Cà Kê Dê Ngỗng
Điềm dữ
Bữa trước đọc cái còm của bác TMĐ mình đã giật thột. Bác TMĐ là vị trưởng lão, cẩn trọng chín chắn, có sự từng trải của người già mà bọn trẻ hiếu thắng ngông cuồng nhiều khi không tường được, không hiểu được. Bác bảo rằng cái tên của người đứng đầu giới cầm quyền Trung cộng quả đáng lo ngại cho Việt Nam ta. Mình ngẫm thấy rất có lý.
Ông ta tên Tập Cận Bình. Khác với các triều đại Giang Trạch Dân, Hồ cẩm Đào, ông thì chỉ giữ một ghế Tổng bí thư (Giang Trạch Dân), ông thì ban đầu chỉ kèm thêm được chức Chủ tịch nước để thành ghế đôi (Hồ Cẩm Đào) chứ Tập cùng lúc có cả ba: Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy trung ương. So với tất cả những hoàng đế Trung Hoa từ xưa đến nay thì Tập lão ở ngôi cao nhất, chưa ai sánh bằng.
Con người ông Tập đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn. Có nhẽ vì thế sau khi ông ta lên ngôi, dư luận cứ mù mù mờ mờ, chả biết khai thác cái gì cho đặc sắc, bèn chĩa bàn phím sang bà hoàng hậu Bành Lệ Viên, khen sắc khen tài vị đệ nhất phu nhân này. Mình không có ý so bà hoàng Trung Quốc hiện đại với những đệ nhất đệ nhị đệ tam phu nhân nước nhà nhưng quả thật Bành hoàng hậu đáng được khen.
Không biết người Mỹ đã điều tra được gì về ông Tập để có đối sách thích hợp chứ với Việt Nam có nhẽ chả cần huy động các tổng cục tình báo, an ninh tìm hiểu chi cho bõ công, bởi cái tên ông ta đã có sự liên quan mật thiết đến Việt Nam lắm rồi.
Mình không rành chữ Hán (cái này phải hỏi ngài Cao Tự Thanh hoặc ông Nguyễn Sĩ Đại) nhưng mình cũng lơ mơ hiểu Tập là tấn công, đánh, thực hành (tập kích, bôn tập, cấp tập...), Cận là gần, sát, kề bên. Tập Cận có nghĩa là đánh gần, đánh đối thủ ngay sát. Tập Cận Bình nghĩa đen là đánh kẻ bên cạnh để giữ ổn định cho mình, bình thiên hạ (Bình). Đây không phải cái tên vận vào người mà tên chính là người. Sở trường của ông ta chính vậy. Mục đích hành động của đời ông ta chứa trong tên gọi. Lại nhớ hai người tiền nhiệm của ông Tập, tên các vị ấy đều thể hiện sự gắn liền của chính cá nhân đối với dân với nước Trung Hoa, mang tính hướng nội rõ rệt, nhưng tên ông Tập thì thể hiện tính hướng ngoại. Điều đó cũng dễ hiểu bởi từ Đặng Tiểu Bình đến Hồ Cẩm Đào các triều cộng sản Tàu đều tập trung vào việc củng cố, ổn định nội bộ, nay về cơ bản đã xong; vậy nên đến thời ông Tập, dù muốn dù không cũng phải hướng ngoại.
Chính sách đánh gần của Tập Cận Bình đã được chứng minh ngay sau khi ông ta nhậm chức: đưa đường lưỡi bò vào hộ chiếu, công bố bản đồ TP Tam Sa, xây dựng các cơ sở hậu cần ở Hoàng Sa, ban lệnh kiểm soát tàu thuyền trên biển Đông... Chắc chắn Trung cộng không dừng lại chuỗi hành động khiêu khích, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trong những ngày tới bởi nếu đánh gần thì với Trung Quốc còn có nơi nào gần hơn, tiện hơn, dễ tác chiến hơn là Việt Nam.
Cứ coi cái tên của người đứng đầu Trung cộng là điềm dữ, là cái mệnh nó vận vào xứ ta, nhưng "xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều", như tiên liệt Nguyễn Trãi ngày xưa từng quát vào mặt Phương Chính mắng rằng "bảo mày giặc dữ Phương Chính", nay gần 90 triệu dân Việt chấp tất tần tật những kẻ đánh gần lẫn đánh xa, dù chúng có mưu mẹo, dữ ác thế nào. Tập Cận Bình, không phải cái tên "một lời là một vận vào khó nghe", chỉ khó với ai thôi, với dân Nam thì chả khó.
2.12.2012
Nguyễn Thông
http://thongcao55.blogspot.com/2012/12/iem-du.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Điềm dữ
Bữa trước đọc cái còm của bác TMĐ mình đã giật thột. Bác TMĐ là vị trưởng lão, cẩn trọng chín chắn, có sự từng trải của người già mà bọn trẻ hiếu thắng ngông cuồng nhiều khi không tường được, không hiểu được. Bác bảo rằng cái tên của người đứng đầu giới cầm quyền Trung cộng quả đáng lo ngại cho Việt Nam ta. Mình ngẫm thấy rất có lý.
Ông ta tên Tập Cận Bình. Khác với các triều đại Giang Trạch Dân, Hồ cẩm Đào, ông thì chỉ giữ một ghế Tổng bí thư (Giang Trạch Dân), ông thì ban đầu chỉ kèm thêm được chức Chủ tịch nước để thành ghế đôi (Hồ Cẩm Đào) chứ Tập cùng lúc có cả ba: Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy trung ương. So với tất cả những hoàng đế Trung Hoa từ xưa đến nay thì Tập lão ở ngôi cao nhất, chưa ai sánh bằng.
Con người ông Tập đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn. Có nhẽ vì thế sau khi ông ta lên ngôi, dư luận cứ mù mù mờ mờ, chả biết khai thác cái gì cho đặc sắc, bèn chĩa bàn phím sang bà hoàng hậu Bành Lệ Viên, khen sắc khen tài vị đệ nhất phu nhân này. Mình không có ý so bà hoàng Trung Quốc hiện đại với những đệ nhất đệ nhị đệ tam phu nhân nước nhà nhưng quả thật Bành hoàng hậu đáng được khen.
Không biết người Mỹ đã điều tra được gì về ông Tập để có đối sách thích hợp chứ với Việt Nam có nhẽ chả cần huy động các tổng cục tình báo, an ninh tìm hiểu chi cho bõ công, bởi cái tên ông ta đã có sự liên quan mật thiết đến Việt Nam lắm rồi.
Mình không rành chữ Hán (cái này phải hỏi ngài Cao Tự Thanh hoặc ông Nguyễn Sĩ Đại) nhưng mình cũng lơ mơ hiểu Tập là tấn công, đánh, thực hành (tập kích, bôn tập, cấp tập...), Cận là gần, sát, kề bên. Tập Cận có nghĩa là đánh gần, đánh đối thủ ngay sát. Tập Cận Bình nghĩa đen là đánh kẻ bên cạnh để giữ ổn định cho mình, bình thiên hạ (Bình). Đây không phải cái tên vận vào người mà tên chính là người. Sở trường của ông ta chính vậy. Mục đích hành động của đời ông ta chứa trong tên gọi. Lại nhớ hai người tiền nhiệm của ông Tập, tên các vị ấy đều thể hiện sự gắn liền của chính cá nhân đối với dân với nước Trung Hoa, mang tính hướng nội rõ rệt, nhưng tên ông Tập thì thể hiện tính hướng ngoại. Điều đó cũng dễ hiểu bởi từ Đặng Tiểu Bình đến Hồ Cẩm Đào các triều cộng sản Tàu đều tập trung vào việc củng cố, ổn định nội bộ, nay về cơ bản đã xong; vậy nên đến thời ông Tập, dù muốn dù không cũng phải hướng ngoại.
Chính sách đánh gần của Tập Cận Bình đã được chứng minh ngay sau khi ông ta nhậm chức: đưa đường lưỡi bò vào hộ chiếu, công bố bản đồ TP Tam Sa, xây dựng các cơ sở hậu cần ở Hoàng Sa, ban lệnh kiểm soát tàu thuyền trên biển Đông... Chắc chắn Trung cộng không dừng lại chuỗi hành động khiêu khích, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trong những ngày tới bởi nếu đánh gần thì với Trung Quốc còn có nơi nào gần hơn, tiện hơn, dễ tác chiến hơn là Việt Nam.
Cứ coi cái tên của người đứng đầu Trung cộng là điềm dữ, là cái mệnh nó vận vào xứ ta, nhưng "xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều", như tiên liệt Nguyễn Trãi ngày xưa từng quát vào mặt Phương Chính mắng rằng "bảo mày giặc dữ Phương Chính", nay gần 90 triệu dân Việt chấp tất tần tật những kẻ đánh gần lẫn đánh xa, dù chúng có mưu mẹo, dữ ác thế nào. Tập Cận Bình, không phải cái tên "một lời là một vận vào khó nghe", chỉ khó với ai thôi, với dân Nam thì chả khó.
2.12.2012
Nguyễn Thông
http://thongcao55.blogspot.com/2012/12/iem-du.html