Tham Khảo

Di Dân và Thế Giới Vô Cương

Chúng ta có hiện tượng di dân, người dân nơi này di chuyển qua nơi khác sinh sống. Nơi đi và nơi đến thường được phân biệt bằng một ranh giớ
Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người-Việt ngày 160829
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"

Bài toán trong biên vực Mỹ-Mễ   


 * Lá cờ Hiệp chủng quốc Mễ-Mỹ * 


Bài viết này xin khởi đầu bằng chữ và nghĩa.

Chúng ta có hiện tượng di dân, người dân nơi này di chuyển qua nơi khác sinh sống. Nơi đi và nơi đến thường được phân biệt bằng một ranh giới. Người đi có thể gọi là xuất cư, xuất ngoại để cư trú ở ngoài. Người đến thì gọi là nhập cư. Nếu là ranh giới của quốc gia thì có luật pháp quy định quyền xuất nhập ấy. Khi nhập cư trái phép thì đấy là di dân trái phép, di dân lậu, v.v…. Những hiện tượng, cấp trung học thì cũng có thể biết được.

Bây giờ, xin nói qua chữ và nghĩa của Hoa Kỳ - và xin được các luật sư về di trú góp ý đệ dịch!

Trước đây, ta có chữ “illegal alien” để nói về người nước ngoài nhập cư bất hợp pháp. Sau đó có từ mơ hồ hơn, “unlawful immigrant”, là nhập cư không hợp pháp hay không hợp lệ. Rồi đến chữ “undocumented immigrant”, người nhập cư không giấy tờ, và “immigrant” là dân nhập cư, cuối cùng là “migrant”, di dân. Nói đến “migrant” thì khỏi nhắc đến xuất cư hay nhập cư, emigrant hay immigrant.

Ngôn ngữ sở dĩ biến chuyển cũng do lòng người. Nhưng bày ra loại chữ có hướng dời cột mốc từ luật pháp sang xã hội, từ phi pháp tới cái gì đó trung hòa và vô tội, là sáng kiến cũa các chính trị gia.

Nhìn từ bên ngoài thì Hoa Kỳ là quốc gia rộng lớn và đa diện như một thế giới biệt lập. Người Mỹ lạc quan thường  tin rằng sắc dân nào trên thế giới cũng muốn được làm dân Mỹ. Họ không sai lắm khi nhớ tới bản thân hay gia đình, là con cháu của di dân đến từ nước khác và vài thế hệ sau là không cần nhìn về phía sau nữa. Vì vậy, họ không hiểu được tâm lý người Nhật. Sống trên một quần đảo rời rạc, nhỏ hẹp và thiếu tài nguyên mà đầy thiên tai chứ không vuông vức phì phiêu như đất Hoa Kỳ, người Nhật cho rằng phải anh hùng lắm thì mới là dân Nhật. Hùng khí đó phản ảnh thực tế bi quan mà đáng kính  của nước Nhật, khi mật độ dân số của Nhật cao gấp 10 của Mỹ. Đấy là chưa tính đến diện tích bát ngát của tiểu bang Alaska.

Cũng vì sống trong một thế giới biệt lập được thiên nhiên ưu đãi, dân Mỹ chẳng hiểu vì sao dân Anh, lại rất cẩn thận với di dân. Với lãnh thổ quá hẹp trên một hải đảo có mật độ dân số cao gấp bảy nước Mỹ, nước Anh không có miền Viễn Tây để khai hoang.

Chuyện mơ hồ vu vơ đó dẫn ta vào cuộc tranh cử tại Hoa Kỳ, với vấn đề di dân đang gây nhức khối cho mọi người, khi ứng cử viên Cộng Hòa là Donald Trump đòi dựng bức tường phân ranh với xứ Mexico. Người thiếu am hiểu – đông lắm – thì cho rằng ông có tinh thần kỳ thị di dân. Thật ra, Donald Trump chỉ là cái loa - hơi rè và lâu lâu mất điện - đang khuếch âm cảm nghĩ của nhiều người trên thế giới.

Âu Châu là nơi mà nhiều người phản đối tinh thần vô cương của Hiệp ước Schengen cho phép các quốc gia thành viên được tự do vận chuyển về di trú. Họ chống lại việc xóa bỏ biên cương vì kinh tế và xã hội, an ninh và văn hóa khi làn sóng di dân từ Đông qua Tây rồi từ Nam lên Bắc đang gây nhiều vấn đề cho họ, trong đó có nguy cơ khủng bố lẫn hiện tượng pha loãng bản sắc văn hóa. Một trong các lý do khiến Vương quốc Anh đã quyết định rút khỏi Liên Âu cũng chính là hiện tượng di dân. Nhìn rất xa - mà gần – người dân Việt Nam cũng quan tâm đến nguy cơ di dân đến từ phương Bắc. Nhưng không được quyền nói.

Dân Mễ Tây Cơ thì quan tâm đến hai biên vực. Làm sao mở Bắc để vào Mỹ mà đóng Nam để di dân Nam Mỹ khỏi vào lãnh thổ của họ? Người Mỹ lạc quan và rộng lượng gọi chung di dân từ miền Nam lên là Latinos, và chỉ nghĩ đến xứ Mexico mà không hiểu là khối Latino này cũng có nhiều khác biệt, thậm chí kỳ thị. Dân Cuba, Honduras, El Salvador, hay Costa Rica chưa chắc đã vui nếu “bị” gọi là dân Mễ.

Khi nói đến hiện tượng chữ và nghĩa của các chính khách Hoa Kỳ nhằm xóa dần lằn ranh pháp luật để tiến tới một thế giới vô cương cho một lý tưởng đại đồng, thì ta nên nghĩ xa hơn một tí!

Ngoại trưởng John Kerry chưa là tỷ phú - nhờ lấy góa phụ của một tỷ phú, ông mới là triệu phú có sáu bảy trăm triệu thôi - nhưng như nhiều bậc quyền thế, ông cũng ngợi ca thế giới vô cương. Điều ấy vẫn chẳng ngăn ông dời du thuyền dài 25 thước của mình từ cảng Boston Harbor quả tiêu bang nhà qua thả neo bên Rhode Island để đỡ nửa triệu tiền thuế.

Không đến nỗi láu cá xóa ranh như vậy, một tỷ phú thần tượng của giới trẻ, là Mark Zuckerberg cũng ngợi ca việc tháo gỡ rào cản Nam-Bắc của Hoa Kỳ và xả dần việc kiểm soát di dân. Nhưng lặng lẽ bỏ ra 30 triệu mua đứt và phá hủy bốn biệt thự quanh tư thất – nghe khiêm nhường hơn tư dinh, lại chữ và nghĩa! – để có một không gian riêng tây vây quanh nơi mình ở tại Palo Alto thuộc miền Bắc California. Di dân gốc Latino mà hút cần sa dưới chân tường thì chắc là sẽ được an ninh mặc đồng phục mời ra nơi khác! Có khi cảnh sát sở tại còn bị rầy la.

Vì vậy, khi kẻ có quyền hay có tiền mà nói đến xã hội đại đồng và thế giới vô cương thì ta nên trừ hao trừ bì. Ra khỏi chu kỳ tranh cử và nhìn trong dài hạn thì ta nghĩ sao về hiện tượng di dân vượt Nam tuyến vào đất Mỹ?

Từ tiền kiếp, Hoa Kỳ là quốc gia của di dân và sau này vẫn cần di dân vì lãnh thổ thật ra có thể nuôi sống đến hai tỷ dân nếu cũng chịu khó phố phường chật hẹp người đông đúc như dân Anh.

Từ tiền kiếp vì người Mỹ bản xứ có thể là di dân đến từ Châu Á, sau đó, thời lập quốc là di dân đến từ Châu Âu, sau đấy mới là từ các nơi xa xôi khác. Qua nhiều đời, mỗi đợt lại có thể gặp xung đột, mâu thuẫn rồi mới có hòa đồng. Xung đột như việc chiếm đóng và đồng hóa người bản địa bị gọi lầm là Da Đỏ, mâu thuẫn như dân gốc Anh nhìn dân gốc Scot-Irish là giang hồ tứ chiếng. Sau khi hòa đồng, họ nhìn dân Đông Âu hay Nam Âu cũng với ác cảm tương tự.

Nhưng nếu Hoa Kỳ có thể đồng hóa nhiều dị biệt sắc tộc hay tôn giáo, như dân Nga hay Ukraine theo Do Thái giáo, với dân Ấn theo Ấn giáo và dân Pakistan theo Hồi giáo, hoặc dân Ý theo Công giáo, v.v… thì tại sao lại tỏ vẻ e ngại với dân Mễ?

Chỉ vì một lý do đơn giản là địa dư, và một lý do phức tạp hơn, là lịch sử.

Khi nhập cư, mọi sắc dân khác đều không còn đường về vì quê hương đã nghìn trùng xa cách và họ bị phân tán ra nhiều nơi. Dân Mễ thì chỉ cần vượt sông Rio Grande, và khi đi thì nhiều người vẫn hẹn ngày về. Đó là địa dư. Về lịch sử thì gần hai trăm năm trước, nước Mỹ còn là nhược tiểu, Mexico mới là đại cường thuộc Đế quốc Tây Ban Nha của Âu Châu. Với người Mễ không quên lịch sử thì lãnh thổ miền Nam của nước Mỹ, từ Texas qua California, đã từng là lãnh thổ của họ trước cuộc Cách mạng Texas (năm 1835-1836) và Chiến tranh Mỹ-Mễ (1846-1848). Nhưng lại “bị Mỹ cưỡng đoạt” là một cách giải thích không đúng hẳn, mà thông cảm được nếu nhìn theo tâm lý dân tộc…. Khi biểu tình tại Mỹ để đòi bảo vệ di dân nhập lậu mà họ phất cờ Mễ là để phát huy chính nghĩa đó.

Cho nên, vì cả lý do địa dư lẫn lịch sử, nhiều người Mễ thoải mái sống trong vùng biên vực Mỹ-Mễ với hai quê hương. Kinh tế là Mỹ nhưng văn hóa là Mễ. Chính trị làm nốt phần vụ còn lại là củng cố vùng biên vực Mỹ-Mễ tại miền Tây-Nam, là thành trì mới của đảng Dân Chủ.

Sống trong thế giới biệt lập của Hoa Kỳ, nhiều người Mỹ không hiểu được tính chất sinh tử trong biên vực của các quốc gia hay dân tộc khác. Vùng Alsace-Lorraine tại biên vực Pháp-Đức đổi chủ nhiều lần sau chiến tranh. Hai khu vực tự trị Abkhazia và Nam Osettia của Cộng hòa Georgia, hoặc bán đảo Crimea của Ukraine cũng là các vùng biên vực vừa bị Liên bang Nga thanh toán, gọi là “hồi quy cố quốc” cho dân Nga…. Và họ càng không hiểu  Thế chiến II bùng nổ chì vì các nước không chấp nhận việc Hitler dời cột mốc biên giới để thôn tính những vùng biên vực mà Đức quốc xã cho là của mình.

Vì vậy, ra khỏi không khí khích động của tranh cử, Hoa Kỳ vẫn phải có ngày tỉnh táo thảo luận và xét lại ba bài toán chính sau đây.

Thứ nhất, phải có chánh sách di dân hợp pháp rộng mở cho các sắn dân đến từ mọi khơi. Thứ hai, có chánh sách di dân cho người Mễ định cư tại nhiều nơi trong lãnh thổ, y như các sắc dân khác, chứ không tập trung vào vùng biên vực. Thứ ba, có chánh sách di dân cho người Mễ định cư trong vùng biên vực do Hoa Kỳ đã chiếm của Mễ trong thế kỷ 18. Bài toán thứ nhất thỏa mãn được yêu cầu trường kỳ của Hoa Kỳ. Bài toán thứ hai có thể tránh được mâu thuẫn và thậm chí chiến tranh với xứ Mexico sau này.

Bài toán thứ ba thì thỏa mãn được nhu cầu hốt phiếu của đảng Dân Chủ…. Còn người Mỹ gốc Mễ? Không giải quyết được bài toán biên vực của Việt Nam với Trung Quốc, có lẽ ta nên ăn ké người Mỹ gốc Mễ vậy. Cũng là thiểu số cố đùm bọc nhau!
http://dainamaxtribune.blogspot.com/2016/08/di-dan-va-gioi-vo-cuong.html

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Di Dân và Thế Giới Vô Cương

Chúng ta có hiện tượng di dân, người dân nơi này di chuyển qua nơi khác sinh sống. Nơi đi và nơi đến thường được phân biệt bằng một ranh giớ
Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người-Việt ngày 160829
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"

Bài toán trong biên vực Mỹ-Mễ   


 * Lá cờ Hiệp chủng quốc Mễ-Mỹ * 


Bài viết này xin khởi đầu bằng chữ và nghĩa.

Chúng ta có hiện tượng di dân, người dân nơi này di chuyển qua nơi khác sinh sống. Nơi đi và nơi đến thường được phân biệt bằng một ranh giới. Người đi có thể gọi là xuất cư, xuất ngoại để cư trú ở ngoài. Người đến thì gọi là nhập cư. Nếu là ranh giới của quốc gia thì có luật pháp quy định quyền xuất nhập ấy. Khi nhập cư trái phép thì đấy là di dân trái phép, di dân lậu, v.v…. Những hiện tượng, cấp trung học thì cũng có thể biết được.

Bây giờ, xin nói qua chữ và nghĩa của Hoa Kỳ - và xin được các luật sư về di trú góp ý đệ dịch!

Trước đây, ta có chữ “illegal alien” để nói về người nước ngoài nhập cư bất hợp pháp. Sau đó có từ mơ hồ hơn, “unlawful immigrant”, là nhập cư không hợp pháp hay không hợp lệ. Rồi đến chữ “undocumented immigrant”, người nhập cư không giấy tờ, và “immigrant” là dân nhập cư, cuối cùng là “migrant”, di dân. Nói đến “migrant” thì khỏi nhắc đến xuất cư hay nhập cư, emigrant hay immigrant.

Ngôn ngữ sở dĩ biến chuyển cũng do lòng người. Nhưng bày ra loại chữ có hướng dời cột mốc từ luật pháp sang xã hội, từ phi pháp tới cái gì đó trung hòa và vô tội, là sáng kiến cũa các chính trị gia.

Nhìn từ bên ngoài thì Hoa Kỳ là quốc gia rộng lớn và đa diện như một thế giới biệt lập. Người Mỹ lạc quan thường  tin rằng sắc dân nào trên thế giới cũng muốn được làm dân Mỹ. Họ không sai lắm khi nhớ tới bản thân hay gia đình, là con cháu của di dân đến từ nước khác và vài thế hệ sau là không cần nhìn về phía sau nữa. Vì vậy, họ không hiểu được tâm lý người Nhật. Sống trên một quần đảo rời rạc, nhỏ hẹp và thiếu tài nguyên mà đầy thiên tai chứ không vuông vức phì phiêu như đất Hoa Kỳ, người Nhật cho rằng phải anh hùng lắm thì mới là dân Nhật. Hùng khí đó phản ảnh thực tế bi quan mà đáng kính  của nước Nhật, khi mật độ dân số của Nhật cao gấp 10 của Mỹ. Đấy là chưa tính đến diện tích bát ngát của tiểu bang Alaska.

Cũng vì sống trong một thế giới biệt lập được thiên nhiên ưu đãi, dân Mỹ chẳng hiểu vì sao dân Anh, lại rất cẩn thận với di dân. Với lãnh thổ quá hẹp trên một hải đảo có mật độ dân số cao gấp bảy nước Mỹ, nước Anh không có miền Viễn Tây để khai hoang.

Chuyện mơ hồ vu vơ đó dẫn ta vào cuộc tranh cử tại Hoa Kỳ, với vấn đề di dân đang gây nhức khối cho mọi người, khi ứng cử viên Cộng Hòa là Donald Trump đòi dựng bức tường phân ranh với xứ Mexico. Người thiếu am hiểu – đông lắm – thì cho rằng ông có tinh thần kỳ thị di dân. Thật ra, Donald Trump chỉ là cái loa - hơi rè và lâu lâu mất điện - đang khuếch âm cảm nghĩ của nhiều người trên thế giới.

Âu Châu là nơi mà nhiều người phản đối tinh thần vô cương của Hiệp ước Schengen cho phép các quốc gia thành viên được tự do vận chuyển về di trú. Họ chống lại việc xóa bỏ biên cương vì kinh tế và xã hội, an ninh và văn hóa khi làn sóng di dân từ Đông qua Tây rồi từ Nam lên Bắc đang gây nhiều vấn đề cho họ, trong đó có nguy cơ khủng bố lẫn hiện tượng pha loãng bản sắc văn hóa. Một trong các lý do khiến Vương quốc Anh đã quyết định rút khỏi Liên Âu cũng chính là hiện tượng di dân. Nhìn rất xa - mà gần – người dân Việt Nam cũng quan tâm đến nguy cơ di dân đến từ phương Bắc. Nhưng không được quyền nói.

Dân Mễ Tây Cơ thì quan tâm đến hai biên vực. Làm sao mở Bắc để vào Mỹ mà đóng Nam để di dân Nam Mỹ khỏi vào lãnh thổ của họ? Người Mỹ lạc quan và rộng lượng gọi chung di dân từ miền Nam lên là Latinos, và chỉ nghĩ đến xứ Mexico mà không hiểu là khối Latino này cũng có nhiều khác biệt, thậm chí kỳ thị. Dân Cuba, Honduras, El Salvador, hay Costa Rica chưa chắc đã vui nếu “bị” gọi là dân Mễ.

Khi nói đến hiện tượng chữ và nghĩa của các chính khách Hoa Kỳ nhằm xóa dần lằn ranh pháp luật để tiến tới một thế giới vô cương cho một lý tưởng đại đồng, thì ta nên nghĩ xa hơn một tí!

Ngoại trưởng John Kerry chưa là tỷ phú - nhờ lấy góa phụ của một tỷ phú, ông mới là triệu phú có sáu bảy trăm triệu thôi - nhưng như nhiều bậc quyền thế, ông cũng ngợi ca thế giới vô cương. Điều ấy vẫn chẳng ngăn ông dời du thuyền dài 25 thước của mình từ cảng Boston Harbor quả tiêu bang nhà qua thả neo bên Rhode Island để đỡ nửa triệu tiền thuế.

Không đến nỗi láu cá xóa ranh như vậy, một tỷ phú thần tượng của giới trẻ, là Mark Zuckerberg cũng ngợi ca việc tháo gỡ rào cản Nam-Bắc của Hoa Kỳ và xả dần việc kiểm soát di dân. Nhưng lặng lẽ bỏ ra 30 triệu mua đứt và phá hủy bốn biệt thự quanh tư thất – nghe khiêm nhường hơn tư dinh, lại chữ và nghĩa! – để có một không gian riêng tây vây quanh nơi mình ở tại Palo Alto thuộc miền Bắc California. Di dân gốc Latino mà hút cần sa dưới chân tường thì chắc là sẽ được an ninh mặc đồng phục mời ra nơi khác! Có khi cảnh sát sở tại còn bị rầy la.

Vì vậy, khi kẻ có quyền hay có tiền mà nói đến xã hội đại đồng và thế giới vô cương thì ta nên trừ hao trừ bì. Ra khỏi chu kỳ tranh cử và nhìn trong dài hạn thì ta nghĩ sao về hiện tượng di dân vượt Nam tuyến vào đất Mỹ?

Từ tiền kiếp, Hoa Kỳ là quốc gia của di dân và sau này vẫn cần di dân vì lãnh thổ thật ra có thể nuôi sống đến hai tỷ dân nếu cũng chịu khó phố phường chật hẹp người đông đúc như dân Anh.

Từ tiền kiếp vì người Mỹ bản xứ có thể là di dân đến từ Châu Á, sau đó, thời lập quốc là di dân đến từ Châu Âu, sau đấy mới là từ các nơi xa xôi khác. Qua nhiều đời, mỗi đợt lại có thể gặp xung đột, mâu thuẫn rồi mới có hòa đồng. Xung đột như việc chiếm đóng và đồng hóa người bản địa bị gọi lầm là Da Đỏ, mâu thuẫn như dân gốc Anh nhìn dân gốc Scot-Irish là giang hồ tứ chiếng. Sau khi hòa đồng, họ nhìn dân Đông Âu hay Nam Âu cũng với ác cảm tương tự.

Nhưng nếu Hoa Kỳ có thể đồng hóa nhiều dị biệt sắc tộc hay tôn giáo, như dân Nga hay Ukraine theo Do Thái giáo, với dân Ấn theo Ấn giáo và dân Pakistan theo Hồi giáo, hoặc dân Ý theo Công giáo, v.v… thì tại sao lại tỏ vẻ e ngại với dân Mễ?

Chỉ vì một lý do đơn giản là địa dư, và một lý do phức tạp hơn, là lịch sử.

Khi nhập cư, mọi sắc dân khác đều không còn đường về vì quê hương đã nghìn trùng xa cách và họ bị phân tán ra nhiều nơi. Dân Mễ thì chỉ cần vượt sông Rio Grande, và khi đi thì nhiều người vẫn hẹn ngày về. Đó là địa dư. Về lịch sử thì gần hai trăm năm trước, nước Mỹ còn là nhược tiểu, Mexico mới là đại cường thuộc Đế quốc Tây Ban Nha của Âu Châu. Với người Mễ không quên lịch sử thì lãnh thổ miền Nam của nước Mỹ, từ Texas qua California, đã từng là lãnh thổ của họ trước cuộc Cách mạng Texas (năm 1835-1836) và Chiến tranh Mỹ-Mễ (1846-1848). Nhưng lại “bị Mỹ cưỡng đoạt” là một cách giải thích không đúng hẳn, mà thông cảm được nếu nhìn theo tâm lý dân tộc…. Khi biểu tình tại Mỹ để đòi bảo vệ di dân nhập lậu mà họ phất cờ Mễ là để phát huy chính nghĩa đó.

Cho nên, vì cả lý do địa dư lẫn lịch sử, nhiều người Mễ thoải mái sống trong vùng biên vực Mỹ-Mễ với hai quê hương. Kinh tế là Mỹ nhưng văn hóa là Mễ. Chính trị làm nốt phần vụ còn lại là củng cố vùng biên vực Mỹ-Mễ tại miền Tây-Nam, là thành trì mới của đảng Dân Chủ.

Sống trong thế giới biệt lập của Hoa Kỳ, nhiều người Mỹ không hiểu được tính chất sinh tử trong biên vực của các quốc gia hay dân tộc khác. Vùng Alsace-Lorraine tại biên vực Pháp-Đức đổi chủ nhiều lần sau chiến tranh. Hai khu vực tự trị Abkhazia và Nam Osettia của Cộng hòa Georgia, hoặc bán đảo Crimea của Ukraine cũng là các vùng biên vực vừa bị Liên bang Nga thanh toán, gọi là “hồi quy cố quốc” cho dân Nga…. Và họ càng không hiểu  Thế chiến II bùng nổ chì vì các nước không chấp nhận việc Hitler dời cột mốc biên giới để thôn tính những vùng biên vực mà Đức quốc xã cho là của mình.

Vì vậy, ra khỏi không khí khích động của tranh cử, Hoa Kỳ vẫn phải có ngày tỉnh táo thảo luận và xét lại ba bài toán chính sau đây.

Thứ nhất, phải có chánh sách di dân hợp pháp rộng mở cho các sắn dân đến từ mọi khơi. Thứ hai, có chánh sách di dân cho người Mễ định cư tại nhiều nơi trong lãnh thổ, y như các sắc dân khác, chứ không tập trung vào vùng biên vực. Thứ ba, có chánh sách di dân cho người Mễ định cư trong vùng biên vực do Hoa Kỳ đã chiếm của Mễ trong thế kỷ 18. Bài toán thứ nhất thỏa mãn được yêu cầu trường kỳ của Hoa Kỳ. Bài toán thứ hai có thể tránh được mâu thuẫn và thậm chí chiến tranh với xứ Mexico sau này.

Bài toán thứ ba thì thỏa mãn được nhu cầu hốt phiếu của đảng Dân Chủ…. Còn người Mỹ gốc Mễ? Không giải quyết được bài toán biên vực của Việt Nam với Trung Quốc, có lẽ ta nên ăn ké người Mỹ gốc Mễ vậy. Cũng là thiểu số cố đùm bọc nhau!
http://dainamaxtribune.blogspot.com/2016/08/di-dan-va-gioi-vo-cuong.html

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm