Kinh Đời
Điếu Cày sẽ lật lại vụ án “CLB nhà báo tự do”?
Ngày 27-10, VOA có bài phỏng vấn blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. (http://www.voatiengviet.com/content/blogger-dieu-cay-tuyen-bo-se-kien-vietnam-ra-toa-quoc-te/2498421.html)
“Ngày 19-9-2007, Lê Xuân Lập đã gặp gỡ Nguyễn Văn Hải cùng một số đối tượng khác tại TP Biên Hòa (Đồng Nai) rồi thành lập “Câu lạc bộ nhà báo tự do” (CLBNBTD), Lập được bầu làm chủ nhiệm. Sau đó, Nguyễn Văn Hải và 2 đối tượng khác được giao nhiệm vụ thiết kế blog CLBNBTD rồi thông báo rộng rãi cho các thành viên sử dụng”.
Ngày 27-10, VOA có bài phỏng vấn blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.
(http://www.voatiengviet.com/content/blogger-dieu-cay-tuyen-bo-se-kien-vietnam-ra-toa-quoc-te/2498421.html)
Trả lời VOA, ông Hải nói: “Việc đưa chúng tôi vào trại giam là hoàn
toàn trái pháp luật, và quả thực nó trái pháp luật đối với ngay chính
pháp luật của họ. Bởi vì cho đến giờ này, chúng tôi vào tù ngần ấy năm
rồi nhưng vẫn chưa có quyết định thi hành án, chưa có bản án phúc thẩm.
Tôi đã yêu cầu nhiều lần là phải công bố quyết định phúc thẩm, phải công
bố quyết định thi hành án thì mới đưa tôi được vào trại giam”.
“Vì
vậy, khi mà anh Khải là tham mưu của Bộ Công an xuống và nói với tôi là
viết một đơn xin tha tù trước thời hạn thì tôi nói rằng các anh chưa
hoàn thành thủ tục đưa chúng tôi vào tù thì làm sao có thể làm thủ tục
đưa tôi ra tù được. Vì vậy tôi không viết đơn xin tha tù”.
“Anh ấy nói đây chỉ là một thủ tục pháp lý thì tôi nói rằng thủ tục
pháp lý thì cũng phải tôn trọng pháp luật thì anh mới làm thủ tục pháp
lý được. Cuối cùng thì đến ngày đi, họ cũng lặng lẽ đưa tôi ra, không hề
tuyên đọc quyết định tha tù hay đình chỉ thi hành án như là Bộ Ngoại
giao đã tuyên bố. Tôi cũng không phải ký bất kỳ giấy tờ gì để ra tù”.
“Vụ án này khi tôi sang đây là nhờ ủy nhiệm của anh em, và tôi cũng
còn một trách nhiệm nữa trong chuyến đi này, đó là bắt đầu vụ án CLB nhà
báo tự do ở một tòa án khác”.
Khi vụ việc lắng đọng, vấn đề pháp lý được đặt ra là blogger Điếu Cày
Nguyễn Văn Hải sẽ căn cứ vào điều luật nào để “bắt đầu vụ án CLB nhà báo
tự do” – mà anh tin rằng “về mặt pháp lý, chúng tôi sẽ thắng kiện”.
Cáo buộc từ phía Viện kiểm sát
Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM được chuyển sang cho Tòa án
Nhân dân TP.HCM vào cuối tháng 04-2012, cho biết truy tố 3 bị can:
Nguyễn Văn Hải (60 tuổi, trú quận 3, TP.HCM), Tạ Phong Tần (44 tuổi, quê
Bạc Liêu) và Phan Thanh Hải (43 tuổi, trú quận Thủ Đức, TP.HCM, Giám
đốc Công ty TNHH Tư vấn luật nhân quyền) về tội danh “Tuyên truyền chống
Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.
Cáo trạng cho biết: “Lê Xuân Lập (trú TP Biên Hòa, Đồng Nai) nguyên
cán bộ Cơ quan đại diện Báo Thanh Tra tại TP.HCM có đơn gửi Hội Nhà báo
Việt Nam, người từng xin thành lập “Hội Nhà báo tự do” để quy tụ các
cộng tác viên là những người không hưởng lương của cơ quan báo chí
(không có thẻ nhà báo) nhằm tương trợ, giúp đỡ nhau”.
“Ngày 19-9-2007, Lê Xuân Lập đã gặp gỡ Nguyễn Văn Hải cùng một số đối tượng khác tại TP Biên Hòa (Đồng Nai) rồi thành lập “Câu lạc bộ nhà báo tự do” (CLBNBTD), Lập được bầu làm chủ nhiệm. Sau đó, Nguyễn Văn Hải và 2 đối tượng khác được giao nhiệm vụ thiết kế blog CLBNBTD rồi thông báo rộng rãi cho các thành viên sử dụng”.
“Chỉ
trong thời gian từ tháng 9/2007 đến tháng 10/2010, đã có 421 bài đăng
trên blog này, trong đó có 94 bài do thành viên CLBNBTD viết và 327 bài
lấy lại từ các đài báo nước ngoài, các blog, trang web của các tổ chức
hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam như: VOA, RFA, Khối 8406, Dân
luận, Thông luận, Người Việt Online, Việt Nam Sydney radio, Việt Tân…”.
“Trong số này, 26 bài được giám định viên kết luận: “ Hầu hết những
bài viết đều chứa nội dung, giá trị của sự phê phán trong tinh thần
không phải để xây dựng hoặc cao hơn là lên án, kết án nhằm hướng tới sự
cổ động, kích động công luận tham gia đấu tranh thay đổi sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản, thay đổi chế độ chính trị, Nhà nước hiện tại nhằm xây
dựng một chế độ khác, nhà nước khác… Xác lập và công bố hệ thống quan
điểm về thông tin báo chí, ngôn luận của một nhóm nhà báo mệnh danh tự
do cố thể hiện mình như là thế lực mới đang được hình thành và từng bước
trưởng thành trong lòng Chế độ Cộng sản ở Việt Nam hiện tại nhằm mục
đích xây dựng, tập hợp lực lượng chính trị chống đối phục vụ cho âm mưu
diễn biến, lật đổ trước mắt và lâu dài”. (Kết luận giám định số 10/KLGĐ, ngày 15/4/2011).
Thủ tướng và Tổng bí thư là bị hại?
Điều 88 của Bộ Luật Hình sự được làm căn cứ để cáo buộc tội danh cho 3 thành viên CLB nhà báo tự do.
Theo đó, được coi phạm tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam,
khi có một trong các hành vi sau: Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính
quyền nhân dân; Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao
tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân; Làm ra, tàng trữ, lưu hành
các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.
Như vậy, nếu căn cứ theo cáo trạng vụ án, thể hiện tại Kết luận giám
định số 10/KLGĐ, ngày 15/4/2011 thì tất cả các bài viết được cho là
thuộc quyền sở hữu của 3 công dân nói trên không thể hiện bất kỳ hành vi
nào được nêu tại Điều 88, Bộ Luật Hình sự.
“Tuyên truyền xuyên tạc” – “phỉ báng chính quyền nhân dân” – “luận
điệu chiến tranh tâm lý” – “phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân
dân” – “văn hóa phẩm chống Nhà nước”: những hành vi này cần được làm rõ
là “nội dung nào xuyên tạc”, “thế nào là phỉ báng chính quyền”, “phao
tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân” và là “nhân dân nào”? Thế nào
là “chống Nhà nước” bằng “văn hóa phẩm”?
Giả dụ tất cả cáo buộc có đầy đủ chứng cứ, sẽ hiểu là có những “bị hại”
cụ thể. Theo đó, căn cứ hiến định và Luật Tổ chức Chính phủ, cùng ra tòa
với 3 công dân nói trên sẽ là Thủ tướng – đại diện Chính phủ, Tổng bí
thư Đảng Cộng sản Việt Nam – đại diện Lãnh đạo Nhà nước và xã hội (Điều
4, Hiến pháp).
Tuy nhiên trong cả hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, vụ án đều không
có “bị hại”. Như vậy, nguyên tắc tố tụng đã bị vi phạm. Các mức án cũng
như cáo buộc hành vi phạm tội phải được xem là vô hiệu.
Kết án và bỏ tù ở đây còn có dấu hiệu Hội đồng xử án đã cố tình vi phạm
Điều 88, Bộ Luật Hình sự với hành vi: “Tuyên truyền những luận điệu
chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân”.
Với việc kết án bất chấp luật định sẽ tạo hoang mang trong dân chúng,
tạo điều kiện cho những thế lực thù địch lợi dụng để “phỉ báng chính
quyền nhân dân”. Bị hại ở đây, theo Luật Tổ chức Quốc hội, sẽ là Chủ
tịch Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP.HCM – nơi xảy ra vụ án.
Địa chỉ nhận hồ sơ khởi kiện?
Việc xét xử vụ án liên quan đến CLB nhà báo tự do, cho thấy cơ quan xét
xử của Việt Nam đã vi phạm các cam kết về nhân quyền mà Chính phủ Việt
Nam đã ký kết.
Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (tiếng Anh:
International Covenant on Civil and Political Rights, viết tắt: ICCPR)
là một công ước quốc tế do Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày
16-12-1966 và có hiệu lực từ ngày 23-03-1976, nêu tổng quan các quyền
dân sự và chính trị cơ bản của con người. Cụ thể, các bên tham gia ký
kết sẽ phải tôn trọng các quyền dân sự và chính trị của từng cá nhân,
bao gồm quyền sống, quyền tự do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do hội
họp, quyền bầu cử và quyền được xét xử bình đẳng và theo đúng trình tự
pháp luật.
Chính phủ Việt Nam đã tham gia ký kết ICCPR vào ngày 24-9-1982.
Công ước là một phần của hệ thống Luật Nhân quyền quốc tế, cùng với Công
ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa và Tuyên ngôn Quốc
tế Nhân quyền, được đặt dưới sự giám sát riêng của Ủy ban Nhân quyền,
độc lập với Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Cơ quan này có trách
nhiệm giám sát việc thực hiện và thẩm định các báo cáo nhân quyền của
các nước.
Ủy ban Nhân quyền hay Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (tiếng Anh: Human
Rights Committee) có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại nhân quyền
của các cá nhân là công dân của quốc gia thành viên.
Vi phạm nhân quyền gây ra bởi các chủ thể nhà nước hoặc phi nhà nước là
các hành động lạm dụng, bỏ qua hoặc chối bỏ các quyền cơ bản của con
người (bao gồm quyền dân sự, chính trị, văn hóa, xã hội và kinh tế). Vi
phạm nhân quyền cũng xảy ra khi các chủ thể trên vi phạm bất cứ điều
khoản nào trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hợp Quốc hoặc các
luật quốc tế về nhân quyền và nhân đạo khác.
Điều 39 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền chỉ định Hội đồng An ninh Liên
Hợp Quốc (hay một cơ quan được giao trách nhiệm) là cơ quan có quyền
tài phán xét xử các vụ vi phạm nhân quyền.
Tội ác chiến tranh và tội ác chống lại nhân loại là những sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất.
Như vậy, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải không chỉ có căn cứ để lật lại
vụ án CLB nhà báo tự do, mà còn có thể cáo buộc Đảng Cộng sản Việt Nam
phạm “Tội ác chống Nhân loại” – Crimes Against Humanity; được thể hiện
rõ với những số liệu, cứ liệu cụ thể và nhân chứng sống… qua các giai
đoạn như sau: Cải cách ruộng đất tại miền Bắc (1953 – 1956); “Học tập
cải tạo” tại miền Nam sau 1975, theo đó giam cầm người không chính thức
kết án, không xét xử (imprisonment without formal charge or trial) là vi
phạm nhân quyền và là tội ác chống loài người.
Thảo Vy
(Việt Nam Thời Báo)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Điếu Cày sẽ lật lại vụ án “CLB nhà báo tự do”?
Ngày 27-10, VOA có bài phỏng vấn blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. (http://www.voatiengviet.com/content/blogger-dieu-cay-tuyen-bo-se-kien-vietnam-ra-toa-quoc-te/2498421.html)
Ngày 27-10, VOA có bài phỏng vấn blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.
(http://www.voatiengviet.com/content/blogger-dieu-cay-tuyen-bo-se-kien-vietnam-ra-toa-quoc-te/2498421.html)
Trả lời VOA, ông Hải nói: “Việc đưa chúng tôi vào trại giam là hoàn
toàn trái pháp luật, và quả thực nó trái pháp luật đối với ngay chính
pháp luật của họ. Bởi vì cho đến giờ này, chúng tôi vào tù ngần ấy năm
rồi nhưng vẫn chưa có quyết định thi hành án, chưa có bản án phúc thẩm.
Tôi đã yêu cầu nhiều lần là phải công bố quyết định phúc thẩm, phải công
bố quyết định thi hành án thì mới đưa tôi được vào trại giam”.
“Vì
vậy, khi mà anh Khải là tham mưu của Bộ Công an xuống và nói với tôi là
viết một đơn xin tha tù trước thời hạn thì tôi nói rằng các anh chưa
hoàn thành thủ tục đưa chúng tôi vào tù thì làm sao có thể làm thủ tục
đưa tôi ra tù được. Vì vậy tôi không viết đơn xin tha tù”.
“Anh ấy nói đây chỉ là một thủ tục pháp lý thì tôi nói rằng thủ tục
pháp lý thì cũng phải tôn trọng pháp luật thì anh mới làm thủ tục pháp
lý được. Cuối cùng thì đến ngày đi, họ cũng lặng lẽ đưa tôi ra, không hề
tuyên đọc quyết định tha tù hay đình chỉ thi hành án như là Bộ Ngoại
giao đã tuyên bố. Tôi cũng không phải ký bất kỳ giấy tờ gì để ra tù”.
“Vụ án này khi tôi sang đây là nhờ ủy nhiệm của anh em, và tôi cũng
còn một trách nhiệm nữa trong chuyến đi này, đó là bắt đầu vụ án CLB nhà
báo tự do ở một tòa án khác”.
Khi vụ việc lắng đọng, vấn đề pháp lý được đặt ra là blogger Điếu Cày
Nguyễn Văn Hải sẽ căn cứ vào điều luật nào để “bắt đầu vụ án CLB nhà báo
tự do” – mà anh tin rằng “về mặt pháp lý, chúng tôi sẽ thắng kiện”.
Cáo buộc từ phía Viện kiểm sát
Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM được chuyển sang cho Tòa án
Nhân dân TP.HCM vào cuối tháng 04-2012, cho biết truy tố 3 bị can:
Nguyễn Văn Hải (60 tuổi, trú quận 3, TP.HCM), Tạ Phong Tần (44 tuổi, quê
Bạc Liêu) và Phan Thanh Hải (43 tuổi, trú quận Thủ Đức, TP.HCM, Giám
đốc Công ty TNHH Tư vấn luật nhân quyền) về tội danh “Tuyên truyền chống
Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.
Cáo trạng cho biết: “Lê Xuân Lập (trú TP Biên Hòa, Đồng Nai) nguyên
cán bộ Cơ quan đại diện Báo Thanh Tra tại TP.HCM có đơn gửi Hội Nhà báo
Việt Nam, người từng xin thành lập “Hội Nhà báo tự do” để quy tụ các
cộng tác viên là những người không hưởng lương của cơ quan báo chí
(không có thẻ nhà báo) nhằm tương trợ, giúp đỡ nhau”.
“Ngày 19-9-2007, Lê Xuân Lập đã gặp gỡ Nguyễn Văn Hải cùng một số đối tượng khác tại TP Biên Hòa (Đồng Nai) rồi thành lập “Câu lạc bộ nhà báo tự do” (CLBNBTD), Lập được bầu làm chủ nhiệm. Sau đó, Nguyễn Văn Hải và 2 đối tượng khác được giao nhiệm vụ thiết kế blog CLBNBTD rồi thông báo rộng rãi cho các thành viên sử dụng”.
“Chỉ
trong thời gian từ tháng 9/2007 đến tháng 10/2010, đã có 421 bài đăng
trên blog này, trong đó có 94 bài do thành viên CLBNBTD viết và 327 bài
lấy lại từ các đài báo nước ngoài, các blog, trang web của các tổ chức
hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam như: VOA, RFA, Khối 8406, Dân
luận, Thông luận, Người Việt Online, Việt Nam Sydney radio, Việt Tân…”.
“Trong số này, 26 bài được giám định viên kết luận: “ Hầu hết những
bài viết đều chứa nội dung, giá trị của sự phê phán trong tinh thần
không phải để xây dựng hoặc cao hơn là lên án, kết án nhằm hướng tới sự
cổ động, kích động công luận tham gia đấu tranh thay đổi sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản, thay đổi chế độ chính trị, Nhà nước hiện tại nhằm xây
dựng một chế độ khác, nhà nước khác… Xác lập và công bố hệ thống quan
điểm về thông tin báo chí, ngôn luận của một nhóm nhà báo mệnh danh tự
do cố thể hiện mình như là thế lực mới đang được hình thành và từng bước
trưởng thành trong lòng Chế độ Cộng sản ở Việt Nam hiện tại nhằm mục
đích xây dựng, tập hợp lực lượng chính trị chống đối phục vụ cho âm mưu
diễn biến, lật đổ trước mắt và lâu dài”. (Kết luận giám định số 10/KLGĐ, ngày 15/4/2011).
Thủ tướng và Tổng bí thư là bị hại?
Điều 88 của Bộ Luật Hình sự được làm căn cứ để cáo buộc tội danh cho 3 thành viên CLB nhà báo tự do.
Theo đó, được coi phạm tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam,
khi có một trong các hành vi sau: Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính
quyền nhân dân; Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao
tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân; Làm ra, tàng trữ, lưu hành
các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.
Như vậy, nếu căn cứ theo cáo trạng vụ án, thể hiện tại Kết luận giám
định số 10/KLGĐ, ngày 15/4/2011 thì tất cả các bài viết được cho là
thuộc quyền sở hữu của 3 công dân nói trên không thể hiện bất kỳ hành vi
nào được nêu tại Điều 88, Bộ Luật Hình sự.
“Tuyên truyền xuyên tạc” – “phỉ báng chính quyền nhân dân” – “luận
điệu chiến tranh tâm lý” – “phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân
dân” – “văn hóa phẩm chống Nhà nước”: những hành vi này cần được làm rõ
là “nội dung nào xuyên tạc”, “thế nào là phỉ báng chính quyền”, “phao
tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân” và là “nhân dân nào”? Thế nào
là “chống Nhà nước” bằng “văn hóa phẩm”?
Giả dụ tất cả cáo buộc có đầy đủ chứng cứ, sẽ hiểu là có những “bị hại”
cụ thể. Theo đó, căn cứ hiến định và Luật Tổ chức Chính phủ, cùng ra tòa
với 3 công dân nói trên sẽ là Thủ tướng – đại diện Chính phủ, Tổng bí
thư Đảng Cộng sản Việt Nam – đại diện Lãnh đạo Nhà nước và xã hội (Điều
4, Hiến pháp).
Tuy nhiên trong cả hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, vụ án đều không
có “bị hại”. Như vậy, nguyên tắc tố tụng đã bị vi phạm. Các mức án cũng
như cáo buộc hành vi phạm tội phải được xem là vô hiệu.
Kết án và bỏ tù ở đây còn có dấu hiệu Hội đồng xử án đã cố tình vi phạm
Điều 88, Bộ Luật Hình sự với hành vi: “Tuyên truyền những luận điệu
chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân”.
Với việc kết án bất chấp luật định sẽ tạo hoang mang trong dân chúng,
tạo điều kiện cho những thế lực thù địch lợi dụng để “phỉ báng chính
quyền nhân dân”. Bị hại ở đây, theo Luật Tổ chức Quốc hội, sẽ là Chủ
tịch Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP.HCM – nơi xảy ra vụ án.
Địa chỉ nhận hồ sơ khởi kiện?
Việc xét xử vụ án liên quan đến CLB nhà báo tự do, cho thấy cơ quan xét
xử của Việt Nam đã vi phạm các cam kết về nhân quyền mà Chính phủ Việt
Nam đã ký kết.
Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (tiếng Anh:
International Covenant on Civil and Political Rights, viết tắt: ICCPR)
là một công ước quốc tế do Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày
16-12-1966 và có hiệu lực từ ngày 23-03-1976, nêu tổng quan các quyền
dân sự và chính trị cơ bản của con người. Cụ thể, các bên tham gia ký
kết sẽ phải tôn trọng các quyền dân sự và chính trị của từng cá nhân,
bao gồm quyền sống, quyền tự do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do hội
họp, quyền bầu cử và quyền được xét xử bình đẳng và theo đúng trình tự
pháp luật.
Chính phủ Việt Nam đã tham gia ký kết ICCPR vào ngày 24-9-1982.
Công ước là một phần của hệ thống Luật Nhân quyền quốc tế, cùng với Công
ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa và Tuyên ngôn Quốc
tế Nhân quyền, được đặt dưới sự giám sát riêng của Ủy ban Nhân quyền,
độc lập với Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Cơ quan này có trách
nhiệm giám sát việc thực hiện và thẩm định các báo cáo nhân quyền của
các nước.
Ủy ban Nhân quyền hay Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (tiếng Anh: Human
Rights Committee) có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại nhân quyền
của các cá nhân là công dân của quốc gia thành viên.
Vi phạm nhân quyền gây ra bởi các chủ thể nhà nước hoặc phi nhà nước là
các hành động lạm dụng, bỏ qua hoặc chối bỏ các quyền cơ bản của con
người (bao gồm quyền dân sự, chính trị, văn hóa, xã hội và kinh tế). Vi
phạm nhân quyền cũng xảy ra khi các chủ thể trên vi phạm bất cứ điều
khoản nào trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hợp Quốc hoặc các
luật quốc tế về nhân quyền và nhân đạo khác.
Điều 39 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền chỉ định Hội đồng An ninh Liên
Hợp Quốc (hay một cơ quan được giao trách nhiệm) là cơ quan có quyền
tài phán xét xử các vụ vi phạm nhân quyền.
Tội ác chiến tranh và tội ác chống lại nhân loại là những sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất.
Như vậy, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải không chỉ có căn cứ để lật lại
vụ án CLB nhà báo tự do, mà còn có thể cáo buộc Đảng Cộng sản Việt Nam
phạm “Tội ác chống Nhân loại” – Crimes Against Humanity; được thể hiện
rõ với những số liệu, cứ liệu cụ thể và nhân chứng sống… qua các giai
đoạn như sau: Cải cách ruộng đất tại miền Bắc (1953 – 1956); “Học tập
cải tạo” tại miền Nam sau 1975, theo đó giam cầm người không chính thức
kết án, không xét xử (imprisonment without formal charge or trial) là vi
phạm nhân quyền và là tội ác chống loài người.
Thảo Vy
(Việt Nam Thời Báo)