Đoạn Đường Chiến Binh
Di Sản HCM: Phụng dưỡng: Tắm bố chồng bằng cọ toilet, rủa là nợ đời
Bố tôi bị bệnh Parkinson, ông đi lại khó khăn, tay chân run rẩy nhưng nhờ trời, đầu óc vẫn còn minh mẫn. Vì thế, anh tôi đã sắp xếp cho bố ở ngay tầng trệt, có nhà vệ sinh liền bên. Anh đảm trách hết những việc cá nhân của bố, chị dâu tôi chỉ lo cơm nước, lại có osin hỗ trợ, đôi khi osin nghỉ thì chăm bố ít ngày.
Nhìn những vết xước chạy dài trên người bố, lòng tôi nhói buốt... |
Tôi cứ ngỡ, mỗi người vì nhau mà phụng dưỡng tuổi già của bố được thanh thản, yên lành, chẳng vì tình cảm thì cũng là trách nhiệm, là tấm gương để con cháu nhìn vào. Thật không ngờ...
Cơ quan anh tôi có đợt kiểm tra đột xuất nên anh ngủ luôn tại cơ quan lo việc. Đúng lúc ấy, chị osin cũng xin nghỉ 1 tuần về quê giỗ mẹ, thành ra chị dâu tôi phải lo mọi chuyện.
Tôi đã ngỡ ngàng đến nỗi một lúc lâu mới bật được tiếng “bố” rồi vứt túi đồ ăn xuống đất chạy vào. Những giọt nước mắt xót xa chảy dài khi tôi nhìn lưng bố đầy vết xước do cây cọ toilet gây ra. Tôi còn chưa kịp nói gì thì chị dâu đã vứt toẹt cái ca đang cầm xuống chậu nước rồi bảo tôi: “Cô sang thì tắm nốt cho bố đi”.
Tôi cắn chặt môi, tắm vội vàng cho bố, đỡ cụ sang phòng rồi nhắn cho anh trai: “Anh về ngay, việc gấp”. Mới chỉ cách 2 hôm không sang mà phòng bố tôi nồng nặc mùi xú uế. Hóa ra, bố tôi ngại chị dâu nên bắt mang bô vào phòng để tự vệ sinh. Ông không điều khiển được tay chân mình nên làm đổ ra nhà, bẩn cả nhà, cả giường, cả người..., còn chị dâu tôi lại dọn dẹp, tắm rửa cho bố...như thế!
Tôi đang cố nén cơn phẫn nộ thì chị nhảy vào: “Anh cô kiếm cớ việc cơ quan, xách vali đi; tôi cũng có công việc, sao bắt tôi nghỉ. Mà cụ rõ là lẩm cẩm, dở hơi, không làm được thì gọi đi cho gọn, lại còn bày đặt, thấy rảnh quá vẽ việc cho tôi làm à? Tôi chỉ là con dâu thôi, tôi cũng chả chăm người bệnh bao giờ, động vào cụ nhèo nhẽo ra tôi ghê lắm, tôi chỉ làm được thế. Mấy người thích trách móc thì tự đi mà làm. Rõ là nợ đời!...”
Bố tôi thẫn thờ nhìn lũ con cãi nhau, mắt rưng rưng lệ. Ảnh minh họa |
Có lẽ chị dâu tôi còn gào nhiều nữa nếu không có cái tát như trời giáng của anh tôi và tiếng gầm: “Cô rủa ai là nợ đời?”. Chắc anh đã về ngay sau khi nhận được tin nhắn của tôi. Tôi bảo anh mình: “Chị dâu cho bố ngồi trên sàn, tắm bằng cây cọ toilet... Đồ bố đi vệ sinh dây ra, chị ấy buộc chặt định vứt đi hay định ủ để khi nào anh về, osin lên? Anh chị bận quá, không muốn nuôi bố thì để em đón bố về nhà, sao nỡ đối xử với bố thế”.
Chị dâu tôi vẫn lý luận: “Đời thuở nhà ai con trai, con gái lù lù ra mà bắt con dâu rửa ráy, giặt giũ cho bố chồng. Tôi làm vậy đã còn là tử tế, đứa khác nó mặc kệ cụ dính cứt trên người”. Tôi nước mắt ngắn dài. Bố tôi ngồi trên giường, thẫn thờ nhìn lũ con cãi nhau, lệ rưng rưng trên khuôn mặt méo mó, khổ sở. Anh tôi thì ngồi thụp xuống vò đầu bứt tai....
Tôi muốn đón bố sang nhà để tiện chăm sóc nhưng cả bố và anh đều không đồng ý. Anh nghỉ việc cơ quan, mặc kệ kiểm tra kiểm chéo, ở nhà trông bố. Anh đòi ly dị “thứ vợ không ra gì”, tôi can, anh làm thế thì khổ cháu tôi, khổ tâm bố tôi nhưng để bố ở nhà chị giờ tôi chẳng yên lòng. Chị không có tình cảm thương yêu bố, giờ mới là chuyện tắm, còn các chuyện khác.. khi anh đi vắng, chị sẽ thế nào.
Nhà tôi đang căng như dây đàn. Chị dâu tôi đã sống cùng bố bao nhiêu năm, được bố mẹ chăm chút cho từng ly từng tý, dù chẳng máu mủ ruột già nhưng sao nỡ lạnh lùng hơn băng giá. Rồi lũ trẻ nhìn vào, sau này chúng nó sẽ đối xử với anh chị ra sao? Ai rồi chẳng phải già, phải ốm? Hay những luân lý thường tình của đời đã bị những tư tưởng thời kinh tế thị trường át rồi!
Nguyễn Thụy Anh (Linh Đàm, Hà Nội)
Bàn ra tán vào (0)
Di Sản HCM: Phụng dưỡng: Tắm bố chồng bằng cọ toilet, rủa là nợ đời
Bố tôi bị bệnh Parkinson, ông đi lại khó khăn, tay chân run rẩy nhưng nhờ trời, đầu óc vẫn còn minh mẫn. Vì thế, anh tôi đã sắp xếp cho bố ở ngay tầng trệt, có nhà vệ sinh liền bên. Anh đảm trách hết những việc cá nhân của bố, chị dâu tôi chỉ lo cơm nước, lại có osin hỗ trợ, đôi khi osin nghỉ thì chăm bố ít ngày.
Nhìn những vết xước chạy dài trên người bố, lòng tôi nhói buốt... |
Tôi cứ ngỡ, mỗi người vì nhau mà phụng dưỡng tuổi già của bố được thanh thản, yên lành, chẳng vì tình cảm thì cũng là trách nhiệm, là tấm gương để con cháu nhìn vào. Thật không ngờ...
Cơ quan anh tôi có đợt kiểm tra đột xuất nên anh ngủ luôn tại cơ quan lo việc. Đúng lúc ấy, chị osin cũng xin nghỉ 1 tuần về quê giỗ mẹ, thành ra chị dâu tôi phải lo mọi chuyện.
Tôi đã ngỡ ngàng đến nỗi một lúc lâu mới bật được tiếng “bố” rồi vứt túi đồ ăn xuống đất chạy vào. Những giọt nước mắt xót xa chảy dài khi tôi nhìn lưng bố đầy vết xước do cây cọ toilet gây ra. Tôi còn chưa kịp nói gì thì chị dâu đã vứt toẹt cái ca đang cầm xuống chậu nước rồi bảo tôi: “Cô sang thì tắm nốt cho bố đi”.
Tôi cắn chặt môi, tắm vội vàng cho bố, đỡ cụ sang phòng rồi nhắn cho anh trai: “Anh về ngay, việc gấp”. Mới chỉ cách 2 hôm không sang mà phòng bố tôi nồng nặc mùi xú uế. Hóa ra, bố tôi ngại chị dâu nên bắt mang bô vào phòng để tự vệ sinh. Ông không điều khiển được tay chân mình nên làm đổ ra nhà, bẩn cả nhà, cả giường, cả người..., còn chị dâu tôi lại dọn dẹp, tắm rửa cho bố...như thế!
Tôi đang cố nén cơn phẫn nộ thì chị nhảy vào: “Anh cô kiếm cớ việc cơ quan, xách vali đi; tôi cũng có công việc, sao bắt tôi nghỉ. Mà cụ rõ là lẩm cẩm, dở hơi, không làm được thì gọi đi cho gọn, lại còn bày đặt, thấy rảnh quá vẽ việc cho tôi làm à? Tôi chỉ là con dâu thôi, tôi cũng chả chăm người bệnh bao giờ, động vào cụ nhèo nhẽo ra tôi ghê lắm, tôi chỉ làm được thế. Mấy người thích trách móc thì tự đi mà làm. Rõ là nợ đời!...”
Bố tôi thẫn thờ nhìn lũ con cãi nhau, mắt rưng rưng lệ. Ảnh minh họa |
Có lẽ chị dâu tôi còn gào nhiều nữa nếu không có cái tát như trời giáng của anh tôi và tiếng gầm: “Cô rủa ai là nợ đời?”. Chắc anh đã về ngay sau khi nhận được tin nhắn của tôi. Tôi bảo anh mình: “Chị dâu cho bố ngồi trên sàn, tắm bằng cây cọ toilet... Đồ bố đi vệ sinh dây ra, chị ấy buộc chặt định vứt đi hay định ủ để khi nào anh về, osin lên? Anh chị bận quá, không muốn nuôi bố thì để em đón bố về nhà, sao nỡ đối xử với bố thế”.
Chị dâu tôi vẫn lý luận: “Đời thuở nhà ai con trai, con gái lù lù ra mà bắt con dâu rửa ráy, giặt giũ cho bố chồng. Tôi làm vậy đã còn là tử tế, đứa khác nó mặc kệ cụ dính cứt trên người”. Tôi nước mắt ngắn dài. Bố tôi ngồi trên giường, thẫn thờ nhìn lũ con cãi nhau, lệ rưng rưng trên khuôn mặt méo mó, khổ sở. Anh tôi thì ngồi thụp xuống vò đầu bứt tai....
Tôi muốn đón bố sang nhà để tiện chăm sóc nhưng cả bố và anh đều không đồng ý. Anh nghỉ việc cơ quan, mặc kệ kiểm tra kiểm chéo, ở nhà trông bố. Anh đòi ly dị “thứ vợ không ra gì”, tôi can, anh làm thế thì khổ cháu tôi, khổ tâm bố tôi nhưng để bố ở nhà chị giờ tôi chẳng yên lòng. Chị không có tình cảm thương yêu bố, giờ mới là chuyện tắm, còn các chuyện khác.. khi anh đi vắng, chị sẽ thế nào.
Nhà tôi đang căng như dây đàn. Chị dâu tôi đã sống cùng bố bao nhiêu năm, được bố mẹ chăm chút cho từng ly từng tý, dù chẳng máu mủ ruột già nhưng sao nỡ lạnh lùng hơn băng giá. Rồi lũ trẻ nhìn vào, sau này chúng nó sẽ đối xử với anh chị ra sao? Ai rồi chẳng phải già, phải ốm? Hay những luân lý thường tình của đời đã bị những tư tưởng thời kinh tế thị trường át rồi!
Nguyễn Thụy Anh (Linh Đàm, Hà Nội)