Kinh Đời
Đi chợ nông sản lớn nhất hành tinh
TP - Đầu năm 2013, phóng viên Tiền Phong là một trong số 20 nhà báo quốc tế được Bộ Ngoại giao Đức mời tham dự Tuần lễ quốc tế xanh 2013 (International Green Week Berlin 2013 - IGW 2013)- Hội chợ về nông nghiệp và thực phẩm lớn nhất thế giới lần thứ 78 được tổ chức thường niên tại Berlin kể từ năm 1926.
Diện tích trưng bày lớn gấp 16 lần một sân bóng đá
Sở dĩ hội chợ có tuổi đời 87 năm song mới có 78 lần tổ chức là vì sự gián đoạn do chiến tranh thế giới lần thứ II, tới năm 1948 mới được nối lại cho tới nay. Khởi đầu từ một chợ sản vật nhỏ mang tính địa phương trong thành phố Berlin, nay đã trở thành nơi trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm và làm vườn lớn nhất thế giới.
Các cô gái Hà Lan làm bánh tại hội chợ. |
Thống kê của Ban tổ chức cho biết, kể từ năm 1926 tới nay đã có 80.000 nhà triển lãm từ 125 nước mang “của ngon vật lạ” tới chào hàng, thu hút tới 30,9 triệu khách hàng. Riêng năm nay, 1.630 nhà triển lãm từ 67 nước đã tề tựu về Berlin để trình diễn một nền công nghiệp đồ ăn, thức uống khổng lồ của nhân loại trên một diện tích mặt bằng tới 115.000 m2, tức rộng gấp 16 lần một sân bóng đá.
Số lượng thực phẩm tại hội chợ này lên tới xấp xỉ 100.000 chủng loại, hàng ngàn con vật nuôi, trên 35.000 loài hoa và cây cảnh... Chỉ trong một tuần lễ diễn ra hội chợ, đã có hơn 400.000 người tới tham quan, trong đó khoảng 100.000 là những nhà kinh doanh.
Cảm giác đầu tiên của tôi là... choáng ngợp, dù đã từng tham dự kha khá các sự kiện quốc tế lớn, nhỏ khắp thế giới. Thông cáo báo chí của BTC nói rõ, để tham quan hết 26 khu vực của hội chợ, bạn phải cuốc bộ ít nhất 8 cây số với khoảng 11.600 bước chân (mỗi bước trong phòng được tính là 0,69 m, còn ở ngoài trời là 0,71 - 0,75m).
Trộm nghĩ đấy chắc là tiêu chuẩn chân Tây, chứ chân Ta như tôi chắc phải guồng thêm vài ngàn bước có lẻ. Quả đúng như vậy, lang thang suốt cả ngày với đôi chân mỏi dừ ê ẩm trong bữa tiệc khổng lồ của đồ ăn thức uống, của các sản vật nông nghiệp khắp năm châu, tôi mới thưởng ngoạn được chừng 1/3 các gian hàng trong hội chợ này.
26 khu vực của hội chợ được sắp xếp theo các chủ đề cực kỳ đa dạng và phong phú. Nếu bạn là người thích uống bia rượu, chắc chắn sẽ mắc kẹt và ngất ngây tại khu vực đồ uống chỉ vì... nếm thử các loại bia, rượu được mời từ khắp nơi trên thế giới.
Xen kẽ giữa các gian hàng ở khu vực của Hà Lan, Pháp hay Đức còn có khá nhiều quầy ăn uống, có quầy vừa triển lãm vừa bán đồ ăn uống tại chỗ vô cùng đắt khách. Đối với một người Việt như tôi, những tảng thịt lợn xông khói xù xì to như chiếc mũ cối treo la liệt trên tường kia là điều hết sức lạ lẫm.
Một ông già người Đức vừa thoăn thoắt dùng máy cắt “chiếc mũ cối” đó ra thành từng lát mỏng như giấy vừa hô vang lên câu gì đó rất vui vẻ. Lạ thay, đối lập với vẻ bề ngoài xù xì, khô quắt, bên trong nó lại là những thớ thịt đỏ au như còn tươi nguyên. Thái ra để bán tại chỗ song ông vẫn hào phóng phân phát liên tục cho khách tham quan nếm thử. Quá ngon! Cái vị mằn mặn, dai dòn của miếng thịt mỏng y chang một chiếc bánh cuốn như thế này cực kỳ hợp với món bia Đức.
Trong hội chợ này, Liên đoàn bia Đức (DBB) chiếm trọn một khu vực lớn với khẩu hiệu “Bia là tinh khiết. Bia là thưởng thức. Bia là nước Đức”. Theo thống kê của DBB, Đức hiện có tới 1.341 loại bia có lịch sử lâu đời ngót 500 năm nay với nguyên liệu truyền thống làm từ mạch nha, nước, cây hoa bia và men bia. Với nước Đức, bia đã trở thành một nét văn hóa.
Nền công nghiệp trị giá 170 tỷ euro
Được cảm nhận trực tiếp văn hóa ẩm thực của người Âu, nhìn dòng người cuồn cuộn ra vào mua sắm nơi đây, mới thấy sức tiêu thụ thực phẩm, bánh kẹo, hoa quả hay đồ uống... của họ lớn biết chừng nào. Thế mới biết nhu cầu và sức hút cực lớn của thị trường thực phẩm châu Âu, miễn là phải có chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe.
Ngành công nghiệp thực phẩm có một giá trị bền vững và đáng tin cậy trong nền kinh tế Đức. Đây là ngành công nghiệp lớn thứ tư tại Đức với doanh số lên tới 170 tỷ euro Jurgen Abraham |
Chỉ riêng ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống Đức đã có doanh số lên tới 170 tỷ euro trong năm 2012, lớn thứ tư trong các ngành công nghiệp tại Đức, thu hút tới 565.500 người làm việc.
Không biết người Đức có trợ giá hay do cái tài “trồng cây gì, nuôi con gì” của họ mà hầu khắp các mặt hàng thực phẩm như thịt bò, lợn, gà hay hoa quả tươi bày bán trong siêu thị đều rẻ hơn ở Hà Nội, những người Việt sống tại Đức mà tôi gặp đều có chung nhận định này.
Dòng người cứ nườm nượp như trẩy hội, không khí trong hội chợ cũng đậm đặc chất lễ hội - một cuộc trình diễn ẩm thực lớn nhất hành tinh. Trước những gian hàng lớn của các nước và các bang của Đức đều có biểu diễn văn nghệ, múa hát truyền thống rất sôi động.
Nước đối tác của IGW năm nay là Hà Lan, quốc gia láng giềng phía tây của Đức, mang tới cả một dàn kèn đồng hùng hậu cùng những cô gái Hà Lan xinh đẹp trong trang phục truyền thống, say sưa múa hát bên chiếc cối xay gió khổng lồ, bên những cánh đồng hoa tuy- líp rực rỡ. Người Hà Lan không quản ngại bê nguyên cả những vườn hoa tuy-líp, hoa hồng, hoa lan... tươi rói từ chính quốc sang hội chợ, kể cả đất trồng.
Với slogan có phần chơi chữ “Quality grows in Holland” (chất lượng mọc ở Hà Lan), gian hàng đặc biệt giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng từ Hà Lan thu hút rất nhiều khách tham quan.
Thoạt nhìn không khác gì một cửa hàng “lẩu băng chuyền” ở Hà Nội, chỉ khác những chiếc đĩa trên băng chuyền đựng toàn nông sản tươi rói như cà chua, nấm rơm, ớt đỏ, fomát, trứng gà... Bạn chỉ cần nhặt một đĩa, ví dụ như cà chua, đặt vào ô trước mặt mình, lập tức màn hình dành riêng sẽ trình chiếu một clip giới thiệu về quá trình nuôi trồng, thu hoạch rồi chế biến sản phẩm đó tại Hà Lan ra sao.
Phóng viên Tiền Phong đã bị gian hàng này mê hoặc hơn nửa tiếng đồng hồ và nhận ra rằng, các sản phẩm nông nghiệp của Hà Lan mang tới hội chợ đều được sản xuất với chất lượng rất cao, trên quy mô lớn và áp dụng công nghiệp hóa-tự động hóa cao độ.
Để đi hết hội chợ ẩm thực lớn nhất thế giới này, tôi ước tính phải mất tới 3 ngày. Chả thế mà Ban tổ chức đã phải đưa ra tới 10 tour (lịch trình) khác nhau để gợi ý và giúp khách tham quan khỏi bối rối, mất phương hướng.
Ngoài ra để khách dễ tìm đường, ngoài hệ thống bảng chỉ dẫn ở khắp nơi, thỉnh thoảng bạn còn bắt gặp một tấm bản đồ to tướng trên đó có một chấm đỏ ghi dòng chữ “you are here” (bạn đang ở đây) giúp khách định vị được mình đang ở đâu giữa mê lộ của ngành công nghiệp ẩm thực-nông nghiệp thế giới.
Những ngày diễn ra IGW 2013, Berlin tuyết rơi rất dày và lạnh, ấy vậy mà ngót nửa triệu lượt người đã kiên nhẫn xếp hàng dài để được vào hội chợ, dù giá vé không hề rẻ lên tới 13 euro/người.
Chỉ tiếc rằng, cuộc trình diễn lớn nhất thế giới của ngành nông nghiệp lẫn công nghiệp ẩm thực thế giới vẫn vắng bóng Việt Nam với tư cách một quốc gia, ngoại trừ gian hàng khiêm tốn của một nhà xuất nhập khẩu tư nhân mà sản phẩm ấn tượng nhất, rất tiếc chỉ là những chiếc... nón làm quà tặng cho khách tham quan.
Nguyễn Việt Hùng
Hoài Khánh chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Đi chợ nông sản lớn nhất hành tinh
TP - Đầu năm 2013, phóng viên Tiền Phong là một trong số 20 nhà báo quốc tế được Bộ Ngoại giao Đức mời tham dự Tuần lễ quốc tế xanh 2013 (International Green Week Berlin 2013 - IGW 2013)- Hội chợ về nông nghiệp và thực phẩm lớn nhất thế giới lần thứ 78 được tổ chức thường niên tại Berlin kể từ năm 1926.
Diện tích trưng bày lớn gấp 16 lần một sân bóng đá
Sở dĩ hội chợ có tuổi đời 87 năm song mới có 78 lần tổ chức là vì sự gián đoạn do chiến tranh thế giới lần thứ II, tới năm 1948 mới được nối lại cho tới nay. Khởi đầu từ một chợ sản vật nhỏ mang tính địa phương trong thành phố Berlin, nay đã trở thành nơi trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm và làm vườn lớn nhất thế giới.
Các cô gái Hà Lan làm bánh tại hội chợ. |
Thống kê của Ban tổ chức cho biết, kể từ năm 1926 tới nay đã có 80.000 nhà triển lãm từ 125 nước mang “của ngon vật lạ” tới chào hàng, thu hút tới 30,9 triệu khách hàng. Riêng năm nay, 1.630 nhà triển lãm từ 67 nước đã tề tựu về Berlin để trình diễn một nền công nghiệp đồ ăn, thức uống khổng lồ của nhân loại trên một diện tích mặt bằng tới 115.000 m2, tức rộng gấp 16 lần một sân bóng đá.
Số lượng thực phẩm tại hội chợ này lên tới xấp xỉ 100.000 chủng loại, hàng ngàn con vật nuôi, trên 35.000 loài hoa và cây cảnh... Chỉ trong một tuần lễ diễn ra hội chợ, đã có hơn 400.000 người tới tham quan, trong đó khoảng 100.000 là những nhà kinh doanh.
Cảm giác đầu tiên của tôi là... choáng ngợp, dù đã từng tham dự kha khá các sự kiện quốc tế lớn, nhỏ khắp thế giới. Thông cáo báo chí của BTC nói rõ, để tham quan hết 26 khu vực của hội chợ, bạn phải cuốc bộ ít nhất 8 cây số với khoảng 11.600 bước chân (mỗi bước trong phòng được tính là 0,69 m, còn ở ngoài trời là 0,71 - 0,75m).
Trộm nghĩ đấy chắc là tiêu chuẩn chân Tây, chứ chân Ta như tôi chắc phải guồng thêm vài ngàn bước có lẻ. Quả đúng như vậy, lang thang suốt cả ngày với đôi chân mỏi dừ ê ẩm trong bữa tiệc khổng lồ của đồ ăn thức uống, của các sản vật nông nghiệp khắp năm châu, tôi mới thưởng ngoạn được chừng 1/3 các gian hàng trong hội chợ này.
26 khu vực của hội chợ được sắp xếp theo các chủ đề cực kỳ đa dạng và phong phú. Nếu bạn là người thích uống bia rượu, chắc chắn sẽ mắc kẹt và ngất ngây tại khu vực đồ uống chỉ vì... nếm thử các loại bia, rượu được mời từ khắp nơi trên thế giới.
Xen kẽ giữa các gian hàng ở khu vực của Hà Lan, Pháp hay Đức còn có khá nhiều quầy ăn uống, có quầy vừa triển lãm vừa bán đồ ăn uống tại chỗ vô cùng đắt khách. Đối với một người Việt như tôi, những tảng thịt lợn xông khói xù xì to như chiếc mũ cối treo la liệt trên tường kia là điều hết sức lạ lẫm.
Một ông già người Đức vừa thoăn thoắt dùng máy cắt “chiếc mũ cối” đó ra thành từng lát mỏng như giấy vừa hô vang lên câu gì đó rất vui vẻ. Lạ thay, đối lập với vẻ bề ngoài xù xì, khô quắt, bên trong nó lại là những thớ thịt đỏ au như còn tươi nguyên. Thái ra để bán tại chỗ song ông vẫn hào phóng phân phát liên tục cho khách tham quan nếm thử. Quá ngon! Cái vị mằn mặn, dai dòn của miếng thịt mỏng y chang một chiếc bánh cuốn như thế này cực kỳ hợp với món bia Đức.
Trong hội chợ này, Liên đoàn bia Đức (DBB) chiếm trọn một khu vực lớn với khẩu hiệu “Bia là tinh khiết. Bia là thưởng thức. Bia là nước Đức”. Theo thống kê của DBB, Đức hiện có tới 1.341 loại bia có lịch sử lâu đời ngót 500 năm nay với nguyên liệu truyền thống làm từ mạch nha, nước, cây hoa bia và men bia. Với nước Đức, bia đã trở thành một nét văn hóa.
Nền công nghiệp trị giá 170 tỷ euro
Được cảm nhận trực tiếp văn hóa ẩm thực của người Âu, nhìn dòng người cuồn cuộn ra vào mua sắm nơi đây, mới thấy sức tiêu thụ thực phẩm, bánh kẹo, hoa quả hay đồ uống... của họ lớn biết chừng nào. Thế mới biết nhu cầu và sức hút cực lớn của thị trường thực phẩm châu Âu, miễn là phải có chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe.
Ngành công nghiệp thực phẩm có một giá trị bền vững và đáng tin cậy trong nền kinh tế Đức. Đây là ngành công nghiệp lớn thứ tư tại Đức với doanh số lên tới 170 tỷ euro Jurgen Abraham |
Chỉ riêng ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống Đức đã có doanh số lên tới 170 tỷ euro trong năm 2012, lớn thứ tư trong các ngành công nghiệp tại Đức, thu hút tới 565.500 người làm việc.
Không biết người Đức có trợ giá hay do cái tài “trồng cây gì, nuôi con gì” của họ mà hầu khắp các mặt hàng thực phẩm như thịt bò, lợn, gà hay hoa quả tươi bày bán trong siêu thị đều rẻ hơn ở Hà Nội, những người Việt sống tại Đức mà tôi gặp đều có chung nhận định này.
Dòng người cứ nườm nượp như trẩy hội, không khí trong hội chợ cũng đậm đặc chất lễ hội - một cuộc trình diễn ẩm thực lớn nhất hành tinh. Trước những gian hàng lớn của các nước và các bang của Đức đều có biểu diễn văn nghệ, múa hát truyền thống rất sôi động.
Nước đối tác của IGW năm nay là Hà Lan, quốc gia láng giềng phía tây của Đức, mang tới cả một dàn kèn đồng hùng hậu cùng những cô gái Hà Lan xinh đẹp trong trang phục truyền thống, say sưa múa hát bên chiếc cối xay gió khổng lồ, bên những cánh đồng hoa tuy- líp rực rỡ. Người Hà Lan không quản ngại bê nguyên cả những vườn hoa tuy-líp, hoa hồng, hoa lan... tươi rói từ chính quốc sang hội chợ, kể cả đất trồng.
Với slogan có phần chơi chữ “Quality grows in Holland” (chất lượng mọc ở Hà Lan), gian hàng đặc biệt giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng từ Hà Lan thu hút rất nhiều khách tham quan.
Thoạt nhìn không khác gì một cửa hàng “lẩu băng chuyền” ở Hà Nội, chỉ khác những chiếc đĩa trên băng chuyền đựng toàn nông sản tươi rói như cà chua, nấm rơm, ớt đỏ, fomát, trứng gà... Bạn chỉ cần nhặt một đĩa, ví dụ như cà chua, đặt vào ô trước mặt mình, lập tức màn hình dành riêng sẽ trình chiếu một clip giới thiệu về quá trình nuôi trồng, thu hoạch rồi chế biến sản phẩm đó tại Hà Lan ra sao.
Phóng viên Tiền Phong đã bị gian hàng này mê hoặc hơn nửa tiếng đồng hồ và nhận ra rằng, các sản phẩm nông nghiệp của Hà Lan mang tới hội chợ đều được sản xuất với chất lượng rất cao, trên quy mô lớn và áp dụng công nghiệp hóa-tự động hóa cao độ.
Để đi hết hội chợ ẩm thực lớn nhất thế giới này, tôi ước tính phải mất tới 3 ngày. Chả thế mà Ban tổ chức đã phải đưa ra tới 10 tour (lịch trình) khác nhau để gợi ý và giúp khách tham quan khỏi bối rối, mất phương hướng.
Ngoài ra để khách dễ tìm đường, ngoài hệ thống bảng chỉ dẫn ở khắp nơi, thỉnh thoảng bạn còn bắt gặp một tấm bản đồ to tướng trên đó có một chấm đỏ ghi dòng chữ “you are here” (bạn đang ở đây) giúp khách định vị được mình đang ở đâu giữa mê lộ của ngành công nghiệp ẩm thực-nông nghiệp thế giới.
Những ngày diễn ra IGW 2013, Berlin tuyết rơi rất dày và lạnh, ấy vậy mà ngót nửa triệu lượt người đã kiên nhẫn xếp hàng dài để được vào hội chợ, dù giá vé không hề rẻ lên tới 13 euro/người.
Chỉ tiếc rằng, cuộc trình diễn lớn nhất thế giới của ngành nông nghiệp lẫn công nghiệp ẩm thực thế giới vẫn vắng bóng Việt Nam với tư cách một quốc gia, ngoại trừ gian hàng khiêm tốn của một nhà xuất nhập khẩu tư nhân mà sản phẩm ấn tượng nhất, rất tiếc chỉ là những chiếc... nón làm quà tặng cho khách tham quan.
Nguyễn Việt Hùng
Hoài Khánh chuyển