Thân Hữu Tiếp Tay...
Di Sản Của " Tình Hữu Nghị Việt Xô ": Hợp tác lao động hay buôn nô lệ ở thế kỷ 21
Trong số khoảng 150 công nhân VN bị cưỡng bức lao động trong điều kiện chẳng khác nô lệ tại công ty Victoria của ông Nguyễn Văn Lập ở vùng ngoại thành thủ đô Mascơva của Nga, một thiểu số may mắn đã trở lại VN mới đây.
Người Việt khai thác người Việt như nô lệ
Trong thiểu số nạn nhân vừa thoát cảnh nô lệ mới ở xưởng may Victoria có chị Trần Thị Nga, khi chị đã đoàn tụ với người thân tại tỉnh Phú Thọ cách nay khoảng 10 ngày. Chị Nga trước hết quan tâm đến những nạn nhân đồng nghiệp chưa thoát khỏi tình cảnh ấy:
Nói chung rất nhiều người muốn về vì thực sự ra công việc bên ấy quá vất vả, thời gian lao động thì quá dài mà rốt cuộc lại đồng lương chẳng có. Cho nên tất cả anh chị em muốn về. Thứ hai nữa là ăn uống, sinh hoạt quá vất vả nên anh chị em muốn về nước.
Trong khi đó, chị Bùi Thị Mịa – cũng nạn nhân của công ty Victoria vừa được trở về cùng với gia đình tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình - hiện đang trong tình trạng sức khoẻ mà chồng chị, anh Lương Văn Định, mô tả là sa sút tới “60-70%”, đang điều trị trong bệnh viện. Theo anh Định thì tình trạng chẳng khác nào nô lệ phát xuất từ xưởng Victoria ấy đã đưa gia đình anh vào cảnh khốn cùng, giữa lúc bố mẹ già yếu và 2 con còn nhỏ, khiến trong nỗi mà anh mô tả là “vui mừng, phấn khởi” khi được gặp lại người vợ vừa thoát nạn lại chất chứa “nỗi buồn và bất hạnh”. Anh Định nhớ lại ngày ra đón vợ tại phi trường:
Nói chung rất nhiều người muốn về vì thực sự ra công việc bên ấy quá vất vả, thời gian lao động thì quá dài mà rốt cuộc lại đồng lương chẳng có. Cho nên tất cả anh chị em muốn về
chị Trần Thị Nga
Ngày vợ tôi về thì tất cả có 5 công nhân, nói chung, tôi nhìn mà không cầm lòng được. Tại vì vợ nhìn không ra hồn nữa, thấy ủ rũ và thiếu sự sống. 5 người về hôm ấy thì tôi có nói chuyện với họ được chừng từ 5 tới 10 phút thôi. Họ nói là họ may mắn quá, nhờ có tổ chức xã hội - Liên minh bài trừ tệ nạn xã hội CAMSA đấy. Thứ hai là họ nhờ gia đình cũng có kinh tế, cho nên một người phải mất 35 triệu đồng, một người thì mất 25 triệu, còn một người nữa thì phải mất đâu bốn mươi mấy triệu thì mới được về. Còn trường hợp vợ tôi thì nhờ một cuộc phỏng vấn hôm ấy trên đài, cả thế giới biết rồi, cho nên vợ tôi không mất một lệ phí nào. Đấy là điều may mắn. Chứ ở bên đó thêm một thời gian nữa thì vợ tôi chắc cũng chết mất xác, không về được đâu.
Anh Lương Văn Định kể lại hoàn cảnh chị Bùi Thị Mịa rời khỏi công ty Victoria:
Hôm đó vợ tôi điện cho tôi, cho biết ông Nguyễn Văn Lập (chủ công ty Victoria) bảo cho vợ tôi về, nhưng bắt tôi phải chạy 35 triệu đồng để vợ tôi được về sớm. Tôi đáp rằng với tình cảnh vợ chồng chúng tôi hiện giờ thì chỉ có bán tôi, tôi chỉ có chết, thì may ra mới có được 35 triệu, chứ tôi không thể chạy nỗi số tiền ấy. Thôi thì hãy chờ cộng đồng thế giới can thiệp. Vợ tôi nói nếu như vậy thì vợ tôi chịu chết bên ấy rồi, không về được đâu, vì họ toàn nhốt dưới hầm, ăn uống thì toàn là đồ hôi thối để hàng tháng trời, ăn vào sinh bệnh, lao động thì ngày 16-18 tiếng mà lại không lương. Nhưng buổi tối hôm sau, vợ tôi bỗng điện cho biết được về rồi.
Vợ tôi nói nếu như vậy thì vợ tôi chịu chết bên ấy rồi, không về được đâu, vì họ toàn nhốt dưới hầm, ăn uống thì toàn là đồ hôi thối để hàng tháng trời, ăn vào sinh bệnh, lao động thì ngày 16-18 tiếng mà lại không lương
Anh Lương Văn Định
Còn hoàn cảnh được đoàn tụ với người thân của chị Trần Thị Nga ra sao ? Chị Nga kể lại:
Hôm ấy, tự nhiên thấy ông chủ gọi tôi, hỏi “muốn về à”. Tôi đáp là “vâng, tôi xin về từ lâu rồi nhưng chẳng được ”. Thế ông chủ bảo một vài hôm nữa sẽ cho tôi về. Hôm đó tôi thấy công an đến. Xưởng bắt chúng tôi chạy dồn lên tầng trên, đóng cửa lại nhốt chúng tôi trên đó. Công an đến với xưởng như thế nào thì tôi không thể biết được. Chúng tôi ở trên đó được một lúc thì thấy anh quản lý điện lên, hỏi là bọn tôi muốn về nước à ? Nếu vậy thì đợi vài hôm nữa ông Lập (chủ nhân Victoria) sẽ thu xếp cho về. Thế là cách đó có một ngày, chúng tôi được cho đi làm visa rồi cho về thôi. Còn công an đến xưởng để làm gì thì tôi không rõ. Về vé máy bay, chúng tôi cũng có người có thì đủ tiền vé máy bay rồi, còn những người nào thiếu thì chủ cũng bù vào một ít.
Trở về trắng tay
Khi được hỏi về thời điểm khi rời khỏi xưởng Victoria, các nạn nhân có được khoản đền bù gì không, chị Trần Thị Nga cho biết:
Hôm ấy về nước, chúng tôi có 5 người, trong đó có người đi lao động ở xưởng Victoria được 2 năm rồi, có người như tôi làm được 1 năm 5 tháng. Nhưng khi về, chúng tôi không được đền bù gì cả. Lúc sang bên ấy thì chủ bắt chúng tôi phải trả 40 triệu đồng – tức 2 nghìn đô – cho tiền vé đi; còn tiền vé về thêm một nghìn đô nữa. Chứ còn chúng tôi không được đền bù gì cả khi về. Thậm chí khi chúng tôi ra sân bay, họ không cho một đồng nào hết. 5 chị em chúng tôi thì không ai có đồng nào. Trong thời gian lao động, chúng tôi không có một đồng lương nào hết.
Chị Bùi Thị Mịa cũng lâm cảnh “trắng tay” sau 16 tháng tại xưởng may Victoria, nơi mà anh Lương Văn Định cáo giác chủ nhân tìm cách bắt vợ anh “làm nô lệ” suốt đời, khi đồng lương hàng tháng không có, ăn uống thì khổ sở nhục nhã – nguyên văn lời anh, “không bằng con chó ở VN”. Anh Định mong mõi:
chúng tôi không được đền bù gì cả khi về. Thậm chí khi chúng tôi ra sân bay, họ không cho một đồng nào hết. 5 chị em chúng tôi thì không ai có đồng nào. Trong thời gian lao động, chúng tôi không có một đồng lương nào hết.
chị Trần Thị Nga
Chúng tôi là người bị lừa, bị hại. Cho nên tôi mong sao cộng đồng quốc tế cùng tất cả bạn bè tham gia và giúp đỡ .
Chị Trần Thị Nga nhân tiện kêu gọi mọi người vì hoàn cảnh khó khăn phải lao động nước ngoài hãy hết sức cảnh giác:
Mọi người cũng phải nên cảnh giác hơn, phải biết rõ nguồn gốc công việc cùng mọi thứ liên hệ để khỏi phải như chúng tôi đi sang bên ấy làm một thời gian quá vất vã mà lương thì không có để mang về phục vụ bản thân và gia đình. Cho nên tôi mong tất cả mọi người trước khi ra nước ngoài cần phải tìm hiểu rõ ràng hơn để không phải như chúng tôi là mang nỗi buồn về cho gia đình.
Trong khi những nạn nhân như chị Nga, chị Mịa cùng một vài người nữa rời khỏi cảnh nô lệ mới ở xưởng Victoria mà có tin đã đổi tên để chạy tội, thì hiện còn gần 110 người tiếp tục bị tình trạng bóc lột thậm tệ này, trong số đó có 2 người con của ông Nguyễn Văn Nhân ở Phú Thọ, như ông cho biết:
Hai con tôi đi bên đó được gần 2 năm rồi mà nói chung, xuất phát từ hoàn cảnh gia đình. Thực tế cho đến bây giờ các cháu lao động rất vất vã, nhưng mà lương thì không có, ăn uống thì quá nghèo nàn, vất vã, thời gian làm việc quá tải gần 20 tiếng/một ngày. Gia đình chúng tôi mới biết tin này vì các cháu sợ bố mẹ bên nhà lo nghĩ quá rồi lâm bệnh. Nhưng vừa rồi các cháu không thể chịu nỗi, phải trốn ra ngoài, đục tường để trốn, tất cả gồm khoảng 10 anh chị em. Nhưng sau khi ra khỏi xưởng thì bị phát hiện, bắt quay lại và bị đánh đập.
Và ông Nguyễn Văn Nhân tha thiết cầu mong các tổ chức xã hội, kể cả trong nước cũng như quốc tế, giúp giải cứu cho 2 con của ông sớm được đoàn tụ với gia đình và bình phục sức khoẻ thể chất cũng như tinh thần, nhất là mong muốn các cháu không bị chủ nhân Nguyễn Văn Lập hành hạ thêm nữa.
Di Sản Của " Tình Hữu Nghị Việt Xô ": Hợp tác lao động hay buôn nô lệ ở thế kỷ 21
Trong số khoảng 150 công nhân VN bị cưỡng bức lao động trong điều kiện chẳng khác nô lệ tại công ty Victoria của ông Nguyễn Văn Lập ở vùng ngoại thành thủ đô Mascơva của Nga, một thiểu số may mắn đã trở lại VN mới đây.
Người Việt khai thác người Việt như nô lệ
Trong thiểu số nạn nhân vừa thoát cảnh nô lệ mới ở xưởng may Victoria có chị Trần Thị Nga, khi chị đã đoàn tụ với người thân tại tỉnh Phú Thọ cách nay khoảng 10 ngày. Chị Nga trước hết quan tâm đến những nạn nhân đồng nghiệp chưa thoát khỏi tình cảnh ấy:
Nói chung rất nhiều người muốn về vì thực sự ra công việc bên ấy quá vất vả, thời gian lao động thì quá dài mà rốt cuộc lại đồng lương chẳng có. Cho nên tất cả anh chị em muốn về. Thứ hai nữa là ăn uống, sinh hoạt quá vất vả nên anh chị em muốn về nước.
Trong khi đó, chị Bùi Thị Mịa – cũng nạn nhân của công ty Victoria vừa được trở về cùng với gia đình tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình - hiện đang trong tình trạng sức khoẻ mà chồng chị, anh Lương Văn Định, mô tả là sa sút tới “60-70%”, đang điều trị trong bệnh viện. Theo anh Định thì tình trạng chẳng khác nào nô lệ phát xuất từ xưởng Victoria ấy đã đưa gia đình anh vào cảnh khốn cùng, giữa lúc bố mẹ già yếu và 2 con còn nhỏ, khiến trong nỗi mà anh mô tả là “vui mừng, phấn khởi” khi được gặp lại người vợ vừa thoát nạn lại chất chứa “nỗi buồn và bất hạnh”. Anh Định nhớ lại ngày ra đón vợ tại phi trường:
Nói chung rất nhiều người muốn về vì thực sự ra công việc bên ấy quá vất vả, thời gian lao động thì quá dài mà rốt cuộc lại đồng lương chẳng có. Cho nên tất cả anh chị em muốn về
chị Trần Thị Nga
Ngày vợ tôi về thì tất cả có 5 công nhân, nói chung, tôi nhìn mà không cầm lòng được. Tại vì vợ nhìn không ra hồn nữa, thấy ủ rũ và thiếu sự sống. 5 người về hôm ấy thì tôi có nói chuyện với họ được chừng từ 5 tới 10 phút thôi. Họ nói là họ may mắn quá, nhờ có tổ chức xã hội - Liên minh bài trừ tệ nạn xã hội CAMSA đấy. Thứ hai là họ nhờ gia đình cũng có kinh tế, cho nên một người phải mất 35 triệu đồng, một người thì mất 25 triệu, còn một người nữa thì phải mất đâu bốn mươi mấy triệu thì mới được về. Còn trường hợp vợ tôi thì nhờ một cuộc phỏng vấn hôm ấy trên đài, cả thế giới biết rồi, cho nên vợ tôi không mất một lệ phí nào. Đấy là điều may mắn. Chứ ở bên đó thêm một thời gian nữa thì vợ tôi chắc cũng chết mất xác, không về được đâu.
Anh Lương Văn Định kể lại hoàn cảnh chị Bùi Thị Mịa rời khỏi công ty Victoria:
Hôm đó vợ tôi điện cho tôi, cho biết ông Nguyễn Văn Lập (chủ công ty Victoria) bảo cho vợ tôi về, nhưng bắt tôi phải chạy 35 triệu đồng để vợ tôi được về sớm. Tôi đáp rằng với tình cảnh vợ chồng chúng tôi hiện giờ thì chỉ có bán tôi, tôi chỉ có chết, thì may ra mới có được 35 triệu, chứ tôi không thể chạy nỗi số tiền ấy. Thôi thì hãy chờ cộng đồng thế giới can thiệp. Vợ tôi nói nếu như vậy thì vợ tôi chịu chết bên ấy rồi, không về được đâu, vì họ toàn nhốt dưới hầm, ăn uống thì toàn là đồ hôi thối để hàng tháng trời, ăn vào sinh bệnh, lao động thì ngày 16-18 tiếng mà lại không lương. Nhưng buổi tối hôm sau, vợ tôi bỗng điện cho biết được về rồi.
Vợ tôi nói nếu như vậy thì vợ tôi chịu chết bên ấy rồi, không về được đâu, vì họ toàn nhốt dưới hầm, ăn uống thì toàn là đồ hôi thối để hàng tháng trời, ăn vào sinh bệnh, lao động thì ngày 16-18 tiếng mà lại không lương
Anh Lương Văn Định
Còn hoàn cảnh được đoàn tụ với người thân của chị Trần Thị Nga ra sao ? Chị Nga kể lại:
Hôm ấy, tự nhiên thấy ông chủ gọi tôi, hỏi “muốn về à”. Tôi đáp là “vâng, tôi xin về từ lâu rồi nhưng chẳng được ”. Thế ông chủ bảo một vài hôm nữa sẽ cho tôi về. Hôm đó tôi thấy công an đến. Xưởng bắt chúng tôi chạy dồn lên tầng trên, đóng cửa lại nhốt chúng tôi trên đó. Công an đến với xưởng như thế nào thì tôi không thể biết được. Chúng tôi ở trên đó được một lúc thì thấy anh quản lý điện lên, hỏi là bọn tôi muốn về nước à ? Nếu vậy thì đợi vài hôm nữa ông Lập (chủ nhân Victoria) sẽ thu xếp cho về. Thế là cách đó có một ngày, chúng tôi được cho đi làm visa rồi cho về thôi. Còn công an đến xưởng để làm gì thì tôi không rõ. Về vé máy bay, chúng tôi cũng có người có thì đủ tiền vé máy bay rồi, còn những người nào thiếu thì chủ cũng bù vào một ít.
Trở về trắng tay
Khi được hỏi về thời điểm khi rời khỏi xưởng Victoria, các nạn nhân có được khoản đền bù gì không, chị Trần Thị Nga cho biết:
Hôm ấy về nước, chúng tôi có 5 người, trong đó có người đi lao động ở xưởng Victoria được 2 năm rồi, có người như tôi làm được 1 năm 5 tháng. Nhưng khi về, chúng tôi không được đền bù gì cả. Lúc sang bên ấy thì chủ bắt chúng tôi phải trả 40 triệu đồng – tức 2 nghìn đô – cho tiền vé đi; còn tiền vé về thêm một nghìn đô nữa. Chứ còn chúng tôi không được đền bù gì cả khi về. Thậm chí khi chúng tôi ra sân bay, họ không cho một đồng nào hết. 5 chị em chúng tôi thì không ai có đồng nào. Trong thời gian lao động, chúng tôi không có một đồng lương nào hết.
Chị Bùi Thị Mịa cũng lâm cảnh “trắng tay” sau 16 tháng tại xưởng may Victoria, nơi mà anh Lương Văn Định cáo giác chủ nhân tìm cách bắt vợ anh “làm nô lệ” suốt đời, khi đồng lương hàng tháng không có, ăn uống thì khổ sở nhục nhã – nguyên văn lời anh, “không bằng con chó ở VN”. Anh Định mong mõi:
chúng tôi không được đền bù gì cả khi về. Thậm chí khi chúng tôi ra sân bay, họ không cho một đồng nào hết. 5 chị em chúng tôi thì không ai có đồng nào. Trong thời gian lao động, chúng tôi không có một đồng lương nào hết.
chị Trần Thị Nga
Chúng tôi là người bị lừa, bị hại. Cho nên tôi mong sao cộng đồng quốc tế cùng tất cả bạn bè tham gia và giúp đỡ .
Chị Trần Thị Nga nhân tiện kêu gọi mọi người vì hoàn cảnh khó khăn phải lao động nước ngoài hãy hết sức cảnh giác:
Mọi người cũng phải nên cảnh giác hơn, phải biết rõ nguồn gốc công việc cùng mọi thứ liên hệ để khỏi phải như chúng tôi đi sang bên ấy làm một thời gian quá vất vã mà lương thì không có để mang về phục vụ bản thân và gia đình. Cho nên tôi mong tất cả mọi người trước khi ra nước ngoài cần phải tìm hiểu rõ ràng hơn để không phải như chúng tôi là mang nỗi buồn về cho gia đình.
Trong khi những nạn nhân như chị Nga, chị Mịa cùng một vài người nữa rời khỏi cảnh nô lệ mới ở xưởng Victoria mà có tin đã đổi tên để chạy tội, thì hiện còn gần 110 người tiếp tục bị tình trạng bóc lột thậm tệ này, trong số đó có 2 người con của ông Nguyễn Văn Nhân ở Phú Thọ, như ông cho biết:
Hai con tôi đi bên đó được gần 2 năm rồi mà nói chung, xuất phát từ hoàn cảnh gia đình. Thực tế cho đến bây giờ các cháu lao động rất vất vã, nhưng mà lương thì không có, ăn uống thì quá nghèo nàn, vất vã, thời gian làm việc quá tải gần 20 tiếng/một ngày. Gia đình chúng tôi mới biết tin này vì các cháu sợ bố mẹ bên nhà lo nghĩ quá rồi lâm bệnh. Nhưng vừa rồi các cháu không thể chịu nỗi, phải trốn ra ngoài, đục tường để trốn, tất cả gồm khoảng 10 anh chị em. Nhưng sau khi ra khỏi xưởng thì bị phát hiện, bắt quay lại và bị đánh đập.
Và ông Nguyễn Văn Nhân tha thiết cầu mong các tổ chức xã hội, kể cả trong nước cũng như quốc tế, giúp giải cứu cho 2 con của ông sớm được đoàn tụ với gia đình và bình phục sức khoẻ thể chất cũng như tinh thần, nhất là mong muốn các cháu không bị chủ nhân Nguyễn Văn Lập hành hạ thêm nữa.