Tham Khảo
Đi tìm sự thật hay là “đánh”?
Tác giả: Danh Đức
Tháng 5 năm nay, nhà báo Thomas Friedman đến Việt Nam. Ông cho biết mọi chi phí là của tờ The New York Times, nơi ông làm việc, chớ không từ phía mời bên Việt Nam. Điều mà nhà báo Friedman hôm đó kể lại và xem là “đương nhiên” đã gây ngạc nhiên cho một số người có mặt, có lẽ do đã quen với chuyện “mời từ A đến Z”, không chỉ trong nghề báo hay các cơ quan nhà nước mà còn nhiều ngành khác.
Còn đối với Thomas Friedman, đó là quy tắc của báo ông nhằm giữ gìn tính khách quan cần thiết. Một sự khách quan “có môn bài” của báo The New York Times mà nhờ đó, ông có viết gì từ/về Việt Nam, lúc đó đang sôi sục vụ giàn khoan HD 981, cũng chẳng ai có thể thắc mắc về tính khách quan!
Câu chuyện trên nhằm cho thấy sự khác biệt giữa các làng báo. Còn nhiều khác biệt khác, tỉ như quy định sau cũng của tờ L.A. Times: “Một độc giả khách quan, khi đọc tin tức mà tờ The Times đã đăng tải, sẽ không tài nào nhận ra bất cứ ý kiến cá nhân nào của những người đã góp phần vào bài báo hoặc có thể cho rằng tờ báo đang tuyên truyền một nội dung nào đó. Một trong những mục tiêu trọng tâm của bổn báo là phải khách quan không theo một chủ kiến nào – ngoại trừ các bài xã luận, bình luận, phê bình và những nội dung khác vốn nhằm bảo vệ ý kiến riêng”.
Viết khách quan, không vì một chủ kiến có sẵn, đó là nguyên tắc mà làng báo các nước đang theo đuổi. Trong khi đó ở ta, tại một số tòa soạn lại thường nghĩ đến “đánh” thay vì dò hỏi nhau “sự thật trong vụ này như thế nào”? Trở lại với Thomas Friedman: trong tháng 5 sục sôi đó, ông có nể lời vài thân hữu người Việt mà qua Việt Nam, song không vì thế mà phải bênh Việt Nam càng không phải để “đánh” ai. Sang để tìm hiểu thực tế (fact-finding), nghe xem quan chức Việt Nam nghĩ gì, cảm nhận xem dân tình Việt Nam thế nào. Đúng với quy tắc: “Khách quan không theo một chủ kiến nào… là một mệnh lệnh tối thượng”.
Qui tắc đó của L.A. Times chưa dừng ở đó: “… Chúng ta phải tự nhận thức ra được những thành kiến chủ quan của chúng ta, và tránh xa điều đó. Đồng thời đòi hỏi chúng ta xem xét môi trường chủ quan nơi chúng ta đang làm việc, những yếu tố có thế bóp méo tính khách quan của chúng ta”. Tại sao nhắc “phải tự nhận thức ra được những thành kiến chủ quan của chúng ta” và “xem xét môi trường chủ quan nơi chúng ta đang làm việc”?
Đơn giản là khi một cá nhân đã chủ quan rồi, mà lại còn chìm trong một bầu không khí hừng hực “đánh”, thì tính chủ quan sẽ càng được đẩy lên đến tột cùng! Khi đặt mục tiêu “đánh” như thế, tức đã ấn định sẵn một kết luận “tối đen” về đối tượng muốn “đánh” rồi và sẽ chỉ nhằm “phanh phui” cái gì muốn, cần trưng ra, dấu biến đi những chi tiết ngược lại với chủ kiến có sẵn!
Một thái độ như thế, người Pháp gọi là “prendre parti”, có nghĩa đã “chọn phe” nào đó rồi! Chính vì thế, làng báo Mỹ có nguyên tắc sau nêu trong bảng Quy tắc đạo đức của Hội các nhà báo chuyên nghiệp: “Hãy phân biệt giữa biện luận cho một điều gì và tường thuật tin tức”. Càng cấm kỵ việc dựng cả một kịch bản tấn công: “Tránh những cảnh diễn lại hay dàn dựng tin – sự kiện nhằm lôi kéo lạc hướng”. Đọc các quy định đó, sẽ thấy khác với việc chọn sẵn một “con mồi”, dàn dựng đủ chiêu trò và nã đạn!
Làng báo Mỹ chặt chẽ là như thế, làng báo Pháp cũng khắt khe không kém khi bị chi phối bởi Luật Tố tụng hình sự sửa đổi tháng 1-1993. Khi một người đang bị cảnh sát điều tra, báo chí không thể tung hê hết về người đó lên mặt báo được, huống hồ là chưa bị cảnh sát điều tra! Còn tự mình điều tra theo chủ kiến có sẵn, thì luật Guigou của Pháp ngày 15-6-2000 gọi đó là “xúc phạm nhân phẩm”.
Báo chí Việt Nam quả thật còn không ít điểm khác biệt với thiên hạ.
————–
http://www.thesaigontimes.vn/123511/Di-tim-su-that-hay-la-danh.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Đi tìm sự thật hay là “đánh”?
Tác giả: Danh Đức
Tháng 5 năm nay, nhà báo Thomas Friedman đến Việt Nam. Ông cho biết mọi chi phí là của tờ The New York Times, nơi ông làm việc, chớ không từ phía mời bên Việt Nam. Điều mà nhà báo Friedman hôm đó kể lại và xem là “đương nhiên” đã gây ngạc nhiên cho một số người có mặt, có lẽ do đã quen với chuyện “mời từ A đến Z”, không chỉ trong nghề báo hay các cơ quan nhà nước mà còn nhiều ngành khác.
Còn đối với Thomas Friedman, đó là quy tắc của báo ông nhằm giữ gìn tính khách quan cần thiết. Một sự khách quan “có môn bài” của báo The New York Times mà nhờ đó, ông có viết gì từ/về Việt Nam, lúc đó đang sôi sục vụ giàn khoan HD 981, cũng chẳng ai có thể thắc mắc về tính khách quan!
Câu chuyện trên nhằm cho thấy sự khác biệt giữa các làng báo. Còn nhiều khác biệt khác, tỉ như quy định sau cũng của tờ L.A. Times: “Một độc giả khách quan, khi đọc tin tức mà tờ The Times đã đăng tải, sẽ không tài nào nhận ra bất cứ ý kiến cá nhân nào của những người đã góp phần vào bài báo hoặc có thể cho rằng tờ báo đang tuyên truyền một nội dung nào đó. Một trong những mục tiêu trọng tâm của bổn báo là phải khách quan không theo một chủ kiến nào – ngoại trừ các bài xã luận, bình luận, phê bình và những nội dung khác vốn nhằm bảo vệ ý kiến riêng”.
Viết khách quan, không vì một chủ kiến có sẵn, đó là nguyên tắc mà làng báo các nước đang theo đuổi. Trong khi đó ở ta, tại một số tòa soạn lại thường nghĩ đến “đánh” thay vì dò hỏi nhau “sự thật trong vụ này như thế nào”? Trở lại với Thomas Friedman: trong tháng 5 sục sôi đó, ông có nể lời vài thân hữu người Việt mà qua Việt Nam, song không vì thế mà phải bênh Việt Nam càng không phải để “đánh” ai. Sang để tìm hiểu thực tế (fact-finding), nghe xem quan chức Việt Nam nghĩ gì, cảm nhận xem dân tình Việt Nam thế nào. Đúng với quy tắc: “Khách quan không theo một chủ kiến nào… là một mệnh lệnh tối thượng”.
Qui tắc đó của L.A. Times chưa dừng ở đó: “… Chúng ta phải tự nhận thức ra được những thành kiến chủ quan của chúng ta, và tránh xa điều đó. Đồng thời đòi hỏi chúng ta xem xét môi trường chủ quan nơi chúng ta đang làm việc, những yếu tố có thế bóp méo tính khách quan của chúng ta”. Tại sao nhắc “phải tự nhận thức ra được những thành kiến chủ quan của chúng ta” và “xem xét môi trường chủ quan nơi chúng ta đang làm việc”?
Đơn giản là khi một cá nhân đã chủ quan rồi, mà lại còn chìm trong một bầu không khí hừng hực “đánh”, thì tính chủ quan sẽ càng được đẩy lên đến tột cùng! Khi đặt mục tiêu “đánh” như thế, tức đã ấn định sẵn một kết luận “tối đen” về đối tượng muốn “đánh” rồi và sẽ chỉ nhằm “phanh phui” cái gì muốn, cần trưng ra, dấu biến đi những chi tiết ngược lại với chủ kiến có sẵn!
Một thái độ như thế, người Pháp gọi là “prendre parti”, có nghĩa đã “chọn phe” nào đó rồi! Chính vì thế, làng báo Mỹ có nguyên tắc sau nêu trong bảng Quy tắc đạo đức của Hội các nhà báo chuyên nghiệp: “Hãy phân biệt giữa biện luận cho một điều gì và tường thuật tin tức”. Càng cấm kỵ việc dựng cả một kịch bản tấn công: “Tránh những cảnh diễn lại hay dàn dựng tin – sự kiện nhằm lôi kéo lạc hướng”. Đọc các quy định đó, sẽ thấy khác với việc chọn sẵn một “con mồi”, dàn dựng đủ chiêu trò và nã đạn!
Làng báo Mỹ chặt chẽ là như thế, làng báo Pháp cũng khắt khe không kém khi bị chi phối bởi Luật Tố tụng hình sự sửa đổi tháng 1-1993. Khi một người đang bị cảnh sát điều tra, báo chí không thể tung hê hết về người đó lên mặt báo được, huống hồ là chưa bị cảnh sát điều tra! Còn tự mình điều tra theo chủ kiến có sẵn, thì luật Guigou của Pháp ngày 15-6-2000 gọi đó là “xúc phạm nhân phẩm”.
Báo chí Việt Nam quả thật còn không ít điểm khác biệt với thiên hạ.
————–
http://www.thesaigontimes.vn/123511/Di-tim-su-that-hay-la-danh.html