Văn Học & Nghệ Thuật
Độc đáo bộ tượng Thập Bát La Hán bằng gỗ 100 năm tuổi
(Dân trí)- Tại Di tích văn hóa Quốc gia chùa Long Quang (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) hiện có lưu giữ một bộ tượng 18 vị Lan Hán nhà Phật bằng gỗ gần 100 năm tuổi, rất độc đáo.
Chùa Long Quang tọa lạc bên sông Rạch Cam (phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) được xây dựng từ năm 1824. Trước đây chùa chỉ là một cái am nhỏ nhưng về sau trải qua nhiều đời trụ trì, chùa được xây dựng lớn như hiện nay và được công nhận là Di tích văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1993.
Tại chùa có khá nhiều tượng Phật bằng gỗ, đặc biệt nhất là bộ tượng Thập Bát Lan Hán, mỗi tượng cao 80cm. Các vị Lan Hán được khắc họa nét mặt biểu hiện cảm xúc riêng, có tư thế đứng, ngồi
Một điểm chú ý của bộ tượng này là mỗi tượng được chạm khắc và đục đẽo từ một khối gỗ nhất định chứ không chắp ghép từng phần. Các tượng đều do một nhóm thợ điêu khắc ở Cần Thơ thực hiện.
Theo một số tài liệu và qua lời của Trụ trì chùa là Đại đức Thích Bình Tâm, bộ tượng La Hán được Hòa thượng Từ Quang (pháp hiệu Ngộ Cảm, Trụ trì chùa vào những năm 1889) cho người khắc vào khoảng 1920- 1922.
Bộ tượng được làm từ gỗ căm xe nên rất nặng, dù không lớn nhưng mỗi tượng phải đến 2, 3 người mới có thể khiêng nổi. Có thể nói đây là bộ tượng Thập Bát La Hán bằng gỗ độc đáo có tuổi thọ cao nhất hiện nay.
Bàn ra tán vào (0)
Độc đáo bộ tượng Thập Bát La Hán bằng gỗ 100 năm tuổi
(Dân trí)- Tại Di tích văn hóa Quốc gia chùa Long Quang (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) hiện có lưu giữ một bộ tượng 18 vị Lan Hán nhà Phật bằng gỗ gần 100 năm tuổi, rất độc đáo.
Chùa Long Quang tọa lạc bên sông Rạch Cam (phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) được xây dựng từ năm 1824. Trước đây chùa chỉ là một cái am nhỏ nhưng về sau trải qua nhiều đời trụ trì, chùa được xây dựng lớn như hiện nay và được công nhận là Di tích văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1993.
Tại chùa có khá nhiều tượng Phật bằng gỗ, đặc biệt nhất là bộ tượng Thập Bát Lan Hán, mỗi tượng cao 80cm. Các vị Lan Hán được khắc họa nét mặt biểu hiện cảm xúc riêng, có tư thế đứng, ngồi
Một điểm chú ý của bộ tượng này là mỗi tượng được chạm khắc và đục đẽo từ một khối gỗ nhất định chứ không chắp ghép từng phần. Các tượng đều do một nhóm thợ điêu khắc ở Cần Thơ thực hiện.
Theo một số tài liệu và qua lời của Trụ trì chùa là Đại đức Thích Bình Tâm, bộ tượng La Hán được Hòa thượng Từ Quang (pháp hiệu Ngộ Cảm, Trụ trì chùa vào những năm 1889) cho người khắc vào khoảng 1920- 1922.
Bộ tượng được làm từ gỗ căm xe nên rất nặng, dù không lớn nhưng mỗi tượng phải đến 2, 3 người mới có thể khiêng nổi. Có thể nói đây là bộ tượng Thập Bát La Hán bằng gỗ độc đáo có tuổi thọ cao nhất hiện nay.