Sức khỏe và đời sống
Depression- Trầm cảm là bệnh thật hay bệnh giả
Một vụ tự tử. Và nguyên nhân của cái chết (ít ai muốn mình sẽ rơi vào) lại là một căn bệnh ít người nghĩ đến nó. Một căn bệnh lặng lẽ nhưng dai dẳng, khó chữa dứt. Một sát thủ thầm lặng: Depression.
Nguyễn Thơ Sinh
Cái chết người nghệ sĩ điện ảnh tài hoa của Hoa Kỳ Robin Williams gần đây đang gây xôn xao trong dư luận. Từ những tờ báo lá cải nhanh nhẩu phanh phui, bươi móc cho đến những outlet thông tin uy tín, hệ thống truyền thông Hoa Kỳ và thế giới nói chung liên tục tràn ngập tin và vài về Robin Williams tự vẫn. Công chúng bày tỏ sự thương tiếc một tài năng. Cả người thân lẫn sơ của với Robin Williams khi nói về sự ra đi của ông, họ nghĩ ngay đến một mất mát lớn. Robin Williams, một con người dễ thương và chân thành ấy đã chọn cho mình một cái chết. Một vụ tự tử. Và nguyên nhân của cái chết (ít ai muốn mình sẽ rơi vào) lại là một căn bệnh ít người nghĩ đến nó. Một căn bệnh lặng lẽ nhưng dai dẳng, khó chữa dứt. Một sát thủ thầm lặng: Depression.
Depression trong tiếng Anh có nghĩa là trầm cảm. Từ điển y học của trang mạng www.thefreedictionary.com định nghĩa depression là: A mental state of altered mood characterized by feelings of sadness, despair, and discouragement. Như vậy trầm cảm là một trạng thái cảm xúc (xuất hiện một cách bất thường) với đặc tính dễ nhận thấy nhất: Đó là cảm giác buồn chán, tuyệt vọng, và người bệnh sẽ mất hết ý chí trong sinh hoạt vốn luôn luôn có trong những lúc bình thường.
Rất nhiều căn bệnh với những triệu chứng nhìn thấy rất rõ. Nhưng với bệnh trầm cảm thì khác. Nó vắng mặt những triệu chứng cụ thể như lên cơn sốt, đau nhức, sưng, viêm, xuất huyết, hoặc không có những chỉ số xét nghiệm máu nhằm xem coi có những rối loạn sức khỏe bất thường nào xảy ra. Triệu chứng của nó mập mờ. Gần như ai cũng có. Chán nản. Buồn. Mất hứng thú. Thối chí. Không thiết tha với cuộc sống. Những cảm xúc tâm trạng này thử hỏi ai không có! Nên thường chỉ có người mắc bệnh trầm cảm mới biết nó khủng khiếp và đáng sợ như thế nào. Còn với người không hề (hoặc chưa bị trầm cảm lần nào) làm sao họ hiểu rõ được. Vì thế ngộ nhận do thiếu kiến thức về depression khiến người ngoài cuộc không thể hiểu hết rõ chân tướng quái đản của gã sát thủ depression đáng sợ này. Không ít người còn tỏ ra hoài nghi nó là bệnh thật hay bệnh giả nữa.
Robin Williams từng nói: I used to think the worst thing in life was to end up alone. It’s not. The worst thing in life is to end up with people that make you feel all alone. – Thật tệ hại khi ta rơi vào cảnh cô độc. Nhưng càng tệ hại hơn khi ta phải sống với người khiến mình cô độc nhiều hơn. Ở đây những từ chính (keyword) như “worst thing”, “end up alone”, và “feel all alone” cho thấy khá rõ những dấu hiệu của trầm cảm. Đó là cảm giác cô độc. Là trạng thái cô đơn lặng lẽ. Nói khác đi depression chính là cảm giác lẻ loi, cô đơn. Sự liên hệ với thế giới, với người chung quanh bị cắt đứt. Ý nghĩa cuộc sống không còn nữa. Cộng thêm những ảnh hưởng tác động mệt mỏi của depression càng khiến người mắc bệnh depression có lý do để buông xuôi cuộc sống. Kết quả là họ sẽ nghĩ tới cái chết.
Theo trang mạng uy tín về thông tin y học phổ quát webmd (www.webmd.com) có tới 90% người chết vì tự tử khi mắc bệnh trầm cảm lâm sàng (clinical depression) hoặc những rối loạn tâm lý (mental disorder). Tỷ lệ người tự tử cao hơn khi họ vừa mắc bệnh depression, cộng thêm với những hình thức nghiện ngập khác, như nghiện rượu hoặc sử dụng ma túy chẳng hạn.
Còn theo healthline (www.healthline.com) cứ 10 người Hoa Kỳ sẽ có 1 người mắc bệnh trầm cảm. Với người Việt mình, con số thống kê tỷ lệ phần trăm người mắc phải căn bệnh này không có. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng do người Việt có tinh thần kỷ luật bản thân cao, ý chí mạnh mẽ, sống nghiêm khắc theo truyền thống Khổng, Lão nên rất ít ai bộc lộ nhược điểm của căn bệnh trầm cảm. Vì vậy người Việt thường kín đáo hơn, không lộ những triệu chứng depression cho ai biết. Chỉ âm thầm ôm kín. Phải chăng người Tây phương nhìn vào trầm cảm như một căn bệnh lâm sàng. Còn với người Châu Á thì depression không phải là bệnh. Mà là thiếu kỷ luật, thiếu cứng rắn. Thành ra nếu ai đó cảm thấy trầm cảm thường ráng chịu, không chịu nói ra.
Tại sao có bệnh depression? Theo webmd, những lý do dẫn đến bệnh trầm cảm thường là:
– Bị ngược đãi hồi nhỏ (child abuse) như bị lạm dụng tình dục, bạo hành, hoặc thiếu thốn tình cảm nặng nề, lớn lên sẽ dễ bị trầm cảm hơn
– Do uống một số loại thuốc (medication) nên khi uống thuốc ta cần hiểu rõ những tác dụng phụ của thuốc xem coi có phải là nguyên do của trầm cảm
– Xung đột (conflict) trong gia đình hoặc trong các mối quan hệ cá nhân
– Tang chế (death or a loss) khi người thân yêu ra đi, để lại niềm thương tiếc, đau buồn
– Yếu tố di truyền (genetic) xảy ra với cá nhân trong gia đình đã từng có bệnh án trầm cảm
– Những biến cố lớn (major events) như mất việc, ly dị, sắp sửa kết hôn, trên bờ vực phá sản, kiện tụng lao lý, làm ăn thua lỗ, thất tình… sẽ là những sự kiện có thể dẫn đến trầm cảm
– Những rắc rối cá nhân (personal problems) trong các mối quan hệ, làm ăn, xã giao…
– Mắc bệnh nan y (serious illnesses) khi cơ hội chữa dứt không còn hoặc rất thấp, chẳng hạn ung thư thời kỳ cuối, thường dẫn đến trạng thái depression
– Do nghiện ngập (substance abuse) như rượu hoặc ma túy. Có tới 30% người nghiện ngập sẽ mắc depression
Còn theo healthline những điều kiện sau đây có thể góp phần gây ra hiện tượng depression:
– Mất ngủ (sleep deprivation) vì ngủ quá ít, thiếu ngủ, hoặc mắc phải những chứng bệnh khó ngủ
– Béo phì (obesity) vì khi cơ thể quá nặng nề, một phần rất lớn năng lượng sử dụng trong các sinh hoạt hàng ngày đã bị tiêu hao; nên người béo phì mệt mỏi thường xuyên hơn
– Bị đột qụy (stroke) sau biến cố hiểm nghèo này, người bệnh thường mất đi khả năng lạc quan với tình trạng sức khỏe của mình
– Trình độ văn hóa thấp (lack of education) có thể dẫn tới khó khăn trong cuộc sống do phải đối diện với nhiều sức ép và thiếu kỹ năng sống lành mạnh, healthy…
– Không có bảo hiểm y tế (less access to medical insurance) nên không được điều trị những bệnh tật khác (trong đó có cả bệnh depression)
Ngoài ra do căng thẳng (stress) quá lâu, quá nhiều, dồn lại trở thành quá tải (distress) khiến người bệnh mệt mỏi, chán sống. Có ý kiến khác cho rằng vì não người mắc depression không sản xuất đủ hai hoạt chất serotonin và dopamine nên tâm trạng tâm lý luôn bị ức chế bởi khả năng hưng phấn bị mất. Hoặc khi cơ thể không sản xuất đủ, hoặc mất khả năng cân bằng các hormone cũng sẽ dẫn tới hiện tượng depression.
Càng ngày chẩn đoán căn bệnh depression có xu hướng tăng nhiều hơn. Theo healthline. số người chẩn đoán depression tăng 20% mỗi năm. Có người nghĩ rằng môi trường sống văn minh hiện đại đã xô đẩy con người vào những cái bẫy trầm cảm rất khó phát hiện. Đời sống hiện đại khiến cơ hội tiếp xúc với các cá nhân khác mất dần đi. Con người càng lúc càng có ít thời gian với nhau hơn. Mọi thứ đều liên hệ tới máy móc. Smart phone. Laptop. Internet. Instagram. Facebook. Ipad. Texting… Thời buổi thông tin hầu như đang biến ngân- hàng- thời- gian (time bank) của chúng ta liên tục bị thâm hụt. Càng lúc càng nghiêm trọng hơn. That means more stress! Kinh tế khó khăn hơn. Người ta bớt lạc quan hơn với tương lai. Cuối cùng là những con đường dẫn tới depression ngày càng rộng mở…
Depression là một căn bệnh có thật. Nó hiện diện và tồn tại, tuy có phần khó nhận diện. Lên mạng gõ từ depression bạn sẽ thấy vô số những đường link và website về căn bệnh này. Có điều với người Việt chúng ta nó còn xa lạ vì ít ai mắc phải nên không quan tâm lắm! Dù trong cộng đồng người Việt thỉnh thoảng cũng có nghe một vụ tự tử vì thất tình, vì vỡ nợ, vì sắp rơi vào cảnh tù tội; hoặc nghe nói tới xuống tóc qui y vì chán nản.
Nay đến Hoa Kỳ, lâu lâu cứ thấy buồn buồn. (Mà lại là) nỗi buồn không có lý do. Thấy chán nản. Thấy không còn hứng thú. Thấy mệt mỏi. Thấy cuộc đời bỗng dưng trở thành vô nghĩa. Ăn không ngon. Ngủ dật dờ. Sáng thức giấc cảm thấy mệt mỏi. Sợ mặt trời mọc. Hăng hái thuở nào không còn nữa. Mà đâu phải vì tài chánh lủng củng. Việc làm đang tiến triển tốt. Nhà trả xong. Xe trả xong. Chồng vợ con cái nhìn vô ai cũng khen. Vậy mà cuối cùng lại…
Robin Williams là một ngôi sao của Hollywood. Tiếng tăm lừng lẫy, nhà lớn, xe đẹp, công thành, danh toại; là người của công chúng. Vậy mà chán đời, chán sống, cuối cùng là tư tưởng đầu hàng, từ giã cuộc chơi, bước ra khỏi cuộc đời vô nghĩa vì quá mệt mỏi bằng cách quyên sinh.
Depression không từ Robin Williams cũng có nghĩa nó có thể xảy ra với bất cứ ai. Theo save.org hàng năm có khoảng 30.000 người Mỹ tự tử. Trong đó phần nhiều là cảm thấy không còn lối thoát. Thấy cuộc sống này trở nên vô nghĩa. Bế tắc. Nếu cảm thấy mình có những triệu chứng trầm cảm, thấy mệt mỏi trường kỳ, thấy tình trạng chán nản kéo dài quá lâu, ta cần đi khám bác sĩ để có những biện pháp can thiệp trước khi mọi cái trở thành quá muộn…
Nguyễn Thơ Sinh
TVQ chuyển
Nguyễn Thơ Sinh
Cái chết người nghệ sĩ điện ảnh tài hoa của Hoa Kỳ Robin Williams gần đây đang gây xôn xao trong dư luận. Từ những tờ báo lá cải nhanh nhẩu phanh phui, bươi móc cho đến những outlet thông tin uy tín, hệ thống truyền thông Hoa Kỳ và thế giới nói chung liên tục tràn ngập tin và vài về Robin Williams tự vẫn. Công chúng bày tỏ sự thương tiếc một tài năng. Cả người thân lẫn sơ của với Robin Williams khi nói về sự ra đi của ông, họ nghĩ ngay đến một mất mát lớn. Robin Williams, một con người dễ thương và chân thành ấy đã chọn cho mình một cái chết. Một vụ tự tử. Và nguyên nhân của cái chết (ít ai muốn mình sẽ rơi vào) lại là một căn bệnh ít người nghĩ đến nó. Một căn bệnh lặng lẽ nhưng dai dẳng, khó chữa dứt. Một sát thủ thầm lặng: Depression.
Depression trong tiếng Anh có nghĩa là trầm cảm. Từ điển y học của trang mạng www.thefreedictionary.com định nghĩa depression là: A mental state of altered mood characterized by feelings of sadness, despair, and discouragement. Như vậy trầm cảm là một trạng thái cảm xúc (xuất hiện một cách bất thường) với đặc tính dễ nhận thấy nhất: Đó là cảm giác buồn chán, tuyệt vọng, và người bệnh sẽ mất hết ý chí trong sinh hoạt vốn luôn luôn có trong những lúc bình thường.
Rất nhiều căn bệnh với những triệu chứng nhìn thấy rất rõ. Nhưng với bệnh trầm cảm thì khác. Nó vắng mặt những triệu chứng cụ thể như lên cơn sốt, đau nhức, sưng, viêm, xuất huyết, hoặc không có những chỉ số xét nghiệm máu nhằm xem coi có những rối loạn sức khỏe bất thường nào xảy ra. Triệu chứng của nó mập mờ. Gần như ai cũng có. Chán nản. Buồn. Mất hứng thú. Thối chí. Không thiết tha với cuộc sống. Những cảm xúc tâm trạng này thử hỏi ai không có! Nên thường chỉ có người mắc bệnh trầm cảm mới biết nó khủng khiếp và đáng sợ như thế nào. Còn với người không hề (hoặc chưa bị trầm cảm lần nào) làm sao họ hiểu rõ được. Vì thế ngộ nhận do thiếu kiến thức về depression khiến người ngoài cuộc không thể hiểu hết rõ chân tướng quái đản của gã sát thủ depression đáng sợ này. Không ít người còn tỏ ra hoài nghi nó là bệnh thật hay bệnh giả nữa.
Robin Williams từng nói: I used to think the worst thing in life was to end up alone. It’s not. The worst thing in life is to end up with people that make you feel all alone. – Thật tệ hại khi ta rơi vào cảnh cô độc. Nhưng càng tệ hại hơn khi ta phải sống với người khiến mình cô độc nhiều hơn. Ở đây những từ chính (keyword) như “worst thing”, “end up alone”, và “feel all alone” cho thấy khá rõ những dấu hiệu của trầm cảm. Đó là cảm giác cô độc. Là trạng thái cô đơn lặng lẽ. Nói khác đi depression chính là cảm giác lẻ loi, cô đơn. Sự liên hệ với thế giới, với người chung quanh bị cắt đứt. Ý nghĩa cuộc sống không còn nữa. Cộng thêm những ảnh hưởng tác động mệt mỏi của depression càng khiến người mắc bệnh depression có lý do để buông xuôi cuộc sống. Kết quả là họ sẽ nghĩ tới cái chết.
Theo trang mạng uy tín về thông tin y học phổ quát webmd (www.webmd.com) có tới 90% người chết vì tự tử khi mắc bệnh trầm cảm lâm sàng (clinical depression) hoặc những rối loạn tâm lý (mental disorder). Tỷ lệ người tự tử cao hơn khi họ vừa mắc bệnh depression, cộng thêm với những hình thức nghiện ngập khác, như nghiện rượu hoặc sử dụng ma túy chẳng hạn.
Còn theo healthline (www.healthline.com) cứ 10 người Hoa Kỳ sẽ có 1 người mắc bệnh trầm cảm. Với người Việt mình, con số thống kê tỷ lệ phần trăm người mắc phải căn bệnh này không có. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng do người Việt có tinh thần kỷ luật bản thân cao, ý chí mạnh mẽ, sống nghiêm khắc theo truyền thống Khổng, Lão nên rất ít ai bộc lộ nhược điểm của căn bệnh trầm cảm. Vì vậy người Việt thường kín đáo hơn, không lộ những triệu chứng depression cho ai biết. Chỉ âm thầm ôm kín. Phải chăng người Tây phương nhìn vào trầm cảm như một căn bệnh lâm sàng. Còn với người Châu Á thì depression không phải là bệnh. Mà là thiếu kỷ luật, thiếu cứng rắn. Thành ra nếu ai đó cảm thấy trầm cảm thường ráng chịu, không chịu nói ra.
Tại sao có bệnh depression? Theo webmd, những lý do dẫn đến bệnh trầm cảm thường là:
– Bị ngược đãi hồi nhỏ (child abuse) như bị lạm dụng tình dục, bạo hành, hoặc thiếu thốn tình cảm nặng nề, lớn lên sẽ dễ bị trầm cảm hơn
– Do uống một số loại thuốc (medication) nên khi uống thuốc ta cần hiểu rõ những tác dụng phụ của thuốc xem coi có phải là nguyên do của trầm cảm
– Xung đột (conflict) trong gia đình hoặc trong các mối quan hệ cá nhân
– Tang chế (death or a loss) khi người thân yêu ra đi, để lại niềm thương tiếc, đau buồn
– Yếu tố di truyền (genetic) xảy ra với cá nhân trong gia đình đã từng có bệnh án trầm cảm
– Những biến cố lớn (major events) như mất việc, ly dị, sắp sửa kết hôn, trên bờ vực phá sản, kiện tụng lao lý, làm ăn thua lỗ, thất tình… sẽ là những sự kiện có thể dẫn đến trầm cảm
– Những rắc rối cá nhân (personal problems) trong các mối quan hệ, làm ăn, xã giao…
– Mắc bệnh nan y (serious illnesses) khi cơ hội chữa dứt không còn hoặc rất thấp, chẳng hạn ung thư thời kỳ cuối, thường dẫn đến trạng thái depression
– Do nghiện ngập (substance abuse) như rượu hoặc ma túy. Có tới 30% người nghiện ngập sẽ mắc depression
Còn theo healthline những điều kiện sau đây có thể góp phần gây ra hiện tượng depression:
– Mất ngủ (sleep deprivation) vì ngủ quá ít, thiếu ngủ, hoặc mắc phải những chứng bệnh khó ngủ
– Béo phì (obesity) vì khi cơ thể quá nặng nề, một phần rất lớn năng lượng sử dụng trong các sinh hoạt hàng ngày đã bị tiêu hao; nên người béo phì mệt mỏi thường xuyên hơn
– Bị đột qụy (stroke) sau biến cố hiểm nghèo này, người bệnh thường mất đi khả năng lạc quan với tình trạng sức khỏe của mình
– Trình độ văn hóa thấp (lack of education) có thể dẫn tới khó khăn trong cuộc sống do phải đối diện với nhiều sức ép và thiếu kỹ năng sống lành mạnh, healthy…
– Không có bảo hiểm y tế (less access to medical insurance) nên không được điều trị những bệnh tật khác (trong đó có cả bệnh depression)
Ngoài ra do căng thẳng (stress) quá lâu, quá nhiều, dồn lại trở thành quá tải (distress) khiến người bệnh mệt mỏi, chán sống. Có ý kiến khác cho rằng vì não người mắc depression không sản xuất đủ hai hoạt chất serotonin và dopamine nên tâm trạng tâm lý luôn bị ức chế bởi khả năng hưng phấn bị mất. Hoặc khi cơ thể không sản xuất đủ, hoặc mất khả năng cân bằng các hormone cũng sẽ dẫn tới hiện tượng depression.
Càng ngày chẩn đoán căn bệnh depression có xu hướng tăng nhiều hơn. Theo healthline. số người chẩn đoán depression tăng 20% mỗi năm. Có người nghĩ rằng môi trường sống văn minh hiện đại đã xô đẩy con người vào những cái bẫy trầm cảm rất khó phát hiện. Đời sống hiện đại khiến cơ hội tiếp xúc với các cá nhân khác mất dần đi. Con người càng lúc càng có ít thời gian với nhau hơn. Mọi thứ đều liên hệ tới máy móc. Smart phone. Laptop. Internet. Instagram. Facebook. Ipad. Texting… Thời buổi thông tin hầu như đang biến ngân- hàng- thời- gian (time bank) của chúng ta liên tục bị thâm hụt. Càng lúc càng nghiêm trọng hơn. That means more stress! Kinh tế khó khăn hơn. Người ta bớt lạc quan hơn với tương lai. Cuối cùng là những con đường dẫn tới depression ngày càng rộng mở…
Depression là một căn bệnh có thật. Nó hiện diện và tồn tại, tuy có phần khó nhận diện. Lên mạng gõ từ depression bạn sẽ thấy vô số những đường link và website về căn bệnh này. Có điều với người Việt chúng ta nó còn xa lạ vì ít ai mắc phải nên không quan tâm lắm! Dù trong cộng đồng người Việt thỉnh thoảng cũng có nghe một vụ tự tử vì thất tình, vì vỡ nợ, vì sắp rơi vào cảnh tù tội; hoặc nghe nói tới xuống tóc qui y vì chán nản.
Nay đến Hoa Kỳ, lâu lâu cứ thấy buồn buồn. (Mà lại là) nỗi buồn không có lý do. Thấy chán nản. Thấy không còn hứng thú. Thấy mệt mỏi. Thấy cuộc đời bỗng dưng trở thành vô nghĩa. Ăn không ngon. Ngủ dật dờ. Sáng thức giấc cảm thấy mệt mỏi. Sợ mặt trời mọc. Hăng hái thuở nào không còn nữa. Mà đâu phải vì tài chánh lủng củng. Việc làm đang tiến triển tốt. Nhà trả xong. Xe trả xong. Chồng vợ con cái nhìn vô ai cũng khen. Vậy mà cuối cùng lại…
Robin Williams là một ngôi sao của Hollywood. Tiếng tăm lừng lẫy, nhà lớn, xe đẹp, công thành, danh toại; là người của công chúng. Vậy mà chán đời, chán sống, cuối cùng là tư tưởng đầu hàng, từ giã cuộc chơi, bước ra khỏi cuộc đời vô nghĩa vì quá mệt mỏi bằng cách quyên sinh.
Depression không từ Robin Williams cũng có nghĩa nó có thể xảy ra với bất cứ ai. Theo save.org hàng năm có khoảng 30.000 người Mỹ tự tử. Trong đó phần nhiều là cảm thấy không còn lối thoát. Thấy cuộc sống này trở nên vô nghĩa. Bế tắc. Nếu cảm thấy mình có những triệu chứng trầm cảm, thấy mệt mỏi trường kỳ, thấy tình trạng chán nản kéo dài quá lâu, ta cần đi khám bác sĩ để có những biện pháp can thiệp trước khi mọi cái trở thành quá muộn…
Nguyễn Thơ Sinh
TVQ chuyển
Depression- Trầm cảm là bệnh thật hay bệnh giả
Một vụ tự tử. Và nguyên nhân của cái chết (ít ai muốn mình sẽ rơi vào) lại là một căn bệnh ít người nghĩ đến nó. Một căn bệnh lặng lẽ nhưng dai dẳng, khó chữa dứt. Một sát thủ thầm lặng: Depression.
Nguyễn Thơ Sinh
Cái chết người nghệ sĩ điện ảnh tài hoa của Hoa Kỳ Robin Williams gần đây đang gây xôn xao trong dư luận. Từ những tờ báo lá cải nhanh nhẩu phanh phui, bươi móc cho đến những outlet thông tin uy tín, hệ thống truyền thông Hoa Kỳ và thế giới nói chung liên tục tràn ngập tin và vài về Robin Williams tự vẫn. Công chúng bày tỏ sự thương tiếc một tài năng. Cả người thân lẫn sơ của với Robin Williams khi nói về sự ra đi của ông, họ nghĩ ngay đến một mất mát lớn. Robin Williams, một con người dễ thương và chân thành ấy đã chọn cho mình một cái chết. Một vụ tự tử. Và nguyên nhân của cái chết (ít ai muốn mình sẽ rơi vào) lại là một căn bệnh ít người nghĩ đến nó. Một căn bệnh lặng lẽ nhưng dai dẳng, khó chữa dứt. Một sát thủ thầm lặng: Depression.
Depression trong tiếng Anh có nghĩa là trầm cảm. Từ điển y học của trang mạng www.thefreedictionary.com định nghĩa depression là: A mental state of altered mood characterized by feelings of sadness, despair, and discouragement. Như vậy trầm cảm là một trạng thái cảm xúc (xuất hiện một cách bất thường) với đặc tính dễ nhận thấy nhất: Đó là cảm giác buồn chán, tuyệt vọng, và người bệnh sẽ mất hết ý chí trong sinh hoạt vốn luôn luôn có trong những lúc bình thường.
Rất nhiều căn bệnh với những triệu chứng nhìn thấy rất rõ. Nhưng với bệnh trầm cảm thì khác. Nó vắng mặt những triệu chứng cụ thể như lên cơn sốt, đau nhức, sưng, viêm, xuất huyết, hoặc không có những chỉ số xét nghiệm máu nhằm xem coi có những rối loạn sức khỏe bất thường nào xảy ra. Triệu chứng của nó mập mờ. Gần như ai cũng có. Chán nản. Buồn. Mất hứng thú. Thối chí. Không thiết tha với cuộc sống. Những cảm xúc tâm trạng này thử hỏi ai không có! Nên thường chỉ có người mắc bệnh trầm cảm mới biết nó khủng khiếp và đáng sợ như thế nào. Còn với người không hề (hoặc chưa bị trầm cảm lần nào) làm sao họ hiểu rõ được. Vì thế ngộ nhận do thiếu kiến thức về depression khiến người ngoài cuộc không thể hiểu hết rõ chân tướng quái đản của gã sát thủ depression đáng sợ này. Không ít người còn tỏ ra hoài nghi nó là bệnh thật hay bệnh giả nữa.
Robin Williams từng nói: I used to think the worst thing in life was to end up alone. It’s not. The worst thing in life is to end up with people that make you feel all alone. – Thật tệ hại khi ta rơi vào cảnh cô độc. Nhưng càng tệ hại hơn khi ta phải sống với người khiến mình cô độc nhiều hơn. Ở đây những từ chính (keyword) như “worst thing”, “end up alone”, và “feel all alone” cho thấy khá rõ những dấu hiệu của trầm cảm. Đó là cảm giác cô độc. Là trạng thái cô đơn lặng lẽ. Nói khác đi depression chính là cảm giác lẻ loi, cô đơn. Sự liên hệ với thế giới, với người chung quanh bị cắt đứt. Ý nghĩa cuộc sống không còn nữa. Cộng thêm những ảnh hưởng tác động mệt mỏi của depression càng khiến người mắc bệnh depression có lý do để buông xuôi cuộc sống. Kết quả là họ sẽ nghĩ tới cái chết.
Theo trang mạng uy tín về thông tin y học phổ quát webmd (www.webmd.com) có tới 90% người chết vì tự tử khi mắc bệnh trầm cảm lâm sàng (clinical depression) hoặc những rối loạn tâm lý (mental disorder). Tỷ lệ người tự tử cao hơn khi họ vừa mắc bệnh depression, cộng thêm với những hình thức nghiện ngập khác, như nghiện rượu hoặc sử dụng ma túy chẳng hạn.
Còn theo healthline (www.healthline.com) cứ 10 người Hoa Kỳ sẽ có 1 người mắc bệnh trầm cảm. Với người Việt mình, con số thống kê tỷ lệ phần trăm người mắc phải căn bệnh này không có. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng do người Việt có tinh thần kỷ luật bản thân cao, ý chí mạnh mẽ, sống nghiêm khắc theo truyền thống Khổng, Lão nên rất ít ai bộc lộ nhược điểm của căn bệnh trầm cảm. Vì vậy người Việt thường kín đáo hơn, không lộ những triệu chứng depression cho ai biết. Chỉ âm thầm ôm kín. Phải chăng người Tây phương nhìn vào trầm cảm như một căn bệnh lâm sàng. Còn với người Châu Á thì depression không phải là bệnh. Mà là thiếu kỷ luật, thiếu cứng rắn. Thành ra nếu ai đó cảm thấy trầm cảm thường ráng chịu, không chịu nói ra.
Tại sao có bệnh depression? Theo webmd, những lý do dẫn đến bệnh trầm cảm thường là:
– Bị ngược đãi hồi nhỏ (child abuse) như bị lạm dụng tình dục, bạo hành, hoặc thiếu thốn tình cảm nặng nề, lớn lên sẽ dễ bị trầm cảm hơn
– Do uống một số loại thuốc (medication) nên khi uống thuốc ta cần hiểu rõ những tác dụng phụ của thuốc xem coi có phải là nguyên do của trầm cảm
– Xung đột (conflict) trong gia đình hoặc trong các mối quan hệ cá nhân
– Tang chế (death or a loss) khi người thân yêu ra đi, để lại niềm thương tiếc, đau buồn
– Yếu tố di truyền (genetic) xảy ra với cá nhân trong gia đình đã từng có bệnh án trầm cảm
– Những biến cố lớn (major events) như mất việc, ly dị, sắp sửa kết hôn, trên bờ vực phá sản, kiện tụng lao lý, làm ăn thua lỗ, thất tình… sẽ là những sự kiện có thể dẫn đến trầm cảm
– Những rắc rối cá nhân (personal problems) trong các mối quan hệ, làm ăn, xã giao…
– Mắc bệnh nan y (serious illnesses) khi cơ hội chữa dứt không còn hoặc rất thấp, chẳng hạn ung thư thời kỳ cuối, thường dẫn đến trạng thái depression
– Do nghiện ngập (substance abuse) như rượu hoặc ma túy. Có tới 30% người nghiện ngập sẽ mắc depression
Còn theo healthline những điều kiện sau đây có thể góp phần gây ra hiện tượng depression:
– Mất ngủ (sleep deprivation) vì ngủ quá ít, thiếu ngủ, hoặc mắc phải những chứng bệnh khó ngủ
– Béo phì (obesity) vì khi cơ thể quá nặng nề, một phần rất lớn năng lượng sử dụng trong các sinh hoạt hàng ngày đã bị tiêu hao; nên người béo phì mệt mỏi thường xuyên hơn
– Bị đột qụy (stroke) sau biến cố hiểm nghèo này, người bệnh thường mất đi khả năng lạc quan với tình trạng sức khỏe của mình
– Trình độ văn hóa thấp (lack of education) có thể dẫn tới khó khăn trong cuộc sống do phải đối diện với nhiều sức ép và thiếu kỹ năng sống lành mạnh, healthy…
– Không có bảo hiểm y tế (less access to medical insurance) nên không được điều trị những bệnh tật khác (trong đó có cả bệnh depression)
Ngoài ra do căng thẳng (stress) quá lâu, quá nhiều, dồn lại trở thành quá tải (distress) khiến người bệnh mệt mỏi, chán sống. Có ý kiến khác cho rằng vì não người mắc depression không sản xuất đủ hai hoạt chất serotonin và dopamine nên tâm trạng tâm lý luôn bị ức chế bởi khả năng hưng phấn bị mất. Hoặc khi cơ thể không sản xuất đủ, hoặc mất khả năng cân bằng các hormone cũng sẽ dẫn tới hiện tượng depression.
Càng ngày chẩn đoán căn bệnh depression có xu hướng tăng nhiều hơn. Theo healthline. số người chẩn đoán depression tăng 20% mỗi năm. Có người nghĩ rằng môi trường sống văn minh hiện đại đã xô đẩy con người vào những cái bẫy trầm cảm rất khó phát hiện. Đời sống hiện đại khiến cơ hội tiếp xúc với các cá nhân khác mất dần đi. Con người càng lúc càng có ít thời gian với nhau hơn. Mọi thứ đều liên hệ tới máy móc. Smart phone. Laptop. Internet. Instagram. Facebook. Ipad. Texting… Thời buổi thông tin hầu như đang biến ngân- hàng- thời- gian (time bank) của chúng ta liên tục bị thâm hụt. Càng lúc càng nghiêm trọng hơn. That means more stress! Kinh tế khó khăn hơn. Người ta bớt lạc quan hơn với tương lai. Cuối cùng là những con đường dẫn tới depression ngày càng rộng mở…
Depression là một căn bệnh có thật. Nó hiện diện và tồn tại, tuy có phần khó nhận diện. Lên mạng gõ từ depression bạn sẽ thấy vô số những đường link và website về căn bệnh này. Có điều với người Việt chúng ta nó còn xa lạ vì ít ai mắc phải nên không quan tâm lắm! Dù trong cộng đồng người Việt thỉnh thoảng cũng có nghe một vụ tự tử vì thất tình, vì vỡ nợ, vì sắp rơi vào cảnh tù tội; hoặc nghe nói tới xuống tóc qui y vì chán nản.
Nay đến Hoa Kỳ, lâu lâu cứ thấy buồn buồn. (Mà lại là) nỗi buồn không có lý do. Thấy chán nản. Thấy không còn hứng thú. Thấy mệt mỏi. Thấy cuộc đời bỗng dưng trở thành vô nghĩa. Ăn không ngon. Ngủ dật dờ. Sáng thức giấc cảm thấy mệt mỏi. Sợ mặt trời mọc. Hăng hái thuở nào không còn nữa. Mà đâu phải vì tài chánh lủng củng. Việc làm đang tiến triển tốt. Nhà trả xong. Xe trả xong. Chồng vợ con cái nhìn vô ai cũng khen. Vậy mà cuối cùng lại…
Robin Williams là một ngôi sao của Hollywood. Tiếng tăm lừng lẫy, nhà lớn, xe đẹp, công thành, danh toại; là người của công chúng. Vậy mà chán đời, chán sống, cuối cùng là tư tưởng đầu hàng, từ giã cuộc chơi, bước ra khỏi cuộc đời vô nghĩa vì quá mệt mỏi bằng cách quyên sinh.
Depression không từ Robin Williams cũng có nghĩa nó có thể xảy ra với bất cứ ai. Theo save.org hàng năm có khoảng 30.000 người Mỹ tự tử. Trong đó phần nhiều là cảm thấy không còn lối thoát. Thấy cuộc sống này trở nên vô nghĩa. Bế tắc. Nếu cảm thấy mình có những triệu chứng trầm cảm, thấy mệt mỏi trường kỳ, thấy tình trạng chán nản kéo dài quá lâu, ta cần đi khám bác sĩ để có những biện pháp can thiệp trước khi mọi cái trở thành quá muộn…
Nguyễn Thơ Sinh
TVQ chuyển
Cái chết người nghệ sĩ điện ảnh tài hoa của Hoa Kỳ Robin Williams gần đây đang gây xôn xao trong dư luận. Từ những tờ báo lá cải nhanh nhẩu phanh phui, bươi móc cho đến những outlet thông tin uy tín, hệ thống truyền thông Hoa Kỳ và thế giới nói chung liên tục tràn ngập tin và vài về Robin Williams tự vẫn. Công chúng bày tỏ sự thương tiếc một tài năng. Cả người thân lẫn sơ của với Robin Williams khi nói về sự ra đi của ông, họ nghĩ ngay đến một mất mát lớn. Robin Williams, một con người dễ thương và chân thành ấy đã chọn cho mình một cái chết. Một vụ tự tử. Và nguyên nhân của cái chết (ít ai muốn mình sẽ rơi vào) lại là một căn bệnh ít người nghĩ đến nó. Một căn bệnh lặng lẽ nhưng dai dẳng, khó chữa dứt. Một sát thủ thầm lặng: Depression.
Depression trong tiếng Anh có nghĩa là trầm cảm. Từ điển y học của trang mạng www.thefreedictionary.com định nghĩa depression là: A mental state of altered mood characterized by feelings of sadness, despair, and discouragement. Như vậy trầm cảm là một trạng thái cảm xúc (xuất hiện một cách bất thường) với đặc tính dễ nhận thấy nhất: Đó là cảm giác buồn chán, tuyệt vọng, và người bệnh sẽ mất hết ý chí trong sinh hoạt vốn luôn luôn có trong những lúc bình thường.
Rất nhiều căn bệnh với những triệu chứng nhìn thấy rất rõ. Nhưng với bệnh trầm cảm thì khác. Nó vắng mặt những triệu chứng cụ thể như lên cơn sốt, đau nhức, sưng, viêm, xuất huyết, hoặc không có những chỉ số xét nghiệm máu nhằm xem coi có những rối loạn sức khỏe bất thường nào xảy ra. Triệu chứng của nó mập mờ. Gần như ai cũng có. Chán nản. Buồn. Mất hứng thú. Thối chí. Không thiết tha với cuộc sống. Những cảm xúc tâm trạng này thử hỏi ai không có! Nên thường chỉ có người mắc bệnh trầm cảm mới biết nó khủng khiếp và đáng sợ như thế nào. Còn với người không hề (hoặc chưa bị trầm cảm lần nào) làm sao họ hiểu rõ được. Vì thế ngộ nhận do thiếu kiến thức về depression khiến người ngoài cuộc không thể hiểu hết rõ chân tướng quái đản của gã sát thủ depression đáng sợ này. Không ít người còn tỏ ra hoài nghi nó là bệnh thật hay bệnh giả nữa.
Robin Williams từng nói: I used to think the worst thing in life was to end up alone. It’s not. The worst thing in life is to end up with people that make you feel all alone. – Thật tệ hại khi ta rơi vào cảnh cô độc. Nhưng càng tệ hại hơn khi ta phải sống với người khiến mình cô độc nhiều hơn. Ở đây những từ chính (keyword) như “worst thing”, “end up alone”, và “feel all alone” cho thấy khá rõ những dấu hiệu của trầm cảm. Đó là cảm giác cô độc. Là trạng thái cô đơn lặng lẽ. Nói khác đi depression chính là cảm giác lẻ loi, cô đơn. Sự liên hệ với thế giới, với người chung quanh bị cắt đứt. Ý nghĩa cuộc sống không còn nữa. Cộng thêm những ảnh hưởng tác động mệt mỏi của depression càng khiến người mắc bệnh depression có lý do để buông xuôi cuộc sống. Kết quả là họ sẽ nghĩ tới cái chết.
Theo trang mạng uy tín về thông tin y học phổ quát webmd (www.webmd.com) có tới 90% người chết vì tự tử khi mắc bệnh trầm cảm lâm sàng (clinical depression) hoặc những rối loạn tâm lý (mental disorder). Tỷ lệ người tự tử cao hơn khi họ vừa mắc bệnh depression, cộng thêm với những hình thức nghiện ngập khác, như nghiện rượu hoặc sử dụng ma túy chẳng hạn.
Còn theo healthline (www.healthline.com) cứ 10 người Hoa Kỳ sẽ có 1 người mắc bệnh trầm cảm. Với người Việt mình, con số thống kê tỷ lệ phần trăm người mắc phải căn bệnh này không có. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng do người Việt có tinh thần kỷ luật bản thân cao, ý chí mạnh mẽ, sống nghiêm khắc theo truyền thống Khổng, Lão nên rất ít ai bộc lộ nhược điểm của căn bệnh trầm cảm. Vì vậy người Việt thường kín đáo hơn, không lộ những triệu chứng depression cho ai biết. Chỉ âm thầm ôm kín. Phải chăng người Tây phương nhìn vào trầm cảm như một căn bệnh lâm sàng. Còn với người Châu Á thì depression không phải là bệnh. Mà là thiếu kỷ luật, thiếu cứng rắn. Thành ra nếu ai đó cảm thấy trầm cảm thường ráng chịu, không chịu nói ra.
Tại sao có bệnh depression? Theo webmd, những lý do dẫn đến bệnh trầm cảm thường là:
– Bị ngược đãi hồi nhỏ (child abuse) như bị lạm dụng tình dục, bạo hành, hoặc thiếu thốn tình cảm nặng nề, lớn lên sẽ dễ bị trầm cảm hơn
– Do uống một số loại thuốc (medication) nên khi uống thuốc ta cần hiểu rõ những tác dụng phụ của thuốc xem coi có phải là nguyên do của trầm cảm
– Xung đột (conflict) trong gia đình hoặc trong các mối quan hệ cá nhân
– Tang chế (death or a loss) khi người thân yêu ra đi, để lại niềm thương tiếc, đau buồn
– Yếu tố di truyền (genetic) xảy ra với cá nhân trong gia đình đã từng có bệnh án trầm cảm
– Những biến cố lớn (major events) như mất việc, ly dị, sắp sửa kết hôn, trên bờ vực phá sản, kiện tụng lao lý, làm ăn thua lỗ, thất tình… sẽ là những sự kiện có thể dẫn đến trầm cảm
– Những rắc rối cá nhân (personal problems) trong các mối quan hệ, làm ăn, xã giao…
– Mắc bệnh nan y (serious illnesses) khi cơ hội chữa dứt không còn hoặc rất thấp, chẳng hạn ung thư thời kỳ cuối, thường dẫn đến trạng thái depression
– Do nghiện ngập (substance abuse) như rượu hoặc ma túy. Có tới 30% người nghiện ngập sẽ mắc depression
Còn theo healthline những điều kiện sau đây có thể góp phần gây ra hiện tượng depression:
– Mất ngủ (sleep deprivation) vì ngủ quá ít, thiếu ngủ, hoặc mắc phải những chứng bệnh khó ngủ
– Béo phì (obesity) vì khi cơ thể quá nặng nề, một phần rất lớn năng lượng sử dụng trong các sinh hoạt hàng ngày đã bị tiêu hao; nên người béo phì mệt mỏi thường xuyên hơn
– Bị đột qụy (stroke) sau biến cố hiểm nghèo này, người bệnh thường mất đi khả năng lạc quan với tình trạng sức khỏe của mình
– Trình độ văn hóa thấp (lack of education) có thể dẫn tới khó khăn trong cuộc sống do phải đối diện với nhiều sức ép và thiếu kỹ năng sống lành mạnh, healthy…
– Không có bảo hiểm y tế (less access to medical insurance) nên không được điều trị những bệnh tật khác (trong đó có cả bệnh depression)
Ngoài ra do căng thẳng (stress) quá lâu, quá nhiều, dồn lại trở thành quá tải (distress) khiến người bệnh mệt mỏi, chán sống. Có ý kiến khác cho rằng vì não người mắc depression không sản xuất đủ hai hoạt chất serotonin và dopamine nên tâm trạng tâm lý luôn bị ức chế bởi khả năng hưng phấn bị mất. Hoặc khi cơ thể không sản xuất đủ, hoặc mất khả năng cân bằng các hormone cũng sẽ dẫn tới hiện tượng depression.
Càng ngày chẩn đoán căn bệnh depression có xu hướng tăng nhiều hơn. Theo healthline. số người chẩn đoán depression tăng 20% mỗi năm. Có người nghĩ rằng môi trường sống văn minh hiện đại đã xô đẩy con người vào những cái bẫy trầm cảm rất khó phát hiện. Đời sống hiện đại khiến cơ hội tiếp xúc với các cá nhân khác mất dần đi. Con người càng lúc càng có ít thời gian với nhau hơn. Mọi thứ đều liên hệ tới máy móc. Smart phone. Laptop. Internet. Instagram. Facebook. Ipad. Texting… Thời buổi thông tin hầu như đang biến ngân- hàng- thời- gian (time bank) của chúng ta liên tục bị thâm hụt. Càng lúc càng nghiêm trọng hơn. That means more stress! Kinh tế khó khăn hơn. Người ta bớt lạc quan hơn với tương lai. Cuối cùng là những con đường dẫn tới depression ngày càng rộng mở…
Depression là một căn bệnh có thật. Nó hiện diện và tồn tại, tuy có phần khó nhận diện. Lên mạng gõ từ depression bạn sẽ thấy vô số những đường link và website về căn bệnh này. Có điều với người Việt chúng ta nó còn xa lạ vì ít ai mắc phải nên không quan tâm lắm! Dù trong cộng đồng người Việt thỉnh thoảng cũng có nghe một vụ tự tử vì thất tình, vì vỡ nợ, vì sắp rơi vào cảnh tù tội; hoặc nghe nói tới xuống tóc qui y vì chán nản.
Nay đến Hoa Kỳ, lâu lâu cứ thấy buồn buồn. (Mà lại là) nỗi buồn không có lý do. Thấy chán nản. Thấy không còn hứng thú. Thấy mệt mỏi. Thấy cuộc đời bỗng dưng trở thành vô nghĩa. Ăn không ngon. Ngủ dật dờ. Sáng thức giấc cảm thấy mệt mỏi. Sợ mặt trời mọc. Hăng hái thuở nào không còn nữa. Mà đâu phải vì tài chánh lủng củng. Việc làm đang tiến triển tốt. Nhà trả xong. Xe trả xong. Chồng vợ con cái nhìn vô ai cũng khen. Vậy mà cuối cùng lại…
Robin Williams là một ngôi sao của Hollywood. Tiếng tăm lừng lẫy, nhà lớn, xe đẹp, công thành, danh toại; là người của công chúng. Vậy mà chán đời, chán sống, cuối cùng là tư tưởng đầu hàng, từ giã cuộc chơi, bước ra khỏi cuộc đời vô nghĩa vì quá mệt mỏi bằng cách quyên sinh.
Depression không từ Robin Williams cũng có nghĩa nó có thể xảy ra với bất cứ ai. Theo save.org hàng năm có khoảng 30.000 người Mỹ tự tử. Trong đó phần nhiều là cảm thấy không còn lối thoát. Thấy cuộc sống này trở nên vô nghĩa. Bế tắc. Nếu cảm thấy mình có những triệu chứng trầm cảm, thấy mệt mỏi trường kỳ, thấy tình trạng chán nản kéo dài quá lâu, ta cần đi khám bác sĩ để có những biện pháp can thiệp trước khi mọi cái trở thành quá muộn…
Nguyễn Thơ Sinh
TVQ chuyển