Cà Kê Dê Ngỗng
Đi Trung Quốc: Cẩn tắc vô áy náy!
Một phái đoàn quân sự cao cấp của Úc, do Bộ trưởng Quốc phòng Stephen Smith dẫn đầu, đi thăm Trung Quốc vào ngày Thứ Tư 6/6/2012. Theo thông báo báo chí ngày 3/6, đây là chuyến viếng thăm Trung Quốc đầu tiên của Stephen Smith với tư cách Bộ trưởng Quốc phòng
Đi Trung Quốc: Cẩn tắc vô áy náy!
Một phái đoàn quân sự cao cấp của Úc, do Bộ trưởng Quốc phòng Stephen Smith dẫn đầu, đi thăm Trung Quốc vào ngày Thứ Tư 6/6/2012. Theo thông báo báo chí ngày 3/6, đây là chuyến viếng thăm Trung Quốc đầu tiên của Stephen Smith với tư cách Bộ trưởng Quốc phòng (vị tiền nhiệm của ông Smith đi thăm Trung Quốc lần cuối cùng là vào năm 2007). Một trong những địa điểm chính của cuộc thăm viếng là hạm đội Nam Hải ở tỉnh Trạm Giang, trung tâm chỉ huy cuộc tranh chấp trên mặt biển của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt, với Việt Nam và Philippines và cũng là nơi chịu trách nhiệm chính trong tham vọng quân bình cán cân lực lượng hải quân với Mỹ của Trung Quốc. Mục tiêu chính của cuộc viếng thăm là để thảo luận với giới lãnh đạo Trung Quốc về an ninh trong khu vực và về mối quan hệ song phương giữa hai nước.
Xin lưu ý là quan hệ giữa Úc và Trung Quốc kể từ sau cuộc chiến tranh lạnh càng ngày càng được thắt chặt. Hiện nay, có trên 120.000 sinh viên Trung Quốc đang du học tại Úc (chỉ đứng sau Mỹ). Mỗi năm có khoảng nửa triệu người Trung Quốc đi du lịch ở Úc, mang lại cho Úc khoảng tiền trên 4.6 tỉ đô la. Kim ngạch thương mại giữa hai nước là trên 100 tỉ đô la mỗi năm. Số tiền đầu tư của Trung Quốc vào Úc trong vòng sáu năm, từ 2005 đến 2011, là trên 38 tỉ Mỹ kim (cùng thời gian ấy, Trung Quốc đầu tư vào Mỹ chỉ có 30.5 tỉ và vào Brazil 18.3 tỉ.)
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Úc. Có thể nói trong những năm vừa qua, lý do chính khiến Úc trở thành nước duy nhất trong các quốc gia phát triển thoát khỏi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu là nhờ nguồn hàng dồi dào được bán sang Trung Quốc, chủ yếu là quặng và khoáng sản.
Quan hệ về kinh tế dẫn đến quan hệ về chính trị. Chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Úc nhằm thắt chặt mối quan hệ về chính trị đó. Nó nhằm tăng cường sự hiểu biết, sự thông cảm đồng thời sự tin cậy giữa hai nước. Không biết những mục tiêu to tát ấy có thực hiện được hay không. Chỉ biết, báo chí Úc, trong mấy ngày vừa qua, không chú ý gì mấy đến những lời phát biểu của các nhà lãnh đạo hai bên. Họ chỉ tập trung vào một sự kiện duy nhất:
Trước khi bay sang Trung Quốc, phái đoàn Úc ghé Hồng Kông, và trước khi rời Hồng Kông, ông Stephen Smith ra lệnh cho mọi người, kể cả các cố vấn về truyền thông, phải để lại toàn bộ thiết bị điện tử, từ điện thoại di động đếnlaptop , ở Hồng Kông. Mỗi người được phát cho một máy điện thoại di động mới với số mới để sử dụng trong thời gian ở Trung Quốc.
Lý do?
Người ta sợ gián điệp mạng của Trung Quốc ăn cắp mật khẩu lén vào các thiết bị ấy để lấy trộm thông tin.
Khi được các phóng viên gạn hỏi, ông Smith cho điều đó chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả. Nhiệm vụ của các viên chức cao cấp của chính phủ là phải bảo mật. Đối với những vấn đề liên quan đến quốc phòng lại càng cần phải bảo mật. Hơn nữa, ông cũng dặn dò: không phải chỉ có các nhân viên chính phủ mà cả dân chúng và những người làm việc trong các công ty tư nhân cũng cần cẩn thận.
Tuy nhiên, khi phóng viên hỏi thêm: ông và chính phủ Úc có áp dụng biện pháp bảo mật kỹ lưỡng như vậy khi đến các nước khác, ngoài Trung Quốc, không thì ông từ chối trả lời.
Thì từ chối trả lời cũng là một cách trả lời.
Cách trả lời ấy được Google xác nhận một ngày trước đó khi họ cảnh cáo những người sử dụng Gmail cần cẩn thận vì email của họ có thể là mục tiêu tấn công của các tin tặc được nhà nước bảo trợ. Họ không nói rõ. Nhưng hầu như ai cũng biết “các tin tặc được nhà nước bảo trợ” ấy không ai khác hơn là Trung Quốc.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Xin lưu ý là quan hệ giữa Úc và Trung Quốc kể từ sau cuộc chiến tranh lạnh càng ngày càng được thắt chặt. Hiện nay, có trên 120.000 sinh viên Trung Quốc đang du học tại Úc (chỉ đứng sau Mỹ). Mỗi năm có khoảng nửa triệu người Trung Quốc đi du lịch ở Úc, mang lại cho Úc khoảng tiền trên 4.6 tỉ đô la. Kim ngạch thương mại giữa hai nước là trên 100 tỉ đô la mỗi năm. Số tiền đầu tư của Trung Quốc vào Úc trong vòng sáu năm, từ 2005 đến 2011, là trên 38 tỉ Mỹ kim (cùng thời gian ấy, Trung Quốc đầu tư vào Mỹ chỉ có 30.5 tỉ và vào Brazil 18.3 tỉ.)
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Úc. Có thể nói trong những năm vừa qua, lý do chính khiến Úc trở thành nước duy nhất trong các quốc gia phát triển thoát khỏi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu là nhờ nguồn hàng dồi dào được bán sang Trung Quốc, chủ yếu là quặng và khoáng sản.
Quan hệ về kinh tế dẫn đến quan hệ về chính trị. Chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Úc nhằm thắt chặt mối quan hệ về chính trị đó. Nó nhằm tăng cường sự hiểu biết, sự thông cảm đồng thời sự tin cậy giữa hai nước. Không biết những mục tiêu to tát ấy có thực hiện được hay không. Chỉ biết, báo chí Úc, trong mấy ngày vừa qua, không chú ý gì mấy đến những lời phát biểu của các nhà lãnh đạo hai bên. Họ chỉ tập trung vào một sự kiện duy nhất:
Trước khi bay sang Trung Quốc, phái đoàn Úc ghé Hồng Kông, và trước khi rời Hồng Kông, ông Stephen Smith ra lệnh cho mọi người, kể cả các cố vấn về truyền thông, phải để lại toàn bộ thiết bị điện tử, từ điện thoại di động đến
Lý do?
Người ta sợ gián điệp mạng của Trung Quốc ăn cắp mật khẩu lén vào các thiết bị ấy để lấy trộm thông tin.
Khi được các phóng viên gạn hỏi, ông Smith cho điều đó chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả. Nhiệm vụ của các viên chức cao cấp của chính phủ là phải bảo mật. Đối với những vấn đề liên quan đến quốc phòng lại càng cần phải bảo mật. Hơn nữa, ông cũng dặn dò: không phải chỉ có các nhân viên chính phủ mà cả dân chúng và những người làm việc trong các công ty tư nhân cũng cần cẩn thận.
Tuy nhiên, khi phóng viên hỏi thêm: ông và chính phủ Úc có áp dụng biện pháp bảo mật kỹ lưỡng như vậy khi đến các nước khác, ngoài Trung Quốc, không thì ông từ chối trả lời.
Thì từ chối trả lời cũng là một cách trả lời.
Cách trả lời ấy được Google xác nhận một ngày trước đó khi họ cảnh cáo những người sử dụng Gmail cần cẩn thận vì email của họ có thể là mục tiêu tấn công của các tin tặc được nhà nước bảo trợ. Họ không nói rõ. Nhưng hầu như ai cũng biết “các tin tặc được nhà nước bảo trợ” ấy không ai khác hơn là Trung Quốc.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Bàn ra tán vào (0)
Đi Trung Quốc: Cẩn tắc vô áy náy!
Một phái đoàn quân sự cao cấp của Úc, do Bộ trưởng Quốc phòng Stephen Smith dẫn đầu, đi thăm Trung Quốc vào ngày Thứ Tư 6/6/2012. Theo thông báo báo chí ngày 3/6, đây là chuyến viếng thăm Trung Quốc đầu tiên của Stephen Smith với tư cách Bộ trưởng Quốc phòng
Đi Trung Quốc: Cẩn tắc vô áy náy!
Một phái đoàn quân sự cao cấp của Úc, do Bộ trưởng Quốc phòng Stephen Smith dẫn đầu, đi thăm Trung Quốc vào ngày Thứ Tư 6/6/2012. Theo thông báo báo chí ngày 3/6, đây là chuyến viếng thăm Trung Quốc đầu tiên của Stephen Smith với tư cách Bộ trưởng Quốc phòng (vị tiền nhiệm của ông Smith đi thăm Trung Quốc lần cuối cùng là vào năm 2007). Một trong những địa điểm chính của cuộc thăm viếng là hạm đội Nam Hải ở tỉnh Trạm Giang, trung tâm chỉ huy cuộc tranh chấp trên mặt biển của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt, với Việt Nam và Philippines và cũng là nơi chịu trách nhiệm chính trong tham vọng quân bình cán cân lực lượng hải quân với Mỹ của Trung Quốc. Mục tiêu chính của cuộc viếng thăm là để thảo luận với giới lãnh đạo Trung Quốc về an ninh trong khu vực và về mối quan hệ song phương giữa hai nước.
Xin lưu ý là quan hệ giữa Úc và Trung Quốc kể từ sau cuộc chiến tranh lạnh càng ngày càng được thắt chặt. Hiện nay, có trên 120.000 sinh viên Trung Quốc đang du học tại Úc (chỉ đứng sau Mỹ). Mỗi năm có khoảng nửa triệu người Trung Quốc đi du lịch ở Úc, mang lại cho Úc khoảng tiền trên 4.6 tỉ đô la. Kim ngạch thương mại giữa hai nước là trên 100 tỉ đô la mỗi năm. Số tiền đầu tư của Trung Quốc vào Úc trong vòng sáu năm, từ 2005 đến 2011, là trên 38 tỉ Mỹ kim (cùng thời gian ấy, Trung Quốc đầu tư vào Mỹ chỉ có 30.5 tỉ và vào Brazil 18.3 tỉ.)
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Úc. Có thể nói trong những năm vừa qua, lý do chính khiến Úc trở thành nước duy nhất trong các quốc gia phát triển thoát khỏi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu là nhờ nguồn hàng dồi dào được bán sang Trung Quốc, chủ yếu là quặng và khoáng sản.
Quan hệ về kinh tế dẫn đến quan hệ về chính trị. Chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Úc nhằm thắt chặt mối quan hệ về chính trị đó. Nó nhằm tăng cường sự hiểu biết, sự thông cảm đồng thời sự tin cậy giữa hai nước. Không biết những mục tiêu to tát ấy có thực hiện được hay không. Chỉ biết, báo chí Úc, trong mấy ngày vừa qua, không chú ý gì mấy đến những lời phát biểu của các nhà lãnh đạo hai bên. Họ chỉ tập trung vào một sự kiện duy nhất:
Trước khi bay sang Trung Quốc, phái đoàn Úc ghé Hồng Kông, và trước khi rời Hồng Kông, ông Stephen Smith ra lệnh cho mọi người, kể cả các cố vấn về truyền thông, phải để lại toàn bộ thiết bị điện tử, từ điện thoại di động đếnlaptop , ở Hồng Kông. Mỗi người được phát cho một máy điện thoại di động mới với số mới để sử dụng trong thời gian ở Trung Quốc.
Lý do?
Người ta sợ gián điệp mạng của Trung Quốc ăn cắp mật khẩu lén vào các thiết bị ấy để lấy trộm thông tin.
Khi được các phóng viên gạn hỏi, ông Smith cho điều đó chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả. Nhiệm vụ của các viên chức cao cấp của chính phủ là phải bảo mật. Đối với những vấn đề liên quan đến quốc phòng lại càng cần phải bảo mật. Hơn nữa, ông cũng dặn dò: không phải chỉ có các nhân viên chính phủ mà cả dân chúng và những người làm việc trong các công ty tư nhân cũng cần cẩn thận.
Tuy nhiên, khi phóng viên hỏi thêm: ông và chính phủ Úc có áp dụng biện pháp bảo mật kỹ lưỡng như vậy khi đến các nước khác, ngoài Trung Quốc, không thì ông từ chối trả lời.
Thì từ chối trả lời cũng là một cách trả lời.
Cách trả lời ấy được Google xác nhận một ngày trước đó khi họ cảnh cáo những người sử dụng Gmail cần cẩn thận vì email của họ có thể là mục tiêu tấn công của các tin tặc được nhà nước bảo trợ. Họ không nói rõ. Nhưng hầu như ai cũng biết “các tin tặc được nhà nước bảo trợ” ấy không ai khác hơn là Trung Quốc.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Xin lưu ý là quan hệ giữa Úc và Trung Quốc kể từ sau cuộc chiến tranh lạnh càng ngày càng được thắt chặt. Hiện nay, có trên 120.000 sinh viên Trung Quốc đang du học tại Úc (chỉ đứng sau Mỹ). Mỗi năm có khoảng nửa triệu người Trung Quốc đi du lịch ở Úc, mang lại cho Úc khoảng tiền trên 4.6 tỉ đô la. Kim ngạch thương mại giữa hai nước là trên 100 tỉ đô la mỗi năm. Số tiền đầu tư của Trung Quốc vào Úc trong vòng sáu năm, từ 2005 đến 2011, là trên 38 tỉ Mỹ kim (cùng thời gian ấy, Trung Quốc đầu tư vào Mỹ chỉ có 30.5 tỉ và vào Brazil 18.3 tỉ.)
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Úc. Có thể nói trong những năm vừa qua, lý do chính khiến Úc trở thành nước duy nhất trong các quốc gia phát triển thoát khỏi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu là nhờ nguồn hàng dồi dào được bán sang Trung Quốc, chủ yếu là quặng và khoáng sản.
Quan hệ về kinh tế dẫn đến quan hệ về chính trị. Chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Úc nhằm thắt chặt mối quan hệ về chính trị đó. Nó nhằm tăng cường sự hiểu biết, sự thông cảm đồng thời sự tin cậy giữa hai nước. Không biết những mục tiêu to tát ấy có thực hiện được hay không. Chỉ biết, báo chí Úc, trong mấy ngày vừa qua, không chú ý gì mấy đến những lời phát biểu của các nhà lãnh đạo hai bên. Họ chỉ tập trung vào một sự kiện duy nhất:
Trước khi bay sang Trung Quốc, phái đoàn Úc ghé Hồng Kông, và trước khi rời Hồng Kông, ông Stephen Smith ra lệnh cho mọi người, kể cả các cố vấn về truyền thông, phải để lại toàn bộ thiết bị điện tử, từ điện thoại di động đến
Lý do?
Người ta sợ gián điệp mạng của Trung Quốc ăn cắp mật khẩu lén vào các thiết bị ấy để lấy trộm thông tin.
Khi được các phóng viên gạn hỏi, ông Smith cho điều đó chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả. Nhiệm vụ của các viên chức cao cấp của chính phủ là phải bảo mật. Đối với những vấn đề liên quan đến quốc phòng lại càng cần phải bảo mật. Hơn nữa, ông cũng dặn dò: không phải chỉ có các nhân viên chính phủ mà cả dân chúng và những người làm việc trong các công ty tư nhân cũng cần cẩn thận.
Tuy nhiên, khi phóng viên hỏi thêm: ông và chính phủ Úc có áp dụng biện pháp bảo mật kỹ lưỡng như vậy khi đến các nước khác, ngoài Trung Quốc, không thì ông từ chối trả lời.
Thì từ chối trả lời cũng là một cách trả lời.
Cách trả lời ấy được Google xác nhận một ngày trước đó khi họ cảnh cáo những người sử dụng Gmail cần cẩn thận vì email của họ có thể là mục tiêu tấn công của các tin tặc được nhà nước bảo trợ. Họ không nói rõ. Nhưng hầu như ai cũng biết “các tin tặc được nhà nước bảo trợ” ấy không ai khác hơn là Trung Quốc.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.