Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Đoàn văn Xường

Trong Tập san BĐQ số 29, phát hành tháng 5/2010, ở trang 64, có bài thơ “Em, Anh và Cuộc chiến” của Tịnh Nhiên, đã làm tôi xúc động.



Kiều công Cự



Chân Dung Tác GiảÔng Kiều công Cự,Thuỷ Quân Lục Chiến, tác giả

 

Sinh năm 1942 tại Quảng Nam. Gia nhập Khóa 22 (1965-1967), Trường Võ bị Quốc gia Việt Nam. Chọn Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến khi ra Trường và ở Tiểu đoàn 2, và Tiểu Đoàn 9 từ 22/12/67 đến 30/4/75. Đi tù VC từ 24/6/75 đến 1/4/85. Cùng Gia đình định cư tại Mỹ theo Chương trình HO 22 (22/11/1993). Đã qua tuổi về hưu nhưng vẫn còn đi làm. Rất mong ước có đủ sức khỏe, và đam mê để tiếp tục viết, và dịch những sách Quân sử VNCH.

* * *

Trong Tập san BĐQ số 29, phát hành tháng 5/2010, ở trang 64, có bài thơ “Em, Anh và Cuộc chiến” của Tịnh Nhiên, đã làm tôi xúc động. Bởi vì Đoàn văn Xường là người bạn cùng Khóa cuả tôi mà người con gái này đã quen, đã biết và nhớ rất rõ về cấp bực, chức vụ, đơn vị, và KBC của bạn tôi:

...Gặp được Em, cô bé mới lên mười
Đôi mắt thơ ngây má phúng duyên cười
Trong nhung lụa, em như công chúa nhỏ
Nào ai biết cuộc đời sẽ thay đổi

Rồi một hôm, cao nguyên kéo cờ rũ
Cha cô bé đã nằm xuống cho Cao nguyên
Thương cô bé vành khăn tang khi tuổi vẫn còn thơ...

Gia đình tang thương, đất nước cũng bi thảm:

...Ngày cuối tháng tư
Lệnh ban ra, bỏ súng, đầu hàng
Nước mắt tuôn rơi tim như đã nghẹn lời..
Và như thế anh lên đường cải tạo.

Để rồi cuối cùng:

“Em bặt tin Anh mãi đến giờ
Rời quê hương qua được xứ Tự Do
Vẫn luôn ngóng tin Anh từ đó

Nhiều nguồn tin nghe nói Anh đã
Thân xác gởi nơi núi rừng Nghệ Tĩnh
Cô bé ngày xưa vẫn,
Luôn nhớ mãi về Anh...

Đó cũng là niềm cảm xúc để tôi được viết những dòng này như “những thông báo” một đôi điều mà tôi biết về Bạn tôi, Đoàn văn Xường.

Xường sinh ngày 12/5/1945 tại Long Đức, Trà Vinh trong gia đình gồm có 2 anh trai và một chị gái. Xường là con Út trong nên được các Anh chị cưng chiều và thương yêu. Ba mẹ đã mất sau cái chết đau thương của Xường trong ngục tù CS. Một người anh của Xường hiện còn sống tại Long Đức, Trà Vinh. Người chị gái rất thân thiết với Xường đang định cư tại Thụy Điển. Hồi nhỏ theo học Trường Trung học bán công Trần Trung Tiên, thị xã Trà Vinh. Sau khi đậu Tú tài 2, lên Sài gòn theo học Đại học Khoa học Sài gòn. Năm 73, khi đơn vị ở gần Sài gòn còn ghi danh Trường Luật. Là một học sinh xuất sắc, một người lúc nào cũng vui vẻ lạc quan và tánh hay giúp đỡ mọi người SVSQ Đoàn văn Xường, 1967

Đến 30/4/1975, vẫn còn độc thân mặc dầu gia đình thúc giục, Xường chỉ nói: “Thân lính tráng sống nay chết mai, sợ làm khổ vợ con...” Tánh tình khá kín đáo, nhưng hình như có một lần Xường có nói về một người con gái mà Xường đã quen khi cô bé... còn là công chúa nhỏ... và thương cô bé vành khăn tang khi tuổi còn thơ... Cô gái đó vẫn còn giữ liên lạc khi Xường đã vào tù từ những lá thư viết về từ HT 7590, L16, K1.., một thư nữa, rồi sau đó bặt luôn.

Trên đường ra Bắc:

Tôi không nhớ chính xác cái ngày chúng tôi bị đưa xuống tàu chuyển ra bắc, chỉ nhớ vào khoảng tháng 5/77, ba tháng sau tết Đinh Tỵ (2/77), cái ngày vợ tôi đưa hai con lên thăm gặp tại trại Tân Hiệp, Biên Hòa (tức là Trại giam tù binh phiến cộng cũ). Địa điểm tập trung thì rất quen thuộc, từ trại đoàn xe chạy về hướng Biên Hòa, thẳng ra xa lộ rồi đổ về hướng nam, đến cầu Sài gòn quẹo trái đi vào bến Tân cảng (New Port), một địa điểm bốc dỡ tiếp liệu, đạn dược của quân đội Mỹ trước khi được chuyển về căn cứ Long Bình. Phương tiện chuyên chở là những chiếc tàu chở gạo hay chở hàng mà chúng chiếm được ở bên kho 5 Khánh Hội. Lòng tàu dài khoảng 25m, rộng 10m và cao 5m. Thời gian xuống tàu vào sau nửa đêm. Chúng dùng một cái thang để đưa người xuống bên dưới. Đến người cuối cùng thì chúng kéo thang lên. Chỉ có một cái lổ thông hơi duy nhất ở ngay phía trên được đậy lại bằng một cái lưới mắt cáo. Tôi không biết bao nhiêu người bị nhét vào đây nhưng dứt khoát là không thể nằm hoặc ngồi thoải mái được. Không khí ngột ngạt, khó thở. Cũng may vào ban đêm khí trời còn lành lạnh.

Rồi cái bửng mắt cáo lại được mở lên, cái thang được thòng xuống để chúng nhét thêm hai người. Hai người này hành lý nhẹ tơn. Chỉ có cái ba lô lép xẹp mang phía sau lưng. Thế nhưng anh chàng đi đầu vừa đi vừa nhún nhảy làm cho vài người la lên sợ cái thang gỗ sẽ gảy đến nơi. Nhưng anh chàng lại nở một nụ cười “bất cần”. Chính cái nụ cười này làm tôi thấy ngờ ngợ, hình như mình có gặp anh chàng này ở đâu rồi. Rồi tôi buột miệng kêu lên: “Ê Xường, Đoàn văn Xường!” Anh chàng hướng về nơi có người vừa gọi tên mình. Dĩ nhiên không nhận ra trong cái ánh sáng lờ mờ này. Tôi đứng thẳng người dậy, gọi tiếp: “Kiều công Cự nè, lại đây!” Tôi đang ở trong cái xó trong cùng của khoang tàu, nơi để thùng cho tù đi tiểu và đại tiện. Có lẽ nhờ thế mà còn trống vài chỗ. Nhiều người bạn đang đứng dạt ra cho Xường và người bạn đồng hành đi tới chỗ của tôi. Tôi hơi ngạc nhiên chuyến này ra bắc mà hai anh chàng không mang theo cái gì hết trơn. Xường nói ngay:

- Hôm chuyển lên Long Giao được vài ngày thì tao với thằng Thắng, Bùi quang Thắng -Đại úy BĐQ, dọt liền. Ra khỏi trại ngon ơ. Định dọt lẹ ra đường đón xe lam về Sài gòn không ngờ gặp mấy thằng du kích... Tụi nó dữ quá, chúng nó trói lại và đem trả lại cho trại. Mấy thằng bộ đội đập cho một trận tưỡng tiêu rồi... Tao bị chúng đem nhốt vào trong conex cho đến bây giờ. Ra ngoài bắc coi bộ yên yên là tao dông. Nhất định không ở với tụi này. Chết thì bỏ. Cứ coi như mình đã... “anh dũng đền nợ nước” rồi...

Cả hai người bị nhốt, bị đánh đập hằng ngày, bị còng tay xích chân hơn một năm, bằng cái thời gian mà chúng tôi từ trại Long Giao về Tân Hiệp, thân thể chỉ còn da bọc xương, nhưng tinh thần vẫn còn cứng cõi, nụ cười vẫn chưa tắt. Xường hỏi tôi:

- Mày có gì cho hai đứa tau ăn đi! Đói quá...

- Dĩ nhiên là có rồi. Nhìn hai người bạn ngồi ăn mà ứa nước mắt. Có bao giờ con người bị đẩy vào tình trạng đói khổ cùng cực như thế này đâu. Đúng là thời đại của “ ma vương quỉ dữ” mà. Hồi ở trong Trường những ngày đi học chung ỡ bãi tập, sân bắn có biết nhau nhưng không thân lắm vì Xường ở Đại đội F (Tiểu đoàn 2), còn tôi ở Đại đội D (Tiểu đoàn 1).

Tháng 12/1967 ra Trường, Xường là một trong 10 người được ưu tiên chọn về Lực lượng đặc biệt cùng với Trương văn Út, Đặng thiện Chẩn, Huỳnh văn Tiểng, Huỳnh trung Chân, Quách cơ Bình, Đặng văn Lợi, Trần văn Ni, Nguyễn phúc Sinh, Nguyễn xã Tắc, trong đó có một nửa (5 thằng) đã chết... còn tôi thì về TQLC, một binh chủng “sống hùng, sống mạnh nhưng sống không lâu..” Thế nhưng hai đứa vẫn sống nhăn... răng để đến ngày 30/4 để cùng nhau “tình nguyện” vào tù CS ở cái tuổi 30 sung sức nhất “tam thập nhi lập”... Thật là dzô diêng (vô duyên), nói theo cái giọng điệu của người miền Nam.

Đoàn tàu bắt đầu rời bến vào khoảng 3, 4 giờ sáng. Chúng tôi ngồi trò chuyện cho đến sáng. Những tia sáng đầu tiên chiếu xuống mờ nhạt, nghiêng nghiêng theo hướng tây bắc -đông nam. Chắc tàu còn đang chạy trên sông Lòng Tảo, Sài gòn. Không ai có ảo tưởng là con tàu sẽ xuôi về hướng nam khi ra biển nhưng cũng có tiếng nói đùa:

- Chúng đem mình ra nhốt ở chuồng cọp Côn đảo đây...

Rồi chúng mở cái bửng. Ánh nắng ban mai ùa vào chan hòa cùng với làn khí lạnh buổi sáng. Chúng thòng dây đưa thùng nước lạnh, và mì gói xuống để anh em chia nhau. Nhưng cái thùng phân, và nước tiểu ở góc phòng chúng không chịu kéo lên mặc dù đã gần đầy. Chúng tôi yêu cầu nhiều lần nhưng chúng lờ đi. (Ít nhất đó cũng là một sự trả thù trong cái đầu óc bé nhỏ của bọn chúng). Nắng càng lên cao càng nóng hầm hập. Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Đã có người ngất xỉu. Đến ngày thứ hai đã có người chết. Chúng tôi yêu cầu đưa lên nhưng chúng bảo chờ lịnh.

Hình như chẳng ai biết một cách rõ ràng lý lịch của người chết, hay cũng chẳng ai muốn nhắc lại về người bạn xấu số. Như thế này cũng yên rồi. Anh ấy sẽ được nằm lại ở miền Nam, hay thủy táng tại một vùng biển mà anh đã chiến đấu với một tấm lòng không hận thù, và sắt máu như những người CS. Chúng tôi ngồi bó gối. Chỉ có cái xác chết là được nằm thoải mái, được anh em quấn gọn trong những bộ quần áo mang theo. Trong Kinh thánh có nói, địa ngục là nơi có nghiến răng, và khóc lóc. Còn ở đây thì có khốn nạn, và căm hận khôn cùng. Tôi cố nhủ lòng mình hãy bình yên, và lắng xuống... nhưng quả thật điều này không phải dễ dàng. Cũng chẳng dám ăn uống. Chỉ sợ khi thức ăn vào thì cái cái ruột già tống ra. Lại phải làm cái công việc hôi hám dễ bị chúng chửi nhất. Chỉ có Xường và Thắng cứ ăn uống tỉnh bơ, lại còn nói:

- Tụi tao bị nhốt trong conex rồi dưới hầm, ỉa đái tại chỗ. Hửi cứt cả năm quen rồi. Mọi việc cứ... tùy cơ ứng biến. Phải biết sáng tạo cách mạng chứ. Hôm nó kêu ra còng tay dẫn đi, tao tưởng nó đem đi bắn. Không ngờ nó đưa lên xe bít bùng rồi chở lên đây... Ít nhất trong cái địa ngục này cũng còn ngọ nguậy được. Chứ còn ở dưới cái hầm a tỳ đó thì ngồi cũng không được, nằm cũng không được, thậm chí muốn đập đầu tự tử cũng không được...

Bùi quang Thắng, anh chàng có nước da bờn bợt như con thằn lằn, cũng thêm vào:

- Chúng nó xài cái cùm, cái gông như còn sót lại từ thời trung cổ...

- Thế mày ớn chưa? Tôi hỏi Xường.

Xường trả lời ngay, không suy nghĩ một giây:

- Ớn mẹ gì. Có dịp là tau tung cánh đại bàng.

“Tung cánh Đại bàng”, tôi cười lớn khi nghe Xường nói 4 tiếng đó. Cái mặt nó còn vênh vênh đáng ghét. Tôi không có cái hào hứng như Xường nhưng tôi hoàn toàn đồng tình với nó.

Xường đã giữ đúng ý định đó. Xường đã không chấp nhận chế độ nên đã tìm mọi cách để bỏ đi. Xường là loại người chung thủy với Quê hương, và kiên định với Lý Tưởng của mình. Trong quyển Lưu Niệm của Khóa 22, Xường có ghi: “Thích đó đây nên vào Quân đội: Thấy hợp. Nhận xét: Quân đội đã đào tạo chúng ta thành những người có trách nhiệm và cương quyết”.

Theo lời kể lại của Nguyễn ngọc Khoan (Khoan em), người bạn cùng khoá, cùng Binh chủng Biệt động quân: Cho đến ngày 30/4/75 Xường vẫn còn là một anh chàng “độc thân vui tính” và chỉ yêu một người con gái mà Xường đã gặp năm cô nàng mới lên 10 tuổi.

Anh chàng thi sĩ Nguyên Sa còn kém hơn Xường một bực khi yêu một cô gái đã 13, nhưng vẫn còn mắc cỡ:

“Em dấu đi những nỗi lòng vỡ rạn...
Anh cũng thề dấu hết gió mưa đi..
Bao nhiêu ánh đèn rũ rượi tái tê,
Những ngỏ vắng, những đêm sâu anh dấu hết...

Tàu chạy được 4 ngày 5 đêm thì đến Hải phòng vào buổi chiều. Nhưng phải đợi đến tối mịt chúng tôi mới được đưa ra khỏi tàu. Hai cái chân tê cứng. Cả người ê ẩm. Tôi được Xường và Thắng san sẻ bớt gánh nặng hành lý nên cũng đỡ vất vả. Chúng tôi bị quáng mắt vì những ánh đèn pha chĩa thẳng vào. Có quá nhiều bọn công an áo vàng và chó dữ, bộ đội, du kích dàn chào cái đám người mệt mõi rã rời này. Chỉ có một điều khoan khoái là cái bọng đái căng cứng “được giải phóng”. Mọi người được lảnh một nắm cơm trong lá chuối, một con cá khô mặn, và một trái dưa leo nhỏ. Chưa bao giờ có được một bữa ngon miệng. Nhưng nếu được hai, ba phần như thế thì chắc cái bao tử “phấn khởi, hồ hởi” hơn. Mấy ả du kích mang súng CKC, khiêng những thùng nước lạnh và luôn miệng phát loa:

- Chào mừng các Anh đến đất nước “xã hội chủ nghĩa” (xạo hết chỗ nói).

Cái đất nước này là của bọn chúng. Chúng tôi là những người lạ đến từ miền xa.

Tôi lợi dụng lúc này để duỗi thẳng hai chân rồi ngã người trên bãi cỏ, đầu kê lên cái ba lô nhỏ nhìn lên bầu trời đầy sao. Không khí ban đêm thật là mát lạnh. Ước chi được ngủ một giấc trong cái yên bình hiếm có này. Xường cũng nằm xuống bên tôi. Tôi nghe có tiếng ngáy... nhè nhẹ. Nó đã ngủ thật lẹ. Nhưng tiếng sủa của mấy con chó, tiếng còi của đám bộ đội ra lịnh cho chúng tôi di chuyển về phía trước. Một đoàn tàu như con quái vật đen đủi, đang khò khè phun khói. Những tàn lửa bừng sáng trong đêm tối rồi tan biến trong không gian. Chúng tôi bị đẩy lên, nhồi nhét trong những toa tàu, dùng để chở súc vật, vẫn còn rơm rạ, phân khô và than bụi. Chắc nhà thơ Tô Thùy Yên cũng có mặt trên những con tàu này nên đã ghi lại những câu thơ sau đây:

Ngồi đây giữa những phân cùng bụi,
Trong chuyển dời xô xác bạo tàn,
Ta trở thành than, thành súc vật.
Tiếng người e cũng đã quên ngang.

Đêm tối mịt mùng. Có những tia sáng chiếu vào thoảng hoặc qua những lỗ thủng. Tôi cũng nhận ra cái anh chàng Bắc kỳ già Nguyễn văn Long, Đại úy Phân chi khu trưởng ở Phường 13 quận 10. Anh chàng chăm chú nhìn ra bên ngoài qua cái khe hở của thân tàu, và cho tôi biết, đoàn tàu đã đi qua Uông bí, Đông Triều, Vĩnh Yên, Việt trì,... Đến khoảng trưa thì tàu dừng lại ở Phú thọ, nhưng không phải nhà ga mà là nơi gặp gỡ con đường sắt và con đường nhựa cũ kỷ. Chúng tôi rời tàu, theo con đường thoai thoải dẫn xuống bến phà sông Thao để qua tả ngạn sông Hồng.

Buổi trưa tháng Năm, trời nắng như đổ lửa. Đám tù mệt mỏi, bẩn thỉu, lếch thếch, gồng gánh men theo hai bên đường thoai thoải xuống bờ sông. Dân từ những căn nhà hai bên đường túa ra nhìn chúng tôi như những con vật thời tiền sử. Họ chỉ chỏ rồi lớn tiếng chửi rủa. Tại một khoảng đường hẹp, có giăng ngang một tấm biểu ngữ màu đỏ như máu ghi những dòng chữ màu vàng. Tôi chưa kịp đọc thì đã có những tiếng hò hét kích động từ một cái loa cầm tay:

- Giết chết bọn “ngụy ác ôn”.

- Ném đá chúng đi..

Những cục đá ném ra càng lúc càng nhiều. Đám tù chúng tôi đa số bỏ hết đồ đạc để chạy. Những người già yếu không chạy kịp vấp té nằm sóng soài tại chỗ. Họ bị những cục đá đầy ác ý ném vào đầu, vào người. Máu đã đổ ra. Lúc đầu bọn vệ binh áp giải đưa mắt nhìn thích thú đồng lõa. Sau đó chúng mới bắn chỉ thiên can thiệp và đẩy lui đám dân về sau như một bầy lang sói đang ngửi thấy mùi máu tanh. Xét cho cùng đây là một việc làm có tổ chức nằm trong chính sách “bạo lực cách mạng” nhằm khủng bố tinh thần của các tù nhân.

Lần đầu tiên trong đời tôi biết thế nào là kinh hoàng, thế nào là căm thù và hèn hạ. Đó không phải là những hành động bộc phát của người dân mà nằm trong đường lối và chủ trương của một lý thuyết độc ác và dã man của bọn cộng sản. Thật là đáng buồn cho những người cùng máu đỏ da vàng mà đối xử với nhau như những con người mất hết nhân tính. Chủ nghĩa CS như một con quái vật ghê tởm của thời đại. Những tên cuồng sát Lenin, Stalin, Mao trạch Đông, Hồ chí Minh đã xây dựng sự nghiệp của chúng trên bao xác người và gây nên bao cảnh thảm sát cho nhân loại. Thế mà bọn chúng vẫn chưa bị đem ra mà luận tội, vẫn còn có một số người đui mù tung hô. Hình hảnh của tên cáo già HCM vẫn còn ngự trị tại một nước VN khốn khổ.

Đất nước VN chúng ta không có may mắn. Nếu không có HCM và bè lũ đồ tể miền bắc thì đâu có cái cảnh máu đổ và ô nhục ngày hôm nay. Qua khỏi bến phà thì chiều tối chúng tôi được lịnh dừng lại bên đường và dồn lên ở một ngọn đồi trọc để ngũ đêm. Xường rất bực bội cái cảnh vừa xảy ra và nói lên những lời hằn học. Tôi bảo Xường giữ bình tĩnh, cứ coi thái độ kế tiếp của bọn chúng rồi phản ứng.

Trại Bản Kéo, Hoàng liên Sơn:

Sáng hôm sau khi mặt trời vừa lên, một đoàn xe molotova chờ sẳn ở bên đường. Xường kéo tôi và vài người bạn nữa cùng lên xe, xuất phát từ Lâm Thao, qua Yên Lập, Ba Khe rồi đến Bản Kéo thuộc quận Văn Chấn (Nghĩa Lộ) tỉnh Hoàng Liên Sơn. Những con đường loang lổ, không được sửa chữa từ nhiều năm nay. Những sạn đạo càng lúc càng lên cao, len lỏi những dãy đồi khô khan cằn cỗi. Buổi chiều sương xuống mù mịt, không khí nghe nặng nề khó thở. Đúng đây là vùng lam sơn chướng khí. Nghĩ cho cùng chúng ta mới thấy cái thâm độc và dã tâm của đám lãnh đạo Hà nội: “Đối với những người của chế độ cũ là những thành phần đối kháng cần phải bị tiêu diệt dưới mọi hình thức.” Ở đây rừng rú cũng độc địa như con người.

Rồi xuống xe, theo con đường đèo vào một cái trại trong vùng thung lũng có những ngọn núi bao quanh. Những dãy nhà bằng tre nứa và cây rừng còn đang dang dở. Dấu vết để lại cho biết, họ là những người ra đây trước, cũng là những người phe ta thôi. Họ mới được chuyển đến một nơi khác trước khi chúng tôi đến đây không lâu. Họ còn để lại tên họ cấp bực, và binh chủng. Tôi không thấy một người nào quen hết. Để bù lại chúng tôi có những người bạn cùng khóa như Phạm văn Hải (Dù), Trần thanh Chương (Dù), Cao phát Minh (Quân báo) cùng với Xường và tôi. Ít nhất cũng có 5 người bạn cùng khóa có thể tin cậy và tâm sự được. Những người bạn cũ đi từ trại Hốc Môn (thành Ông năm) như Đào kim Trọng (Dù), Nguyễn phú Tài (Pháo binh), Phan xuân Vũ (Bộ binh).

Cũng có vài nhân vật khá độc đáo như TDC, là em ruột của Trần đông A (Quân Y Dù), một người sẳn sàng hợp tác với chế độ CS. Chủ bị bắt và được trao trả tù binh năm 1973 tại sông Thạch Hản (Quảng Trị) nên có nhiều kinh nghiệm học tập, thảo luận của VC. Hắn là “một cái máy phát biểu” trong những lần thảo luận. Còn TTĐ (chúng tôi thường gọi là Tôn thất Từng Tưng) là một người đã khóc trong một buổi “tổng kiểm thảo”, vì hối hận đã sinh ra trong một gia đình phong kiến và mang dòng họ hoàng tộc. Và người Đội trưởng là Phan Huy Bách, Đại úy phi công F5A, con của cựu Thủ tướng Phan huy Quát, đã chết ở trại giam Chí Hòa, Sài gòn. Bách là một người mẩu mực trong đời sống, mặc dầu đang sống trong khung cảnh nhà tù CS. Nhận lãnh công việc được giao một cách nghiêm chỉnh, và phân phối cho anh em một cách đứng đắn, và nhất là không bao giờ báo cáo hay có ý hại anh em. Tôi nghĩ Bách là một người tốt. Bách cùng gia đình hiện định cư tại Australia.

Chúng tôi được giao 3 công việc chính:

- Nhóm thứ nhất vào rừng chặt giang, tre, nứa theo những chỉ tiêu được giao.
          - Nhóm thứ hai chặt cây làm cột để tiếp tục làm những căn nhà ở (lán), và làm những hàng rào bao quanh trại giam.
          - Nhóm thứ ba phá rừng, đốn cây, làm cỏ để trồng khoai mì, và đào ao nuôi cá.

Tháng Năm mặt trời như thiêu đốt, những chỉ tiêu được giao không phải dễ dàng cho một số người, nhất là những người già. Có một khuôn mặt khá quen thuộc làm tôi nhớ hoài. Đó là Trung tá Nguyễn thượng Thọ, tức là nhà văn Lê huy Linh Vũ, cục trưởng Cục điện ảnh quân đội thuộc Tổng cục Chiến tranh chính trị. Năm 1966, khi chúng tôi đang học năm thứ nhất của Khóa 22 tại Trường Vỏ bị Đà lạt thì ông hướng dẫn một nhóm quay phim lên thực hiện một cuốn phim tài liệu về đời sống của một Sinh viên sĩ quan do SVSQ Phạm ngọc Đăng và người đẹp Hồng Quế, thơ ký của Tòa thị chánh Đà lạt đóng vai chính. Ông đang ngồi chẻ những sợi lạt, chiếc điếu cày để gần bên, khuôn mặt xa vắng và buồn hiu. Ôi thế sự tang thương, chuyện đời thay đổi. Ai có ngờ đâu cảnh ngộ ngày hôm nay. Người đẹp Hồng Quế cũng đã vội vàng ra đi không muốn để cho người đời được nhìn những vết chân chim nơi cuối mắt. Đúng là:

Giai nhân tự cổ như danh tướng,
          Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.

Khoảng hơn một tháng sau có một vụ trốn trại đầu tiên của Đ/U Nguyễn văn Long. Anh đi được 3 ngày, và bị dân địa phương bắt giữ và thông báo về cho trại. Có 4 người được chỉ định ra đưa Long về trại trong đó có tôi, và Xường. Khi ra đến nơi thì thấy đó là một cái xác bê bết những máu đã khô đen. Những người dân ở đây người nào cũng đằng đằng sát khí. Họ cầm gậy gộc định cản lại không cho chúng tôi khiêng xác về. Tôi nghĩ ngay đây cũng là một màn trình diễn có tổ chức để dằn mặt những người tù. Chúng tôi lại một phen bị đem ra biêu riếu, và chửi rủa thậm tệ. Hai cái lỗ tai phải nghe mà lòng thì cay đắng vô cùng.

Cuối cùng cái xác cũng được khiêng về chôn dưới một cái hố đào cạn, và một chiếc mền lấy trong ba lô quần áo của Long quấn lại. Không có mộ bia, chỉ có một vài cục đá dằn lên ở đầu huyệt. “Thôi hãy nằm ngũ bình yên nghe Long.” Một người lính đã sống một đời hào hùng, đã nằm xuống ở một nơi hiu quạnh bên sườn một cái đồi vô danh. Anh đã về lại quê hương của mình với nỗi niềm cay đắng xót xa. Chắc chắn là gia đình sẽ không được thông báo. Tôi nói với Xường phải cẩn thận, ở đây trốn trại không thoát được đâu. Rừng núi ở đây cũng độc ác như con người. Những người bạn cùng khóa cũng nhắc nhở Xường điều này.

Rồi mùa hè qua đi, mùa thu chẳng thấy một chút gió heo may, chỉ có mùa đông đầy hăm dọa kéo đến. Nghe nói trên đỉnh Fan si pan thuộc dãy Hoàng liên Sơn có tuyết. Còn ở đây những ngày nào lạnh xuống đến 3 độ C. Chúng tôi mới được nghỉ, nhưng vẫn thích đi làm hơn vì trời lạnh đi dọc theo những con suối vớt được những con cá nhỏ, đang dẫy dụa, hoặc phơi mình lên trên mặt nước. Đúng là cái lạnh, cái đói đã đồng lõa hành hạ con người một cách tàn nhẫn. Cái cảnh đói rét lần đầu tiên trong đời. Xường ở lán khác nhưng vẫn thường qua chuyện trò với những bạn đồng khóa bên bếp lửa được phép nhóm lên ở giữa nhà.

Trại 9, liên trại 1 Yên bái:

Cuối tháng 4/78, chúng tôi được chuyển về Trại 9 thuộc liên trại 1 (Yên Bái). Vùng này núi non hiểm trở, và là địa bàn chống Pháp của Ông Hoàng Hoa Thám, có biệt danh là Con hùm Yên thế. Đây cũng là nơi hoạt động của Việt Nam Quốc Dân Đảng do Nguyễn Thái Học cầm đầu, và cũng là nơi mà 13 vị anh hùng dân tộc đã bị đưa lên đoạn đầu đài. Dân ở đây đa số là người Mường ở vùng bằng phẳng, và người Mèo ở lưng chừng những ngọn núi cao. Cũng có một số người Việt. Họ cho biết trước đây họ là những công nhân viên chức, hay quân đội của Pháp.

Tất cả đều không muốn, hay không có điều kiện để di cư vào Nam sau Hiệp định Genève 1954 nên đã bị bắt, và đưa lên chỉ định cư trú tại đây. Những người này rất thông cảm với chúng tôi. Họ bảo “các anh đừng bao giờ nghe lời bọn chúng mà đưa gia đình ra đây. Thà các Anh chết nơi này còn hơn”. Đây là thời gian mà chúng tôi xuống tinh thần nhiều nhất. Trong lúc đó ở Sài gòn chúng cho thân nhân những người tù ở ngoài bắc được lên tòa Đô chánh để làm đơn bảo lãnh. Chúng tôi nhận được những gói quà 3 Kg, và những cái thơ “động viên” như thế. Đúng là những đòn phép lọc lừa gian manh của bọn VC.

Vùng này cũng có nhiều đồi trà, và một vài nhà máy sấy trà. Tôi thích được đi dẫy cỏ trà. Ít nhất cũng hái được những những nụ trà nhai nhỏ rồi uống những ngụm nước vào, nó có cái hậu rất ngọt. Cũng dỗ dành được phần nào cái bao tử trống trãi buổi sáng. Trà vị đắng nhưng uống nước vào chuyển thành vị ngọt dễ chịu. Có một lần tôi đãi cái bao tử một chầu bằng những đọt trà và một lon gu-gô nước lạnh. Kết quả tôi bị say trà, còn kinh khủng hơn say rượu hay say thuốc lào. Từ đó thấy trà đâu là tôi sợ tới đó. Nhiều khi cũng đi làm chung với những cô gái đi hái trà vào buổi sáng. Họ thường mặc quần áo lao động, mang giày vải và đội nón tai bèo, phía sau mang những cái gùi như những người Thượng ở vùng Kontum, Pleiku. Họ rất sợ những con vắt chui vào háng nên thường quấn bên ngoài một cái xà cạp dầy. Vừa làm vừa nói chuyện, phần nhiều là những câu chuyện tào lao, tục tĩu mà họ cố tình cho bọn tôi nghe. Xuất thân của họ cũng là những tù hình sự, trộm cắp hay đĩ điếm bị bắt từ Hà nội, Hải phòng đưa lên đây để “cải tạo lao động”. Thật khác với câu chuyện Bà Chúa chè Đặng thị Huệ của nhà văn Nguyễn triệu Luật.

Ngày quốc khánh 2/9/78 của bọn chúng, chúng tôi được nghỉ ở nhà và được “ăn tươi”, nghĩa là được ăn một chén cơm tươi và mấy lát thịt trâu. Con trâu già của trại “không lao động được nữa” nên được một phát súng ân huệ, và được đem ra đãi tù trong một cái ngày lễ lớn nhất của bọn chúng. Nhưng một điều quan trọng đối với chúng tôi là được đón nghe một lời phát biểu của Phạm văn Đồng, thủ tướng VC, về tình trạng hiện tại của chúng tôi khi đề cập đến những người thuộc chế độ cũ hiện bị giam giữ với cái án “tập trung cải tạo”, vẫn còn rất mập mờ và xa lạ. Năm đó, Đồng đã nói: “Đối với những “ngụy quân” và “ngụy quyền” (Ai là “nguỵ”? Bọn Cộng Sản, hay chúng ta?) là những người có “nhiều nợ máu” (Ai mang nhiều nợ máu? Bọn Cộng Sản hay chúng ta?) với nhân dân. Đáng lẽ phải đem ra bắn bỏ. Nhưng đảng và nhà nước khoan hồng để cho chúng “cải tạo lâu dài”.”

Tất cả đều rất bất mãn, và thất vọng. Tất cả những lời nói và việc làm của bọn chúng đều là những đòn phép tráo trở, gian manh. Nhiều người xuống tinh thần thấy rõ. Nhất là những người ở lứa tuổi trên 50. Trung tá Vinh, cựu Chỉ huy trưởng TTHL Nhảy Dù đã chết những ngày sau đó. Tôi cũng bị một cơn bịnh hiểm nghèo. Bịnh kiết lỵ, đi cầu cả ngày đêm, gần như kiệt sức. Thật ra bịnh này chỉ một vài viên trụ sinh là dứt. Nhưng làm gì mà có, bao nhiêu thuốc men đem theo đã bị bọn chúng tịch thu hết rồi. Trạm xá chỉ cho vài viên Xuyên tâm liên trị bách bịnh. Bạn bè rất lo lắng, nhất là Đoàn văn Xường, và Trần thanh Chương. Hai đứa đi tìm những trái khế chua cho tôi ăn. Chương xuống nhà bếp xin được một ít cơm cháy rang lên thành than rồi đâm nhỏ như những viên thuốc Charcol trị tiêu chảy.

Tôi nằm liệt giường gần mười ngày sau mới hồi tỉnh. Ngày thứ 11, chúng bắt đi làm. Chân tay còn run rẩy nhưng tôi cũng cố gắng đi theo bạn bè. Hôm đó phát cỏ trên đồi, ánh nắng chói chan làm tôi chóng mặt quay vòng. Tôi ngã xuống bất tỉnh. Bạn bè khiêng về trại. Lần này chính tôi cũng xuống tinh thần. Nhưng nghĩ lại chết như thế này thì nhục quá. Bao năm chiến đấu, bao lần máu đã đổ ra, tôi vẫn sống vững mạnh. Không lẽ chết tủi nhục trong nhà tù VC hay sao? Tôi không muốn “mô đất lạ chôn vùi thân bách chiến” chút nào hết. Không thể chết một cách lãng xẹt như thế này. Phải sống chứ! Yếu tố tinh thần rất quan trọng. Tôi đã đứng dậy nên không còn nằm xuống nữa. Tôi đã quyết định bước đi nên không còn rơi rớt dọc đường. Trong hoàn cảnh này yếu tố bạn bè rất quan trọng. Một tháng sau tôi hồi phục. Đó cũng là lúc chúng tôi phải chia tay nhau.

Tân Sơn Hòa chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Đoàn văn Xường

Trong Tập san BĐQ số 29, phát hành tháng 5/2010, ở trang 64, có bài thơ “Em, Anh và Cuộc chiến” của Tịnh Nhiên, đã làm tôi xúc động.



Kiều công Cự



Chân Dung Tác GiảÔng Kiều công Cự,Thuỷ Quân Lục Chiến, tác giả

 

Sinh năm 1942 tại Quảng Nam. Gia nhập Khóa 22 (1965-1967), Trường Võ bị Quốc gia Việt Nam. Chọn Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến khi ra Trường và ở Tiểu đoàn 2, và Tiểu Đoàn 9 từ 22/12/67 đến 30/4/75. Đi tù VC từ 24/6/75 đến 1/4/85. Cùng Gia đình định cư tại Mỹ theo Chương trình HO 22 (22/11/1993). Đã qua tuổi về hưu nhưng vẫn còn đi làm. Rất mong ước có đủ sức khỏe, và đam mê để tiếp tục viết, và dịch những sách Quân sử VNCH.

* * *

Trong Tập san BĐQ số 29, phát hành tháng 5/2010, ở trang 64, có bài thơ “Em, Anh và Cuộc chiến” của Tịnh Nhiên, đã làm tôi xúc động. Bởi vì Đoàn văn Xường là người bạn cùng Khóa cuả tôi mà người con gái này đã quen, đã biết và nhớ rất rõ về cấp bực, chức vụ, đơn vị, và KBC của bạn tôi:

...Gặp được Em, cô bé mới lên mười
Đôi mắt thơ ngây má phúng duyên cười
Trong nhung lụa, em như công chúa nhỏ
Nào ai biết cuộc đời sẽ thay đổi

Rồi một hôm, cao nguyên kéo cờ rũ
Cha cô bé đã nằm xuống cho Cao nguyên
Thương cô bé vành khăn tang khi tuổi vẫn còn thơ...

Gia đình tang thương, đất nước cũng bi thảm:

...Ngày cuối tháng tư
Lệnh ban ra, bỏ súng, đầu hàng
Nước mắt tuôn rơi tim như đã nghẹn lời..
Và như thế anh lên đường cải tạo.

Để rồi cuối cùng:

“Em bặt tin Anh mãi đến giờ
Rời quê hương qua được xứ Tự Do
Vẫn luôn ngóng tin Anh từ đó

Nhiều nguồn tin nghe nói Anh đã
Thân xác gởi nơi núi rừng Nghệ Tĩnh
Cô bé ngày xưa vẫn,
Luôn nhớ mãi về Anh...

Đó cũng là niềm cảm xúc để tôi được viết những dòng này như “những thông báo” một đôi điều mà tôi biết về Bạn tôi, Đoàn văn Xường.

Xường sinh ngày 12/5/1945 tại Long Đức, Trà Vinh trong gia đình gồm có 2 anh trai và một chị gái. Xường là con Út trong nên được các Anh chị cưng chiều và thương yêu. Ba mẹ đã mất sau cái chết đau thương của Xường trong ngục tù CS. Một người anh của Xường hiện còn sống tại Long Đức, Trà Vinh. Người chị gái rất thân thiết với Xường đang định cư tại Thụy Điển. Hồi nhỏ theo học Trường Trung học bán công Trần Trung Tiên, thị xã Trà Vinh. Sau khi đậu Tú tài 2, lên Sài gòn theo học Đại học Khoa học Sài gòn. Năm 73, khi đơn vị ở gần Sài gòn còn ghi danh Trường Luật. Là một học sinh xuất sắc, một người lúc nào cũng vui vẻ lạc quan và tánh hay giúp đỡ mọi người SVSQ Đoàn văn Xường, 1967

Đến 30/4/1975, vẫn còn độc thân mặc dầu gia đình thúc giục, Xường chỉ nói: “Thân lính tráng sống nay chết mai, sợ làm khổ vợ con...” Tánh tình khá kín đáo, nhưng hình như có một lần Xường có nói về một người con gái mà Xường đã quen khi cô bé... còn là công chúa nhỏ... và thương cô bé vành khăn tang khi tuổi còn thơ... Cô gái đó vẫn còn giữ liên lạc khi Xường đã vào tù từ những lá thư viết về từ HT 7590, L16, K1.., một thư nữa, rồi sau đó bặt luôn.

Trên đường ra Bắc:

Tôi không nhớ chính xác cái ngày chúng tôi bị đưa xuống tàu chuyển ra bắc, chỉ nhớ vào khoảng tháng 5/77, ba tháng sau tết Đinh Tỵ (2/77), cái ngày vợ tôi đưa hai con lên thăm gặp tại trại Tân Hiệp, Biên Hòa (tức là Trại giam tù binh phiến cộng cũ). Địa điểm tập trung thì rất quen thuộc, từ trại đoàn xe chạy về hướng Biên Hòa, thẳng ra xa lộ rồi đổ về hướng nam, đến cầu Sài gòn quẹo trái đi vào bến Tân cảng (New Port), một địa điểm bốc dỡ tiếp liệu, đạn dược của quân đội Mỹ trước khi được chuyển về căn cứ Long Bình. Phương tiện chuyên chở là những chiếc tàu chở gạo hay chở hàng mà chúng chiếm được ở bên kho 5 Khánh Hội. Lòng tàu dài khoảng 25m, rộng 10m và cao 5m. Thời gian xuống tàu vào sau nửa đêm. Chúng dùng một cái thang để đưa người xuống bên dưới. Đến người cuối cùng thì chúng kéo thang lên. Chỉ có một cái lổ thông hơi duy nhất ở ngay phía trên được đậy lại bằng một cái lưới mắt cáo. Tôi không biết bao nhiêu người bị nhét vào đây nhưng dứt khoát là không thể nằm hoặc ngồi thoải mái được. Không khí ngột ngạt, khó thở. Cũng may vào ban đêm khí trời còn lành lạnh.

Rồi cái bửng mắt cáo lại được mở lên, cái thang được thòng xuống để chúng nhét thêm hai người. Hai người này hành lý nhẹ tơn. Chỉ có cái ba lô lép xẹp mang phía sau lưng. Thế nhưng anh chàng đi đầu vừa đi vừa nhún nhảy làm cho vài người la lên sợ cái thang gỗ sẽ gảy đến nơi. Nhưng anh chàng lại nở một nụ cười “bất cần”. Chính cái nụ cười này làm tôi thấy ngờ ngợ, hình như mình có gặp anh chàng này ở đâu rồi. Rồi tôi buột miệng kêu lên: “Ê Xường, Đoàn văn Xường!” Anh chàng hướng về nơi có người vừa gọi tên mình. Dĩ nhiên không nhận ra trong cái ánh sáng lờ mờ này. Tôi đứng thẳng người dậy, gọi tiếp: “Kiều công Cự nè, lại đây!” Tôi đang ở trong cái xó trong cùng của khoang tàu, nơi để thùng cho tù đi tiểu và đại tiện. Có lẽ nhờ thế mà còn trống vài chỗ. Nhiều người bạn đang đứng dạt ra cho Xường và người bạn đồng hành đi tới chỗ của tôi. Tôi hơi ngạc nhiên chuyến này ra bắc mà hai anh chàng không mang theo cái gì hết trơn. Xường nói ngay:

- Hôm chuyển lên Long Giao được vài ngày thì tao với thằng Thắng, Bùi quang Thắng -Đại úy BĐQ, dọt liền. Ra khỏi trại ngon ơ. Định dọt lẹ ra đường đón xe lam về Sài gòn không ngờ gặp mấy thằng du kích... Tụi nó dữ quá, chúng nó trói lại và đem trả lại cho trại. Mấy thằng bộ đội đập cho một trận tưỡng tiêu rồi... Tao bị chúng đem nhốt vào trong conex cho đến bây giờ. Ra ngoài bắc coi bộ yên yên là tao dông. Nhất định không ở với tụi này. Chết thì bỏ. Cứ coi như mình đã... “anh dũng đền nợ nước” rồi...

Cả hai người bị nhốt, bị đánh đập hằng ngày, bị còng tay xích chân hơn một năm, bằng cái thời gian mà chúng tôi từ trại Long Giao về Tân Hiệp, thân thể chỉ còn da bọc xương, nhưng tinh thần vẫn còn cứng cõi, nụ cười vẫn chưa tắt. Xường hỏi tôi:

- Mày có gì cho hai đứa tau ăn đi! Đói quá...

- Dĩ nhiên là có rồi. Nhìn hai người bạn ngồi ăn mà ứa nước mắt. Có bao giờ con người bị đẩy vào tình trạng đói khổ cùng cực như thế này đâu. Đúng là thời đại của “ ma vương quỉ dữ” mà. Hồi ở trong Trường những ngày đi học chung ỡ bãi tập, sân bắn có biết nhau nhưng không thân lắm vì Xường ở Đại đội F (Tiểu đoàn 2), còn tôi ở Đại đội D (Tiểu đoàn 1).

Tháng 12/1967 ra Trường, Xường là một trong 10 người được ưu tiên chọn về Lực lượng đặc biệt cùng với Trương văn Út, Đặng thiện Chẩn, Huỳnh văn Tiểng, Huỳnh trung Chân, Quách cơ Bình, Đặng văn Lợi, Trần văn Ni, Nguyễn phúc Sinh, Nguyễn xã Tắc, trong đó có một nửa (5 thằng) đã chết... còn tôi thì về TQLC, một binh chủng “sống hùng, sống mạnh nhưng sống không lâu..” Thế nhưng hai đứa vẫn sống nhăn... răng để đến ngày 30/4 để cùng nhau “tình nguyện” vào tù CS ở cái tuổi 30 sung sức nhất “tam thập nhi lập”... Thật là dzô diêng (vô duyên), nói theo cái giọng điệu của người miền Nam.

Đoàn tàu bắt đầu rời bến vào khoảng 3, 4 giờ sáng. Chúng tôi ngồi trò chuyện cho đến sáng. Những tia sáng đầu tiên chiếu xuống mờ nhạt, nghiêng nghiêng theo hướng tây bắc -đông nam. Chắc tàu còn đang chạy trên sông Lòng Tảo, Sài gòn. Không ai có ảo tưởng là con tàu sẽ xuôi về hướng nam khi ra biển nhưng cũng có tiếng nói đùa:

- Chúng đem mình ra nhốt ở chuồng cọp Côn đảo đây...

Rồi chúng mở cái bửng. Ánh nắng ban mai ùa vào chan hòa cùng với làn khí lạnh buổi sáng. Chúng thòng dây đưa thùng nước lạnh, và mì gói xuống để anh em chia nhau. Nhưng cái thùng phân, và nước tiểu ở góc phòng chúng không chịu kéo lên mặc dù đã gần đầy. Chúng tôi yêu cầu nhiều lần nhưng chúng lờ đi. (Ít nhất đó cũng là một sự trả thù trong cái đầu óc bé nhỏ của bọn chúng). Nắng càng lên cao càng nóng hầm hập. Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Đã có người ngất xỉu. Đến ngày thứ hai đã có người chết. Chúng tôi yêu cầu đưa lên nhưng chúng bảo chờ lịnh.

Hình như chẳng ai biết một cách rõ ràng lý lịch của người chết, hay cũng chẳng ai muốn nhắc lại về người bạn xấu số. Như thế này cũng yên rồi. Anh ấy sẽ được nằm lại ở miền Nam, hay thủy táng tại một vùng biển mà anh đã chiến đấu với một tấm lòng không hận thù, và sắt máu như những người CS. Chúng tôi ngồi bó gối. Chỉ có cái xác chết là được nằm thoải mái, được anh em quấn gọn trong những bộ quần áo mang theo. Trong Kinh thánh có nói, địa ngục là nơi có nghiến răng, và khóc lóc. Còn ở đây thì có khốn nạn, và căm hận khôn cùng. Tôi cố nhủ lòng mình hãy bình yên, và lắng xuống... nhưng quả thật điều này không phải dễ dàng. Cũng chẳng dám ăn uống. Chỉ sợ khi thức ăn vào thì cái cái ruột già tống ra. Lại phải làm cái công việc hôi hám dễ bị chúng chửi nhất. Chỉ có Xường và Thắng cứ ăn uống tỉnh bơ, lại còn nói:

- Tụi tao bị nhốt trong conex rồi dưới hầm, ỉa đái tại chỗ. Hửi cứt cả năm quen rồi. Mọi việc cứ... tùy cơ ứng biến. Phải biết sáng tạo cách mạng chứ. Hôm nó kêu ra còng tay dẫn đi, tao tưởng nó đem đi bắn. Không ngờ nó đưa lên xe bít bùng rồi chở lên đây... Ít nhất trong cái địa ngục này cũng còn ngọ nguậy được. Chứ còn ở dưới cái hầm a tỳ đó thì ngồi cũng không được, nằm cũng không được, thậm chí muốn đập đầu tự tử cũng không được...

Bùi quang Thắng, anh chàng có nước da bờn bợt như con thằn lằn, cũng thêm vào:

- Chúng nó xài cái cùm, cái gông như còn sót lại từ thời trung cổ...

- Thế mày ớn chưa? Tôi hỏi Xường.

Xường trả lời ngay, không suy nghĩ một giây:

- Ớn mẹ gì. Có dịp là tau tung cánh đại bàng.

“Tung cánh Đại bàng”, tôi cười lớn khi nghe Xường nói 4 tiếng đó. Cái mặt nó còn vênh vênh đáng ghét. Tôi không có cái hào hứng như Xường nhưng tôi hoàn toàn đồng tình với nó.

Xường đã giữ đúng ý định đó. Xường đã không chấp nhận chế độ nên đã tìm mọi cách để bỏ đi. Xường là loại người chung thủy với Quê hương, và kiên định với Lý Tưởng của mình. Trong quyển Lưu Niệm của Khóa 22, Xường có ghi: “Thích đó đây nên vào Quân đội: Thấy hợp. Nhận xét: Quân đội đã đào tạo chúng ta thành những người có trách nhiệm và cương quyết”.

Theo lời kể lại của Nguyễn ngọc Khoan (Khoan em), người bạn cùng khoá, cùng Binh chủng Biệt động quân: Cho đến ngày 30/4/75 Xường vẫn còn là một anh chàng “độc thân vui tính” và chỉ yêu một người con gái mà Xường đã gặp năm cô nàng mới lên 10 tuổi.

Anh chàng thi sĩ Nguyên Sa còn kém hơn Xường một bực khi yêu một cô gái đã 13, nhưng vẫn còn mắc cỡ:

“Em dấu đi những nỗi lòng vỡ rạn...
Anh cũng thề dấu hết gió mưa đi..
Bao nhiêu ánh đèn rũ rượi tái tê,
Những ngỏ vắng, những đêm sâu anh dấu hết...

Tàu chạy được 4 ngày 5 đêm thì đến Hải phòng vào buổi chiều. Nhưng phải đợi đến tối mịt chúng tôi mới được đưa ra khỏi tàu. Hai cái chân tê cứng. Cả người ê ẩm. Tôi được Xường và Thắng san sẻ bớt gánh nặng hành lý nên cũng đỡ vất vả. Chúng tôi bị quáng mắt vì những ánh đèn pha chĩa thẳng vào. Có quá nhiều bọn công an áo vàng và chó dữ, bộ đội, du kích dàn chào cái đám người mệt mõi rã rời này. Chỉ có một điều khoan khoái là cái bọng đái căng cứng “được giải phóng”. Mọi người được lảnh một nắm cơm trong lá chuối, một con cá khô mặn, và một trái dưa leo nhỏ. Chưa bao giờ có được một bữa ngon miệng. Nhưng nếu được hai, ba phần như thế thì chắc cái bao tử “phấn khởi, hồ hởi” hơn. Mấy ả du kích mang súng CKC, khiêng những thùng nước lạnh và luôn miệng phát loa:

- Chào mừng các Anh đến đất nước “xã hội chủ nghĩa” (xạo hết chỗ nói).

Cái đất nước này là của bọn chúng. Chúng tôi là những người lạ đến từ miền xa.

Tôi lợi dụng lúc này để duỗi thẳng hai chân rồi ngã người trên bãi cỏ, đầu kê lên cái ba lô nhỏ nhìn lên bầu trời đầy sao. Không khí ban đêm thật là mát lạnh. Ước chi được ngủ một giấc trong cái yên bình hiếm có này. Xường cũng nằm xuống bên tôi. Tôi nghe có tiếng ngáy... nhè nhẹ. Nó đã ngủ thật lẹ. Nhưng tiếng sủa của mấy con chó, tiếng còi của đám bộ đội ra lịnh cho chúng tôi di chuyển về phía trước. Một đoàn tàu như con quái vật đen đủi, đang khò khè phun khói. Những tàn lửa bừng sáng trong đêm tối rồi tan biến trong không gian. Chúng tôi bị đẩy lên, nhồi nhét trong những toa tàu, dùng để chở súc vật, vẫn còn rơm rạ, phân khô và than bụi. Chắc nhà thơ Tô Thùy Yên cũng có mặt trên những con tàu này nên đã ghi lại những câu thơ sau đây:

Ngồi đây giữa những phân cùng bụi,
Trong chuyển dời xô xác bạo tàn,
Ta trở thành than, thành súc vật.
Tiếng người e cũng đã quên ngang.

Đêm tối mịt mùng. Có những tia sáng chiếu vào thoảng hoặc qua những lỗ thủng. Tôi cũng nhận ra cái anh chàng Bắc kỳ già Nguyễn văn Long, Đại úy Phân chi khu trưởng ở Phường 13 quận 10. Anh chàng chăm chú nhìn ra bên ngoài qua cái khe hở của thân tàu, và cho tôi biết, đoàn tàu đã đi qua Uông bí, Đông Triều, Vĩnh Yên, Việt trì,... Đến khoảng trưa thì tàu dừng lại ở Phú thọ, nhưng không phải nhà ga mà là nơi gặp gỡ con đường sắt và con đường nhựa cũ kỷ. Chúng tôi rời tàu, theo con đường thoai thoải dẫn xuống bến phà sông Thao để qua tả ngạn sông Hồng.

Buổi trưa tháng Năm, trời nắng như đổ lửa. Đám tù mệt mỏi, bẩn thỉu, lếch thếch, gồng gánh men theo hai bên đường thoai thoải xuống bờ sông. Dân từ những căn nhà hai bên đường túa ra nhìn chúng tôi như những con vật thời tiền sử. Họ chỉ chỏ rồi lớn tiếng chửi rủa. Tại một khoảng đường hẹp, có giăng ngang một tấm biểu ngữ màu đỏ như máu ghi những dòng chữ màu vàng. Tôi chưa kịp đọc thì đã có những tiếng hò hét kích động từ một cái loa cầm tay:

- Giết chết bọn “ngụy ác ôn”.

- Ném đá chúng đi..

Những cục đá ném ra càng lúc càng nhiều. Đám tù chúng tôi đa số bỏ hết đồ đạc để chạy. Những người già yếu không chạy kịp vấp té nằm sóng soài tại chỗ. Họ bị những cục đá đầy ác ý ném vào đầu, vào người. Máu đã đổ ra. Lúc đầu bọn vệ binh áp giải đưa mắt nhìn thích thú đồng lõa. Sau đó chúng mới bắn chỉ thiên can thiệp và đẩy lui đám dân về sau như một bầy lang sói đang ngửi thấy mùi máu tanh. Xét cho cùng đây là một việc làm có tổ chức nằm trong chính sách “bạo lực cách mạng” nhằm khủng bố tinh thần của các tù nhân.

Lần đầu tiên trong đời tôi biết thế nào là kinh hoàng, thế nào là căm thù và hèn hạ. Đó không phải là những hành động bộc phát của người dân mà nằm trong đường lối và chủ trương của một lý thuyết độc ác và dã man của bọn cộng sản. Thật là đáng buồn cho những người cùng máu đỏ da vàng mà đối xử với nhau như những con người mất hết nhân tính. Chủ nghĩa CS như một con quái vật ghê tởm của thời đại. Những tên cuồng sát Lenin, Stalin, Mao trạch Đông, Hồ chí Minh đã xây dựng sự nghiệp của chúng trên bao xác người và gây nên bao cảnh thảm sát cho nhân loại. Thế mà bọn chúng vẫn chưa bị đem ra mà luận tội, vẫn còn có một số người đui mù tung hô. Hình hảnh của tên cáo già HCM vẫn còn ngự trị tại một nước VN khốn khổ.

Đất nước VN chúng ta không có may mắn. Nếu không có HCM và bè lũ đồ tể miền bắc thì đâu có cái cảnh máu đổ và ô nhục ngày hôm nay. Qua khỏi bến phà thì chiều tối chúng tôi được lịnh dừng lại bên đường và dồn lên ở một ngọn đồi trọc để ngũ đêm. Xường rất bực bội cái cảnh vừa xảy ra và nói lên những lời hằn học. Tôi bảo Xường giữ bình tĩnh, cứ coi thái độ kế tiếp của bọn chúng rồi phản ứng.

Trại Bản Kéo, Hoàng liên Sơn:

Sáng hôm sau khi mặt trời vừa lên, một đoàn xe molotova chờ sẳn ở bên đường. Xường kéo tôi và vài người bạn nữa cùng lên xe, xuất phát từ Lâm Thao, qua Yên Lập, Ba Khe rồi đến Bản Kéo thuộc quận Văn Chấn (Nghĩa Lộ) tỉnh Hoàng Liên Sơn. Những con đường loang lổ, không được sửa chữa từ nhiều năm nay. Những sạn đạo càng lúc càng lên cao, len lỏi những dãy đồi khô khan cằn cỗi. Buổi chiều sương xuống mù mịt, không khí nghe nặng nề khó thở. Đúng đây là vùng lam sơn chướng khí. Nghĩ cho cùng chúng ta mới thấy cái thâm độc và dã tâm của đám lãnh đạo Hà nội: “Đối với những người của chế độ cũ là những thành phần đối kháng cần phải bị tiêu diệt dưới mọi hình thức.” Ở đây rừng rú cũng độc địa như con người.

Rồi xuống xe, theo con đường đèo vào một cái trại trong vùng thung lũng có những ngọn núi bao quanh. Những dãy nhà bằng tre nứa và cây rừng còn đang dang dở. Dấu vết để lại cho biết, họ là những người ra đây trước, cũng là những người phe ta thôi. Họ mới được chuyển đến một nơi khác trước khi chúng tôi đến đây không lâu. Họ còn để lại tên họ cấp bực, và binh chủng. Tôi không thấy một người nào quen hết. Để bù lại chúng tôi có những người bạn cùng khóa như Phạm văn Hải (Dù), Trần thanh Chương (Dù), Cao phát Minh (Quân báo) cùng với Xường và tôi. Ít nhất cũng có 5 người bạn cùng khóa có thể tin cậy và tâm sự được. Những người bạn cũ đi từ trại Hốc Môn (thành Ông năm) như Đào kim Trọng (Dù), Nguyễn phú Tài (Pháo binh), Phan xuân Vũ (Bộ binh).

Cũng có vài nhân vật khá độc đáo như TDC, là em ruột của Trần đông A (Quân Y Dù), một người sẳn sàng hợp tác với chế độ CS. Chủ bị bắt và được trao trả tù binh năm 1973 tại sông Thạch Hản (Quảng Trị) nên có nhiều kinh nghiệm học tập, thảo luận của VC. Hắn là “một cái máy phát biểu” trong những lần thảo luận. Còn TTĐ (chúng tôi thường gọi là Tôn thất Từng Tưng) là một người đã khóc trong một buổi “tổng kiểm thảo”, vì hối hận đã sinh ra trong một gia đình phong kiến và mang dòng họ hoàng tộc. Và người Đội trưởng là Phan Huy Bách, Đại úy phi công F5A, con của cựu Thủ tướng Phan huy Quát, đã chết ở trại giam Chí Hòa, Sài gòn. Bách là một người mẩu mực trong đời sống, mặc dầu đang sống trong khung cảnh nhà tù CS. Nhận lãnh công việc được giao một cách nghiêm chỉnh, và phân phối cho anh em một cách đứng đắn, và nhất là không bao giờ báo cáo hay có ý hại anh em. Tôi nghĩ Bách là một người tốt. Bách cùng gia đình hiện định cư tại Australia.

Chúng tôi được giao 3 công việc chính:

- Nhóm thứ nhất vào rừng chặt giang, tre, nứa theo những chỉ tiêu được giao.
          - Nhóm thứ hai chặt cây làm cột để tiếp tục làm những căn nhà ở (lán), và làm những hàng rào bao quanh trại giam.
          - Nhóm thứ ba phá rừng, đốn cây, làm cỏ để trồng khoai mì, và đào ao nuôi cá.

Tháng Năm mặt trời như thiêu đốt, những chỉ tiêu được giao không phải dễ dàng cho một số người, nhất là những người già. Có một khuôn mặt khá quen thuộc làm tôi nhớ hoài. Đó là Trung tá Nguyễn thượng Thọ, tức là nhà văn Lê huy Linh Vũ, cục trưởng Cục điện ảnh quân đội thuộc Tổng cục Chiến tranh chính trị. Năm 1966, khi chúng tôi đang học năm thứ nhất của Khóa 22 tại Trường Vỏ bị Đà lạt thì ông hướng dẫn một nhóm quay phim lên thực hiện một cuốn phim tài liệu về đời sống của một Sinh viên sĩ quan do SVSQ Phạm ngọc Đăng và người đẹp Hồng Quế, thơ ký của Tòa thị chánh Đà lạt đóng vai chính. Ông đang ngồi chẻ những sợi lạt, chiếc điếu cày để gần bên, khuôn mặt xa vắng và buồn hiu. Ôi thế sự tang thương, chuyện đời thay đổi. Ai có ngờ đâu cảnh ngộ ngày hôm nay. Người đẹp Hồng Quế cũng đã vội vàng ra đi không muốn để cho người đời được nhìn những vết chân chim nơi cuối mắt. Đúng là:

Giai nhân tự cổ như danh tướng,
          Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.

Khoảng hơn một tháng sau có một vụ trốn trại đầu tiên của Đ/U Nguyễn văn Long. Anh đi được 3 ngày, và bị dân địa phương bắt giữ và thông báo về cho trại. Có 4 người được chỉ định ra đưa Long về trại trong đó có tôi, và Xường. Khi ra đến nơi thì thấy đó là một cái xác bê bết những máu đã khô đen. Những người dân ở đây người nào cũng đằng đằng sát khí. Họ cầm gậy gộc định cản lại không cho chúng tôi khiêng xác về. Tôi nghĩ ngay đây cũng là một màn trình diễn có tổ chức để dằn mặt những người tù. Chúng tôi lại một phen bị đem ra biêu riếu, và chửi rủa thậm tệ. Hai cái lỗ tai phải nghe mà lòng thì cay đắng vô cùng.

Cuối cùng cái xác cũng được khiêng về chôn dưới một cái hố đào cạn, và một chiếc mền lấy trong ba lô quần áo của Long quấn lại. Không có mộ bia, chỉ có một vài cục đá dằn lên ở đầu huyệt. “Thôi hãy nằm ngũ bình yên nghe Long.” Một người lính đã sống một đời hào hùng, đã nằm xuống ở một nơi hiu quạnh bên sườn một cái đồi vô danh. Anh đã về lại quê hương của mình với nỗi niềm cay đắng xót xa. Chắc chắn là gia đình sẽ không được thông báo. Tôi nói với Xường phải cẩn thận, ở đây trốn trại không thoát được đâu. Rừng núi ở đây cũng độc ác như con người. Những người bạn cùng khóa cũng nhắc nhở Xường điều này.

Rồi mùa hè qua đi, mùa thu chẳng thấy một chút gió heo may, chỉ có mùa đông đầy hăm dọa kéo đến. Nghe nói trên đỉnh Fan si pan thuộc dãy Hoàng liên Sơn có tuyết. Còn ở đây những ngày nào lạnh xuống đến 3 độ C. Chúng tôi mới được nghỉ, nhưng vẫn thích đi làm hơn vì trời lạnh đi dọc theo những con suối vớt được những con cá nhỏ, đang dẫy dụa, hoặc phơi mình lên trên mặt nước. Đúng là cái lạnh, cái đói đã đồng lõa hành hạ con người một cách tàn nhẫn. Cái cảnh đói rét lần đầu tiên trong đời. Xường ở lán khác nhưng vẫn thường qua chuyện trò với những bạn đồng khóa bên bếp lửa được phép nhóm lên ở giữa nhà.

Trại 9, liên trại 1 Yên bái:

Cuối tháng 4/78, chúng tôi được chuyển về Trại 9 thuộc liên trại 1 (Yên Bái). Vùng này núi non hiểm trở, và là địa bàn chống Pháp của Ông Hoàng Hoa Thám, có biệt danh là Con hùm Yên thế. Đây cũng là nơi hoạt động của Việt Nam Quốc Dân Đảng do Nguyễn Thái Học cầm đầu, và cũng là nơi mà 13 vị anh hùng dân tộc đã bị đưa lên đoạn đầu đài. Dân ở đây đa số là người Mường ở vùng bằng phẳng, và người Mèo ở lưng chừng những ngọn núi cao. Cũng có một số người Việt. Họ cho biết trước đây họ là những công nhân viên chức, hay quân đội của Pháp.

Tất cả đều không muốn, hay không có điều kiện để di cư vào Nam sau Hiệp định Genève 1954 nên đã bị bắt, và đưa lên chỉ định cư trú tại đây. Những người này rất thông cảm với chúng tôi. Họ bảo “các anh đừng bao giờ nghe lời bọn chúng mà đưa gia đình ra đây. Thà các Anh chết nơi này còn hơn”. Đây là thời gian mà chúng tôi xuống tinh thần nhiều nhất. Trong lúc đó ở Sài gòn chúng cho thân nhân những người tù ở ngoài bắc được lên tòa Đô chánh để làm đơn bảo lãnh. Chúng tôi nhận được những gói quà 3 Kg, và những cái thơ “động viên” như thế. Đúng là những đòn phép lọc lừa gian manh của bọn VC.

Vùng này cũng có nhiều đồi trà, và một vài nhà máy sấy trà. Tôi thích được đi dẫy cỏ trà. Ít nhất cũng hái được những những nụ trà nhai nhỏ rồi uống những ngụm nước vào, nó có cái hậu rất ngọt. Cũng dỗ dành được phần nào cái bao tử trống trãi buổi sáng. Trà vị đắng nhưng uống nước vào chuyển thành vị ngọt dễ chịu. Có một lần tôi đãi cái bao tử một chầu bằng những đọt trà và một lon gu-gô nước lạnh. Kết quả tôi bị say trà, còn kinh khủng hơn say rượu hay say thuốc lào. Từ đó thấy trà đâu là tôi sợ tới đó. Nhiều khi cũng đi làm chung với những cô gái đi hái trà vào buổi sáng. Họ thường mặc quần áo lao động, mang giày vải và đội nón tai bèo, phía sau mang những cái gùi như những người Thượng ở vùng Kontum, Pleiku. Họ rất sợ những con vắt chui vào háng nên thường quấn bên ngoài một cái xà cạp dầy. Vừa làm vừa nói chuyện, phần nhiều là những câu chuyện tào lao, tục tĩu mà họ cố tình cho bọn tôi nghe. Xuất thân của họ cũng là những tù hình sự, trộm cắp hay đĩ điếm bị bắt từ Hà nội, Hải phòng đưa lên đây để “cải tạo lao động”. Thật khác với câu chuyện Bà Chúa chè Đặng thị Huệ của nhà văn Nguyễn triệu Luật.

Ngày quốc khánh 2/9/78 của bọn chúng, chúng tôi được nghỉ ở nhà và được “ăn tươi”, nghĩa là được ăn một chén cơm tươi và mấy lát thịt trâu. Con trâu già của trại “không lao động được nữa” nên được một phát súng ân huệ, và được đem ra đãi tù trong một cái ngày lễ lớn nhất của bọn chúng. Nhưng một điều quan trọng đối với chúng tôi là được đón nghe một lời phát biểu của Phạm văn Đồng, thủ tướng VC, về tình trạng hiện tại của chúng tôi khi đề cập đến những người thuộc chế độ cũ hiện bị giam giữ với cái án “tập trung cải tạo”, vẫn còn rất mập mờ và xa lạ. Năm đó, Đồng đã nói: “Đối với những “ngụy quân” và “ngụy quyền” (Ai là “nguỵ”? Bọn Cộng Sản, hay chúng ta?) là những người có “nhiều nợ máu” (Ai mang nhiều nợ máu? Bọn Cộng Sản hay chúng ta?) với nhân dân. Đáng lẽ phải đem ra bắn bỏ. Nhưng đảng và nhà nước khoan hồng để cho chúng “cải tạo lâu dài”.”

Tất cả đều rất bất mãn, và thất vọng. Tất cả những lời nói và việc làm của bọn chúng đều là những đòn phép tráo trở, gian manh. Nhiều người xuống tinh thần thấy rõ. Nhất là những người ở lứa tuổi trên 50. Trung tá Vinh, cựu Chỉ huy trưởng TTHL Nhảy Dù đã chết những ngày sau đó. Tôi cũng bị một cơn bịnh hiểm nghèo. Bịnh kiết lỵ, đi cầu cả ngày đêm, gần như kiệt sức. Thật ra bịnh này chỉ một vài viên trụ sinh là dứt. Nhưng làm gì mà có, bao nhiêu thuốc men đem theo đã bị bọn chúng tịch thu hết rồi. Trạm xá chỉ cho vài viên Xuyên tâm liên trị bách bịnh. Bạn bè rất lo lắng, nhất là Đoàn văn Xường, và Trần thanh Chương. Hai đứa đi tìm những trái khế chua cho tôi ăn. Chương xuống nhà bếp xin được một ít cơm cháy rang lên thành than rồi đâm nhỏ như những viên thuốc Charcol trị tiêu chảy.

Tôi nằm liệt giường gần mười ngày sau mới hồi tỉnh. Ngày thứ 11, chúng bắt đi làm. Chân tay còn run rẩy nhưng tôi cũng cố gắng đi theo bạn bè. Hôm đó phát cỏ trên đồi, ánh nắng chói chan làm tôi chóng mặt quay vòng. Tôi ngã xuống bất tỉnh. Bạn bè khiêng về trại. Lần này chính tôi cũng xuống tinh thần. Nhưng nghĩ lại chết như thế này thì nhục quá. Bao năm chiến đấu, bao lần máu đã đổ ra, tôi vẫn sống vững mạnh. Không lẽ chết tủi nhục trong nhà tù VC hay sao? Tôi không muốn “mô đất lạ chôn vùi thân bách chiến” chút nào hết. Không thể chết một cách lãng xẹt như thế này. Phải sống chứ! Yếu tố tinh thần rất quan trọng. Tôi đã đứng dậy nên không còn nằm xuống nữa. Tôi đã quyết định bước đi nên không còn rơi rớt dọc đường. Trong hoàn cảnh này yếu tố bạn bè rất quan trọng. Một tháng sau tôi hồi phục. Đó cũng là lúc chúng tôi phải chia tay nhau.

Tân Sơn Hòa chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm