Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Điều chưa biết về dấu vân tay
(TNO) Tên sát nhân khét tiếng "Jack the Ripper" có thể đã bị sa lưới nếu cảnh sát Anh chú ý đến đề nghị dùng dấu vân tay để phá án của một bác sĩ thời đó.
Tuy nhiên, giới hữu trách đã phớt lờ đề nghị trên, một phần vì phương pháp này quá mới mẻ, Phải đến 50 năm sau cảnh sát mới chính thức dùng dấu vân tay làm công cụ điều tra tội phạm.
Lá thư dài 3 trang được viết vào năm 1840 ghi rõ cách dấu vân tay có thể dùng để lần theo dấu vết tội phạm, và chi tiết của nó đã được hé lộ trước khi được bán đấu giá tại nhà Sothebys trong tuần này.
|
Bức thư đề cập đến vụ giết người gây chấn động vào ngày 6.5.1840, sau khi chính khách 73 tuổi là Lord William Russell bị phát hiện nằm chết trên giường, cổ bị cắt, ở tư gia tại London.
10 ngày sau đó, bác sĩ giải phẫu Robert Blake Overton, sống tại làng Grimstone ở Norfolk, viết thư cho cháu trai của nạn nhân là Lord John Russell, thủ tướng tương lai của nước Anh. Ông này đã chuyển bức thư cho Sở Cảnh sát London.
Trong thư, vị bác sĩ đề cập đến “những dấu tay máu” tại hiện trường, thêm rằng lúc đó nhiều người chưa biết được mỗi cá nhân đều có các thớ vân tay khác nhau. Và ông đề nghị dùng dấu vân tay này để truy nã tội phạm, theo tờ Independent.
Tuy nhiên, phải đến cuối năm 1850, một cảnh sát Anh là William Hershel mới dùng dấu vân tay để in lên hợp đồng tại Ấn Độ. Và đến năm 1890, phương pháp này mới được chính thức sử dụng để điều tra vụ án.
Phi Yến
>> Bắt một “siêu trộm” từ dấu vân tay
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Điều chưa biết về dấu vân tay
(TNO) Tên sát nhân khét tiếng "Jack the Ripper" có thể đã bị sa lưới nếu cảnh sát Anh chú ý đến đề nghị dùng dấu vân tay để phá án của một bác sĩ thời đó.
Tuy nhiên, giới hữu trách đã phớt lờ đề nghị trên, một phần vì phương pháp này quá mới mẻ, Phải đến 50 năm sau cảnh sát mới chính thức dùng dấu vân tay làm công cụ điều tra tội phạm.
Lá thư dài 3 trang được viết vào năm 1840 ghi rõ cách dấu vân tay có thể dùng để lần theo dấu vết tội phạm, và chi tiết của nó đã được hé lộ trước khi được bán đấu giá tại nhà Sothebys trong tuần này.
|
Bức thư đề cập đến vụ giết người gây chấn động vào ngày 6.5.1840, sau khi chính khách 73 tuổi là Lord William Russell bị phát hiện nằm chết trên giường, cổ bị cắt, ở tư gia tại London.
10 ngày sau đó, bác sĩ giải phẫu Robert Blake Overton, sống tại làng Grimstone ở Norfolk, viết thư cho cháu trai của nạn nhân là Lord John Russell, thủ tướng tương lai của nước Anh. Ông này đã chuyển bức thư cho Sở Cảnh sát London.
Trong thư, vị bác sĩ đề cập đến “những dấu tay máu” tại hiện trường, thêm rằng lúc đó nhiều người chưa biết được mỗi cá nhân đều có các thớ vân tay khác nhau. Và ông đề nghị dùng dấu vân tay này để truy nã tội phạm, theo tờ Independent.
Tuy nhiên, phải đến cuối năm 1850, một cảnh sát Anh là William Hershel mới dùng dấu vân tay để in lên hợp đồng tại Ấn Độ. Và đến năm 1890, phương pháp này mới được chính thức sử dụng để điều tra vụ án.
Phi Yến
>> Bắt một “siêu trộm” từ dấu vân tay