Đoạn Đường Chiến Binh
Đố vui các Bạn – Bài số 59 - Lão Phan
Đố vui các Bạn – Bài số 59
----
Phần câu hỏi :
Câu số 1 : A/- Báo chí tùm lum lắm chỗ, lắm nơi đòi giải tán ICE. Vậy chớ ICE là cái giống chi hè ? Nhờ bà con phe ta giải thích giùm cho họ hàng nhà mình nghe với
B/-Đọc báo, bà con thấy tin tức ồn ào về ba cái tố chức NATO với lại OTAN chi chi mà ngó thấy quen quen, nhưng quên mất tiêu rồi, không nhớ nó là cái giống chi . Vậy chớ bà con phe mình ai nhớ, xin nói lại cho làng trên, xóm dưới nghe với xem sao. Tăng – kù ve-ri oách !
C/- Còn tui, xin hỏi 1 câu cũng …thuộc họ hàng cái loại nớ. Nó như ri : trên nhiều tờ báo, tui thấy người ta viết như sau “ Tôi cảm giác thấy mắc cỡ quá, sau khi phát biểu…tào lao về vấn đề được nêu ra… Mình thấy 2 chữ cảm giác viết như rứa coi bộ không ổn thì phải. Mấy cô, mấy cậu đã học các lớp Việt ngữ, giỏi rồi, giải thích cho tụi tôi nghe với xem sao, 2 chữ đó dùng như vậy có được không ?
Câu số 2 :
A/- 5 lớp bậc tiểu học : Trước năm 1971, dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, người ta gọi 5 lớp bậc tiểu học, từ dưới
lên trên cao là : lớp Năm, lớp Tư, lớp Ba, lớp Nhì, lớp Nhất .
Hỏi : sau năm 1971, người ta thay đổi cách gọi 5 lớp đó, từ thấp lên cao như thế nào ?
B/- 4 lớp bậc trung học Đệ nhất cấp : Hồi đó, người ta gọi 4 lớp trong cấp này là : Lớp đệ Thất, lớp đệ Lục, lớp đệ Ngũ, lớp đệ Tứ. Hỏi : Về sau, người ta thay đổi cách, gọi 4 lớp đó như thế nào ?
C/- 3 lớp trung học đệ nhị cấp : Lúc trước, người ta gọi là : lớp Đệ Tam, lớp Đệ Nhị, Lớp Đệ Nhất . Hỏi : vế sau,
Người ta thay đổi, gọi 3 lớp đó như thế nào ?
Câu số 3 : Trong ca dao, tục ngữ của người Việt chúng ta ( Vietnamese folk - songs, proverbs ) , ta thấy những câu như : A/- Không nên vơ đũa cả nắm . B/- Nghề nào cũng quý . C/- Vạn sự khởi đầu nan.
D/- Hay làm hơn hay nói . Nguời Mỹ cũng có những câu ý nghĩa tương tự như vậy. Ai biết, ai nhớ thử nói cho bà con nghe với !
- ( Coi trả lời ở ……. ) -
*
Phần trả lời :
Câu số 1 : A/- Báo chí tùm lum lắm chỗ, lắm nơi đòi giải tán ICE. Vậy chớ ICE là cái giống chi hè ? Coi nào !
ICE là chữ viết tắt từ…Immigrations and Customs Enforcement Agency : Cơ quan kiểm soát biên giới và di dân mà ra đấy bà con ta ơi ! Thế mà mới nghe loáng thoáng mình lại cứ tưởng tượng tới cái món …nhậu có họ hàng với…cà - rem, với nước đá chi đấy chớ !
B- Đọc báo, bà con thấy tin tức ồn ào về ba cái tố chức NATO với lại OTAN chi chi mà ngó thấy quen quen, nhưng quên mất tiêu rồi, không nhớ nó là cái giống chi . Vậy chớ bà con phe mình ai nhớ, xin nói lại cho làng trên, xóm dưới nghe với xem sao. Tăng – kù ve-ri oách ! Coi xem nào :
NATO : Chữ viết tắt từ cái tên bằng tiếng Anh : North Atlantic Treaty Organization
OTAN : Chữ viết tắt từ cái tên bằng tiếng Pháp : Organisation du Traité de l’ Atlantique du Nord
Cả 2 cách viết Anh và Pháp ngữ đó đều có 1 ý nghĩa là : Tổ chức minh ước Bắc Đại Tây Dương .
C/- Còn tui, xin hỏi 1 câu cũng thuộc…họ hàng cái loại nớ. Nó như ri : trên báo, tui thấy người ta viết như sau “ Tôi cảm giác thấy mắc cỡ quá sau khi phát biểu…tào lao về vấn đề được nêu ra.” Vậy, xin bà con, cô bác bỏ qua cho…Xin cảm ơn…. Mình thấy 2 chữ cảm giác viết như rứa coi bộ không ổn thì phải. Mấy cô, mấy cậu đã học các lớp Việt ngữ, giỏi rồi, giải thích cho tụi tôi nghe với xem sao, 2 chữ đó dùng như vậy có được không ? – Có 1 cậu học tiếng Việt coi bộ đã ngon lành, xin giơ tay phát biểu ý kiến : Muốn nói cho rõ ràng, dễ hiểu, chúng ta phải đối chiếu với Anh ngữ thì nói ra bà con mình mới nhận ra được . Như vầy : Cảm giác trong câu viết đó được dùng như 1 động từ ( Verb ) và tiếng Chủ từ ( subject ) của nó là Tôi, vì : Tôi cảm giác thấy…. Dùng 2 chữ cảm giác như vậy là không đúng, mà báo chí ở Việt Nam thời cộng sản thường dùng. Tại sao ? – Tại vì : cảm giác trong tiếng Anh là …
sensation; impression; feeling : hoàn toàn là tiếng danh từ ( noun ), thí dụ : Feeling of loneliness : ( cái ) cảm giác cô đơn ; Sensation of bitterness in the mouth : ( cái ) cảm giác đắng ở miệng ….…Như vậy, rõ ràng là 2 chữ cảm giác chỉ được dùng như 1 tiếng danh từ ( noun ) mà thôi. Nếu nói như ở câu trên : Tôi cảm giác thấy …là không được vì cảm giác đã được dùng lầm lẫn vào vị trí của một tiếng động từ ( verb ) mất rồi., với tiếng Chủ từ ( noun ) là Tôi. Mấy tay nhà báo Việt cộng học hành thế nào mà cứ thấy viết như vậy hoài. Báo của ta, nhiều người không để ý, cũng cứ thế…chơi luôn. Khổ thiệt ! Muốn viết cho đúng, ta phải viết đại khái như sau : Tôi có ( cái ) cảm giác đắng miệng, sau khi ăn xong : After eating, I had a sensation of bitterness in the mouth …Nghĩa là chữ cảm giác chỉ được dùng như 1 tiếng danh từ ( noun ) mà thôi. OK !
Câu số 2 :
A/- 5 lớp bậc tiểu học : Trước năm 1971, dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, người ta gọi 5 lớp bậc tiểu học, từ dưới
lên trên cao là : lớp Năm, lớp Tư, lớp Ba, lớp Nhì, lớp Nhất .
Hỏi : sau năm 1971, người ta thay đổi cách gọi 5 lớp đó, từ thấp lên cao như thế nào ? – Trả lời : Người ta đổi thành : Lớp Một, lớp Hai, lớp Ba, Lớp Tư, lớp Năm.
B/- 4 lớp bậc trung học Đệ nhất cấp : Hồi đó, người ta gọi 4 lớp trong cấp này là : Lớp đệ Thất, lớp đệ Lục, lớp đệ Ngũ, lớp đệ Tứ. Hỏi : Về sau, người ta thay đổi cách, gọi 4 lớp đó như thế nào ? – Trả lời : - Người ta đổi thành :
Lớp Sáu, lớp Bẩy, lớp Tám, lớp Chín.
C/- 3 lớp trung học đệ nhị cấp : Lúc trước, người ta gọi là : lớp Đệ Tam, lớp Đệ Nhị, Lớp Đệ Nhất . Hỏi : vế sau,
người ta thay đổi, gọi 3 lớp đó như thế nào ? – Trả lời : lớp 10, lớp 11, lớp 12. Đúng không ? – Đúng ! Giỏi !
Câu số 3 : Trong ca dao, tục ngữ của người Việt chúng ta ( Vietnamese folk - songs, proverbs ) , có những câu như :
A/- Không nên vơ đũa cả nắm . B/- Nghề nào cũng quý . C/- Vạn sự khởi đầu nan.
D /-Hay làm hơn là hay nói . Nguời Mỹ cũng có những câu ý nghĩa tương tự như vậy. Ai biết, ai nhớ thử nói cho bà con nghe với !
Coi thử xem nào ! Coi bộ cái đầu cũng lung tung xèng rồi, nhớ cho ra cũng hơi khó đấy nghe ! Vỗ đầu ba cái, hi vọng câu trả lời sẽ…phọt ra…
A/- Không nên vơ đũa cả nắm : All bread is not baked in one oven .
B/- Nghề nào cũng quý : All professions are useful.
C/- Vạn sự khởi đầu nan : All things are difficult before they are easy.
D/- Hay làm hơn là hay nói : Actions speak louder than words. Được ! Excellent ! Úi chà ! Bể cái đầu ra rồi chi nữa hè !!!
Thôi, chạy đi kiếm cái chi lai rai một chút cho tinh thần …lắng dịu xuống. Kẻo căng quá, nó nổ….bùng ! lên thì khổ lắm ta !!! Kỳ sau, cam đaon sẽ vui vẻ, trẻ trung, cười thoải mái, chớ không có căng như vầy nữa đâu !
Số 32 – Coi tí cho vui :
Coi hình…nghệ thuật xin đừng có cười !- 10 ảnh
-----
Cao thủ …chơi bi – a đây nè !
Cô bé…điệu sớm quá !
Đoạn này khó hiểu quá !
Đầu tóc coi ngầu chưa ?
Cái bụng này là tường …làm quan !
Tớ tăng lên 2 cân rồi nhé !
Tay chơi bi - a nhà nghề…siêu hạng !
Đi một đường quyền bay bướm ….
Lả lướt đi 1 đường …Facebook
Lão PhanBàn ra tán vào (0)
Đố vui các Bạn – Bài số 59 - Lão Phan
Đố vui các Bạn – Bài số 59
----
Phần câu hỏi :
Câu số 1 : A/- Báo chí tùm lum lắm chỗ, lắm nơi đòi giải tán ICE. Vậy chớ ICE là cái giống chi hè ? Nhờ bà con phe ta giải thích giùm cho họ hàng nhà mình nghe với
B/-Đọc báo, bà con thấy tin tức ồn ào về ba cái tố chức NATO với lại OTAN chi chi mà ngó thấy quen quen, nhưng quên mất tiêu rồi, không nhớ nó là cái giống chi . Vậy chớ bà con phe mình ai nhớ, xin nói lại cho làng trên, xóm dưới nghe với xem sao. Tăng – kù ve-ri oách !
C/- Còn tui, xin hỏi 1 câu cũng …thuộc họ hàng cái loại nớ. Nó như ri : trên nhiều tờ báo, tui thấy người ta viết như sau “ Tôi cảm giác thấy mắc cỡ quá, sau khi phát biểu…tào lao về vấn đề được nêu ra… Mình thấy 2 chữ cảm giác viết như rứa coi bộ không ổn thì phải. Mấy cô, mấy cậu đã học các lớp Việt ngữ, giỏi rồi, giải thích cho tụi tôi nghe với xem sao, 2 chữ đó dùng như vậy có được không ?
Câu số 2 :
A/- 5 lớp bậc tiểu học : Trước năm 1971, dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, người ta gọi 5 lớp bậc tiểu học, từ dưới
lên trên cao là : lớp Năm, lớp Tư, lớp Ba, lớp Nhì, lớp Nhất .
Hỏi : sau năm 1971, người ta thay đổi cách gọi 5 lớp đó, từ thấp lên cao như thế nào ?
B/- 4 lớp bậc trung học Đệ nhất cấp : Hồi đó, người ta gọi 4 lớp trong cấp này là : Lớp đệ Thất, lớp đệ Lục, lớp đệ Ngũ, lớp đệ Tứ. Hỏi : Về sau, người ta thay đổi cách, gọi 4 lớp đó như thế nào ?
C/- 3 lớp trung học đệ nhị cấp : Lúc trước, người ta gọi là : lớp Đệ Tam, lớp Đệ Nhị, Lớp Đệ Nhất . Hỏi : vế sau,
Người ta thay đổi, gọi 3 lớp đó như thế nào ?
Câu số 3 : Trong ca dao, tục ngữ của người Việt chúng ta ( Vietnamese folk - songs, proverbs ) , ta thấy những câu như : A/- Không nên vơ đũa cả nắm . B/- Nghề nào cũng quý . C/- Vạn sự khởi đầu nan.
D/- Hay làm hơn hay nói . Nguời Mỹ cũng có những câu ý nghĩa tương tự như vậy. Ai biết, ai nhớ thử nói cho bà con nghe với !
- ( Coi trả lời ở ……. ) -
*
Phần trả lời :
Câu số 1 : A/- Báo chí tùm lum lắm chỗ, lắm nơi đòi giải tán ICE. Vậy chớ ICE là cái giống chi hè ? Coi nào !
ICE là chữ viết tắt từ…Immigrations and Customs Enforcement Agency : Cơ quan kiểm soát biên giới và di dân mà ra đấy bà con ta ơi ! Thế mà mới nghe loáng thoáng mình lại cứ tưởng tượng tới cái món …nhậu có họ hàng với…cà - rem, với nước đá chi đấy chớ !
B- Đọc báo, bà con thấy tin tức ồn ào về ba cái tố chức NATO với lại OTAN chi chi mà ngó thấy quen quen, nhưng quên mất tiêu rồi, không nhớ nó là cái giống chi . Vậy chớ bà con phe mình ai nhớ, xin nói lại cho làng trên, xóm dưới nghe với xem sao. Tăng – kù ve-ri oách ! Coi xem nào :
NATO : Chữ viết tắt từ cái tên bằng tiếng Anh : North Atlantic Treaty Organization
OTAN : Chữ viết tắt từ cái tên bằng tiếng Pháp : Organisation du Traité de l’ Atlantique du Nord
Cả 2 cách viết Anh và Pháp ngữ đó đều có 1 ý nghĩa là : Tổ chức minh ước Bắc Đại Tây Dương .
C/- Còn tui, xin hỏi 1 câu cũng thuộc…họ hàng cái loại nớ. Nó như ri : trên báo, tui thấy người ta viết như sau “ Tôi cảm giác thấy mắc cỡ quá sau khi phát biểu…tào lao về vấn đề được nêu ra.” Vậy, xin bà con, cô bác bỏ qua cho…Xin cảm ơn…. Mình thấy 2 chữ cảm giác viết như rứa coi bộ không ổn thì phải. Mấy cô, mấy cậu đã học các lớp Việt ngữ, giỏi rồi, giải thích cho tụi tôi nghe với xem sao, 2 chữ đó dùng như vậy có được không ? – Có 1 cậu học tiếng Việt coi bộ đã ngon lành, xin giơ tay phát biểu ý kiến : Muốn nói cho rõ ràng, dễ hiểu, chúng ta phải đối chiếu với Anh ngữ thì nói ra bà con mình mới nhận ra được . Như vầy : Cảm giác trong câu viết đó được dùng như 1 động từ ( Verb ) và tiếng Chủ từ ( subject ) của nó là Tôi, vì : Tôi cảm giác thấy…. Dùng 2 chữ cảm giác như vậy là không đúng, mà báo chí ở Việt Nam thời cộng sản thường dùng. Tại sao ? – Tại vì : cảm giác trong tiếng Anh là …
sensation; impression; feeling : hoàn toàn là tiếng danh từ ( noun ), thí dụ : Feeling of loneliness : ( cái ) cảm giác cô đơn ; Sensation of bitterness in the mouth : ( cái ) cảm giác đắng ở miệng ….…Như vậy, rõ ràng là 2 chữ cảm giác chỉ được dùng như 1 tiếng danh từ ( noun ) mà thôi. Nếu nói như ở câu trên : Tôi cảm giác thấy …là không được vì cảm giác đã được dùng lầm lẫn vào vị trí của một tiếng động từ ( verb ) mất rồi., với tiếng Chủ từ ( noun ) là Tôi. Mấy tay nhà báo Việt cộng học hành thế nào mà cứ thấy viết như vậy hoài. Báo của ta, nhiều người không để ý, cũng cứ thế…chơi luôn. Khổ thiệt ! Muốn viết cho đúng, ta phải viết đại khái như sau : Tôi có ( cái ) cảm giác đắng miệng, sau khi ăn xong : After eating, I had a sensation of bitterness in the mouth …Nghĩa là chữ cảm giác chỉ được dùng như 1 tiếng danh từ ( noun ) mà thôi. OK !
Câu số 2 :
A/- 5 lớp bậc tiểu học : Trước năm 1971, dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, người ta gọi 5 lớp bậc tiểu học, từ dưới
lên trên cao là : lớp Năm, lớp Tư, lớp Ba, lớp Nhì, lớp Nhất .
Hỏi : sau năm 1971, người ta thay đổi cách gọi 5 lớp đó, từ thấp lên cao như thế nào ? – Trả lời : Người ta đổi thành : Lớp Một, lớp Hai, lớp Ba, Lớp Tư, lớp Năm.
B/- 4 lớp bậc trung học Đệ nhất cấp : Hồi đó, người ta gọi 4 lớp trong cấp này là : Lớp đệ Thất, lớp đệ Lục, lớp đệ Ngũ, lớp đệ Tứ. Hỏi : Về sau, người ta thay đổi cách, gọi 4 lớp đó như thế nào ? – Trả lời : - Người ta đổi thành :
Lớp Sáu, lớp Bẩy, lớp Tám, lớp Chín.
C/- 3 lớp trung học đệ nhị cấp : Lúc trước, người ta gọi là : lớp Đệ Tam, lớp Đệ Nhị, Lớp Đệ Nhất . Hỏi : vế sau,
người ta thay đổi, gọi 3 lớp đó như thế nào ? – Trả lời : lớp 10, lớp 11, lớp 12. Đúng không ? – Đúng ! Giỏi !
Câu số 3 : Trong ca dao, tục ngữ của người Việt chúng ta ( Vietnamese folk - songs, proverbs ) , có những câu như :
A/- Không nên vơ đũa cả nắm . B/- Nghề nào cũng quý . C/- Vạn sự khởi đầu nan.
D /-Hay làm hơn là hay nói . Nguời Mỹ cũng có những câu ý nghĩa tương tự như vậy. Ai biết, ai nhớ thử nói cho bà con nghe với !
Coi thử xem nào ! Coi bộ cái đầu cũng lung tung xèng rồi, nhớ cho ra cũng hơi khó đấy nghe ! Vỗ đầu ba cái, hi vọng câu trả lời sẽ…phọt ra…
A/- Không nên vơ đũa cả nắm : All bread is not baked in one oven .
B/- Nghề nào cũng quý : All professions are useful.
C/- Vạn sự khởi đầu nan : All things are difficult before they are easy.
D/- Hay làm hơn là hay nói : Actions speak louder than words. Được ! Excellent ! Úi chà ! Bể cái đầu ra rồi chi nữa hè !!!
Thôi, chạy đi kiếm cái chi lai rai một chút cho tinh thần …lắng dịu xuống. Kẻo căng quá, nó nổ….bùng ! lên thì khổ lắm ta !!! Kỳ sau, cam đaon sẽ vui vẻ, trẻ trung, cười thoải mái, chớ không có căng như vầy nữa đâu !
Số 32 – Coi tí cho vui :
Coi hình…nghệ thuật xin đừng có cười !- 10 ảnh
-----
Cao thủ …chơi bi – a đây nè !
Cô bé…điệu sớm quá !
Đoạn này khó hiểu quá !
Đầu tóc coi ngầu chưa ?
Cái bụng này là tường …làm quan !
Tớ tăng lên 2 cân rồi nhé !
Tay chơi bi - a nhà nghề…siêu hạng !
Đi một đường quyền bay bướm ….
Lả lướt đi 1 đường …Facebook
Lão Phan