Kinh Đời
Đi Thì " Gáy" Việt, Trở Về " Bốc" Mỹ: California dreaming
T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa
Điểm đến của con người không bao giờ là một nơi chốn mà là một góc nhìn mới cho thực tại (One’s destination is never a place, but a new way of seeing things)- Henry Miller
Vào giữa thập niên 90’s, nhà đạo diễn Wong Kai War thực hiện cuốn phim Chungking Expess, tạo nhiều ấn tượng. Đây là tên của một tiệm ăn ở Hồng Kông, nơi cô chủ nhân trẻ hay ngồi bó gối trên sân thượng nhìn về chân trời xa, mơ tưởng đến một vùng đất hứa có tên là Califonia. Bài hát California Dreaming rất phổ thông của The Beach Boys cũng đã thu hút tôi, mỗi khi nằm dài ra bãi tuyết trắng của đại học Penn State thả hồn về một thế giới khác, đầy nắng ấm và hoa quả.
Huyền thoại trong tim
Trẻ hay già, tôi nghĩ trong tim chúng ta đều ấp ủ những California huyền thoại, đều muốn tung bay thật xa như những con chim trốn tuyết, tìm đến một thiên đường nơi không có những thôi thúc hàng ngày của cơm áo gạo tiền, của bổn phận ràng buộc hay của một trường sống già nua mệt mỏi.
Vài người trong chúng ta có được may mắn và vượt bão đến đích. Cô chủ nhân của Chungking Express cũng đã bỏ lại một người tình trẻ, một tài sản nhỏ, một Hồng Kông thời chập chững…để đến với California. Vài năm sau, cô quay trở lại và khi người tình hỏi em đã tìm ra điều mong muốn chưa, cô nói …California cũng chỉ là một điểm đến thôi, không gì đặc biệt.
Sau đại học, tôi cũng đến California và đã sống ở đây suốt 20 năm trước khi qua Hồng Kông và sống thêm 18 năm nơi đó. Cả hai cũng chỉ là những điểm đến thôi không gì đặc biệt.
Góc nhìn thực tại
Dĩ nhiên California có rất nhiều đặc biệt, cũng như mỗi người tình đều có những góc cạnh làm chúng ta ngây ngất. Tôi yêu những buổi sáng mùa hè California khi dậy thật sớm chạy trên bãi cát vắng lặng cùng những con chim hải âu giữa sương mù và hơi lạnh. Và tôi cũng yêu Hồng Kông với những đêm khuya ngồi ăn cháo sò huyết giữa đám đông cuồn cuộn quanh khu Mong Kai. Nhưng dần dà rồi niềm vui cũng sẽ phai nhạt sau khi chúng thành thói quen. Lập đi lập lại qua ngày tháng, mọi chuyện cũng thành nhàm chán.
Rồi còn mặt trái của điểm đến. California là nơi bạn có thể ngồi ngáp dài trên chiếc xe đẹp đắt tiền ở đường cao tốc 405 nơi mỗi ngày đều biến thành bãi đậu xe vào giờ cao điểm; nơi mà phải khoanh vùng trên bản đồ để đừng đi lạc vào sau 8 giờ tối (vì đây là khu tội phạm ngự trị); nơi mà Woody Allen phát biểu là sáng tạo duy nhất California đóng góp cho di sản văn hóa của nhân loại là cho phép xe được quẹo phải ở đèn đỏ.
Còn Hồng Kông? Ngoài khói bụi ô nhiễm từ xe cộ và các nhà máy bên lục địa, người Hông Kông chen chúc chà đạp nhau như một bầy kiến vỡ tổ để kiếm tiền. Mục đích kiếm tiền và ăn nhậu khoe khoang vì sĩ diện dường như là mục tiêu cao cả nhất trong đời sống người dân Hồng Kông.
Suy nghĩ cho cùng Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Chúng ta cũng có những nét yêu kiều thầm kín bên trong những thói hư tật xấu hay tư duy già cỗi. Những lúc gần đây, khi bay xa đến những địa danh thế giới, tôi lại ao ước vài giờ chém gió ở cà phê Continental hay một ngày lướt sóng ở Mũi Né.
Linh hồn của tự do
Tuy nhiên, có một lý do lớn nhất để mọi người ở Mỹ và trên thế giới mơ về Califonia mà không về New York, London, Tokyo hay Saigon. Đó là linh hồn của California: một linh hồn của mở cửa, của sáng tạo, của đổi mới, của tự do.
Một anh bạn nhiều trải nghiệm chia sẻ,” Mỗi lần tôi bay đến New York, tôi có thể ngửi thấy mùi tiền, Las Vegas mùi tham, Hổng Kông mùi khoe của, Paris mùi văn hóa, Kolkata mùi nghèo khổ. Los Angeles có một mùi đặc biệt nhất: mùi tự do”.
Ngoài một không gian rộng lớn cho phép mỗi biệt thự có một khu vườn riêng với cây cỏ, những xa lộ mênh mông với triệu triệu chiếc xe, California còn tụ họp 135 sắc dân trên thế giới với văn hóa và thói quen đặc thù tạo nên một môi trường đa dạng và vĩ đại. Môi trường này cho phép bạn biến mất trong đám đông để sống theo ý thích và nhu cầu của mình. Không ai phê phán, không ai dòm ngó, không ai can thiệp. Người dân California tự do tìm hạnh phúc cho mình, cho gia đình, cho cộng đồng. Hay tự ù lì hủy diệt.
California có núi, có biển, có công viên, có sa mạc. Bạn có thể du lịch thăm 135 quốc gia để hiểu văn hóa, ẩm thực, triết lý và tôn giáo…mà không cần leo lên chiếc máy bay. Tôi thú vị nhất khi ăn trưa với một anh Mỹ trắng theo KKK và ăn tối với một anh cộng sản đến từ Ấn Độ. Dĩ nhiên cái tự do tuyệt vời đó cũng có hóa đơn và người dân phải trả bằng hiệu năng làm việc, bằng sáng tạo trí tuệ, bằng sưu cao thuế nặng…và luôn luôn kèm theo là những con ký sinh trùng của hệ thống.
Nhu cầu phải thay đổi
Hôm qua tình cờ gặp một em học trò ngày xưa khi đi shopping. Em làm chủ một tiệm nail khá đắt khách ở trung tâm thương mại này. Điều tôi để ý là các anh chị nhân viên tại đó mỗi người đều sở hữu những chiếc điện thoại Iphone, Samsung…mới nhất. Anh bạn giải thích,” Ở đây em không cho mở TV Việt quấy rầy khách hàng Mỹ và không cho tụ tập ồn ào tiếng Việt; nên mỗi người giữa khi đợi khách, tự chìm vào thế giới riêng của mình và của Internet. Họ coi TV Việt trên mạng, You Tube, lướt sóng, gởi Emails, đọc blogs…” Hứng thú nhất là những nhân viên này, có thể chỉ là những nông dân chân lấm tay bùn trước khi sang đây.
Nhu cầu của sinh tồn bắt họ phải cải tiến chính mình để bắt kịp thực tại của thế giới. Ngoài Internet và kiến thức của đám mây, họ phải biết lái xe, phải học luật lệ của xã hội, phải thi đua học hỏi với con cái để khỏi mất quyền kiểm soát chúng…Tóm lại, chỉ trong vài năm, họ phải bước lên một tầng cấp mới của xã hội đương đại nơi đây, điều mà đại đa số người Việt ở quê nhà vẫn chưa làm được sau vài thế hệ. Đó là cái năng động của linh hồn California và của Mỹ Quốc.
California Dreaming chỉ là một bài hát. Nhưng với những tâm hồn tơi tả vì thất vọng trên thế giới, California Dreaming là ngọn hải đăng thắp sáng chút niềm tin le lói còn lại trong đêm dài vô tận.
Alan Phan
Chú thích: KKK là một hội kín của các tín đồ tôn thờ và hành động vì quyền lực của người da trắng
Phim Chungking Express và bài hát: http://www.youtube.com/watch?v=IAH-0GKvIrM
T/S Alan Phan là một doanh nhân bôn ba làm ăn trên 43 năm qua tại Mỹ và Trung Quốc. Ông cũng là tác giả của 8 cuốn sách Anh và Việt ngữ về kinh tế tài chánh của các nền kinh tế mới nổi. Ông tốt nghiệp tại các đại học Penn State, American Intercontinental (Mỹ), Sussex (UK) và Southern Cross (Úc). Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Đi Thì " Gáy" Việt, Trở Về " Bốc" Mỹ: California dreaming
T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa
Điểm đến của con người không bao giờ là một nơi chốn mà là một góc nhìn mới cho thực tại (One’s destination is never a place, but a new way of seeing things)- Henry Miller
Vào giữa thập niên 90’s, nhà đạo diễn Wong Kai War thực hiện cuốn phim Chungking Expess, tạo nhiều ấn tượng. Đây là tên của một tiệm ăn ở Hồng Kông, nơi cô chủ nhân trẻ hay ngồi bó gối trên sân thượng nhìn về chân trời xa, mơ tưởng đến một vùng đất hứa có tên là Califonia. Bài hát California Dreaming rất phổ thông của The Beach Boys cũng đã thu hút tôi, mỗi khi nằm dài ra bãi tuyết trắng của đại học Penn State thả hồn về một thế giới khác, đầy nắng ấm và hoa quả.
Huyền thoại trong tim
Trẻ hay già, tôi nghĩ trong tim chúng ta đều ấp ủ những California huyền thoại, đều muốn tung bay thật xa như những con chim trốn tuyết, tìm đến một thiên đường nơi không có những thôi thúc hàng ngày của cơm áo gạo tiền, của bổn phận ràng buộc hay của một trường sống già nua mệt mỏi.
Vài người trong chúng ta có được may mắn và vượt bão đến đích. Cô chủ nhân của Chungking Express cũng đã bỏ lại một người tình trẻ, một tài sản nhỏ, một Hồng Kông thời chập chững…để đến với California. Vài năm sau, cô quay trở lại và khi người tình hỏi em đã tìm ra điều mong muốn chưa, cô nói …California cũng chỉ là một điểm đến thôi, không gì đặc biệt.
Sau đại học, tôi cũng đến California và đã sống ở đây suốt 20 năm trước khi qua Hồng Kông và sống thêm 18 năm nơi đó. Cả hai cũng chỉ là những điểm đến thôi không gì đặc biệt.
Góc nhìn thực tại
Dĩ nhiên California có rất nhiều đặc biệt, cũng như mỗi người tình đều có những góc cạnh làm chúng ta ngây ngất. Tôi yêu những buổi sáng mùa hè California khi dậy thật sớm chạy trên bãi cát vắng lặng cùng những con chim hải âu giữa sương mù và hơi lạnh. Và tôi cũng yêu Hồng Kông với những đêm khuya ngồi ăn cháo sò huyết giữa đám đông cuồn cuộn quanh khu Mong Kai. Nhưng dần dà rồi niềm vui cũng sẽ phai nhạt sau khi chúng thành thói quen. Lập đi lập lại qua ngày tháng, mọi chuyện cũng thành nhàm chán.
Rồi còn mặt trái của điểm đến. California là nơi bạn có thể ngồi ngáp dài trên chiếc xe đẹp đắt tiền ở đường cao tốc 405 nơi mỗi ngày đều biến thành bãi đậu xe vào giờ cao điểm; nơi mà phải khoanh vùng trên bản đồ để đừng đi lạc vào sau 8 giờ tối (vì đây là khu tội phạm ngự trị); nơi mà Woody Allen phát biểu là sáng tạo duy nhất California đóng góp cho di sản văn hóa của nhân loại là cho phép xe được quẹo phải ở đèn đỏ.
Còn Hồng Kông? Ngoài khói bụi ô nhiễm từ xe cộ và các nhà máy bên lục địa, người Hông Kông chen chúc chà đạp nhau như một bầy kiến vỡ tổ để kiếm tiền. Mục đích kiếm tiền và ăn nhậu khoe khoang vì sĩ diện dường như là mục tiêu cao cả nhất trong đời sống người dân Hồng Kông.
Suy nghĩ cho cùng Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Chúng ta cũng có những nét yêu kiều thầm kín bên trong những thói hư tật xấu hay tư duy già cỗi. Những lúc gần đây, khi bay xa đến những địa danh thế giới, tôi lại ao ước vài giờ chém gió ở cà phê Continental hay một ngày lướt sóng ở Mũi Né.
Linh hồn của tự do
Tuy nhiên, có một lý do lớn nhất để mọi người ở Mỹ và trên thế giới mơ về Califonia mà không về New York, London, Tokyo hay Saigon. Đó là linh hồn của California: một linh hồn của mở cửa, của sáng tạo, của đổi mới, của tự do.
Một anh bạn nhiều trải nghiệm chia sẻ,” Mỗi lần tôi bay đến New York, tôi có thể ngửi thấy mùi tiền, Las Vegas mùi tham, Hổng Kông mùi khoe của, Paris mùi văn hóa, Kolkata mùi nghèo khổ. Los Angeles có một mùi đặc biệt nhất: mùi tự do”.
Ngoài một không gian rộng lớn cho phép mỗi biệt thự có một khu vườn riêng với cây cỏ, những xa lộ mênh mông với triệu triệu chiếc xe, California còn tụ họp 135 sắc dân trên thế giới với văn hóa và thói quen đặc thù tạo nên một môi trường đa dạng và vĩ đại. Môi trường này cho phép bạn biến mất trong đám đông để sống theo ý thích và nhu cầu của mình. Không ai phê phán, không ai dòm ngó, không ai can thiệp. Người dân California tự do tìm hạnh phúc cho mình, cho gia đình, cho cộng đồng. Hay tự ù lì hủy diệt.
California có núi, có biển, có công viên, có sa mạc. Bạn có thể du lịch thăm 135 quốc gia để hiểu văn hóa, ẩm thực, triết lý và tôn giáo…mà không cần leo lên chiếc máy bay. Tôi thú vị nhất khi ăn trưa với một anh Mỹ trắng theo KKK và ăn tối với một anh cộng sản đến từ Ấn Độ. Dĩ nhiên cái tự do tuyệt vời đó cũng có hóa đơn và người dân phải trả bằng hiệu năng làm việc, bằng sáng tạo trí tuệ, bằng sưu cao thuế nặng…và luôn luôn kèm theo là những con ký sinh trùng của hệ thống.
Nhu cầu phải thay đổi
Hôm qua tình cờ gặp một em học trò ngày xưa khi đi shopping. Em làm chủ một tiệm nail khá đắt khách ở trung tâm thương mại này. Điều tôi để ý là các anh chị nhân viên tại đó mỗi người đều sở hữu những chiếc điện thoại Iphone, Samsung…mới nhất. Anh bạn giải thích,” Ở đây em không cho mở TV Việt quấy rầy khách hàng Mỹ và không cho tụ tập ồn ào tiếng Việt; nên mỗi người giữa khi đợi khách, tự chìm vào thế giới riêng của mình và của Internet. Họ coi TV Việt trên mạng, You Tube, lướt sóng, gởi Emails, đọc blogs…” Hứng thú nhất là những nhân viên này, có thể chỉ là những nông dân chân lấm tay bùn trước khi sang đây.
Nhu cầu của sinh tồn bắt họ phải cải tiến chính mình để bắt kịp thực tại của thế giới. Ngoài Internet và kiến thức của đám mây, họ phải biết lái xe, phải học luật lệ của xã hội, phải thi đua học hỏi với con cái để khỏi mất quyền kiểm soát chúng…Tóm lại, chỉ trong vài năm, họ phải bước lên một tầng cấp mới của xã hội đương đại nơi đây, điều mà đại đa số người Việt ở quê nhà vẫn chưa làm được sau vài thế hệ. Đó là cái năng động của linh hồn California và của Mỹ Quốc.
California Dreaming chỉ là một bài hát. Nhưng với những tâm hồn tơi tả vì thất vọng trên thế giới, California Dreaming là ngọn hải đăng thắp sáng chút niềm tin le lói còn lại trong đêm dài vô tận.
Alan Phan
Chú thích: KKK là một hội kín của các tín đồ tôn thờ và hành động vì quyền lực của người da trắng
Phim Chungking Express và bài hát: http://www.youtube.com/watch?v=IAH-0GKvIrM
T/S Alan Phan là một doanh nhân bôn ba làm ăn trên 43 năm qua tại Mỹ và Trung Quốc. Ông cũng là tác giả của 8 cuốn sách Anh và Việt ngữ về kinh tế tài chánh của các nền kinh tế mới nổi. Ông tốt nghiệp tại các đại học Penn State, American Intercontinental (Mỹ), Sussex (UK) và Southern Cross (Úc). Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.