Thời Sự Hàng Tuần 11/12/2016
Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận
Theo dõi kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ.
Cho đến 11 tối ngày thứ Ba, 8 tháng 11, kết quả vẫn lơ lững với 254 phiếu Đại cử tri cho Trump và 209 cho Clinton trong khi còn khoảng 7, 8 Tiểu Bang chưa kết thúc việc kiểm phiếu. Trong các Tiểu Bang đó, chỉ có Michigan là có số đại cử tri cao nhất là 16; các Tiểu Bang khác chỉ có 3 đến 5 phiếu. Theo sự lượng đoán vào lúc đó, Clinton phải thắng hết tại các Tiểu Bang còn lại thì mới thắng cuộc bầu cử. Nhưng chúng tôi điểm qua các Tiểu Bang đó, thấy gần như Trump dẫn đầu gần hết.
Đến 11 giờ 30 đêm, thì Trump đã đạt số phiếu 274, coi như kết quả hiển nhiên cho dù còn 5, 7 Tiểu Bang chưa báo cáo chung cuộc. Đến tối thứ 4, tức 24 giờ sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc, kết quả là Trump 279, Clinton 228, vì còn đến 30 phiếu Đại Cử Tri chưa được xác nhận (Michigan 16, Arizona 11, New Hampshire 4). Hôm nay, kết quả mới nhất là 290 cho Trump, 232 cho Clinton (chưa tính Michigan 16 phiếu). Nếu tính theo phiếu bầu cá nhân thì Trump có 59,769,814 so với 60,084,714 của Clinton. Trump đã thắng tại các Tiểu Bang Dân Chủ mà người ta kỳ vọng là sẽ bỏ phiếu cho Clinton như Wisconsin, Michigan, Iowa và Pennsylvania.
Về kết quả bầu bổ túc Quốc Hội thì hiện nay con số Thượng Nghị Sĩ Cộng Hoà là 51, Dân Chủ là 48; Dân Biểu Cộng Hoà là 238, Dân Chủ là 193. Đây là lần đầu tiên sau gần 100 năm mà cả Hành Pháp, Quốc Hội Lưỡng Viện nằm trong tay đảng Cộng Hoà. Và kế đó, cả Tối Cao Pháp Viện nữa.
Theo CNN, giới trẻ dưới 44 có trên 50% bỏ phiếu cho Clinton, chỉ có trên dưới 40% cho Trump. Ngược lại từ 45 tuổi trở lên 53% bỏ cho Trump, 45% cho Clinton. Từ trên 56% dân da màu bỏ cho Hillary (Đen 88%, Latina 65%, Asian 65%) chỉ có 37% bỏ cho Clinton. 63% đàn ông da trắng, 53% phụ nữ da trắng đã bỏ phiếu cho Trump. Dân low income (dưới 50K/năm) chọn Clinton tuy nhiên sai biệt không nhiều.
Dân sinh ra tại Mỹ bỏ cho Trump, sinh ra từ các nước khác đa số bỏ cho Clinton.
Sau khi đã biết rõ sự thắng bại, ông Trump đã phát biểu ngay với cử tri, kêu gọi sự hàn gắn những chia rẽ đã trầm trọng trong nước. Phong cách của ông hoàn toàn khác xa những lần trước đây: điềm đạm, từ tốn, nội dung ôn hoà.
Bà Clinton thì vì quá cảm xúc, phải chờ đến trưa hôm thứ Tư mới lên tiếng. Bà bày tỏ sự thất vọng và nói đây là một đau đớn và nỗi đau này sẽ kéo dài. "This is not the outcome we wanted and I'm sorry we didn't win this election for the values we share and the vision we hold for our country."
"This is painful and it will be for a long time." Bà đã ca ngợi Tổng thống Obama và nói rằng ”Chúng ta nợ ông Obama một sự biết ơn rất lớn lao” (We own him an enormous gratitude.) Có lẽ bà nợ ông ta quá nhiều thật, vì trong tháng cuối cùng, cả hai vợ chồng Obama bỏ công việc đại sự quốc gia để bay đi nhiều nơi vận động tích cực cho bà Clinton. Chỉ một ngày thứ hai trước bầu cử, họ đã cùng đến Michigan, New Hampshire, North Carolina, Pennsylvania mời luôn cô ca sĩ nhạc hip hop Lady Gaga và Bon Jovi đến để lôi cuốn nhiều người tham dự. Trong một lần rất gần đây, Tổng thống Obama đã nói với Mục sư Al Sharpton rằng điều chính yếu mà ông ta nói với dân Mỹ là hãy im mồm và bỏ phiếu cho Hillary Clinton bất luận có cảm nhận được hào hứng nào nơi bà ta hay không. (Shut up and vote for Hillary Clinton no matter how inspiring they may find her). Đêm cuối cùng tại Philadelphia, Pennsylvania, nhờ các ca sĩ mà lôi kéo được hơn 33 ngàn người tham dự. Nhưng cuối cùng Pennsylvania đã bỏ phiếu cho Trump. Thật cay đắng và thất vọng não nề!
Dư âm kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ.
Chủ tịch Hạ Viện Paul Ryan, đã nói với báo chí rằng Trump đã thắng trong một cuộc tranh cử đặc biệt mà ông chưa từng thấy trong đời. Ông tỏ ra phấn khích khi thấy thành viên khối đa số Cộng Hoà trong Hạ Viện càng tăng thêm và cho đó cũng do từ thành quả thắng lợi của Trump. Ông hy vọng sẽ cùng làm việc với Trump khi ông này nhậm chức như là một phần tử của một chính phủ Cộng Hoà đoàn kết.
Qua ngày thứ Tư, đã có nhiều cuộc tập họp biểu tình tại gần 10 thành phố để phản đối kết quả bầu cử mà Trump dành thắng lợi. Từ Chicago (IL), Oakland (CA), New York, Austin (Texas). Có nơi có hàng chục, có nơi lên đến hơn trăm người mà đa số là thanh niên đã mang biểu ngữ phản đối Trump, kết án ông ta kỳ thị chủng tộc. Đa số họ là những người thuộc nhóm Black Lives Matter. Những người biểu tình đã chà đạp lên lá cờ Mỹ hoặc đốt lá cờ này!
Những người từng dọa sẽ bỏ Hoa Kỳ đi nơi khác nếu Trump đắc cử: Samuel Jackson (tài tử da đen), Rosie O’Donnell (Talk Show), Al Sharpton (mục sư da đen), Jon Stewart (tài tử), Whoopi Goldberg (Tài tử da đen), Raven Symone (nữ ca sĩ da đen), Cher (nữ ca sĩ), Lena Dunham (nữ tài tử), Eddie Griffin (hài hước da đen), Barry Diller (doanh nhân), Katie Hopkin (tài tử), Omari Hardwick (tài tử TV)… Để xem khi nào thì những người này sẽ mua vé ra đi?
Sáng thứ Năm, 10 tháng 11, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã vào Toà Bạch Cung trò chuyện cùng Tổng thống Obama. Buổi nói chuyện dự trù 15 phút, nhưng đã kéo dài đến 90 phút. Ngoài những câu chúc tụng xã giao thường lệ, hai ông bàn chuyện đễ cuộc trao quyền sẽ diễn ra êm thắm. Còn nhớ trước đây chừng 1 tuần, bà Clinton đã nói trước người ủng hộ là bà ta đã sẵn sàng nhận cái gậy của ông Obama. Ý nói là chiếc gậy chỉ huy. Nhưng nhiều người trên Facebook đã diễu cợt rằng, chắc bà ta thích cây gậy của Obama vì nó dài hơn gậy của Bill Clinton!
Cuba, ngay sau khi có tin Trump đắc cử, đã ban lệnh thực tập quân sự trên toàn lãnh thổ. Họ coi đó là sự chuẩn bị để chống lại kẻ thù mà bất cứ ai cũng hiểu ngay là Mỹ. Ông Trump từng tuyên bố sẽ hủy bỏ bang giao mà Obama đã thiết lập với Cuba nếu Cuba không mở rộng tự do chính trị. Đó là điều mà chúng ta biết sẽ khó xảy ra dưới chế độ độc tài Cộng Sản.
Người Việt Nam và cuộc bầu cử
Tại Mỹ, cuộc bầu cử lần này đã lôi kéo sự chú ý của đa số người Mỹ gốc Việt. Do múi giờ khác nhau, nên phòng bầu cử tại các Tiểu Bang miền Đông đóng cửa sớm hơn các Tiểu Bang miền Tây 3 giờ. Phải đến 9 giờ tối giờ miền Trung, thì coi như cuộc bỏ phiếu kết thúc. Và lại thêm nhiều giờ nữa để biết kết quả chính thức từ các Tiểu Bang. Chúng tôi đã mở ra một chương trình đặc biệt bắt đầu lúc 9 giờ (CT) để báo cáo đến quý thính giả kết quả cập nhật. Nhưng mãi hôm sau, vẫn chưa đầy đủ, dù rằng đã biết phần thắng rõ rệt cho ông Trump. Người Mỹ gốc Việt trước đây có khuynh hướng thiên về đảng Dân Chủ. Do đại đa số truyền thông Mỹ đứng sau Clinton, và ngay cả truyền thông Việt Nam cũng theo đuôi nên người Việt chúng ta chỉ nhìn thấy những sai phạm đạo đức của ông Trump mà ít biết về những hành vi tệ hại của bà Clinton. Đã có một nhóm nghệ sĩ làm một đoạn video để kêu gọi đồng hương bỏ phiếu cho bà Clinton. Nhưng đoạn phim này đã bị lấy xuống 1 ngày sau vì bị phản đối dữ dội của những người trên Facebook. Nếu không tìm ra những điều sai trái trầm trọng của gia đình Clinton, có lẽ người Mỹ gốc Việt vẫn còn ủng hộ Clinton.
Người Hà Nội theo dõi cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ
Trong nước Việt Nam, 40 năm sau khi đánh cho “Mỹ cút”, nay đang thấy khuynh hướng vọng Mỹ diễn ra khắp nơi, đặc biệt tại Hà Nội. Trong ngày bầu cử ở Mỹ, hàng trăm thanh niên nam nữ mặc áo có cờ Mỹ, có cả chiếc nón rất Mỹ thời Lincoln in cờ Mỹ, những bục, bàn cũng dán cờ Mỹ. Họ theo dõi rất chăm chú diễn biến bầu cử. Đa số người Việt Nam trong nước sính Clinton. Chúng tôi có thấy những xe hoa có hình bà Clinton rất lớn chạy trên phố để nói lên sự ủng hộ. Dĩ nhiên, Tổng thống tương lai của Mỹ sẽ có nhiều ảnh hưởng đến tình hình Việt Nam, nhất là sự đối đầu với Trung Cộng mà người Việt mang niềm hy vọng sẽ giúp họ giải toả được mối lo sợ bị đô hộ. Nhưng họ quên một điều chính yếu có tính quyết định. Đó là ý chí, bản lãnh chống ngoại xâm của cả nước, và ngay tinh thần dân tộc của những nhà lãnh đạo. Hoa Kỳ sẽ làm được gì để giúp hay không là do chính người Việt Nam trước hết. Hàng chục năm qua, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã lạc lối, ngày càng ngập sâu vào sự lệ thuộc Trung Cộng, bỏ mất nhiều cơ hội để kết đồng minh với Hoa Kỳ. Ngày nay, sự việc có lẽ cũng hơi muộn màng khi trên đất liền, ngoài biển khơi, Trung Cộng đã hiện diện như mối đe doạ thường trực.
Những sự xuyên tạc về chính sách di dân của Trump.
Một bài báo từ trong nước Việt Nam nhan đề “Hơn 2 triệu người Việt Nam tại Mỹ có thể bị tổng thống Donald Trump trục xuất về nước” đã viết rằng Trump sẽ có thể đuổi 2 triệu người Mỹ gốc Việt về nước. Tuy nhiên trong nội dung, bài báo nhấn mạnh đến du học sinh. Thì có gì sai nếu những du học sinh này sau khi hết visa du học mà ở lại Mỹ, sẽ là những cư dân bất hợp pháp. Trong thời gian còn đi học, chẳng ai có quyền đuổi họ. Sau khi học xong, họ có thể tìm được những cơ hội ở lại vì Hoa Kỳ là nước trọng dụng nhân tài. Bài báo như tạo ra một sự hiểu lầm để gây bất bình trong giới người Việt tị nạn. Thế mà cũng đã được nhiều người Mỹ gốc Việt chuyển tiếp!. Cũng như hầu hết dân gốc Latino đã bị nhóm truyền thông tả khuynh khích động để cho rằng ông Trump kỳ thị.
Hơn 1 năm trời, chúng tôi chưa hề nghe ông Trump nói gì về những di dân hợp pháp, mà ông chỉ tỏ ra cứng rắn với những kẻ bất hợp pháp. Càng về sau, ông càng dịu giọng hơn và đã đề ra những biện pháp khác nhau cho số di dân bất hợp pháp này.
Trump thắng cử do các yếu tố nào?
Từ một người không hề có kinh nghiệm chính trị, Trump đã can đảm nhảy ra tranh đua với 15 ứng cử viên Cộng Hoà mà trong đó có nhiều vị Thống Đốc, Nghị Sĩ dày dạn chính trường. Trump đã thắng họ để trở thành ứng cử viên thay mặt đảng Cộng Hoà. Tuy thế, không phải đảng Cộng Hoà sốt sắng chọn Trump ngay. Có nhiều thành viên trong đảng Cộng Hoà đã quay mặt với Trump. Thậm chí có người còn ngả sang ủng hộ đối thủ Clinton của đảng Dân Chủ. Rồi trong ba tháng trước ngày bầu cử, Trump đã rất vất vả tranh đua với một ứng cử viên có đến hơn nửa đời kinh nghiệm và nhiều thủ đoạn, gian manh. Phía sau bà Clinton là cả guồng máy đảng Dân Chủ, cả tập hợp những nhà tài phiệt quyền uy, hầu như gần hết các cơ quan truyền thông, và phải kể thêm cả chính phủ Obama hết lòng hỗ trợ. Ông Trump, ngoài ban Vận Động, tham mưu, vài đài truyền hình, chỉ có các tổ chức dân chính và gần trăm vị tướng lãnh ủng hộ. Về tài chánh, bà Clinton được superPAC và các cử tri tài trợ gần 687 triệu và chi ra 609 triệu, trong khi ông Trump quyên được 306 triệu và chi hết 285.5 triệu. Đa số tiền tài trợ cho Trump là từ các cá nhân, đóng số tiền nhỏ.
Vậy mà ông Trump đã thắng với số phiếu đại cử tri 279/228.
So sánh giữa hai ứng cử viên, Trump thua xa nhiều mặt.
Về tài năng, kinh nghiệm chính trị, Trump là con số không; trong khi Clinton có đến 30 năm hoạt động.
Về ăn nói: Trump bộp chộp, nói vung vít là mất lòng nhiều người; trong khi Clinton có tri thức về luật, biết cách nói khéo léo, ứng đối nhanh và sắc bén.
Về đạo đức: Trump có vai điều bị lên án về đối xử với phụ nữ; Clinton thì chỉ do anh chồng hư đốn.
Nhưng có những điều mà hàng chục năm kinh nghiệm của Clinton chỉ là chuỗi dài những mánh mung, tham nhũng, dối trá, thất bại… Nhờ truyền thông khuynh tả xúm vào che chắn và bào chữa nên nhiều cử tri không nhìn thấy hết.
Cận ngày bầu cử mà thấy bên phía bà Clinton có vẻ thắng thế. Hàng chục đài truyền hình, báo thiên tả đưa ra những thăm dò mà bà Clinton luôn luôn dẫn trước. Những người ủng hộ Trump cũng thấy có vẻ bi quan.
Lý luận của những người chịu suy nghĩ để chọn ông Trump là: Nếu bạn có tiền, bạn có muốn đầu tư vào một ngân hàng mới mở; hay bạn đầu tư vào một ngân hàng đã thất bại?
Có những nguyên nhân dẫn đến sự thắng lợi của ông Trump:
1.- Người Mỹ thấy cần sự thay đổi do thất vọng về 8 năm hành pháp Obama cũng như về các chính trị gia chuyên nghiệp (Establishment) Theo thăm dò của Fox Poll: 49% không thích đảng Dân Chủ, 54% không thích Cộng Hoà. Có hơn 70% phẫn nộ trước tình hình đất nước và cho rằng Obama đã đưa nước Mỹ vào con đường sai trái.
Trump ra ứng cử với tư cách một người chưa hề nhuốm bùn lầy chính trị. Do đó, ông lần lượt đánh bại các nhà chính trị có tiếng như TNS Ted Cruz, Thống Đốc Chris Christie, Thống Đốc John Kasich, nhất là Thống Đốc Jeb Bush mà trong gia đình đã có 2 vị Tổng thống. Nhờ vào các phương tiện truyền thông ngày càng nhanh và tinh vị, người dân nhìn rõ hơn các khuôn mặt, tư cách của các nhà chính trị, dân cử. Phải nói ngày nay, đa số những vị này đều có nhiều tì vết. Từ tham ô, lạm quyền, đến cả tư cách như vấn đề tình dục bê bối. Vì thế, người Mỹ cần một lãnh tụ mới dám làm chuyện rửa sạch guồng máy công quyền. Đó không thể là ai ngoài ông Trump.
Người Mỹ, kể cả di dân hợp pháp, đã rất bực bội về những di dân bất hợp pháp mà có nhiều thành phần bất hảo đã gây ra những vụ phạm pháp, gây bất ổn trong xã hội, hoặc lạm dụng sự rộng lượng của hệ thống an sinh xã hội để moi tiền. Người Mỹ ngại phát biểu trước công chúng về những vấn đề này vì sợ bị chụp mũ kỳ thị, có thể ra toà, bị phạt tù, phạt tiền hay mất chức nếu là nhân viên chính quyền.
Đây là hậu quả của điều chúng ta biết qua danh từ Political Corectness. Không thể dịch ra tiếng Việt được. Nhưng nó có nghĩa là vì một hành vi, lời nói dễ bị đánh giá theo quan điểm và mục tiêu chính trị dù rằng đó là sự thật mà ai cũng biết. Ví dụ: Tôi từng đi dạy ở các Trung Học Mỹ, biết rõ rằng các em học sinh da đen vừa lười học, vừa phá phách. Chỉ cần 1 hay 2 em da đen trong lóp, là cả 30 em khác không học hành gì được vì bị quậy phá. Nhưng nếu một thầy giáo có phàn nàn về một học sinh da đen thì cũng phải lựa lời, lựa chỗ mà nói (hay tốt hơn, nên lờ đi). Vì nếu trong câu phàn nàn có nói đến chữ da đen, người thầy giáo có nhiều cơ hội bị cha mẹ đưa ra toà kiện, mất công việc như chơi. Các ông giám thị, giám đốc cũng rất phiền về các bà Mễ chỉ thích lê la chuyện trò mà ít làm việc. Nhưng có nói ra cũng chỉ mua lấy sự phiền toái.
Vì thế, khi ông Trump bạo miệng nói ra về những di dân lậu này (mà các ứng cử viên khác không dám hó hé), thì ông ta đã làm hài lòng khối đa số người Mỹ thầm lặng vì ông đã nói giùm họ.
Rút ra bài học gì?
Có thể nói, chưa có lần bầu cử nào mà tồi tệ như lần này. Lẽ ra các vị nên nhấn mạnh đến chương trình hoạt động của mình, làm sao dân giàu nước mạnh. Nếu có phê bình đối thủ, thì cũng nhằm vào quan điểm đường lối của họ thôi. Miệng mồm nào mà lôi ra những chuyện xấu xa của nhau trước hàng triệu người nghe và người xem!
Các chính khách miệng lưỡi uốn chiều nào cũng được. Khi tranh nhau thì chê bai, nói xấu đủ điều về tư cách, về khả năng. Khi khác thì bốc thơm nhau đến tận trời. Chúng tôi nhìn hình ảnh ông Barrack Obama và bà Michelle Obama ôm hôn bà Clinton thắm thiết vượt quá xa cái hug thông thường; rồi so lại những câu nói xấu 8 năm trước, mới thấy cái bỉ ổ của họ.
Nào là: Bà không xứng đáng, không có khả năng làm Tổng thống (Obama 8 năm trước). Rồi sau đó: Không ai giỏi hơn, xứng đáng hơn bà ta (Obama 8 năm sau)…
Nào là: Kinh nghiệm 30 năm của bà là những thất bại (Trump trong các kỳ tranh luận). Rồi sau đó: Cám ơn những đóng góp của bà cho đất nước (Trump phát biểu khi đắc cử).
Thế mới thấy khó mà tin được các chính trị gia chuyên nghiệp và tập tễnh. Hứa và hứa! Ngọt ngào đầu môi chót lưỡi.
Sau cuộc bầu cử này, người ta nói rằng người thua không chỉ là phía Dân Chủ, mà cả những người Cộng Hoà đã quay lưng lại với ông Trump.
VS chuyen