Tham Khảo
Đi kiện Formosa không dễ! - Lữ Giang
Ngày thứ ba mồng 6.9.2016, trên Youtube xuất hiện một đoạn clip dài hơn 7 phút của Linh Mục Antôn Đặng Hữu Nam thuộc giáo xứ Phú Yên, Nghệ An, kêu gọi tất cả các đảng phái, tổ chức dân sự,
Ngày
thứ ba mồng 6.9.2016, trên Youtube xuất hiện một đoạn clip dài hơn 7
phút của Linh Mục Antôn Đặng Hữu Nam thuộc giáo xứ Phú Yên, Nghệ An, kêu
gọi tất cả các đảng phái, tổ chức dân sự, và người dân cùng nhau chung
tay khởi kiện Formosa ra tòa. Linh mục cho biết Linh mục đang hoàn tất hồ sơ để khởi kiện Formosa và đưa ra bốn yêu cầu:
- Formosa phải đền bù thỏa đáng thiệt hại cho người dân.
- Formosa phải cải tạo, trả lại biển sạch cho nước Việt Nam.
- Formosa phải đóng cửa, ngưng mọi hoạt động ngay lập tức, rút khỏi Việt Nam
- Khởi tố Formosa và những cá nhân tập thể đã chung tay sát hại môi trường biển Việt Nam.
Đây
là những vấn đề đã được dư luận trong và ngoài nước nêu lên ngay sau
khi lời thú tội của Công ty Formosa được công bố ngày 18.6.2016. Nội
dung của lời thú tội đã coi vụ cá chết chỉ là một “sự cố” (incident), tức một việc bất ngờ xảy ra chớ không phải là một sự cố ý vi phạm luật pháp và xin chính phủ “giúp giữ uy tín của FHS và các Công ty cổ đông của FHS trên trường quốc tế.”
Có
thể coi lời thú tội này như một thỏa ước giữa thủ phạm là Công ty
Formosa và đồng phạm hay đồng lõa là nhà cấm quyền. Thỏa ước này do hai
bên cùng soạn thảo nhắm giải thoát cho Công ty Formosa vượt ra khỏi các
vụ tranh tụng. Tòa án đã bị đặt ra bên ngoài. Chính quyền đang giải quyết vụ Formosa theo chiều hướng này, bất chấp dư luận và mọi hậu quả. Tục giao "Nén bạc đâm toạc tờ giấy" từ xưa đến nay đều đúng!
Ngoài
ra, khi quyết định đem rác đổ vào Việt Nam, Công ty Formosa biết chắc
thế nào cũng sẽ xảy ra các vụ kiện tụng vì vi phạm luật môi trường nên
Formosa đã không dùng cơ sở chính ở Đài Loan mà chọn cơ sở chính ở đảo Cayman thuộc
lãnh thổ hải ngoại của Anh trong biển Caribbean như môt công ty ma.
Giữa Việt Nam và đảo Cayman không hề có hiệp ước thương mại hay đầu tư
nào, làm sao kiện ở đảo Cayman được?
Đây
là những thủ đoạn rất tinh vi và phức tạp, những người không nắm vững
về luật pháp và thủ đoạn chính trị khó có thể nhận ra. Do đó, việc đi
kiện Formosa rất khó.
Từ
ngày xảy ra vụ cá chết đến nay, chúng tôi đã viết 8 bài trình bày về
diễn tiến và phân tích những phức tạp của vụ án Formosa, trong đó bài
thứ 4 ngày 14.7.2016 nói về “Trận đánh tới: đi kiện Formosa”.
Trong bài này, chúng tôi đã so sánh vụ cá chết ở 4 tỉnh miền Trung với
vụ tràn dầu ở vịnh Mexico năm 2010. Chúng tôi cũng đã dựa vào luật pháp
Việt Nam để nêu ra những khó khăn khi kiện công ty Formosa. Trong bài
thứ 7 phổ biến ngày 1.9.2016, chúng tôi đã dẫn chứng các văn kiện pháp
lý cho thấy có thể “Đưa vụ Formosa ra Liên Hiệp Quốc” dựa vào Công ước Minamata về Thủy Ngân mà
Việt Nam đã ký kết cùng với 140 nước khác ngày 11.10.2013 ở Kumamoto,
Japan. Đó là những khái niệm căn bản cần nắm vững nếu muốn đi kiện Công
ty Formosa. Bây giờ chúng tôi xin nêu lên một số khó khăn thực tế.
NỘP ĐƠN KIỆN FORMOSA
Linh mục Đặng Hữu Nam cho biết:
“Hiện
tại đã có 430 bộ hồ sơ đã hoàn thiện và những ngày như hôm nay vẫn còn
rất nhiều người đến để làm hồ sơ tiếp. Vì thế từ hôm nay đến 26 thì chưa
biết sẽ thêm bao nhiêu nữa. Sẽ tổ chức đi vào ngày 26 tháng 9 tới đây,
đệ đơn lên toà án. Trước mắt thì cũng xin ba luật sư cùng đi nhưng không
biết là có hiện diện được không.”
Nói thì nghe rất giản dị, những thực tế không dễ dàng như vậy. Luật Việt Nam không dự liệu tố quyền tập thể (class
action), tức những người cùng bị chung một tai nạn và có những thiệt
hại tương đối giống nhau, có thể đứng cùng chung đơn khởi tố để kiện. Ở
Mỹ, trong những trường hợp như thế này, mỗi tổ hợp luật sư có thể đại
diện cho vài trăm hoặc vài ngàn nạn nhân để kiện.
Trong vụ tràn dầu ở vịnh Mercico, số nạn nhân khoảng 220.000, Công ty Bristish Petrol (BP) đã phải chấp nhận bồi thường hơn 20 tỷ USD sau 5 năm kiện cáo. Tại Việt Nam, tài liệu của nhà cầm quyền cho biết sau vụ cá chết có hơn 100.000 người không có việc làm ổn định, thu nhập thấp và 176.285 người phụ thuộc, tính chung là khoảng 276.285 nạn nhân. Chúng tôi tin rằng con số nạn nhân có thể cao hơn.
Như
vậy nếu mỗi cá nhân phải nộp đơn kiện riêng, tòa sẽ phải xử ít nhất 20
năm, ngoại trừ trường hợp đại diện Công ty Formosa và đại diện các nạn
nhân đồng ý thương lượng và chấp nhận một số bồi thường khoán định cho
mỗi loại nạn nhân.
TÒA CÓ THỂ TRẢ LẠI HAY BÁC ĐƠN
Sáng ngày 26.9.2016, dưới sự hướng dẫn của Linh mục Đặng Hữu Nam, 540 người đứng đơn kiện và vài ngàn giáo dân đi theo yểm
trợ đã vươt 200km đến thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh để nộp đơn kiện Formosa.
Lúc đầu họ bị công an ngăn chận, nhưng đến gần trưa họ cũng vào được thị
xã. Họ biến tòa án thành một nơi cầu nguyện, vừa hát Kinh Hòa Bình vừa
hát nhạc đấu tranh. Anh Trần Minh Nhật cho biết lúc đầu nhân viên tòa
không chịu nhận đơn, nhưng những người đi kiện nói rằng đây mới là giai
đoạn nộp đơn, chưa phải là giai đoạn thụ lý nên họ mới chịu nhận.
Chúng tôi tin rằng tòa có thể trả lại đơn hoặc sau khi Công ty Formosa phản biện, có thể bác đơn kiện, viện lý do hôm 28.6.2016, Công ty Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm và cam kết “bồi
thường xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung
của Việt Nam với tổng số tiền tương đương trên 11.500 tỷ đồng (500 triệu
USD).” Chính phủ đã chấp nhận khoản bồi thường này, do đó không có gì phải kiện cáo nữa.
Ngày 15.9.2016
chính quyền Hà Tĩnh đã tổ chức buổi họp với người dân ở đây để phổ biến
thông tin và mẫu đơn kê khai thiệt hại, nhưng các nạn nhân đã phản đối
không chịu khai theo mẫu của chính quyền và bỏ ra về. Cần lưu ý đây là tiền bồi thường, không phải là tiền trợ cấp nên không thể giải quyết theo kiểu quyền trợ cấp được.
Nếu chính phủ và tòa quyết định như trên thì đó là một sự vi phạm luật pháp trắng trợn:
Thứ nhất là chính phủ không có quyền đại diện cho các nạn nhân để đòi
Công ty Formosa bồi thường thiệt hại, chỉ các nạn nhân hay đại diện của
họ mới có quyền đó. Thứ hai, số tiến bồi thường phải ngang với số thiệt
hại thật sự (actual damages) và sẽ xảy đến, chính phủ và Công ty Formosa
không thể muốn định bao nhiêu cũng được.
Số
nạn nhân của vụ tràn dầu ở vịnh Mexico cũng tương đương với vụ cá chết ở
Vũng Áng, thế mà Công ty BP đã phải đồng ý bồi thường 20 tỷ USD, còn
Công ty Formosa chỉ trả có 500 triệu USD, làm sao có thể chấp nhận được?
Nhiều nạn nhân và tổ chức đã từ chối nhận số tiền này.
Hôm
22.9.2016 văn phòng của Luật sư Trần Vũ Hải cho biết đã hoàn tất hồ sơ
cho người dân hơn 1.100 hộ gia đình thuộc giáo xứ Đông Yên xã Kỳ Lợi,
huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, gửi lên Quốc Hội và chính phủ Việt Nam yêu
cầu trích cho họ 2.000 tỷ, trong số tiền 11.500 tỷ mà Formosa đã bồi
thường. Nếu không được bồi thường sẽ khởi kiện.
Chúng
tôi tin rằng chính phủ sẽ không chấp nhận đòi hỏi này. Giả thiết các
nạn nhân đồng ý số tiền bồi thường là 11.500 tỷ $VN thì sau khi trừ phần
tiền làm sạch môi trường, số còn lại phải chia cho tất cả 276.285 nạn
nhân tùy theo loại, chứ không thể bồi thường xé lẻ như nhóm Luật sư Trần
Vũ Hải đòi hỏi.
Quan điểm chung vẫn là không chấp nhận số tiền bồi thường 500 triệu USD.
TÒA SẼ DỰA VÀO PHÚC TRÌNH NGỤY TẠO
Chúng
tôi xin nhắc lại, trong cuộc họp ngày 22.8.2016 tại Quảng Trị, Bộ
trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã công bố một bản phúc
trình ngụy tạo cho biết:
-
Các thông số lý hóa, dinh dưỡng, kim loại nặng trong giới hạn cho phép,
đảm bảo với vùng bãi tắm, thể thao dưới nước, nuôi trồng thủy sản.
- Biển sẽ sạch trở lại như trước vì đó là quy luật và “sau những quy trình đánh giá khoa học, khách quan cho thấy biển sẽ sạch là hoàn toàn tự nhiên”.
- Người dân miền Trung sẽ có cả thép, cả cá và cả một môi trường biển sạch, đẹp, an toàn.
Với
bản phúc trình ngụy tạo này, chính phủ đã chứng minh rằng vụ cá chết do
Công ty Formosa gây ra không có gì nghiêm trọng để đến nỗi phải truy tố
các viên chức Formosa về các tội vi phạm luật môi trường, cũng chẳng
cần phải tẩy sạch ô nhiễm tại vùng biển thuộc bốn tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An,
Quảng Bình và Quảng Trị vì “biển sẽ sạch là hoàn toàn tự nhiên”, Công ty Formosa có thể tiếp tục hoạt động bình thường và số tiền bồi thường 500 triệu USD là đủ rồi!
Tòa án có thể căn cứ vào bản phúc trình ngụy tạo này để bác bỏ tất cả các đơn khiếu nại của các nạn nhân.
PHÁ VỠ MÊ HỒN TRẬN
Để loại bỏ bản phúc trình ngụy tạo này, ngoài các áp lực chính trị, cần phải áp dụng Công ước Minamata về Thủy Ngân mà Việt Nam đã ký kết cùng với 140 nước khác ngày 11.10.2013 tại Kumamoto, Japan, để yêu cầu Liên Hiệp Quốc can thiệp.
Công
Ước nói rằng Thủy ngân là một chất gây ô nhiễm độc hại có ảnh hưởng
thần kinh và môi trường khắc nghiệt khi phát thải vào không khí và
nước. Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (The
United Nations Environment Programme - UNEP) có nhiệm vụ kiểm soát việc
phát thải thủy ngân dựa theo Công ước Minamata về Thủy ngân. Chương
trình này do ông Phó Tổng Thư Ký LHQ làm Giám Đốc Điều Hành.
Chúng
tôi nghĩ rằng một số luật sư và chuyên viên môi trường có thể họp với
nhau, soạn thảo một tờ trường trình các sự việc đã xảy ra, chứng minh sự
ngụy tạo của chính quyền trong bản phúc trình được công bố ngày ngày
22.8.2016, rồi gởi cho Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc yêu cầu mở
cuộc điều tra. Chúng tôi tin chắc bản phúc trình điều tra của Chương
Trình này sẽ loại bỏ tất cả các kết luận của bản phúc trình của Bộ Tài
Nguyên và Môi trường đã nói trên.
Có
bản phúc trình của Chương trình Môi trường, chúng ta sẽ yêu cầu truy tố
các viên chức Formosa và chính quyền có trách nhiệm, chấm dứt hoạt động
của Công ty Formosa tại Hà Tỉnh, bắt buộc Công ty Formosa phải tẩy sạch
môi trường biển và trả cho các nạn nhân những số tiền bồi thường thỏa
đáng.
Tranh đấu về luật phải dựa theo luật pháp, không thể đánh võ tự do được.
Ngày 29.9.2016
Lữ Giang
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Đi kiện Formosa không dễ! - Lữ Giang
Ngày thứ ba mồng 6.9.2016, trên Youtube xuất hiện một đoạn clip dài hơn 7 phút của Linh Mục Antôn Đặng Hữu Nam thuộc giáo xứ Phú Yên, Nghệ An, kêu gọi tất cả các đảng phái, tổ chức dân sự,
Ngày
thứ ba mồng 6.9.2016, trên Youtube xuất hiện một đoạn clip dài hơn 7
phút của Linh Mục Antôn Đặng Hữu Nam thuộc giáo xứ Phú Yên, Nghệ An, kêu
gọi tất cả các đảng phái, tổ chức dân sự, và người dân cùng nhau chung
tay khởi kiện Formosa ra tòa. Linh mục cho biết Linh mục đang hoàn tất hồ sơ để khởi kiện Formosa và đưa ra bốn yêu cầu:
- Formosa phải đền bù thỏa đáng thiệt hại cho người dân.
- Formosa phải cải tạo, trả lại biển sạch cho nước Việt Nam.
- Formosa phải đóng cửa, ngưng mọi hoạt động ngay lập tức, rút khỏi Việt Nam
- Khởi tố Formosa và những cá nhân tập thể đã chung tay sát hại môi trường biển Việt Nam.
Đây
là những vấn đề đã được dư luận trong và ngoài nước nêu lên ngay sau
khi lời thú tội của Công ty Formosa được công bố ngày 18.6.2016. Nội
dung của lời thú tội đã coi vụ cá chết chỉ là một “sự cố” (incident), tức một việc bất ngờ xảy ra chớ không phải là một sự cố ý vi phạm luật pháp và xin chính phủ “giúp giữ uy tín của FHS và các Công ty cổ đông của FHS trên trường quốc tế.”
Có
thể coi lời thú tội này như một thỏa ước giữa thủ phạm là Công ty
Formosa và đồng phạm hay đồng lõa là nhà cấm quyền. Thỏa ước này do hai
bên cùng soạn thảo nhắm giải thoát cho Công ty Formosa vượt ra khỏi các
vụ tranh tụng. Tòa án đã bị đặt ra bên ngoài. Chính quyền đang giải quyết vụ Formosa theo chiều hướng này, bất chấp dư luận và mọi hậu quả. Tục giao "Nén bạc đâm toạc tờ giấy" từ xưa đến nay đều đúng!
Ngoài
ra, khi quyết định đem rác đổ vào Việt Nam, Công ty Formosa biết chắc
thế nào cũng sẽ xảy ra các vụ kiện tụng vì vi phạm luật môi trường nên
Formosa đã không dùng cơ sở chính ở Đài Loan mà chọn cơ sở chính ở đảo Cayman thuộc
lãnh thổ hải ngoại của Anh trong biển Caribbean như môt công ty ma.
Giữa Việt Nam và đảo Cayman không hề có hiệp ước thương mại hay đầu tư
nào, làm sao kiện ở đảo Cayman được?
Đây
là những thủ đoạn rất tinh vi và phức tạp, những người không nắm vững
về luật pháp và thủ đoạn chính trị khó có thể nhận ra. Do đó, việc đi
kiện Formosa rất khó.
Từ
ngày xảy ra vụ cá chết đến nay, chúng tôi đã viết 8 bài trình bày về
diễn tiến và phân tích những phức tạp của vụ án Formosa, trong đó bài
thứ 4 ngày 14.7.2016 nói về “Trận đánh tới: đi kiện Formosa”.
Trong bài này, chúng tôi đã so sánh vụ cá chết ở 4 tỉnh miền Trung với
vụ tràn dầu ở vịnh Mexico năm 2010. Chúng tôi cũng đã dựa vào luật pháp
Việt Nam để nêu ra những khó khăn khi kiện công ty Formosa. Trong bài
thứ 7 phổ biến ngày 1.9.2016, chúng tôi đã dẫn chứng các văn kiện pháp
lý cho thấy có thể “Đưa vụ Formosa ra Liên Hiệp Quốc” dựa vào Công ước Minamata về Thủy Ngân mà
Việt Nam đã ký kết cùng với 140 nước khác ngày 11.10.2013 ở Kumamoto,
Japan. Đó là những khái niệm căn bản cần nắm vững nếu muốn đi kiện Công
ty Formosa. Bây giờ chúng tôi xin nêu lên một số khó khăn thực tế.
NỘP ĐƠN KIỆN FORMOSA
Linh mục Đặng Hữu Nam cho biết:
“Hiện
tại đã có 430 bộ hồ sơ đã hoàn thiện và những ngày như hôm nay vẫn còn
rất nhiều người đến để làm hồ sơ tiếp. Vì thế từ hôm nay đến 26 thì chưa
biết sẽ thêm bao nhiêu nữa. Sẽ tổ chức đi vào ngày 26 tháng 9 tới đây,
đệ đơn lên toà án. Trước mắt thì cũng xin ba luật sư cùng đi nhưng không
biết là có hiện diện được không.”
Nói thì nghe rất giản dị, những thực tế không dễ dàng như vậy. Luật Việt Nam không dự liệu tố quyền tập thể (class
action), tức những người cùng bị chung một tai nạn và có những thiệt
hại tương đối giống nhau, có thể đứng cùng chung đơn khởi tố để kiện. Ở
Mỹ, trong những trường hợp như thế này, mỗi tổ hợp luật sư có thể đại
diện cho vài trăm hoặc vài ngàn nạn nhân để kiện.
Trong vụ tràn dầu ở vịnh Mercico, số nạn nhân khoảng 220.000, Công ty Bristish Petrol (BP) đã phải chấp nhận bồi thường hơn 20 tỷ USD sau 5 năm kiện cáo. Tại Việt Nam, tài liệu của nhà cầm quyền cho biết sau vụ cá chết có hơn 100.000 người không có việc làm ổn định, thu nhập thấp và 176.285 người phụ thuộc, tính chung là khoảng 276.285 nạn nhân. Chúng tôi tin rằng con số nạn nhân có thể cao hơn.
Như
vậy nếu mỗi cá nhân phải nộp đơn kiện riêng, tòa sẽ phải xử ít nhất 20
năm, ngoại trừ trường hợp đại diện Công ty Formosa và đại diện các nạn
nhân đồng ý thương lượng và chấp nhận một số bồi thường khoán định cho
mỗi loại nạn nhân.
TÒA CÓ THỂ TRẢ LẠI HAY BÁC ĐƠN
Sáng ngày 26.9.2016, dưới sự hướng dẫn của Linh mục Đặng Hữu Nam, 540 người đứng đơn kiện và vài ngàn giáo dân đi theo yểm
trợ đã vươt 200km đến thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh để nộp đơn kiện Formosa.
Lúc đầu họ bị công an ngăn chận, nhưng đến gần trưa họ cũng vào được thị
xã. Họ biến tòa án thành một nơi cầu nguyện, vừa hát Kinh Hòa Bình vừa
hát nhạc đấu tranh. Anh Trần Minh Nhật cho biết lúc đầu nhân viên tòa
không chịu nhận đơn, nhưng những người đi kiện nói rằng đây mới là giai
đoạn nộp đơn, chưa phải là giai đoạn thụ lý nên họ mới chịu nhận.
Chúng tôi tin rằng tòa có thể trả lại đơn hoặc sau khi Công ty Formosa phản biện, có thể bác đơn kiện, viện lý do hôm 28.6.2016, Công ty Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm và cam kết “bồi
thường xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung
của Việt Nam với tổng số tiền tương đương trên 11.500 tỷ đồng (500 triệu
USD).” Chính phủ đã chấp nhận khoản bồi thường này, do đó không có gì phải kiện cáo nữa.
Ngày 15.9.2016
chính quyền Hà Tĩnh đã tổ chức buổi họp với người dân ở đây để phổ biến
thông tin và mẫu đơn kê khai thiệt hại, nhưng các nạn nhân đã phản đối
không chịu khai theo mẫu của chính quyền và bỏ ra về. Cần lưu ý đây là tiền bồi thường, không phải là tiền trợ cấp nên không thể giải quyết theo kiểu quyền trợ cấp được.
Nếu chính phủ và tòa quyết định như trên thì đó là một sự vi phạm luật pháp trắng trợn:
Thứ nhất là chính phủ không có quyền đại diện cho các nạn nhân để đòi
Công ty Formosa bồi thường thiệt hại, chỉ các nạn nhân hay đại diện của
họ mới có quyền đó. Thứ hai, số tiến bồi thường phải ngang với số thiệt
hại thật sự (actual damages) và sẽ xảy đến, chính phủ và Công ty Formosa
không thể muốn định bao nhiêu cũng được.
Số
nạn nhân của vụ tràn dầu ở vịnh Mexico cũng tương đương với vụ cá chết ở
Vũng Áng, thế mà Công ty BP đã phải đồng ý bồi thường 20 tỷ USD, còn
Công ty Formosa chỉ trả có 500 triệu USD, làm sao có thể chấp nhận được?
Nhiều nạn nhân và tổ chức đã từ chối nhận số tiền này.
Hôm
22.9.2016 văn phòng của Luật sư Trần Vũ Hải cho biết đã hoàn tất hồ sơ
cho người dân hơn 1.100 hộ gia đình thuộc giáo xứ Đông Yên xã Kỳ Lợi,
huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, gửi lên Quốc Hội và chính phủ Việt Nam yêu
cầu trích cho họ 2.000 tỷ, trong số tiền 11.500 tỷ mà Formosa đã bồi
thường. Nếu không được bồi thường sẽ khởi kiện.
Chúng
tôi tin rằng chính phủ sẽ không chấp nhận đòi hỏi này. Giả thiết các
nạn nhân đồng ý số tiền bồi thường là 11.500 tỷ $VN thì sau khi trừ phần
tiền làm sạch môi trường, số còn lại phải chia cho tất cả 276.285 nạn
nhân tùy theo loại, chứ không thể bồi thường xé lẻ như nhóm Luật sư Trần
Vũ Hải đòi hỏi.
Quan điểm chung vẫn là không chấp nhận số tiền bồi thường 500 triệu USD.
TÒA SẼ DỰA VÀO PHÚC TRÌNH NGỤY TẠO
Chúng
tôi xin nhắc lại, trong cuộc họp ngày 22.8.2016 tại Quảng Trị, Bộ
trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã công bố một bản phúc
trình ngụy tạo cho biết:
-
Các thông số lý hóa, dinh dưỡng, kim loại nặng trong giới hạn cho phép,
đảm bảo với vùng bãi tắm, thể thao dưới nước, nuôi trồng thủy sản.
- Biển sẽ sạch trở lại như trước vì đó là quy luật và “sau những quy trình đánh giá khoa học, khách quan cho thấy biển sẽ sạch là hoàn toàn tự nhiên”.
- Người dân miền Trung sẽ có cả thép, cả cá và cả một môi trường biển sạch, đẹp, an toàn.
Với
bản phúc trình ngụy tạo này, chính phủ đã chứng minh rằng vụ cá chết do
Công ty Formosa gây ra không có gì nghiêm trọng để đến nỗi phải truy tố
các viên chức Formosa về các tội vi phạm luật môi trường, cũng chẳng
cần phải tẩy sạch ô nhiễm tại vùng biển thuộc bốn tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An,
Quảng Bình và Quảng Trị vì “biển sẽ sạch là hoàn toàn tự nhiên”, Công ty Formosa có thể tiếp tục hoạt động bình thường và số tiền bồi thường 500 triệu USD là đủ rồi!
Tòa án có thể căn cứ vào bản phúc trình ngụy tạo này để bác bỏ tất cả các đơn khiếu nại của các nạn nhân.
PHÁ VỠ MÊ HỒN TRẬN
Để loại bỏ bản phúc trình ngụy tạo này, ngoài các áp lực chính trị, cần phải áp dụng Công ước Minamata về Thủy Ngân mà Việt Nam đã ký kết cùng với 140 nước khác ngày 11.10.2013 tại Kumamoto, Japan, để yêu cầu Liên Hiệp Quốc can thiệp.
Công
Ước nói rằng Thủy ngân là một chất gây ô nhiễm độc hại có ảnh hưởng
thần kinh và môi trường khắc nghiệt khi phát thải vào không khí và
nước. Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (The
United Nations Environment Programme - UNEP) có nhiệm vụ kiểm soát việc
phát thải thủy ngân dựa theo Công ước Minamata về Thủy ngân. Chương
trình này do ông Phó Tổng Thư Ký LHQ làm Giám Đốc Điều Hành.
Chúng
tôi nghĩ rằng một số luật sư và chuyên viên môi trường có thể họp với
nhau, soạn thảo một tờ trường trình các sự việc đã xảy ra, chứng minh sự
ngụy tạo của chính quyền trong bản phúc trình được công bố ngày ngày
22.8.2016, rồi gởi cho Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc yêu cầu mở
cuộc điều tra. Chúng tôi tin chắc bản phúc trình điều tra của Chương
Trình này sẽ loại bỏ tất cả các kết luận của bản phúc trình của Bộ Tài
Nguyên và Môi trường đã nói trên.
Có
bản phúc trình của Chương trình Môi trường, chúng ta sẽ yêu cầu truy tố
các viên chức Formosa và chính quyền có trách nhiệm, chấm dứt hoạt động
của Công ty Formosa tại Hà Tỉnh, bắt buộc Công ty Formosa phải tẩy sạch
môi trường biển và trả cho các nạn nhân những số tiền bồi thường thỏa
đáng.
Tranh đấu về luật phải dựa theo luật pháp, không thể đánh võ tự do được.
Ngày 29.9.2016
Lữ Giang