật mặt cũng như thế, tức là những anh hùng hảo hớn ghi tên đường phố, thì rõ ràng người ta phải đánh giá lại, bởi vì cả một chế độ đánh giá những giá trị sai, cho nên bây giờ phải đánh giá lại tất cả những giá trị của từng người một bằng những nhận thức của mỗi người.
"Mỗi người có một cái đầu, có những suy nghĩ của mình, làm sao cho mỗi người có một suy tư độc lập, không bị ảnh hưởng.
"Do đó mà cuốn sách là quả bom, nổ từ những nhân vật cao nhất. Nói thẳng ra là tác phẩm của Trần Đĩnh cũng như cuốn hồi ký trăng trối của Trần Đức Thảo (Trần Đức Thảo - Những Lời Trăn Trối) là đụng đến ông Hồ Chí Minh."
Theo nhà báo Bùi Tín, tuy tác giả viết một cách 'nhẹ nhàng', sự 'đụng chạm' vào các huyền thoại, thần tượng cách mạng của Đảng lại không phải là 'nhẹ'.
Ông Bùi Tín là nhân vật bất đồng chính kiến đã nhiều năm tị nạn chính trị ở Pháp và nay là một nhà vận động cho dân chủ và nhân quyền của Việt Nam ở hải ngoại
Ông Bùi Tín bình luận tiếp: "Ông viết một cách nhẹ nhàng, nhưng đụng mạnh lắm, có thể nói là cái phi thần thánh hóa, cái giải ảo, giải một lầm lẫn cực lớn, bởi vì người ta vẫn đề ra là 'Học tập đạo đức của ông Hồ Chí Minh', thế nhưng cuốn sách này, nói không nhiều lắm, nhưng chi tiết rõ đến như thế.
"Tức là ông Hồ Chí Minh cũng chuyên đóng kịch thôi. Ông Hồ Chí Minh nói không thể cải cách ruộng đất bắn chết người phụ nữ đầu tiên được, và đối với phụ nữ không thể đánh ngay cả bằng một nhánh hoa, thế mà chính ông bịt râu, ông dự cuộc đấu đó để mà đem bắn bà Nguyễn Thị Năm."
Theo cựu Phó Tổng Biên tập Báo Nhân dân, bài 'Địa chủ ác ghê' được cố lãnh tụ của Đảng ký tên là CB, mà theo ông Tín: "lúc bấy giờ ở báo Nhân Dân, tất cả những bài nào đề chữ "CB" là "Của Bác", là coi như thiêng liêng, là phải in ngay ở trang một, ở ngay dưới măng-séc, không được sai một dấu chấm, dấu phẩy nào".
Nhà báo Bùi Tín nói: "Và ai cũng biết đấy là của bác, tức là của ông Hồ Chí Minh. Ông ấy viết bài 'Địa chủ ác ghê' kể tội bà Nguyễn Thị Năm một cách kinh khủng đến mức như thế và đưa ra bắn chết.
"Mà chính ông lại đi xem, đi dự cuộc đó, thế mà ông còn nói đạo đức là ông sẽ hứa với ông Hoàng Quốc Việt là sẽ can thiệp với cố vấn Trung Quốc để không thể bắn bà Năm được."
'Không ai phát hành'
Trong một trao đổi gần đây với BBC, tác giả cuốn 'Đèn Cù - Truyện tôi' giải thích thêm với BBC vì sao cuốn sách đã phải xuất bản ở nước ngoài.
Ông Trần Đĩnh chia sẻ: "Tôi muốn nói rõ một điểm: tôi gửi in ở ngoài vì ở trong nước không ai in và phát hành cho tôi, không phải tại vì sách có nhiều bí mật. Hai lý do khác nhau."
Về khả năng cuốn sách có thể được chấp nhận cho xuất bản ở Việt Nam hay không, nhà báo Bùi Tín nhận định: "Hiện nay thì chắc chắn họ không dám xuất bản rồi. Quyển sách của Trần Đĩnh và cuốn sách mới nhất của nhà triết học Trần Đức Thảo cũng thế, cuốn Hồi ký Trăng trối, là không thể xuất bản ở trong nước.
"Bởi vì nó đụng chạm ghê quá, bởi vì chế độ ở trong nước dị ứng với sự thật. Họ rất sợ sự thật. Cho nên những cuốn sách nói lên sự thật, tất cả là sự thật nguyên vẹn như thế thì họ không thể chịu được.
"Đây là quả bom rất mạnh nổ vào tất cả những lừa dối, những cái che dấu đấy, cho nên tôi thấy cuốn sách của Trần Đĩnh cũng như cuốn sách của Trần Đức Thảo là hai của quý của tự do, của những ngòi bút tự do, của những người có lương tâm trong sáng."
Theo ông Bùi Tín, điểm đáng quý ở Trần Đĩnh là sau gần như cả đời phải làm phận 'viết thuê', viết 'theo lệnh của trên' nhưng vẫn giữ nguyên trong lòng được 'sự thật' để cống hiến trong cuốn "Đèn Cù".
'Xuyên tạc'
Hiện ở trong nước, báo chí và truyền thông chính thức chưa có bình luận, đánh giá chính thức về cuốn sách, thế nhưng trong một trao đổi với BBC, một sử gia chuyên về Lịch sử Đảng của Đại học Quốc gia Hà Nội nêu nhận xét:
"Tôi có đọc qua cuốn sách..., nhưng tôi không hào hứng, vì nhiều chỗ viết thô tục quá, không ra báo, không ra văn, cũng không ra lịch sử. Có cái gì đó bất mãn. Nhiều chỗ viết theo cái nghe được đâu đó, như kiểu vô tuyến truyền mồn, thông tấn xã vỉa hè; có hư cấu, xuyên tạc, bịa đặt", Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển nhận xét.
"Về khoa học thì không thể chấp nhận nhiều chỗ, ví dụ việc lập Đảng Cộng sản Việt Nam là do Quốc tế Cộng sản chỉ đạo. Hoàn toàn không phải, vì Quốc tế Cộng sản chỉ đạo thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, chứ không chỉ đạo thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; đây là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau.
"Năm 1943 Quốc tế Cộng sản giải thể rồi, làm sao mà đến năm 1950 hay 1953 còn lãnh đạo cách mạng Việt Nam?"
'Mặt tối, mặt sáng'
Hôm thứ Bảy, khi được hỏi liệu cuốn sách có nên đề cập tới những điều được cho là chi tiết đời tư của một số nhân vật, quan chức, cựu quan chức, lãnh đạo các cấp trong Đảng hay không, nhất là khi nhiều người trong số đó đã qua đời nên không thể có điều kiện tự bảo vệ hay biện minh, ông Bùi Tín nói:
"Tôi thấy rằng, những người lãnh đạo đối với quốc gia, thì không có gì có thể được coi là riêng tư được nữa hết. Tất nhiên có một nguyên lý là đời tư của người công dân thì không nên đụng đến. Tư là tư, công là công.
"Nhưng cũng có một quy luật nữa là gì: là những người lãnh đạo cao nhất, người ta có quyền đòi hỏi những người đó phải gương mẫu, cả trong cuộc sống chung, cuộc sống công và cuộc sống tư."
Còn khi được hỏi liệu cuốn sách, có bị 'phiến diện', 'thiên kiến' chỉ nghiêng về 'góc tối', 'u ám' khi nói về chế độ, các lãnh tụ và nhiều cán bộ cốt cán, lãnh đạo của Đảng, nhà nước ở các cấp hay không, cựu Phó Tổng biên tập Báo nhân dân nêu quan điểm:
"Tôi nghĩ rằng có nhiều cuốn sách, nhiều tác giả, mỗi tác giả có quyền tự mình đề cập đến cái mức nào, ví dụ như Trần Đĩnh, ông có nói rõ ông có những tôn trọng, quý hóa đối với ông Hồ Chí Minh cơ mà, ông cũng có cái coi ông Trường Chinh là bậc thầy cơ mà, chứ có phải là cách viết một chiều đâu.
"Tất nhiên ông có quyền đưa ra những chi tiết tiêu cực, những mặt tối, nhưng mà ông cũng đưa ra những mặt sáng đấy chứ, và ông cho rằng ông đã viết những mặt sáng đã đủ rồi, bởi vì chính Trần Đĩnh là người đã viết lên cuốn Tiểu sử chính thức của ông Hồ Chí Minh.
"Chính ông là người đã viết ra và ông Hồ Chí Minh chữa lại, được in, coi như tài liệu chính thức về cuộc đời, tiểu sử chính thức, được dịch ra hơn mười thứ tiếng," cựu Đại tá Bùi Tín nói với BBC.
BBC